Giải đề thi học sinh giỏi toán quốc gia (ViOlympic) sao khó quá? (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

bebo021999

Thành viên gạo cội
Tham gia
26/1/11
Bài viết
6,007
Được thích
8,785
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
GPE
Mìng đang mò mẫm giải đề thi giỏi toán lớp 5 (bà xã đang dạy HS giỏi, đang bí). Đề như sau:
"Tính tổng tất cả các số có 3 chữ số khác nhau mà các chữ số đều chẵn"
Mình đang làm theo hơng này:
Số nhỏ nhất: 246
Số lớn nhất : 864
Mở file excel gõ vào dãy số:
246
248

264
268
284
286
...
Chẳng lẽ cứ gõ hoài cho đến số 864.
Có quy luật gì không nhỉ? Mình nghĩ hoài chưa ra.
Có Anh chị nào cý kiến gì không?
Xin cảm ơn.


 
Mìng đang mò mẫm giải đề thi giỏi toán lớp 5 (bà xã đang dạy HS giỏi, đang bí). Đề như sau:
"Tính tổng tất cả các số có 3 chữ số khác nhau mà các chữ số đều chẵn"
Mình đang làm theo hơng này:
Số nhỏ nhất: 246


Sau lại nhỏ nhất? Thế các số có 3 chữ số này không chứa chữ số 0 à? Vì nếu chứa chữ số 0 thì nhỏ nhất phải là 204 chứ
 
Sau lại nhỏ nhất? Thế các số có 3 chữ số này không chứa chữ số 0 à? Vì nếu chứa chữ số 0 thì nhỏ nhất phải là 204 chứ

Giả định rằng bài này người ta không tính số 0 thì cũng khá dễ
- Khi chữ số hàng trăm =2 thì ta có được bộ 6 số (như bebo đã liệt kê)
- Vậy khi chữ số hàng trăm = 4, 6 hoặc 8 thì ta cũng sẽ có bộ 6 số
- Suy ra ta có 24 số tất cả
- Với mỗi số trong 24 số ấy đều có thể tìm được 1 số khác (duy nhất) sao cho "ráp" thành 1 cặp mà tổng = 1110 (chẳng hạn 246 với 864 hoặc 248 với 862.. vân vân...)
- Suy ra ta có 12 cặp thỏa mản điều kiện trên ==> Tổng của 24 số ấy sẽ = 1110*12 = 13320
 
Lần chỉnh sửa cuối:
1. Các trường hợp không có số 0:
- nhóm 2, 4, 6: Có 6 số (=3!)
- Nhóm 2, 4, 8: Có 6 số
- Nhóm 4, 6, 8: Có 6 số
- Nhóm 2, 6, 8: Có 6 số

Trong 24 số đó:

Số 2 hàng trăm: 6 lần, số 2 hàng chục: 6 lần, số 2 hàng đơn vị: 6 lần
Tương tự là số 4, 6, và 8

Tính:

Tổng = (2 + 4 + 6 + 8) x 6 x 100 + (2 + 4 + 6 + 8) x 6 x 10 + (2 + 4 + 6 + 8) x 6
Tổng = 20 x 666 = 13320

2. Các trường hợp có số 0:
- Nhóm 2, 0, 4: Có 4 số
- ...

Tính tương tự
 
Bài này ngày xưa hồi bé tớ giải theo cách này:
Giả sử số hàng trăm đầu tiên là 2 thì các số hàng chục và đơn vị sau có thể là các số sau: 4,6,8 và 0
Các số lần lượt có thể lập ra từ dãy trên là:
204
206
208
240
246
248
260
264
268
280
284
286
Ta nhận thấy các số 4,6,8 đều xuất hiện 3 lần ở hàng chục và hàng đơn vị, do đó tổng tất cả các số có ba chữ số bắt đầu bẳng 2 được tính như sau:
+ Hàng đơn vị = 3x(4+6+8+0)=54 vậy hàng đơn vị của tổng là 4 (ghi 4 nhớ 5)
+ Hàng chục của tổng là 9 từ tổng 54 +5 = 59 (ghi 9 nhớ 5)
+ Tổng còn lại là 2 x 12 + 5=29 (số 2 hàng trăm xuất hiện 12 lần, nhớ 5 trong phép cộng)
Vậy tổng các số bắt đầu bằng 2 là 2994
Tương tự với các số bắt đầu bằng 4 có
+ Hàng đơn vị là 3 x(2+6+8)=48
+ Hàng chục là 48+4=52 (ghi 2 nhớ 5)
+ Phần còn lại của tổng là 4*12+5=53
vậy tổng là 5328
Tổng các số bắt đầu bàng 6 là
+ Hàng đơn vị là 3 x(2+4+8)=42
+ Hàng chục là 42+4=46
+ Phần còn lại của tổng là 6*12+4=76
Vậy tổng là 7662
Tổng các số bắt đầu bàng 8 là
+ Hàng đơn vị là 3 x(2+4+6)=36
+ Hàng chục là 36+3=39
+ Phần còn lại của tổng là 8*12+3=99
Vậy tổng là 9996
Vậy đáp số là 9996+7662+5328+2994=25980
Xin chia sẻ cách giải lớp năm vậy
 
Lần chỉnh sửa cuối:
...
- Với mỗi số trong 24 số ấy đều có thể tìm được 1 số khác (duy nhất) sao cho "ráp" thành 1 cặp mà tổng = 1110 (chẳng hạn 246 với 864 hoặc 248 với 862.. vân vân...)
- Suy ra ta có 12 cặp thỏa mản điều kiện trên ==> Tổng của 24 số ấy sẽ = 1110*12 = 13320

Nếu không liệt kê và cũng không diễn giải suy luận, e rằng không chắc có 1 quy luật rằng số 1 + số 24 = số 2 + số 23 = ... = số 12 + số 13, dù rằng thực tế chúng bằng nhau
 
Nếu không liệt kê và cũng không diễn giải suy luận, e rằng không chắc có 1 quy luật rằng số 1 + số 24 = số 2 + số 23 = ... = số 12 + số 13, dù rằng thực tế chúng bằng nhau

Em không biết nữa, nhưng em chỉ cần liệt kê ra 6 số đầu tiên là suy luận được liền
Ẹc... Ẹc...
 
Hình như cách giải của lão ct đơn giản và dễ hiểu nhất thì phải?

Giải tiếp:

2. Các trường hợp có số 0:
- Nhóm 2, 0, 4: Có 4 số
- Nhóm 2, 0, 6: Có 4 số
- Nhóm 2, 0, 8: Có 4 số
- Nhóm 4, 0, 6: Có 4 số
- Nhóm 4, 0, 8: Có 4 số
- Nhóm 6, 0, 8: Có 4 số

Trong 24 số đó:
- Số 2 đứng hàng trăm 6 lần, đứng hàng chục 3 lần, dứng hàng đơn vị 3 lần
- Tương tự các số 4, 6, 8

Tính:

Tổng = (2 + 4 + 6 + 8) x 6 x 100 + (2 + 4 + 6 + 8) x 3 x 10 + (2 + 4 + 6 + 8) x 3
Tổng = 20 x 633 = 12660

Tổng 2 trường hợp = 13320 + 12660 = 25980

Ẹc ẹc ẹc
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nếu không liệt kê và cũng không diễn giải suy luận, e rằng không chắc có 1 quy luật rằng số 1 + số 24 = số 2 + số 23 = ... = số 12 + số 13, dù rằng thực tế chúng bằng nhau

Nếu muốn lý luận để không hổ danh học sinh giỏi thì thử tí:

Ta xét các số không có chữ số 0. Gọi số các số thỏa điều kiện là K.
Trong các số có 3 chữ số thỏa điều kiện thì có nhiều số có cùng 2 chữ số đầu. Cụ thể thế nào? Nếu ta xét các số có 2 chữ số đầu là ab thì số các số như thế là 2 - chỉ có 4 chữ số chẵn là khác 0 là 2, 4, 6, 8 mà chữ số cuối phải khác a và khác b. Vậy nếu gọi N là số các số có 2 chữ số chẵn khác nhau và thỏa mãn điều kiện là N số đó khác nhau từng đôi một thì K = 2*N
Ta tìm N.
Có 3 số dạng a2 là 42, 62, 82. Tương tự có 3 số dạng a4, 3 số dạng a6 và 3 số dạng a8 (a2, a4, a6, a8 là có gạch trên đầu, ám chỉ số có 2 chữ số. Ở đây ta không gạch được trên đầu nên giải thích thôi chứ viết trên giấy thì khỏi giải thích). Vậy N = 3*4 = 12
=> K = 2*N = 24
Với mỗi số dạng abc thỏa đk tồn tại số xyz = (10-a)(10-b)(10-c) cũng thỏa đk và tổng của chúng = 1110. Rõ ràng 2 số abc và xyz khác nhau vì ngược lại thì abc = xyz = 1110 / 2 = 555 (lẻ), vô lý.
Mặt khác mỗi số abc (tương tự xyz) chỉ xuất hiện trong 1 bộ 2 số có 3 chữ số. Thật thế, giả sử ta có 2 bộ khác nhau (abc, x1y1z1) và (abc, x2y2z2) => x1y1z1 = 1110 - abc = x2y2z2 => 2 bộ là như nhau, mâu thuẫn với giả thiết. Vậy từ 24 số ba chữ số có thể lập được 12 bộ 2 số có 3 chữ số mà tổng của mỗi bộ là 1110 (ta lấy 1 số bất kỳ và số ứng với nó từ 24 sô để có bộ 1, tiếp theo lấy 1 số bất kỳ và số ứng với nó từ 22 số còn lại để có bộ 2, ...)
Vậy tổng cần tìm là 12*1110 = 13320
-------------
Nếu tính cả chữ số 0:
Có N = 12 số có 2 chữ số chẵn khác nhau và khác 0. Vậy có 24 số có 3 chữ số chẵn với 1 chữ số 0 - 12 số có được bằng cách chèn số 0 giữa 2 chữ số của mỗi số có 2 chữ số và 12 số có được bằng cách chèn chữ số 0 vào cuối.
Với mỗi số có dạng a0b có thể tìm được 3 số: ab0, (10-a)0(10-b), (10-a)(10-b)0. Dễ thấy 4 số này khác nhau từng đôi một. Tương tự như trên dễ thấy là không có 2 bộ 4 số nào có chung 1 số có 3 chữ số. Tất nhiên tổng của mỗi bộ là
[a0b + (10-a)0(10-b)] + [ab0 + (10-a)(10-b)0] = 1010 + 1100 = 2110
=> Tổng các số có 3 chữ số mà 1 chữ số là 0 bằng 6*2110 = 12660
=> nếu tính cả số 0 thì tổng là 13320 + 12660 = 25980.
 
Vâng đúng là có cả số 0 nữa. Em vừa sưu tầm được đáp án. Kết quả đúng là 25980.
Cách giải thích như sau:
Các số 2,4,6,8 xuất hiện ở hàng trăm 12 lần, ở hàng chục 9 lần và ở hàng đơn vị 9 lần:
=(2+4+6+8)x12x100+(2+4+6+8)x9x10+(2+4+6+8)x9
=25980
HS lớp 5 mà giải được bài này thì quả là bái phục.
Cám ơn mọi người nhé.
 
Anh siwtom chứng minh chặt chẽ bằng phản chứng như vậy thì tôi mới phục, chứ như ndu không nói ra được cái suy luận thì tôi cho là ndu ăn may:

chỉ cần liệt kê ra 6 số đầu tiên là suy luận được liền

- Với mỗi số trong 24 số ấy đều có thể tìm được 1 số khác (duy nhất) sao cho "ráp" thành 1 cặp mà tổng = 1110 (chẳng hạn 246 với 864 hoặc 248 với 862.. vân vân...)

246 tăng 2, 864 giảm 2, cặp số mới là 248 và 862, ok
248 tăng 16, 862 giảm 16, cặp số mới là 262 và 846, tạm ok. Nhưng đâu là quy luật tăng giảm? Vì tiếp theo lại là 2 lần tăng 2 và giảm 2. Nếu tìm ra quy luật tăng giảm, e rằng sẽ phải liệt kê ít nhất 2 chu kỳ (6 cặp). Liệt kê 1 nửa rồi thì nói chi nữa.

(ndu bảo chỉ liệt kê 6 số đầu, thực tế là đã nhẩm tính 6 số còn lại của 6 cặp)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bài này nữa, em vẫn chưa tìm được đáp án:
Hãy cho biết có bao nhiêu số có 3 chữ số mà các chữ số của các số đó đều lẻ?
Ra kết quả thì có thể được, nhưng giải thích quy luật thế nào?
 
Bài này nữa, em vẫn chưa tìm được đáp án:
Hãy cho biết có bao nhiêu số có 3 chữ số mà các chữ số của các số đó đều lẻ?
Ra kết quả thì có thể được, nhưng giải thích quy luật thế nào?
Nếu em không nhầm thì ra là 125 = 5^3 ?
 
Bài này nữa, em vẫn chưa tìm được đáp án:
Hãy cho biết có bao nhiêu số có 3 chữ số mà các chữ số của các số đó đều lẻ?
Ra kết quả thì có thể được, nhưng giải thích quy luật thế nào?
Có thể lập luận thế này chăng:
Có tất cả 5 số lẻ là 1, 3, 5, 7, 9.
Cả 5 số này đều có thể đứng ở vị trí hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị, có nghĩa là ở mỗi hàng đều có 5 sự lựa chọn.
Như vậy kết quả sẽ là 5 x 5 x 5 = 125 số.
 
Suy ra:
Có bao nhiêu số có 3 chữ số mà các chữ số của các số đó đều chẵn?

Kết quả 4 x 5 x 5 = 100

Ẹc ẹc
 
Tiếp theo:
Có bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau mà các chữ số của nó đều lẻ?
==> Kết quả: 5 x 4 x 3 = 60
Và:
Có bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau mà các chữ số của nó đều chẵn?
==> Kết quả: 4 x 4 x 3 = 48

Thực chất những bài toán dạng này là những bài toán về quy tắc đếm (quy tắc cộng, quy tắc nhân) được đề cập trong chương trình Đại số và Giải tích lớp 11 (hic, vậy mà ra đề cho các cháu tiểu học tính).
 
Anh siwtom chứng minh chặt chẽ bằng phản chứng như vậy thì tôi mới phục, chứ như ndu không nói ra được cái suy luận thì tôi cho là ndu ăn may:

Nhưng đây là LỚP 5 mà sư phụ (phản chứng cái quỷ gì chứ)... Tụi nó chỉ "nhìn" và "suy luận" là chính
Đầu óc "nhạy" thì làm được, không thì.. về nhà thôi
Ẹc... Ẹc...
 
Tôi có cách giải sau:
Giả sử các số cần tìm là abc với a,b,c thuộc các số 0;2;4;6;8 và a,b,c khác nhau như vậy a có 5 cách chọn ;b có 4 và c có 3 cách vậy có 5*4*3 số làm thành 30 cặp dạng (864;024) ;(642;246)..... giá trị một cặp là 888 vậy tổng của các số dạng này là A1=30*888
Xét các số dạng 0ab với a,b chọn từ các số 2,4,6,8 và a khác b lý luận tương tự trên sẽ có 12 số làm thành 6 cặp và tổng 1 cặp là 110 vậy tổng các số dạng này là A2=6*110 .Vậy tổng các số thỏa yêu cầu bài là A=A1-A2=kq
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi suy nghĩ mấy ngày rồi mò được công thức tổng quát cho bài này, nhưng không test được còn thiếu sót chỗ nào. Bạn nào có thể làm thử?

Quá trình đã làm:

Điều kiện:
- Số có n chữ số, trong đề bài n=3 (tức là số từ 100 đến 999)
- Chữ số được chọn trong một nhóm nhất định; một tập hợp con của tập hợp chữ số { 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 }.
- Trong đề bài số chẵn, tập hợp con này là { 0, 2, 4, 6, 8 }; số phần tử p=5. Nếu đề bài số lẻ, tập hợp con này là { 1, 3, 5, 7, 9 }
- Chữ số phải khác nhau ở hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm...

Giải:

Gọi số là C1C2...Cn ; (n=3)
C1 có p kiểu
Ứng với mỗi C1, C2 có p-1 kiểu. Vì phải chừa kiểu của C1 ra
Ứng với mối C1C2, C3 có p-2 kiểu. Vì phải chừa kiểu của C1 và C2 ra
# Như vậy nếu p = 5 thì ta có tổng số kiểu = p * (p-1) * (p-2) = 60
## Vì C1 không thể bằng 0 nên trong bài toán số chẵn, ta phải trừ ra các trường hợp này ra. Tức là kết quả phải đem trừ cho kết quả của trường hợp tập hợp con đã loại đi cho=ữ số 0, và dạng số C2C3...Cm (m=n-1). Tập hợp con thứ hai này sẽ là { 2, 4, 6, 8 }, q=4 và m=2. Tổng số kiểu con là 4*3 = 12. Như vậy tổng số kiểu của số lẻ là 48

Tính trị:
Cứ mỗi Cn, mỗi trị của tập hợp con xuất hiện 5 lần.
Thế vào hàng trăm ta có (0*100 + C2C3) + (2*100 + C2C3) + + (4*100 + C2C3)... ; số 0 không cần phải loại vì ta sẽ áp dụng con toán trừ đi phần con ở trên.
Tổng lại (0+2+4+6+8)*100 + sigma(C2C3)
Dùng cách thế tương tự cho hàng chục và hàng đơn vị ta có tổng: (0+2+4+6+8)*100 + (0+2+4+6+8)*10 + (0+2+4+6+8)*1 = (0+2+4+6+8)*111
Công thức phải lặp lại (p-1)*(p-2)*... *(p-(n-1)) lần, với số 3 chữ số, n=3, n-1=2: (5-1)*(5-2) = 12 lần
=> Tổng các trị kể cả các trị có 0 đi đầu = 12*20*111 = 26640
Dùng phương pháp này, lấy tập hợp con {2,4,6,8} và số 2 chữ số thì ta được tổng = 3*20*11 = 660
Tổng cuối cùng 26640 - 660 = 25980

Công thức tổng quát cho các trị có n chữ số, các chữ số lấy ra tự tập hợp p chữ số

Số trị có thể tìm được = p! / (n-1)!
Tổng các trị này = ((số trị)/p) * (tổng các chữ số) * (n số 1)
Nếu tập hợp chữ số có cả 0 thì làm thêm con toán cho tập hợp con không có số 0 và trừ ra.

áp dụng cho bài:
số trị kể cả số 0 dẫn đầu = 5! / (3-1)! = 2*3*4*5 / 2 = 60
Tổng = 60/5 * (0+2+4+6+8) * 111 = 26640
số trị cần trừ ra = 4! / (2-1)!

vd nếu đề bảo tìm số lẻ {1,3,5,7,9}:
số trị = 5! / (3-1)! = 2*3*4*5 / 2 = 60
Tổng = 60/5 * (1+3+5+7+9) * 111 = 33300
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom