Hach toán Tài sản cố định (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Le Gia Khanh

Thành viên mới
Tham gia
9/3/10
Bài viết
40
Được thích
4
Chào các Anh, Chị,

Công ty em có mua một tài sản trị giá là 124.000.000 đồng (mua từ Nhật)
Phí giao nhận là 3.000.000 đồng
Phí lưu kho 2.500.000 đồng
Phí hàng nhập khẩu là 1.700.000 đồng
Thuế GTGT hàng nhập khẩu là 15.000.000 đồng
Bây giờ em muốn hạch toán những khoản tiền nói trên như thế nào và ghi nhận tài sản cố định những giá trị nào ?

Rất mong sự giúp đỡ của các Anh, Chi

Xin chân thành cám ơn

Em
NGA
 
Theo nguyên tắc để hạch toán Tài sản cố định tăng do nhập khẩu bạn phải phản ánh được 3 nội dung sau :

1. Phản ánh giá nhập :
Nợ 211/ Có 331, 112,...

2. Phản ánh thuế nhập khẩu ( tính vào nguyên giá của TSCĐ)
Nợ 211/ Có 333(3)

3. Phản ánh thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu :
Nợ 133/ Có 333(12)

Thêm nữa :

Bạn cần xác định rõ chi phí mua hàng nhập khẩu. Vì nếu nói về chi phí nhập khẩu thì có nhiều lắm, chi phí bắt đầu phát sinh từ việc công ty bạn bắt tay làm ăn tìm đối tác cung cấp hàng cho đến khi hàng được giao tận về công ty bạn. Tuy nhiên, theo qui định về giao dịch mua bán quốc tế thì: chi phí bên nào chịu là tuỳ thuộc vào nội dung các điều khoản mà 2 bên đối tác cam kết với nhau trong hợp đồng mua bán (chủ yếu nằm trong điều khoản giá "price" và điều khoản giao hàng "delivery").

Về khía cạnh Hải quan thì giá tính thuế nhập khẩu và xuất khẩu của Hải quan áp dụng sẽ là giá điều khoản giao hàng CIF (nghĩa là giá đã bao gồm GIÁ HÀNG + PHÍ VẬN TẢI + PHÍ BẢO HIỂM).

Vì bạn không nói điều khoản giao hàng của doanh nghiệp bạn là điều khoản gì nên mình có thể nói một vài trường hợp đặc biệt sau:

1. Nếu doanh nghiệp bạn mua hàng theo điều kiện FOB (nghĩa là công ty bạn phải tự trả cước vận tải và mua bảo hiểm nếu có nhu cầu, mọi rủi ro về hàng sau khi hàng đã được giao lên boong tàu/ hoặc máy bay tại cảng/sân bay nước xuất khẩu sẽ do công ty bạn chịu) thì về VN, Hải quan sẽ yêu cầu công ty bạn khai báo cả cước vận tải quốc tế mà công ty bạn đã trả. Hải quan sẽ cộng cước vận tải đó vào giá FOB. Ra giá tính thuế là C&F hoặc còn gọi tên khác là CFR

2. Nếu doanh nghiệp bạn mua hàng theo điều kiện CIF (nghĩa là cước vận tải, bảo hiểm đã nằm trong giá mua) thì giá tính thuế là giá CIF (không phải cộng thêm cái gì)

3. Nếu doanh nghiệp bạn mua hàng theo điều kiện EXW, CFA, FAS thì giá trị tính thuế Hải quan cũng phải cộng thêm cước vận tải quốc tế vào để cho thành giá CIF

4. Nếu doanh nghiệp mua điều kiện DDP, DDU thì bên bạn KHÔNG PHẢI NỘP THUẾ NHẬP KHẨU vì thuế đó đã nằm trong giá mua rồi, thuế đó nước xuất khẩu sẽ trả thay cho công ty bạn. Tuy nhiên, về nguyên tắc thận trọng chống gian lận trốn thuế thì công ty bạn vẫn phải nộp thuế nhập khẩu cho Hải quan VN. Bạn vẫn phải khai báo trị giá tính thuế trên tờ khai nhập (nhưng việc làm khai báo và đi mở tờ khai là do một công ty logistics hoặc forwarder hoặc đại lý khai thuê hải quan nằm ở VN nhưng do bên nước ngoài chỉ định. Bên thực hiện thủ tục hải quan này sẽ liên lạc với bên bạn và yêu cầu bên bạn kiểm tra tính hợp lệ chứng từ, sếp bạn sẽ ký vào mọi chứng từ trong bộ hồ sơ mở tờ khai nhập). Và giá trị tính thuế trên tờ khai này vẫn là giá CIF. (Mình không nhớ việc đưa thêm điều khoản gì vào hợp đồng để tách được phần thuế này ra!)

5. Các điều khoản giao hàng khác ít phổ biến trong tập quán thương mại quốc tế của doanh nghiệp VN hiện nay như DAF, CPT, CIP, DES, DEQ thì mình không hiểu hải quan họ tính như thế nào nên trả lời là không biết.

Một lôgíc bạn chỉ cần hiểu rằng: Giá trị tính thuế của Hải quan là giá trị của hàng + các chi phí phát sinh cho đến tận CỬA KHẨU hoặc SÂN BAY Việt Nam. Phải đánh thuế nhập cho các chi phí phát sinh ngoài biên giới VN là vì chi phí đó cũng là chi phí cho dịch vụ nhập khẩu. Vậy, giá CIF là giá phản ánh khá đầy đủ các chi phí đó. Nên giá CIF là giá tính thuế hải quan sẽ dùng.

Chỉ có 2 loại chi phí cho việc nhập khẩu mà liên quan đến tính thuế hải quan là chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm hàng hoá.

Điều quan trọng là bạn cần xem điều khoản giao hàng là gì thì mới biết chi phí nào bên bạn phải cộng vào hoặc trừ ra khi tính thuế nhập khẩu.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom