Góc Cảm Nhận Thơ, Văn và Âm nhạc !

Liên hệ QC

NguoiVeTuLongDat

Thành viên chính thức
Tham gia
27/7/11
Bài viết
53
Được thích
461
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc
"Về Đây Nghe Em" -
trái hồn chín sớm


Vào cuối thập niên 1960, Trần Quang Lộc đang học trung học Phan Chu Trinh, Đà Nẵng, sinh hoạt trong nhóm sinh viên, học sinh và tập tành sáng tác. Ban đầu chỉ viết những bài hát để "hát cho bạn bè nghe". Trong số những bài ông viết đoạn này có "Gõ đàn hát chơi", chỉ cần ngồi gõ thùng đàn giữ nhịp và hát. Bài hát viết cho những người không biết đàn, viết mà chơi cho đã cơn phấn hứng tuổi trẻ, nhưng đã mang những ý tứ già dặn, có thể nói là "bất quy tắc", như một định mệnh của người "du ca" không chịu được khuôn khổ ràng buộc: "Ta mua cho ta một phận nghèo, thương thay thương thay nợ áo cơm... Về ngồi trên đồi cao, gõ đàn hát chơi... chân nhảy nhót một mình, bên chiếc bóng lung linh... bên nấm mồ xanh xanh..."

"Về đây nghe em" cũng ra đời từ những ngày tuổi trẻ ấy, rồi thoát khỏi khuôn khổ "hát cho nhau nghe", trở nên quen thuộc với nhiều lớp người nghe gần 40 năm qua. "Về đây nghe em... về đây mặc áo the đi guốc mộc... chở hồn mình trở về quê hương, chở thật thà vào lòng dối trá..." Vài năm trước, báo chí và dư luận ồn ào một
dạo về tác quyền của phần lời "Về đây nghe em". Những chuyện không vui tưởng chẳng nên nhắc lại. Có điều là trong những lần xuất bản sau 1975, Trần Quang Lộc đã châm chước lại vài đoạn cho phù hợp với yêu cầu của cơ quan văn hóa, chẳng hạn câu "này thịt xương ta chưa mang theo, khi ngã xuống miên man tủi hờn, và về
đây nghe nhau thở dài trong đêm..." được thay bằng "nụ cười tươi trên môi em thơ, là tiếng hát hân hoan cho đời, và về đây cho nhau nụ cười tương lai...", những lời trơn tru hơn, đẹp đẽ hơn nhưng thiếu mất cái tự nhiên của tuổi trẻ vốn nhiều tưởng tượng và ham muốn dấn thân...

Dù sao, nghe những bài hát của chàng học sinh trung học Trần Quang Lộc thuở ấy, người ta có thể nhận ra cái
tài hoa đang nảy nở, và quả thật nó đã tạo ra một tên tuổi rất riêng trong nền tân nhạc Việt Nam thời bấy giờ và những năm sau này.


Ga%20hat%20dao%20thanh%20tam.jpg



Về ĐâY NgHe Em


attachment.php


Về đây nghe em về đây nghe em
Về đây mặc áo the đi guốc mộc
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Và về đây nghe gọi tiếng xưa
Để nhớ trong tiếng vỗ bờ

Về đây nghe em về đây nghe em
Về đây thả ước mơ đi hát dạo
Để chào đời bằng hạt sương mai
Để bằng lòng ngọt ngào hấp hối
Và hận thù người người lắng xuống
Rồi tìm nhau như tìm xót xa
Trong lúc lệ đã đầy vơi

Này hồn ơi lên cao lên cao
Đem ánh sáng hân hoan trên trời
Rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương
Này thịt xương ta chưa mang theo
Khi ngã xuống mê man tủi hờn
Này về đây nghe nhau thở dài trong đêm

Về đây nghe em về đây nghe em
Về đây cùng khóc trên sông nước buồn
Chở lòng người trở về quê hương
Chở hồn mình vào dòng suối mát
Chở thật thà vào lòng dối trá
Và ngặt hoa xin tạ chút ơn
Hoang phế khi đã gặp nhau
 
GPE của chúng ta cũng có nhiều bài thơ mà mỗi khi đọc lên tôi có những cảm nhận, niềm rung cảm sâu sắc, mạn phép viết vài lời cảm nhận về lời thơ, ý thơ của anh bebo021999:

(Đây chỉ là cảm nhận cá nhân, không mang tính phân tích hay bình luận, mà viết đúng topic “cảm nhận về thơ văn và âm nhạc” của chủ topic mà thôi. Tôi cảm nhận ngay trong diễn đàn GPE này:

Bầy chim kia thôi hót
Đàn bướm thôi ngừng bay
Vầng mây chẳng còn trôi
Sao tim không ngừng đập?

Tim không ngừng thổn thức
Vẫn hòa nhịp yêu thương
Dù cách xa muôn dặm
Tiếng tơ lòng còn vương.

Tình yêu đôi lứa luôn là bản tình ca ngọt ngào và sâu lắng, là nguồn cảm hứng của rất nhiều thế hệ. Mỗi người có một cách nhìn nhận riêng, có những nỗi niềm riêng, yêu thương vô bờ bến và mãi mãi. Hai khổ thơ trên cũng mang trong mình mạch cảm xúc đó.Có lẽ không có gì đẹp hơn hình ảnh con người và cuộc sống với muôn màu sắc kỳ diệu.

“Bầy chim kia thôi hót
Đàn bướm thôi ngừng bay
Vầng mây chẳng còn trôi
Sao tim không ngừng đập?”

Đời người là hữu hạn, mà cuộc sống và tình yêu là vô tận. Đất trời, thiên nhiên và vạn vật dù có bị băng hoại bởi thời gian và năm tháng:

“Bầy chim kia có “thôi hót”, thôi dâng cho đời những khúc nhạc mến yêu, du dương, trầm bổng hay “đàn bướm” có “ngừng bay”, không gửi tặng đất trời những sắc màu lung linh huyền ảo, hoặc “Vầng mây” kia “chẳng còn trôi” nữa thì tình yêu của anh, trái tim của anh vẫn không ngừng đập, mỗi nhịp đập là tiếng gọi của yêu thương, của nỗi lòng tác giả tới bóng hình ai đó nơi xa xôi, vẫn gửi tới “nhân vật trữ tình” một niềm khát khao, giao cảm vô biên.

Khổ thơ cuối như gói gọn bao niềm yêu thương, bao tình cảm lắng đọng của tác giả trong từng lời thơ và ý thơ:

“Tim không ngừng thổn thức
Vẫn hòa nhịp yêu thương
Dù cách xa muôn dặm
Tiếng tơ lòng còn vương”

Tình yêu là tất cả những gì đẹp đẽ nhất, thơm hương nhất của cuộc đời, là những “nhịp yêu thương” là sự giao hòa của 2 trái tim đầy xúc cảm. Trái tim “không ngừng thổn thức”. Từ dùng “thổn thức” thể hiện được cả một cõi lòng, một tâm hồn tràn đầy yêu thương, thể hiện trạng thái về một tình cảm rạo rực, xao xuyến, không yên…con tim đang thổn thức yêu đương. Tình yêu “dù” có cách trở bởi khoảng cách “muôn dặm” hay bởi không gian vô tận, thì “tiếng tơ lòng” của anh vẫn mãi vương vấn, mãi hướng về nơi em (nhân vật trữ tình trong thơ). Trong cả hai khổ thơ không thấy hình ảnh cụ thể nào về nhân vật trữ tình, nhưng đọc cả bài thơ, sẽ thấy thấp thoáng bóng hình người thương phương xa…phương pháp ẩn dụ như càng làm cho người đọc gợi trí tưởng tượng về hình ảnh người thương ấy. Lời thơ đằm thắm, nồng nàn và vô cùng lắng đọng.

Sự xa cách trong thơ làm tôi liên tưởng đến lời thơ của nhà thơ Nguyễn Bính:

“Nhà em xa cách quá chừng

Em van anh đấy, anh đừng yêu em”.

………………..




 
Lần chỉnh sửa cuối:
Muốn ngủ lắm, nhưng không ngủ được
Mới nhậu về, uống có bốn lon
Còn trời, còn nước, còn non
Còn mây, còn gió, ta còn uống bia

Trong các bài của bác Cò, em ấn tượng với bài này lắm lắm!
Gieo vần thơ vui cũng hay.
Thể hiện rõ nét luôn "tâm trạng" của bác.
Hay nhất là 2 câu cuối: chứng tỏ 1 điều rằng: không bao giờ "chia tay" với bia và rượu. Vì "đất", "trời", "non nước" là sự vĩnh cửu, mà còn có nó thì bác Cò "còn uống bia". Hihi.
Cảm nhận của em về bài thơ này: Rất thích!
 
Muốn ngủ lắm, nhưng không ngủ được
Mới nhậu về, uống có bốn lon
Còn trời, còn nước, còn non
Còn mây, còn gió, ta còn uống bia
Trong các bài của bác Cò, em ấn tượng với bài này lắm lắm!
Gieo vần thơ vui cũng hay.
Thể hiện rõ nét luôn "tâm trạng" của bác.
Hay nhất là 2 câu cuối: chứng tỏ 1 điều rằng: không bao giờ "chia tay" với bia và rượu. Vì "đất", "trời", "non nước" là sự vĩnh cửu, mà còn có nó thì bác Cò "còn uống bia". Hihi.
Cảm nhận của em về bài thơ này: Rất thích!
Híc, bon chen tí cảm nhận :

Lịch sử 4000 năm văn hiến của nước ta là bản hùng ca hoành tráng về tinh thần dựng “nước” và giữ “nước” của cha ông ta. Song hành với lịch sử, là một nền văn học phong phú đủ mọi thể loại, đã mô tả đầy đủ và hào sảng nhất từng bước chân của dân tộc. Thơ ca, từ xa xưa, đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được, là những cánh hoa rực rỡ sắc màu điểm xuyết trong cả khu vườn văn học của dân tộc ta.

Nhắc đến thơ ca, đặc biệt trong thời kỳ đương đại, chúng ta không thể không nhắc đến một tác giả lừng danh, với bút ký concogia.

Ông sinh vào những năm hồi đó, sinh tại nơi mà “mọi người sinh ra từ đâu, ông sinh ra từ đó”

Nhắc đến ông, không thể không nhắc đến tuyệt phẩm “Yêu nước và giữ nước”:

Muốn ngủ lắm, nhưng không ngủ được
Mới nhậu về, uống có bốn lon
Còn trời, còn nước, còn non
Còn mây, còn gió, ta còn uống bia


Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh, khí phách của một đấng hào kiệt, đầu đội trời, chân đạp đất, đau đáu trong lòng một tình yêu “nước”, cùng những hình ảnh thiên nhiên của quê hương đất nước mà ông hằng yêu dấu.

Bài thơ được cảm tác theo thể loại song thất lục bát hoàn chỉnh.

Concogia đã mở đầu bằng một lời tự sự:

Muốn ngủ lắm, nhưng không ngủ được


Ôi sao mà chân tình thế, câu thơ toát lên một sự gần gũi, bình dị, mang hơi thở thì thầm của một người thân yêu vừa chia tay ta cách đây vài tiếng, nay trở về trần tình với ta những nỗi niềm sâu kín.

Chợt liên tưởng câu thơ của Hồ Chủ Tịch:

“Trằn trọc bâng khuâng giấc chẳng thành”

Mới thấy cảm thông được nỗi niềm của một nhà yêu “nước”, luôn luôn một lòng hướng về “nước”, ngay cả trong giấc ngủ cũng mơ về “nước”

Lời trần tình ấy là:

Mới nhậu về, uống có bốn lon

Rất dễ dàng để nhận thấy tác giả đã dùng phương pháp thậm xưng khi dùng cụm từ “uống có bốn lon”. Thực tế có thể là hơn, nhưng bằng thủ thuật này, cho thấy tác giả là một người rất khiêm tốn, không muốn nhận phần “hơn” về mình

Liên kết 2 câu lại:

Muốn ngủ lắm, nhưng không ngủ được
Mới nhậu về, uống có bốn lon

Đây chính là phần đề và tả thực, dẫn dắt chúng ta đi từ sự cụ thể đến trừu tượng, từ sự đơn giản đến phức tạp. Cái trừu tượng và phức tạp mà ta đang chờ đợi đấy đã được mô tả trong hai câu cuối: câu luận và câu kết:

Thật là tài tình khi tác giả đã vẽ ra một bức tranh thật rộng lớn, cuốn hút chúng ta vào đắm chìm trong thế giới thật mê say:

Còn trời, còn nước, còn non
Còn mây, còn gió, ta còn uống bia

Trời, nước, non, mây, gió như những gì bất biến trong thiên nhiên, không thể thay đổi. Quả là đắt giá vô cùng! Từ “còn” được lặp đi lặp lại nhiều lần, giúp tăng lên sức mạnh của ý chí tác giả, muốn nhấn mạnh sự cương quyết không có gì có thể thay đổi được lòng yêu “nước” của tác giả.

Từ “bia” được đặt cuối cùng:

Còn mây, còn gió, ta còn uống bia

Như một câu kết thật ngắn gọn và súc tích. Tác giả đã dùng bia, một loại chất lỏng tương đương với “nước”, đễ gián tiếp diễn tả khí phách của mình. Bia là một loại nước uống có cồn và men, uống có vị đắng, uống xong cơ thể thường vào trạng thời rã rời, mệt mỏi, phổ biến trong dân gian. Bằng cách thay thế này, lòng yêu “nước” đã được tôn lên một bậc: Phải trải qua cay đắng, phải có men yêu thương, phải biết hy sinh cao cả, mới là tình yêu “nước” thưc sự

Đọc xong bài thơ, mỗi người chúng ta đều dấy lên trong lòng một tình yêu “nước” bao la. Tác giả như muốn nhắn nhủ chúng ta rằng :

Hãy đừng bỏ phí những cơ hội để thể hiện lòng yêu “nước” chìm ẩn trong mỗi chúng ta. Hãy yêu “nước” mọi lúc, mọi nơi, mọi chỗ, hãy chung tay để nền công nghiệp sản xuất “nước” phát triển.

Xin phép được kết bằng hai câu thơ :

Còn non, còn nước, còn ngừơi
Còn công nghiệp "nước", ta sẽ hơn mười phương tây
 
Gửi em!

Gửi em một nhánh lao xao gió
Hát khúc ru êm bảng lảng tình
Giọt nắng ươm hương triền núi Ngự
Mai vàng e ấp mộng lung linh.

Gửi em chuỗi hạt phùn mưa nhớ
Mỗi nhịp giao thoa sóng dập dềnh
Trăng tự Thiên An nghiêng cổ độ
Tư mùa bàng bạc ánh triêu minh.

Gửi thương theo gió về phương bắc
Hóa nụ đào nguyên thắm đượm tình
Gửi nhớ hoa đăng đêm Vỹ Dạ
Sao ngời soi sáng cõi u minh.

Gửi em mấy nhịp cầu thương nhớ
Tháng bảy neo về bến trúc xinh
Ô Thước giao mùa đêm bỡ ngỡ
Huyền trăng bẽn lẽn giấc hương quỳnh!

(Tháng 07-2012)

Híc, cảm nhận này là cảm nhận của riêng tôi đối với bài thơ, có thể đúng hoặc không đúng, mạn phép tác giả cho em "mổ xẻ" một chút, góp vui cho người đọc. Hic, hic:

Mình đọc ở đâu đó câu: “Cái đẹp là địa hạt hợp pháp của thơ ca”. Cái đẹp là hình ảnh trong thơ mà người đọc có thể cảm nhận được qua từng ngôn từ, câu chữ. Đối với tôi, cái đẹp trong bài thơ này là chữ “tình” đã được thể hiện qua những hình ảnh so sánh và ẩn dụ:
“Gửi em một nhánh lao xao gió

Hát khúc ru êm bảng lảng tình

Gi
t nng ươm hương trin núi Ng
Mai vàng e
p mng lung linh”.
Hạnh phúc nhất là con người ta có hình ảnh người thương để ấp ủ bên lòng, hạnh phúc nhất là có người để nhớ, để mong, để gửi gắm tâm sự vơi đầy trong tâm tưởng. Nhân vật trong bài thơ này là người hạnh phúc nhất bởi vì không chỉ có hình bóng người thương mà còn biết ôm ấp, giữ gìn, ghi lòng tạc dạ, tình cảm đó trong như nắng, nhẹ nhàng nồng nàn như cơn gió “lao xao”. Gửi về em “nhánh lao xao gió” hay nỗi lòng của anh đang lao xao trong bờ mộng tưởng, trong nỗi nhớ nhung đến khôn cùng. Gửi em “Khúc hát ru êm” mang nặng tấm tình trong cõi nhớ…Màu vàng của nắng bỗng sáng lên, nao nức, màu của sự “ươm hương” đầy nhớ nhung trong tình yêu. Sắc vàng, nỗi nhớ, tình “lao xao” hay “khúc ru bảng lảng tình” quyện vào nhau như muôn sợi tơ tình êm dịu. Giọt nắng cũng như giọt tình đang lắng đọng trong tâm hồn của tác giả. Tất cả niềm yêu, nỗi nhớ đó gửi về người thương, và để đến với “mộng lung linh” ước mộng về 1 tình yêu đẹp, nhẹ nhàng mà thuần khiết, nó trong vắt, lung linh mà không thể gom vào được…

Theo mạch cảm xúc, khổ thơ thứ 2 vẫn là nỗi nhớ, là tình yêu của tác giả gửi về nhân vật trữ tình trong thơ, nhưng với 1 sắc thái tình
cảm chứa chan:
“Gửi em chuỗi hạt phùn mưa nhớ
Mỗi nhịp giao thoa sóng dập dềnh
Trăng tự Thiên An nghiêng cổ độ
Tư mùa bàng bạc ánh triêu minh.”
Lời thơ và linh hồn của thơ đang ngóng vọng về hình ảnh người con gái, nỗi nhớ như “chuỗi hạt mưa phùn” thấm sâu vào lòng người trong một tình cảm mến yêu…cơn “mưa nhớ” hay chính lòng ta đang “giao thoa” những “con sóng dập dềnh”, mưa nhớ và sóng nhớ tựa hồ như khắc khoải trong yêu thương. Chữ dùng trong câu thơ như vẽ lên bức tranh đong đầy nỗi nhớ và muốn gửi tới người con gái cả cõi lòng của mình. Hình ảnh thơ cùng biện pháp nhân hóa càng làm cho ý thơ sống động hơn.
Sự hòa hợp, tương giao gắn bó giữa hình ảnh thiên nhiên và tình cảm con người càng làm cho lời thơ trở nên da diết đến vô cùng.
Đọc khổ thơ thứ ba, ta bắt gặp một niềm thương nhớ đã có một bến bờ gửi gắm:
“Gửi thương theo gió về phương bắc
Hóa nụ đào nguyên thắm đượm tình
Gửi nhớ hoa đăng đêm Vỹ Dạ
Sao ngời soi sáng cõi u minh.”
Tất cả niềm thương và nỗi nhớ được gửi gắm qua dòng cảm xúc mênh mang, niềm thương mến “hóa nụ đào nguyên thắm đượm tình”. Câu thơ còn có thể hiểu đó là “nụ tình” e ấp, mới nảy nở đâm chồi, chuẩn bị vươn lên hòa nhập vào nguồn tình dào dạt. Đó cũng là tiếng lòng xôn xao, rung động trong trái tim của người viết. Người viết không chỉ viết bằng câu chữ mà còn viết bằng cả tấm lòng mình.
Khổ thơ cuối là cao trào cảm xúc của người viết với lời thơ nồng nàn, sắc thái tình cảm như đong đầy, như muốn chứa đựng tất cả mọi niềm yêu, thương và mong nhớ:
“Gửi em mấy nhịp cầu thương nhớ
Tháng bảy neo về bến trúc xinh
Ô Thước giao mùa đêm bỡ ngỡ
Huyền trăng bẽn lẽn giấc hương quỳnh!”
“Nhịp cầu thương nhớ” từ nơi anh đến nơi em, từ trái tim đến trái tim và đến “Bến trúc xinh” là bến tình, bến mộng, là niềm mong mỏi về mối tình “trúc-mai” bền lâu, sâu sắc, không bao giờ chia cắt…
Cả bài thơ thể hiện tình cảm của người viết trong một nỗi nhớ không tên, trong niềm yêu vời vợi không có ngôn từ nào tả xiết. Lời hết mà ý vẫn vô cùng…
“Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo
Hãy để lời thơ ta nói hộ tình yêu” ….
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hic, cảm nhận bài thơ này với lối viết vui vẻ để người đọc có thể thoải mái hơn, mong tác giả...niệm tình "thư thá":

Nói tới diễn đàn GPE, là nói tới 1 diễn đàn văn hóa và tri thức, tình cảm và đầy tinh thần sáng tạo…Và nói tới GPE, chúng ta không thể không nhắc đến người được mệnh danh là: “lão chết tiệt”. Lão chết tiệt ít làm thơ, trong số tất cả các bài của lão thì sự phá cách về ngôn ngữ cũng như hình thức bài viết thể hiện rõ nét nhất ở bài sau đây:

Muội thật là!
Đào đường là ta
Lấp đường cũng là ta
Cớ sao muội lại nói ra?
Thơ bán được sẽ chia bảy ba
làm ta chán, ta sẽ hưởng mình ta
Lúc đó, muội chớ có mà la
Rằng tình với nghĩa phôi pha
Chết tiệt tuyệt tình ta
Huynh có ra ma
Vẫn cười khà!

Nhà văn Nga Leonit Leonop đã từng nói: “Mổi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”. Ở đây, tôi không nói nhiều về cảm nhận ở nội dung mà chủ yếu cảm nhận về hình thức trình bày “tác phẩm độc đáo” này, có một không hai, bài thơ hình thoi mà tác giả đã dày công suy nghĩ, sáng tạo.
Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đêm khuya thanh vắng, canh thâu thao thức, trời đã gần về sáng, lão chết tiệt không ngủ được nên đã vào topic “điểm danh thức khuya” viết vài lời than thở.
Bài thơ được viết theo thể: tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát và vế đối ngược: thất, lục, ngũ,tứ,tam. Câu đầu với 3 từ, như 1 nút mở đầu tiên cho cả bài thơ, chỉ với 3 từ và dấu chấm than ở cuối như tiếng thở than của lão chết tiệt với “muội muội”:
"Muội thật là!"...nhưng theo tôi, câu này còn có ý gì đó và lẽ ra sẽ là dấu ba chấm (...) thay cho dấu chấm than!
Dòng cao trào cảm xúc đi từ 3 chữ đến 8 chữ, theo nhịp tăng dần, cảm giác như người viết có rất nhiều điều muốn nói, muốn thở than, nhưng suy đi nghĩ lại không có ai hiểu tâm tư tình cảm của lão, vì vậy, lão chỉ than thở với bản thân mình.
Điều đặc biệt là: lão vẫn gieo được vần điệu với từ: a: Là, ta, la, pha, ma, khà….với âm hưởng như thở than dài đằng đẵng…
Hai câu cuối như đúc kết lại tâm trạng của lão:
“Huynh có ra ma
Vẫn cười khà!”

Câu khẳng định: “vẫn cười khà!” để nói lên rằng: Dù sống trên cõi đời nhiều nợ trần ai, hay thác về “thiên phủ” lão vẫn vui vẻ, vẫn sống hết lòng với chính mình, với mọi người và với cuộc sống trần ai đầy sóng và gió.

Bài thơ hình thoi khiến tôi liên tưởng tới câu nói của 1 danh nhân (mà tôi không nhớ tên): "Hoạt động thực tiễn và tác phong sáng tạo là những người thầy giỏi trên đường đời". Bài thơ hình thoi xứng đáng được nhận giải: Sáng tạo về nghệ thuật tạo hình trong thơ.
Cho dù trăm năm trước có mặt hay không, thì cuộc đời vẫn là: thiện chí, thiện ngôn, thiền định (vững chắc), tự tại (thảnh thơi), thiện tùng (lắng nghe người khác).
Sự lắng nghe ấy lão đã thể hiện trong rất nhiều bài “thơ tự sự” của lão mà điển hình là bài thơ sau:

A ngộ!
Hôm nay mới phát hiện rằng
Cái lão chết tiệt cũng bằng 1 nơi
người ta tâm sự đầy vơi
Thì ta cứ gọi lão ơi, dốc vào
Hoặc là sì trét nơi nao
Cứ trút lên lão ào ào như mưa
Hoặc ai thấy lão chẳng ưa
Đổ tội cho lão, cho chừa, lão ơi!

Úi giời ơi, thánh thần ơi!

"A ngộ!
Hôm nay mới phát hiện rằng
Cái lão chết tiệt cũng bằng 1 nơi
người ta tâm sự đầy vơi
Thì ta cứ gọi lão ơi, dốc vào
Hoặc là sì trét nơi nao
Cứ trút lên lão ào ào như mưa"
Bảy câu thơ đầu là lời "tự sự" về nhân tình thế thái, về sự đời mà lão đang đối mặt:
Mặc dù cụm từ : “lão chết tiệt” đã vang danh khắp nơi, nhiều người không ưa lão, bởi lão là: Thạch trung ẩn ngọc (ngọc quý thường ẩn mình trong những viên đá xù xì, thô ráp). Và chúng ta cũng biết đến câu: Trung ngôn nghịch nhĩ (lời tốt thì thường trái tai). Thế nhưng, qua bài thơ trên cũng “trần tình” được rằng: có rất nhiều người tìm đến lão để sẻ chia, để tìm những lời khuyên răn trong cuộc sống.
Từ “A ngộ” như một sự phát hiện mới mẻ của lão về vấn đề này. Suốt bao thời gian qua, lão cũng không nhận ra rằng, mình là: “Cái lão chết tiệt cũng bằng 1 nơi”, lão cũng là cái “bồ” đựng tâm sự, thở than của người khác, họ “trút” hoặc “dốc” vào lão những câu thở dài thườn thượt, “tâm sự đầy vơi” về cuộc sống, về những vấn đề của xã hội, những “xì trét”, căng thẳng được “quẳng” vào lão 1 cách không …thương tiếc.
Câu thơ: “Cứ trút lên lão ào ào như mưa” chứng tỏ là xã hội này, chốn trần ai này rất nhiều những cơn mưa “tâm sự”, “xì trét”…đến mức lão: vuốt mặt không kịp…khi bị những cơn mưa đó đổ vào người.
Nhưng, lão cũng vẫn là lão, là lớp người đi trước, vẫn phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ với những thở than đó, với những tâm sự đó…
Hai câu:
“Hoặc ai thấy lão chẳng ưa
Đổ tội cho lão, cho chừa lão ơi”

Trong cuộc sống cũng có những mặt trái, con người ta không thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Mặc dù câu nói luôn được lão tâm niệm trong 1 dòng than thở: “Đừng nói nhiều, càng nhiều lời càng nhiều thất bại, càng nhiều chuyện càng nhiều tai họa”, hoặc: “Đừng ngọt ngào quá kẻo người ta nuốt chửng anh, và cũng đừng cay đắng quá kẻo người ta sẽ khạc anh ra”…nhưng cũng không tránh khỏi việc có người: “chẳng ưa” lão.
Câu kết như lời thở than đỉnh điểm của lão:
“Úi giời ơi, thánh thần ơi!”
Dù lão có kêu trời thì sự đời vẫn diễn ra như thế. Dấu chấm than như nốt “cảm” mà mãi mãi lão không bao giờ thay đổi được…
Thơ của lão chết tiệt không nhiều nhưng mỗi bài có giá trị khác nhau về nội dung và hình thức, như thể thơ 4 chữ, 3 chữ, phá cách hoặc chúng ta sẽ tìm thấy hình ảnh "lão chết tiệt" không còn là "chết tiệt" mà lão cũng là "người thường" vẫn có những xúc cảm, những suy nghĩ, sẻ chia chân tình. Đằng sau hình ảnh "chết tiệt" là một con người rất đáng mến.

Bài thơ của lão làm tôi liên tưởng tới lời thơ của 1 nhà thơ nước ngoài viết về ngôn từ và sự dày công sáng tạo ngôn từ trong thơ và cũng mượn lời thơ này để kết lời bình của tôi:

"Phải phí tổn ngàn cân quặng chữ
Để thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho ta rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài".

 
Lần chỉnh sửa cuối:
(Nói nhỏ chứ em đụng độ với lão chết tiệt ít nhất 3 lần ở GPE này, giờ lôi mấy bài của lão ý ra mổ xẻ, hic hic)

Nợ nhân gian khi nào trả đủ
Mỗi một ngày trả biết bao nhiêu
Còn lo cơm áo gạo tiền
Nợ trần thế biết khi nào đi ngủ?

Thôi mặc kệ nhân gian trần thế
Đã mệt rồi thì ngủ mà thôi
Nợ kiếu ấy, ngày mai trả tiếp
Mặc kệ ai than thở khúc nhôi
(Trăm năm trước ta không có mặt
Trăm năm sau biết có hay không
Cuộc đời có có không không
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau.)


Nhân gian ta có câu:

“Nợ tiền một trả một vay

Nợ tình ta trả biết ngày nào xong?”

Bàn luận đến vấn đề “nợ nần” là vấn đề “nóng hổi” có tính “thời sự” và có rất nhiều chuyện đáng để nói. Bài thơ của lão được kết tinh và “thăng hoa” sau 1 thời gian dài suy ngẫm về cuộc đời, về nhân thế, về các món nợ nhân gian của chính mình. Đọc bài thơ của lão chết tiệt, mới hiểu được rằng: lão “nợ nần” nhiều quá:

“Nợ nhân gian khi nào trả đủ

Mỗi một ngày trả biết bao nhiêu

Còn lo cơm áo gạo tiền
Nợ trần thế biết khi nào đi ngủ?”

Cái “nợ” lớn nhất của đời người là nợ trần thế, nợ nhân gian. Lão “than thở” với chính mình và đặt 1 câu hỏi đầy suy tư về món “nợ nhân gian” ấy “khi nào trả đủ?”, có lẽ không thể chỉ trả trong 1 giây, 1 phút, 1 giờ, 1 tiếng, hay 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 1 năm….mà là nợ đến khi nào “nhắm mắt xuôi tay” vẫn chưa thể trả hết được. “Món nợ nhân gian” là vật vô hình, không thể ngửi thấy, không sờ thấy, không nắm lấy được…vì vậy cũng không thể “phân bổ” ra để mà biết hôm nay trả bao nhiêu mg, hay kg món nợ này? Mỗi một ngày lão cũng không biết trả bao nhiêu? Câu thơ như một dấu hỏi lớn trong lòng mà chính lão không tìm được câu trả lời đúng nhất.
Từ “nhân gian” ở đây có thể hiểu là cõi lòng của lão, lão nợ chính lòng mình hay nợ kiếp “truân chuyên”? Nợ nhân gian theo ta hiểu “có thể” là nợ xã hội, nợ gpe, nợ những người dốc bầu tâm sự, những người trút sì …trét trong bài thơ trên tôi đã nhắc đến. Mạch cảm xúc của lão trải dài ra từng bài, và có lẽ còn “nợ” thì còn “ trải lòng” trên những vần thơ như thế.
Hai câu thơ sau đưa lão trở về thực tại với cuộc sống thường ngày:

“Còn lo cơm áo gạo tiền
Nợ trần thế biết khi nào đi ngủ?”

Ngoài món nợ nhân gian, lão còn nợ trần ai, nợ thực tại với nỗi lo cơm, áo, gạo tiền. Câu thơ này tả rất thực và vẽ lên chân thực hình ảnh cuộc sống hàng ngày của lão. Tôi chợt nhớ đến nhân vật Hộ trong tác phẩm “Đời thừa” của nhà văn Nam Cao.

“Nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền khiến Hộ không thể viết 1 tác phẩm cho ra hồn được. Còn gì đau đớn hơn khi chính mình lại chán mình, còn gì chán nản hơn cho 1 kẻ khao khát văn chương nhưng bị cuộc sống nỗi lo đời thường…đè bẹp”. (Lâu quá rồi nên có thể trích câu này không được chính xác).

Nỗi lo cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai lão, đó chính là nợ “trần thế”, nợ cuộc sống hàng ngày. Vì món nợ đó mà lão phải ngày đêm vất vả, lăn lộn với cuộc sống, “biết đến khi nào đi ngủ?”. Vòng xoáy ấy cứ cuốn lão theo cơn lốc đời thường, theo thăng trầm của cuộc sống.
Lão nợ quá nhiều, nên phải vắt sức “cày” trên dòng đời để trả nợ, từ sáng sớm tới đêm khuya, chưa biết khi nào xong và khi nào đi ngủ?
Câu thơ này gợi cho ta thấy hình ảnh 1 người đàn ông trụ cột trong gia đình đang chèo lái con thuyền giữa phong ba bão táp, giữa cuộc sống trăm nghìn cơn sóng dữ. Đó không phải là sự chối bỏ trách nhiệm, mà là sự khẳng định trước cuộc đời, trước ý thức cá nhân, có suy nghĩ về mình, về giá trị của cuộc sống thực tại. Ước mơ, hoài bão, hy vọng của lão gắn liền với tổ ấm gia đình, và như vậy, lão càng cố gắng sống chung với “cục nợ trần thế” cho tới lúc bạc đầu, long răng…


Chỉ có thể đúc kết 4 câu thơ trên bằng lời nhận xét:

“Nợ trần năm trọn thân nô lệ (nô lệ cho cuộc sống)

Hóa lệ thành thơ tả nỗi này”.


Bốn câu thơ tiếp theo diễn tả tiếng thở dài của lão trong đêm:

“Thôi mặc kệ nhân gian trần thế
Đã mệt rồi thì ngủ mà thôi
Nợ kiếu ấy, ngày mai trả tiếp
Mặc kệ ai than thở khúc nhôi”

Dù lão tự biết lão còn nợ nhiều lắm, nợ không biết đến khi nào trả đủ, nhưng lão cũng buông 1 tiếng thở dài: “thôi mặc kệ”…bởi lão đã quá mệt mỏi với “cục nợ” nhân gian. Lão vẫn biết ngày mai, một ngày mới đến, lão lại phải đối mặt với nợ nần, vì vậy, lão nói:

“Đã mệt rồi đi ngủ mà thôi”. ---Có thực mới vực được đạo, có sức khỏe là có tất cả, vì vậy, lão cố gắng giữ gìn “ngọc thể bình an” để nối tiếp những chuỗi ngày trả nợ nhân gian. Nợ nhân gian hay là chính nợ tình, nợ lòng trong tâm tưởng…

Bốn câu thơ cuối với lời “tự sự” chân tình, lời tự sự này như 1 tấm gương lớn phản chiếu tâm hồn của lão:


“Trăm năm trước ta không có mặt
Trăm năm sau biết có hay không
Cuộc đời có có không không
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau”.


Một trăm năm trước lão chưa ra đời, chưa biết mặt trời và mặt đất…TRăm năm sau có khi lão cũng không có mặt trên đời nữa….Vì vậy, lão tự nhủ mình rằng: cho dù cuộc sống có thế nào, xưa và sau ta không có mặt trên đời thì nay khi ta có mặt rồi, ta hãy sống hết lòng với “nhân gian” và “trần thế” để đúng với câu: Khi ta sinh ra mọi người cười còn ta thì khóc, hãy sống sao cho khi ta ra đi mọi người khóc còn ta thì mỉm cười.

Đúc kết lại bài thơ mang “âm hưởng” nợ nần của lão, tôi nhận thấy: Thơ với thực tại, với gian khổ, hi sinh cũng là những lời thơ chí nghĩa, chí tình….


 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đọc xong bài viết thấy thương lão PTM dễ sợ! ;-)
Ngẫm thấy:

Cõi nhân sinh - NĂM NGHÌN NGÀY CHÚA NHẬT
Nợ BA ĐỜI vay trả trả vay
Đến khi nhắm mắt xuôi tay
Mới chợt luyến CÒN BAO NHIÊU CHÚA NHẬT???

LÃO CHẾT-TIỆT đã qua HAI NGHÌN SÁU
còn mấy nghìn cũng cố trả cho xong
trông lên CÕI NỢ, xoay vòng
BA VẠN LẺ, cứ ĐÈO BÒNG nặng gánh!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thật ra bài thơ "nợ nhân gian" ấy viết vào 1 lúc buồn ngủ, sau 1 buổi tối ngồi vừa cày việc công ty, vừa theo dõi xóa bài, vừa giải đáp excel, vừa nghe tâm sự (cứ nghe thờ dài sườn sượt ấy).

Sau cái bài "Á ngộ", cũng như sau khi phát hiện ra sự tình rằng lão chết tiệt có tài "dỗ trẻ", cảm thấy mình nặng nợ thế gian, lại gặp buổi thức khuya như thế, nên thốt lên như vậy.

Mà cũng lạ, nợ thế gian, nợ GPE, đâu phải như nợ cơm áo gạo tiền, có ai bắt buộc đâu, chỉ là tự mình muốn đeo gánh mà thôi. Chắc tại mình đa đoan chăng? Thế là lại viết thêm, nối tiếp vào bài "mặc kệ":

Thôi mặc kệ nhân gian trần thế
Đã mệt rồi thì ngủ mà thôi
Nợ kiếu ấy, ngày mai trả tiếp
Mặc kệ ai than thở khúc nhôi


Kệ trần thế, kệ nhân gian
Kệ nợ đời, kệ tiền cơm áo gạo!

Cũng đôi khi cái "chết tiệt" nổi lên
Cũng muốn quẳng gánh nợ kia cho rảnh
Nhưng chết tiệt có năm bảy đường chết tiệt
Chết tiệt này lắm nỗi đa đoan!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tương tư là nguồn cảm hứng dào dạt của biết bao thế hệ nhà thơ chuyên nghiệp cũng như không chuyên. Những dòng cảm xúc về sự tương tư luôn tạo nên những vần thơ dạt dào cảm xúc:
“Tương tư không biết cái làm sao

Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào?

Khi đứng khi ngồi, khi nói chuyện

Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao”.

Hay ca dao có câu:

“Chắc gì mắt em như lá liễu

Mà cắt lòng anh 1 nhát dao

Tương tư chẳng ốm, anh sầu

Nhớ em tha thiết, bạc đầu 5 canh”

“Tương tư” là sự khởi nguồn cho mến thương, mong nhớ, cho tình yêu, là sự bắt nguồn của mạch xúc cảm yêu đương. Đọc bài thơ của tvxdgt, chúng ta cũng thấy được điều đó:

Bỗng dưng gặp người ấy
Lòng thẩn thờ thơ thẩn
Có thể người ta cười
Này chàng ngố kia ơi
Chỉ trò đùa cho vui
Cho bớt nắng oi bức
Cho tinh thần thoải mái
Cho đời thêm thi vị
Ôi nhưng vẫn tương tư

Hai câu thơ đầu nói lên hoàn cảnh gặp gỡ, tri ngộ với “người thương”:

“Bỗng dưng” gặp người ấy, cái duyên trời định hay số phận đã mang em đến với anh, bỗng dưng gặp em trong cuộc đời, bỗng dưng lòng anh:”thẫn thờ thơ thẩn”, bỗng dưng anh mến, anh nhớ, anh thương và nghĩ về em , bỗng dưng hình ảnh em ngập tràn trong trí nhớ và cõi lòng anh…Chẳng biết ai đã đưa em đến với anh, đã cho anh gặp em, để rồi lòng anh thẫn thờ thơ thẩn…?

Cái hồn của câu thơ hay chính là tâm hồn của người viết, khắc họa được sự “tương tư” rõ nét. Sự tương tư ấy thiết tha và sâu lắng, chứa đựng bao ân tình của người viết dành cho bóng dáng của “người ấy”. Sự tương tư trong bài thơ vẽ lên màu hồng của ước vọng, màu xanh của bình yên, và màu của niềm hy vọng về một mối tình duyên hạnh phúc, êm đềm…, và càng được thể hiện rõ nét hơn trong dòng cảm xúc chứa chan của người viết. Phải có sự xúc động cực điểm, sự mến nhớ tha thiết, người viết mới có thể thể hiện được tiếng nói thiêng liêng trong trái tim mình như vậy….

Mến nhớ là vậy, tương tư là vậy, nhưng trong lòng người viết lại có sự suy tư, thể hiện rõ nét trong 6 câu thơ tiếp theo:

Có thể người ta cười
Này chàng ngố kia ơi
Chỉ trò đùa cho vui
Cho bớt nắng oi bức
Cho tinh thần thoải mái
Cho đời thêm thi vị
”.
Với tình cảm nồng nàn, ấm áp, mượt mà và sâu lắng trong tâm tưởng, nhưng người viết vẫn trải lòng mình bằng sự suy tư, bằng những hoài nghi về tình cảm:

Có thể người ta sẽ cười về sự tương tư của mình, có thể người ta sẽ coi mình như 1 chàng ngố để đùa vui, cho “bớt nắng oi bức”, hay cho “tinh thần thoải mái” và “cho đời thêm thi vị”….Có thể mình chẳng là gì với “người ấy”, có thể đây là sự tương tư đơn phương, vô vọng, có thể sẽ chẳng có một kết thúc có hậu như trong chuyện cổ tích…có thể và trăm nghìn điều có thể không hay sẽ xẩy ra...Có thể mình chỉ như 1 cơn gió mát ban trưa thổi qua lòng người, cho dịu bớt cái nắng oi ả của mùa hè, hoặc là niềm vui nho nhỏ cho tinh thần người ấy thoải mái hơn….

Những tình cảm, cảm xúc của người viết cứ tuôn trào như những đợt sóng nối tiếp nhau, mỗi đợt sóng lại gợi lên những hình ảnh đáng yêu, đáng quý: sóng tương tư, sóng hoài nghi…nhưng câu thơ cuối cùng là sự khẳng định về sự tương tư, về tình cảm mến nhớ của người viết:

“Ôi nhưng vẫn tương tư!”

Dù cho người ấy có nghĩ mình là gì đi nữa thì mình vẫn tương tư, vẫn nhớ mong, vẫn tha thiết và dành cho người ấy cả tâm hồn yêu thương, thấm đượm trong cung bậc cảm xúc dạt dào. Câu khẳng định với dấu chấm cảm thể hiện một tình cảm vô cũng mãnh mẽ và mãnh liệt, vượt qua tất cả những cơn sóng hoài nghi để giữ vững một trái tim nồng nàn, ấm áp…và cũng gợi lên cho người đọc thấy được những dòng tình cảm chân thành và trong sáng đối với nhân vật trong thơ. Những giá trị ấy tiềm ẩn trong con người, trong tâm của người viết, chỉ chờ có dịp là bùng lên mạnh mẽ…

Người ta nói: thơ ca là phương thức bộc lộ cảm xúc của con người, và thơ ca cũng là tiếng vọng của lòng người về những tình cảm chân thành, từ đó mới có thể viết lên những vần thơ ý vị, đậm đà, rung cảm, thiết tha, cháy bỏng…

Từ sự tương tư, từ niềm rung động ban đầu, đến bài thơ thứ 2, người viết dồn nén tất cả tấm lòng mình trong đó:

Tim thương nhớ một người
Thương em ở phương xa
Chỉ giấu vào nỗi nhớ
Thủa ban đầu làm thơ
Dệt tình yêu thương nhớ

Trái tim anh đã “thương nhớ một người”, yêu thương em ở “phương xa”, thời gian, không gian và khoảng cách đã ngăn cách bến bờ yêu thương, tạo nên 1 bức tường vô hình, vì thế tình cảm yêu thương chỉ biết giấu vào nỗi nhớ trong những lời thơ, trong thẳm sâu trái tim, dệt nên “tình yêu thương nhớ”.

Những tình cảm như bị dồn nén trong một nỗi nhớ vô cùng. Sự xa cách như càng làm cho tình yêu cháy bỏng, nồng nàn, da diết, tha thiết và mãnh liệt hơn bao giờ hết. Cuộc sống có trăm ngàn lớp sóng, mỗi con sóng đều muốn đến với bến bờ vĩnh cửu. Tình yêu, sự xa cách đã tạo nên con sóng nhớ, sóng tình dạt dào…: Bức tranh tình yêu được thêu dệt bằng sắc màu "thương nhớ", chất men thương nhớ như lan tỏa ra thấm cả vào tâm hồn người đọc. Tiếng giao hòa của trái tim con người với con người là cái đẹp đích thực, yêu và mến nhớ như chính hơi thở và nhịp đập trái tim mình. Đó cũng chính là sự vô cùng và bất tận trong tâm người viết.

“Sóng tình giờ đã siêu siêu

Xem trăng âu yếm có chiều lả lơi”

(Ca dao)

Mượn lời thơ của một nhà thơ (tôi đã quên tên) để gợi mở phần kết cho lời bình này:

“Tôi, nàng nửa bạn, nửa yêu

Nửa mưa, nửa nắng, nửa chiều, sớm mai

Nửa đêm chợt tỉnh giấc dài

Quờ tay chạm phải trăng ngoài chấn song”.



 
Lần chỉnh sửa cuối:
"Như đã dấu yêu" là 1 trong những sáng tác rất hay của nhạc sĩ Đức Huy. Bài hát nói về những tình cảm trong góc nhỏ trái tim của đôi tình nhân. Và cũng chính vì hoàn cảnh ngang trái đó nên dù đã “đã đến trong nhau nồng nàn” bằng tất cả sự rung động của 2 trái tim rực lửa yêu thương, cả 2 đều biết rằng, cố quên đi những dấu vết tình yêu, cố quên khung trời hoa mộng đầy tình yêu nóng bỏng.
Nhạc phẩm này mang 1 chủ đề mới mà nhạc sĩ đã khéo léo đưa vào trong âm nhạc qua cách thể hiện ca từ táo bạo mang tính thời đại và thực tế.
Có lẽ với bài hát này, mọi người đọc rất nhiều nhận xét, mỗi nhận xét khác nhau, nhưng với tôi, tôi cảm nhận theo cách riêng của mình…
“Trong đôi mắt anh em là tất cả
Là nguồn vui, là hạnh phúc em dấu yêu
Nhưng anh ước gì, mình gặp nhau lúc em chưa ràng buộc
Và anh chưa thuộc về ai”
Ca dao có câu:
“Trời sinh con mắt là gương
Người ghét ngó ít người thương ngó nhiều”
Đôi mắt được gọi là cửa sổ tâm hồn, ánh mắt biết nói là ánh mắt chứa đựng và thể hiện được tất cả sắc thái tình cảm: yêu, thương, hờn, giận…Trong đôi mắt anh, em là tất cả: là niềm yêu thương, là nỗi nhớ nhung, là sự đợi chờ khắc khoải, mong ngóng ngày đêm…Em là “nguồn vui, là hạnh phúc, là dấu yêu” của anh…Tình yêu như một bản tình ca với phức điệu đa thanh, có muôn hình vạn trạng, tiếng lòng của hai trái tim đang yêu như da diết nồng nàn với nguồn vui, với hạnh phúc và dấu yêu. Duyên trời xui khiến anh và em gặp nhau trên bước đường đời, tình yêu cứ thế nảy nở đơm hoa mà không kết trái:
Nhưng anh ước gì, mình gặp nhau lúc em chưa ràng buộc
Và anh chưa thuộc về ai.
Lời hát như tiếc nuối, ngẩn ngơ trước cuộc đời, trước số phận trớ trêu. Mảnh tâm hồn dường như vỡ vụn, tan nát khi nhìn vào thực tế, “anh đã bị giàng buộc” bởi nghĩa tình chồng vợ với một người phụ nữ…và em cũng vậy. Tôi chợt nhớ câu thơ:
“ta nghe ý sóng từ thơ bé
Một nửa tràn vui, nửa quặn đau”
Vui và hạnh phúc khi tìm được 1 tri kỷ, 1 cõi lòng, 1 tâm hồn đồng điệu, nhưng quặn đau vì hoàn cảnh trái ngang, đau khổ. Ân tình giữa tình cảm và lý trí như đang giằng xé, đang trong cảm giác chơi vơi đến vô cùng. Điều ước trong cõi lòng anh đang là nỗi trăn trở, là sự nuối tiếc, nỗi niềm đau đáu trong 1 tình yêu đầy ngang trái.

Anh sẽ cố quên khung trời hoa mộng
Ngày hè bên em tình mình đến rất nhanh
Anh sẽ cố quên
Lần đầu mình đến bên nhau
Rộn ràng như đã dấu yêu từ thuở nào.


Tác giả đang đi trên bờ mộng tưởng, tâm hồn ngóng vọng về 1 thủa “không giàng buộc”. Anh sẽ cố quên khung trời hoa mộng, khung trời yêu thương đầy cảm xúc, cố quên đi tình cảm dành cho em trong cơn sóng lòng đầy trăn trở…Anh sẽ cố quên lần đầu mình đến bên nhau, rộn ràng như đã dấu yêu từ thủa nào. Trạng thái đối lập giữa: lần đầu- từ thủa nào như càng khẳng định thêm chất tình đang cháy bỏng trong hai trái tim khao khát yêu thương. Lần đầu gặp nhau nhưng tựa hồ như quen nhau từ thủa xưa và niềm dấu yêu từ lâu lắm rồi, em như 1 phần trái tim anh tự bao giờ. Đằng sau sự cố quên ấy là 1 trái tim ấp áp, nồng nàn và rực lửa, là tiếng lòng xôn xao, rung động, là dòng cảm xúc mênh mang…
Tuy nói rằng cố quên em, cố chôn chặt hình bóng em vào góc sâu tâm hồn, nhưng thực tại, anh vẫn thấy được tình cảm của em, tâm hồn em, giọng nói, tiếng cười em, anh thấy được trái tim em đang yêu anh như chưa từng được yêu:

Em đến với anh với tất cả tâm hồn
Anh đến với em với tất cả trái tim
Ta đến với nhau muộn màng cho đớn đau
Một lần cho mãi nhớ thương dài lâu.

Hai trái tim cùng nhịp đập, cùng đến với nhau bằng cả tâm hồn. Em đến với anh bằng tất cả tâm hồn, bằng niềm rung động thiết tha. Lời hát thể hiện cao trào tình cảm cuồng nhiệt của hai nhân vật trữ tình. Lúc này, hai trái tim như muốn trao cho nhau những đợt sóng tình cảm bất tận…Ta đến với nhau muộn màng trong đớn đau, nhưng chỉ một lần như vậy cũng làm cho hai trái tim luôn nhớ về nhau, “nhớ thương dài lâu” trong suốt cả cuộc đời.
Giọt tình nồng trong lời hát cứ ngân nga, làm trái tim ta cũng như tan ra thành muôn mảnh trong niềm đớn đau, tiếc nuối. Cảm xúc trữ tình của lời hát sâu sắc mà lan tỏa, gợi mở nhiều suy tư cho người đọc chúng ta. Đó là sự trải rộng tấm lòng tha thiết, bồi hồi của một tình yêu đằm thắm, dạt dào. Tuy ta đến bên nhau muộn màng nhưng cũng để lại niềm yêu thương mãi mãi, để lại sự thấm đượm một tình yêu vơi đầy. Lời hát đưa ta về một bến bờ yêu thương trong mộng tưởng.
Đó chính là một mối tình nức nở giữa âm u, một hồn đau rã rời trong sương khói, lời yêu hồi hộp giữa không trung, đong đầy cả niềm yêu và ý nhớ cả 1 vùng trời, 1 trái tim trong 1 trái tim.


Trong đôi mắt anh em là tất cả
Là niềm vui, là mộng ước trong thoáng giây
Anh sẽ cố quên, rằng mình đã đến trong nhau
Nồng nàn như đã dấu yêu từ thuở nào.

Kết lời bài hát, vẫn là lời yêu thương thẳm sâu trong trái tim anh dành cho em, em vẫn là tất cả, là niềm vui và niềm hạnh phúc, là mộng ước trong tim anh, dù chỉ là “thoáng giây” nhưng cũng đủ để cho anh nhớ suốt đời.
Dù anh nói anh sẽ cố quên em nhưng tiếng lòng trong anh thì không thể nào quên em được. Trong tim anh vẫn luôn có em, trong tim em cũng luôn có anh, và mình có nhau trong một phạm vi cho phép, trong 1 góc nhỏ nơi trái tim.
Anh sẽ chẳng cố quên em đâu, bởi vì việc đó thật vô nghĩa, anh đang cố quên em có nghĩa là anh đang nghĩ về em rất nhiều. Tình cảm trong anh vẫn mãi nồng nàn, da diết, tha thiết, như đã dấu yêu từ thủa nào..........
Anh đang cố tạo khoảng cách, nhưng dù khoảng cách có xa đến đâu, có dài đến đâu thì em vẫn luôn gần anh như chính nhịp đập và hơi thở trái tim anh vậy. Chúng ta vẫn luôn có nhau trong cuộc đời này và hãy để tình cảm đó như dòng nước mát lành thấm vào hồn anh dịu ngọt.
[video=youtube;Yw2MffJRkQA]http://www.youtube.com/watch?v=Yw2MffJRkQA[/video]
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình có rất nhiều cảm xúc và cảm nhận về xuan.nguyen82 cũng như thơ của em nhưng chẳng biết viết thế nào cả...
...
 
Chiếc Võng


- F.Kitagava-


Mắc vào bẫy nhện chăng
Con bướm con
Dãy dụa chết
Trong lưới tơ rất mỏng

Cũng thế, anh
Đung đưa trên chiếc võng
Tình yêu em giăng
Đung đưa và hy vọng...

(bản dịch của Thái Bá Tân)



Bài này em thấy rất hay, bác nào viết cảm nhận xem sao
 
Khi viết cảm nhận về bất kỳ một vấn đề gì, người viết phải có cảm xúc về chủ đề, chủ thể hoặc điều mà người ta bộc lộ xúc cảm. Tigon đưa 1 câu lên: "các bác viết cảm nhận xem sao" nghe đã….cụt hết cả hứng mà viết roài. Hic
Tuy nhiên, mình cũng viết vài dòng “xem sao”. (Dù không có cảm hứng lắm...hihi)

- F.Kitagava-
Mắc vào bẫy nhện chăng
Con bướm con
Dãy dụa chết
Trong lưới tơ rất mỏng

Cũng thế, anh
Đung đưa trên chiếc võng
Tình yêu em giăng
Đung đưa và hy vọng...

(bản dịch của Thái Bá Tân)


Trong mọi ngôn ngữ, thì đề tài tình yêu là đề tài chính yếu và vĩnh cửu, Tình yêu hạnh phúc là tình yêu mà đôi lứa yêu nhau tự nguyện, yêu và được yêu, yêu hết mình, yêu thắm thiết…tất cả trạng thái tình cảm về tình yêu được khai thác một cách triệt để. Thì ở bài thơ "Chiếc võng" cũng thể hiện 1 phần sắc thái của tình yêu như vậy:

Bốn câu đầu không giới thiệu hoàn cảnh mà đi thẳng vào sự việc rất đời thường.
Mắc vào bẫy nhện chăng
Con bướm con
Dãy dụa chết
Trong lưới tơ rất mỏng

Tôi vẫn thường băn khoăn tự hỏi: nhện không biết bơi cũng chẳng biết bay, vậy tại sao lại có thể mắc được những “tấm lưới trên không trung”?
Hóa ra, phần cuối bụng của nhện có "máy dệt", tơ nhện chính là được tuôn ra từ trong lỗ nhỏ của máy dệt. Khi vừa tuôn ra còn là một loại "keo dán" rất dính. Khi nó tiếp xúc với không khí thì lập tức trở nên cứng và trở thành tơ.
Cũng giống như con người muốn đi qua bên kia sông thì phải bắc cầu, nhện khi muốn bò đến bờ bên kia sông thì nó phải mắc "cáp trời".
Khi côn trùng bị mắc vào mạng nhện thì coi như là cuộc chơi sinh mệnh của chúng đã đến hồi kết thúc. Khi con mồi bị dính vào mạng nhện ở vùng tơ dính, không thể nào mà thoát ra khỏi được cái bẫy rất mỏng nhưng vô cùng dai chắc...
Bốn câu thơ rất ngắn nói về sự việc một con bướm con bị mắc vào “bẫy nhện chăng” đang “dãy dụa chết” trong “lưới tơ rất mỏng”. Một con bướm con chưa qua hết vòng đời để trở về hóa kiếp bướm đã bị dính vào lớp mạng nhện, đôi cánh mỏng manh như yếu ớt dãy dụa, càng dãy thì sợi tơ nhện càng dính chặt. Khi đã vướng vào lưới thì chỉ có một con đường duy nhất là: cái chết. Thương thay thân phận con bướm nhỏ!
"Thương thay cánh bướm lạc loài
Vưỡng vào tơ nhện gỡ hoài chẳng ra
Bướm xinh, bướm nhỏ ra ma
Tiễn đưa cánh bướm về vườn hoa...với trời!"

Bốn câu thơ cuối như khắc họa rõ nét hơn, mượn hình ảnh lưới nhện giăng ở trên mà nói đến “lưới tình”:
Cũng thế, anh
Đung đưa trên chiếc võng
Tình yêu em giăng
Đung đưa và hy vọng...

Giờ em giăng lưới tình, với mong muốn cột chặt anh trong bóng hình, đung đưa như những sợi tơ vàng óng ánh. Trong không gian bao la, lưới tình em như tỏa sáng, bao nhiêu người mong muốn vướng vào lưới tình đó…em tạo niềm hy vọng trong từng đường tơ, từng ô cửa nhỏ nơi trái tim.
Chớm đông, gió lạnh, thu tàn, hay dưới ánh trăng huyền ảo lung linh em đã đan lưới tình, từng sợi nho nhỏ xinh xinh, em gom tất cả tâm hồn và tình yêu lung linh của em đặt vào đó. Sợi ngọt ngào thương yêu, xen lẫn dịu dàng trong từng đường tơ mỏng manh. Từng sợi em thả cả nắng chiều hay thấp thoáng những điều mộng mơ trong từng sợi tơ tình mong manh. Anh đã “đung đưa trên chiếc võng” hay đang đung đưa trong lưới tình em giăng.
Sợi này bay bổng vần thơ
Ru hồn ao ước ngẩn ngơ chốn này
Sợi này gài thảm cỏ cây
Hương quê phảng phất đắm say lòng người
Sợi này cài đoá hoa tươi
Điểm thêm một chút nụ cười ấp e
Sợi này em nhúng bùa mê
Đến gần người thích chẳng chê tẹo nào
.
Ở khổ thơ đầu, hình ảnh con bướm con bị chết trong lưới nhện mỏng manh, còn ở khổ thơ thứ 2 và cũng là khổ cuối thì hình ảnh con người đang “muốn” được chết trong lưới tình của cô gái. Giữa cái bị chết và muốn chết là 2 trạng thái đối lập.
“Lưới tình lấp lánh như sao
Ai qua đều muốn được vào lưới em”
Câu cuối có dấu ba chấm như nốt lặng, như còn có nhiều điều muốn nói…kết thúc bài thơ mà lại như không kết thúc. Bài thơ mở ra một niềm hy vọng trong tình yêu của chàng trai và cô gái. Đó là niềm tin, là nhịp sống yêu thương của “lưới tình” như tơ nhện:

Tức cảnh sinh tình, mình viết bài thơ dưới đây và lấy đó làm cái kết của bài viết này:

“Nhện kia giăng lưới bắt mồi
Còn em giăng lưới bắt người em yêu
Lưới tình giờ đã liêu xiêu
Xem trăng âu yếm có chiều lả lơi
Lưới tình em thả chút thôi
Để anh hy vọng ngàn đời có nhau”.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cảm nhận về bài thơ: "Đôi dép"

Bài cảm nhận này mình viết xong trước ngày vào viện, hôm nay mới post lên được. Gửi tặng những bạn yêu thích bài thơ này.

Tình yêu như vườn hoa đầy hương sắc và là nguồn cảm hứng sáng tác dạt dào của biết bao thế hệ nhà thơ. Những hình tượng về tình yêu trong thi ca luôn đẹp và ngời sáng bởi những ngôn từ được chắt lọc, được gọt dũa tỉ mỉ…Khi có tình yêu, cuộc sống trở nên đậm đà hương vị và có ý nghĩa biết bao nhiêu. Cũng là bài thơ về tình yêu, nhưng đến với bài thơ “Đôi dép” của tác giả Nguyễn Trung Kiên, ta cảm nhận được những tình cảm bình dị nhưng vô cùng sâu lắng, thiết tha:

Cảm giác nhớ nhung, những nỗi nhớ da diết, vẹn tròn được thể hiện ở ngay khổ thơ đầu tiên với hình ảnh về “đôi dép”. Nỗi nhớ thật lạ, khi chợt đến khiến ta ngỡ ngàng, khiến ta chìm trong một nốt trầm xao xuyến. Khi có tình yêu trong trái tim thì tất cả những gì mộc mạc, thân thương, gần gũi, hay dù có nhỏ bé tầm thường cũng có thể biến thành thơ, thành những giai điệu tình yêu muôn màu sắc:
“Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ.”
Cuộc sống như một bản nhạc dài mà đôi lúc ta cần dừng lại như một nốt lặng để ngẫm nghĩ, để lắng nghe yêu thương từ những điều bình dị, quen thuộc. Hình ảnh “đôi dép” là hình ảnh ẩn dụ, mang linh hồn và tình yêu của anh và em:
“Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước?
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau.

Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác
Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia”.

Câu hỏi mà như không hỏi khiến lòng ta như xao xuyến bồi hồi trước một tình yêu tự nhiên như đã có từ kiếp trước: “Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ? Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước?” Tình yêu giống như một phức điệu đa thanh với những cung bậc trầm bổng lạ kỳ, nơi gặp gỡ của tình yêu chính là trái tim đầy xúc cảm và cũng thật kỳ lạ …Anh và em đã gặp gỡ từ bao giờ? Đã có duyên kỳ ngộ từ kiếp nào mà nay đã đến bên nhau, chẳng bao giờ “rời nhau nửa bước” dẫu cuộc sống với nhiều thăng trầm và gian khổ. Ta cùng nhau “gánh vác những nẻo đường xuôi ngược”, những nẻo đường ta cùng nhau đi tới cuối cuộc đời, mỗi bước đi như mang nặng nghĩa tình, mang nặng yêu thương…Cảm giác hạnh phúc khi được cùng nhau “lên thảm nhung” hay “xuống cát bụi”…câu thơ sử dụng hình ảnh đối lập “lên thảm nhung”-“xuống cát buị” để nhấn mạnh ý nghĩa của một tình yêu trọn vẹn, vuông tròn giữa cuộc đời đầy bão táp. Cuộc sống không có con đường nào trải đầy hoa hồng hay nhung lụa, mà luôn phải trải qua chông gai và thử thách. Ta cùng nhau chia sẻ đắng cay gian khổ của cuộc đời, chia sẻ niềm vui hạnh phúc, cùng trải qua nỗi niềm đau khổ đến tột cùng “cùng bước, cùng mòn không kẻ thấp người cao”, “cùng chia sẻ sức người đời chà đạp”. Lời thơ giản dị nhưng vô cùng chân thành và ý nghĩa. Đôi dép là vật vô tri vô giác mà còn biết “chung thủy” với nhau như thế, thì đôi lứa với nhau phải như thế và hơn thế. Gắn bó trọn đời bên nhau, gian khổ, vất vả cùng chia; đắng cay, ngọt bùi cùng hưởng. Sống chết có nhau. Luôn luôn phụ thuộc vào nhau. Anh không thể sống thiếu em và em cũng không thể nào sống thiếu anh, vì đó là luật định của Tạo Hóa đã ban cho con người chúng ta từ bao đời nay rồi. Từ “cùng” được lặp đi lặp lại đến những năm lần trong hai khổ thơ thật hay nhấn mạnh đến sự gắn bó bên nhau của tình yêu trong mọi nẻo đường đời.Giữa bộn bề cuộc sống, đôi khi ta tự hỏi: Cuộc sống này sẽ đi về đâu? Sống để làm gì? Trong cả một kiếp người, không ai là không phải trải qua những giây phút khó khăn cùng cực: những bi quan, đau khổ, mất niềm tin; những lo toan, mất mát, và những giọt nước mắt muộn phiền là những điều gắn liền với cuộc đời của một con người. Nhưng ta sẽ cảm nhận được giá trị hạnh phúc đích thực với người mình yêu thương luôn bên cạnh mình trong cuộc sống. Và : Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác. Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia. Ta chỉ có nhau là duy nhất dù cuộc sống có muôn vàn thử thách vẫn mãi ở bên nhau…
“Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh”

Nếu rủi thay, đến một thời điểm nào đó mà một chiếc dép bị hư, bị đứt và buộc phải thay thế bằng một chiếc khác để mang thì người mang vẫn cảm nhận được một sự “ngờ ngợ” nào đó, vẫn cảm thấy sự khác lạ ấy,
Sự độc đáo ở bài thơ này là hình ảnh về “đôi dép”, đây là hình ảnh để bày tỏ ý nghĩa về tình cảm, tình yêu thương đôi lứa. Cuộc đời con người là hữu hạn, nếu như cuộc sống vì lý do nào đó mà khiến “một chiếc dép mất đi”, khiến ta xa nhau thì mọi thứ cũng chẳng bao giờ có thể thay thế được, bởi: “Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng”, Khi ta vắng nhau, cảm giác chơi vơi, chênh vênh và hụt hẫng:
“Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh.”
Cho dù có người thay thế, với một người khác thì trong lòng vẫn cảm thấy có một khoảng trống không có gì có thể lấp đầy được, vẫn cảm nhận rất rõ sự hụt hẫng, sự khập khiễng từ trong trái tim mình.
Tác giả đã sử dụng những từ “khập khiễng”, “hụt hẫng”, “chênh vênh” thật đắt giá để lột tả được nỗi nhớ nhung, sự trống vắng trong lòng người ở lại khi người kia vắng bóng. Từ “nghiêng” trong câu thơ“Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía”. “Nghiêng” ở đây không chỉ nói đến sự thiếu cân bằng của cơ thể khi đi hai chiếc dép cũ-mới khác nhau, nhưng “nghiêng” ở đây là tình cảm, là trái tim người còn ở lại cứ “nghiêng” về phía người đã ra đi, dẫu đã có người khác thay thế bên cạnh rồi. Không ai có thể bù đắp được cái sự hụt hẫng nầy cả. Phải chăng đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, mầu nhiệm mà Tạo Hóa đã đặt để trong lòng của những đôi lứa yêu nhau?
Tình yêu là vậy, là những gì đẹp đẽ nhất, thơm hương nhất, là mùa cho chim về làm tổ, là bình sữa ngọt, là nguồn sống dạt dào…nhưng nếu thiếu nhau, mọi thứ chỉ còn là bóng tối. Bởi hạnh phúc nhất của con người là có người bên cạnh để ấp ủ yêu thương, để sẻ chia gian khó:
“Tay ta nắm lấy tay người
Dẫu qua trăm suối, ngàn đồi cũng qua”
(Ca dao)
Với sự tinh tế và cảm nhận sâu sắc, tác giả thấy được một tình yêu tha thiết chân thành giữa muôn trùng cuộc sống. Chẳng ai có thể thay thế được anh và em trong trái tim nhau, bởi tình yêu là sự gắn kết không thể nào chia cách. Dẫu bên cạnh có người thay thế nhưng trong lòng vẫn nao nức sáng lên bởi sắc màu của nỗi nhớ nhung, của tình yêu. Một tình yêu đích thực phải chứa đựng tình thương, phải có thái độ muốn hiến tặng và chia sẻ để nâng đỡ cuộc đời nhau và không chia cắt:

“Đôi dép vô tri khăng khít song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó nhau vì một lối đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia ...”

Bài thơ được kết thúc như một “tuyên ngôn” mạnh mẽ về tầm quan trọng của cuộc sống và tình yêu: Ta không thể sống thiếu nhau!, và khẳng định thêm về một tình yêu sắt son và chung thủy:
“Đôi dép vô tri khăng khít song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
….Tình yêu là nốt lặng, là lời yêu không thể diễn tả, không thề nguyện, không ước hẹn, không nói tiếng yêu thương bằng lời nhưng từ trái tim yêu thương của anh và em thì lời tình yêu đang trào dâng mãnh liệt, và như dòng nước thơm lành, mát dịu cho ta đắm chìm trong sự chân thật của tình yêu.
Ta cũng không thể thiếu nhau trong cuộc đời này, dưới vòm trơì đầy yêu thương là tình yêu của em dành cho anh, anh dành cho em và ta dành cho nhau:
“Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó nhau vì một lối đi chung”
Cuộc sống này cho ta rất nhiều thứ mà đôi lúc vì tự thương thân quá mức, ta không thể nhận ra: Những thất bại cho ta kinh nghiệm quý báu, những khó khăn cho ta sức mạnh của nghị lực, những mất mát khiến ta biết quý trọng gìn giữ những gì ta đang có, nước mắt sẽ làm nụ cười thêm rạng rỡ, nỗi bất hạnh mở ra những khát khao hướng về ánh sáng của niềm hạnh phúc, và sự ganh ghét, ích kỷ, thù hận sẽ càng làm cho ai đó mong mỏi mãnh liệt được yêu thương. Dù ta có được mọi xa hoa của vật chất và danh vọng, cuộc sống này vẫn sẽ là vô nghĩa nếu ta không có nhau, không có tình yêu thương, niềm hy vọng, không có sự thủy chung gắn bó:
“Đâu đây trong cuộc đời thường
Của em ngày tháng vui buồn có anh”….
Lối đi chung của anh và em là lối đi của tình yêu mãnh liệt…
“Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia ...”
Anh và em thầm lặng bên nhau trong cuộc đời, chia sẻ nỗi niềm trong vất vả đau thương hay những niềm vui của cuộc sống. Nhưng ta sẽ không thể bước tiếp nếu thiếu nhau trong cuộc sống này. Người ta yêu nhau để ở bên nhau, để chở che, chăm sóc lẫn nhau. Vì người ta yêu nhau, người ta muốn chia sẻ tình yêu của mình. Tình yêu là một điều diễn biến liên tục, chẳng biết khi nào sẽ dừng lại. Nhưng những khoảnh khắc tưởng như vô hình và nhẹ bẫng ấy, đôi khi lại là điều chúng ta phải tìm kiếm cả cuộc đời.

Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình, đầu tiên không gì bằng lời, tha thiết không gì bằng thanh, sâu xa không gì bằng nghĩa: : Vậy đối với thơ: tình là gốc, lời là cành, thanh là hoa, nghĩa là quả ..Bài thơ “Đôi dép” đã làm nên sự cảm động bởi sự sâu xa, tha thiết của từ ngữ, ý nghĩa. Nếu thơ ca thiếu tình cảm chân thật thì không thể phản ánh tình cảm yêu ghét rõ ràng, và tác phẩm nào, ngôn từ nào ngôn ngữ trống rỗng, nhạt nhẽo thì không thể cảm động lòng người được. Với những lời thơ đầy xúc cảm, và ngôn từ chân thật, không trau truốt chính là hồn thơ đẹp và tình thơ đẹp trong bài thơ: “Đôi dép”.


 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hihi, lâu lâu rồi không viết cảm nhận gì. Ngày mai mình đi thi nấu ăn rồi. Mình làm món: xôi gấc, gà, gà luộc, vó cần, canh ngao, và thịt bò cuộn nấm kim châm....Cổ vũ chị em là chính chứ không mong đạt giải đâu...
Lời bình cho món ăn của mình đây, hy vọng đạt giải lời bình thôi, còn nấu ăn thì may mắn có được giải "khúc khích"- khuyến khích không ta?

"Quê hương là gì hả mẹ
Mà sao cô giáo dạy phải yêu?
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ thật nhiều”

Chúng ta ai cũng có quê hương, nơi chôn nhau, cắt rốn, nơi chứa đầy tình yêu thương ấm áp. Nơi có lũy tre xanh, có “hương lúa nếp thơm nồng”,

Đã là người Việt Nam, chẳng ai lại xa lạ với hương lúa nếp, với món xôi–cái món ăn giản dị nhưng cũng thật tinh tế và đầy ý nghĩa mà ta có thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Món ăn tôi thể hiện ngày hôm nay là xôi gấc. Linh hồn làm nên đĩa xôi này chẳng đâu xa lạ mà lại là thứ vật phẩm gần gũi của quê nhà: gạo nếp thơm, gấc đỏ…. Chính từ quan niệm về màu đỏ là màu hạnh phúc biểu trưng cho mặt trời, cho chất Dương trong vạn vật nên chẳng biết từ bao giờ, xôi gấc đã không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Cũng như câu đối hồng điều xưa dán trên hàng cột, như tấm phong bao mừng tuổi óng ánh trang kim trên nền giấy đỏ, đĩa xôi gấc gần như một thành phần đương nhiên phải có của lễ vật người trần dâng tới thần linh, tổ tiên với nguyện ước vuông tròn. Hướng về nguồn cội, hướng về truyền thống của người Việt Nam tôi cũng làm nên đĩa xôi thắm đượm linh hồn của quê hương. Cuộc sống của dân tộc vốn xuất phát từ cội rễ là nền văn minh lúa nước, những thức xôi hiện hữu khắp mọi nơi chốn, trở thành quá đỗi quen thuộc với các lứa tuổi. Chắc khó ai đong điếm nổi trên dải đất ven bờ biển Đông có bao nhiêu loại xôi, giản dị là xôi trắng, dễ làm là xôi đậu đen, đậu xanh, cầu kỳ là xôi dừa, xôi xéo,…

Để làm xôi gấc đúng cách cũng không có gì phức tạp, chỉ cần chọn mua quả gấc thật ngon, chín tới mức khi còn ở trên dàn cây, người hái mới động tay kéo xuống quả đã rời cành, nhưng chưa tới mức quá già để nứt vỏ. Điều này hình như cũng giống như mọi lẽ đời, niềm vui chỉ thật trọn vẹn khi biết đợi chờ và cũng đừng để lỡ. Xôi gấc cố nhiên đã chứa đựng vị dẻo thơm của cánh đồng lúa nếp, có màu đỏ tươi tắn của ánh dương ngày mới, nhưng thêm vào đó, xôi gấc còn chứa đựng đủ vị bùi, béo, ngậy... rất đặc trưng của quả gấc. Bản thân xôi gấc, từ bao đời nay, đã là một hình ảnh biểu trưng cho hạnh phúc, biểu trưng cho tính cách mềm mại, ôn hòa của người phụ nữ Việt Nam.
Để có 1 con gà đẹp bày cùng đĩa xôi, người nội trợ cần chọn gà rất kỹ: con gà (sống hoặc mái tơ) mào phải đỏ tươi nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, da căng vàng ức đầy. Xôi gà là món ăn quen thuộc và mang đậm chất dân tộc. Cũng như mâm cỗ ngày tết không thể thiếu món gà luộc. Gà ngậm bông hồng đầu ngẩng cao kiêu hãnh, thể hiện ước mong về cuộc sống no đủ, ấm áp và vươn xa.

Bên cạnh xôi gấc và gà, tôi làm món đặc trưng của miền quê trung du chúng ta, đó là vó cần. là món ăn được lưu truyền qua qua nhiều đời, đến nay vẫn hấp dẫn thực khách. Nguyên liệu chính để làm nên món này là rau cần, thịt ba chỉ và bánh đa mật. món ăn sẽ thiếu hấp dẫn khi thiếu vị chua của chanh và cay cay tê tê của ớt. Rau cần trắng nhặt hết rễ và lá, rửa sạch, chẻ đôi những cọng to, nghiêng dao thái vát thành miếng dài chừng hai đốt ngón tay (hai đầu đều vạt ống). Bánh đa mật đường (chưa nướng) cắt nhỏ cỡ ngón tay rán giòn xoắn lại như phoi bào gỗ. Thịt ba chỉ (cả bì) đem luộc chín thái mỏng, vừng rang, lạc rang giã dập. Tất cả các thứ trên cho vào trộn đều, cho thêm giấm, đường, nước mắm, nếm vừa khẩu vị. Bày lên đĩa, trên mặt nộm rắc thêm rau thơm. Nhìn đĩa nộm đã thấy hấp dẫn. Khi ăn thấy có đủ hương vị thơm giòn của cọng cần, bùi béo của vừng lạc, ngọt ngọt của đường, chua chua của giấm, giòn tan, béo, ngọt của bánh đa quyện với dẻo thơm của bì, thịt mỡ ba chỉ lại điểm một chút rau thơm, ……. nó giống như các gia vị làm nên cuộc sống: có đủ sự cay đắng ngọt bùi…mà người phụ nữ sẽ nếm trải trong cuộc đời. Bánh đa trong món vó cần là bánh đa mật mà chỉ có ở đất Bình Xuyên, bánh đa mật không giống như các loại bánh đa khác, ngọt mà không gắt, giòn mà không nát, mà ai mỗi lần thưởng thức cũng sẽ nhớ mãi không quên.

Một trong những món ăn ưa chuộng của người Việt là canh ngao, ngao nấu đậu rau răm. Canh ngao đậu hũ không chỉ ngon, bổ dưỡng mà còn ít calo rất thích hợp cho những người muốn giảm cân. Đặc biệt khi thời tiết chuyển se lạnh, bát canh nóng, ngào ngạt mùi gừng sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn. Với vị ngọt từ thịt ngao, cùng mùi thơm của rau răm, mát của đậu phụ, món ăn này tượng trưng cho sự nhẹ nhàng, tinh tế mà cũng thể hiện được sự ngọt ngào của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình.

Nấm từ lâu được biết đến là một món ăn bổ dưỡng trong ẩm thực phương Đông. Nấm vừa dễ ăn, dễ tiêu hóa và còn có tác dụng rất tốt cho cơ thể như phòng ngừa ung thư, làm đẹp cho da, chống lão hóa… Có rất nhiều loại nấm, mỗi loại có một hương vị riêng và có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Nhưng phải kể đến một số loại thông dụng giàu chất protein tốt cho sức khỏe như: nấm Linh Chi, nấm rơm, nấm kim châm, nấm Tiên, nấm hương… mỗi loại đều có thể nấu canh, xào, làm súp, salat đến làm lẩu đều nhiều chất dinh dưỡng. Nấm kim châm có nhiều kẽm và kali nên rất hữu ích cho người già và bệnh nhân tăng huyết áp. Loại nấm này cũng chứa một chất có tác dụng chống ung thư rất hiệu quả.
Ngoài ra nó còn có nhiều loại vitamin như B1, B2, C, PP, E và các acid amin cần thiết cho sự phát triển cơ thể, trong đó đặc biệt nhiều lysine (hàm lượng cao gấp đôi so với nấm mỡ), rất cần cho quá trình sinh trưởng, cải thiện chiều cao và trí lực của trẻ em. Vì thế, loại nấm ăn này còn được gọi là “Tăng trí cô” (nấm tăng cường trí lực).

Thịt bò cuộn nấm kim châm hiện nay khá phổ biến cho các bà nội trợ. Vị mát và thanh của nấm kết hợp với vị nóng của bò là món ăn biểu trưng cho tình cảm vợ chồng gắn bó, biểu trưng cho sự ấm áp, đoàn viên, cuộn vào nhau như sự gắn kết lâu bền trong cuộc sống.

Sau mỗi bữa ăn, chúng ta thường ăn hoa quả tráng miệng, mỗi một loại quả đều có chất dinh dưỡng hoặc ý nghĩa khác nhau. Tôi chọn quả cam, Cam vừa có vị ngọt, vừa có vị mát, vừa mang 1 cái tên ý nghĩa và có bóng dáng người phụ nữ Việt Nam trong đó. Người phụ nữ Việt Nam luôn ngọt ngào và nhẹ nhàng, e ấp như vị của quả cam, và cam chịu, nhẫn nại để xây đắp gia đình và cuộc sống của mình.

Lời kết: Mỗi một món ăn đều mang 1 ý nghĩa khác nhau, nhưng trên hết phải là linh hồn của món ăn, tâm trí, tình cảm của người đầu bếp, tôi không phải là đầu bếp giỏi, nhưng tôi luôn chế biến món ăn với tất cả tình yêu thương và gửi gắm tâm trí mình trong đó. Cuộc sống luôn luôn vận động không ngừng, mỗi người phụ nữ sẽ có cách thêm bớt gia vị cho món ăn hay cho cuộc sống của mình được tốt đẹp hơn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lâu lắm rồi mới thấy Box này
 
Web KT
Back
Top Bottom