LearnExcel
Thành viên thường trực




- Tham gia
- 7/8/06
- Bài viết
- 292
- Được thích
- 519
Hôm rồi tôi mới làm có dự án cá nhân liên quan tới CSDL có số lượng bản ghi lớn (hơn 4000/ ngày), thấy khá thú vị nên chia sẻ cho anh em nào cần:
Khi triển khai các ứng dụng liên quan tới CSDL, ta sẽ xem xét mô hình giao diện và dữ liệu tách biệt (front end, back end)
Front end, với anh em GPE thì đương nhiên là Excel rồi
Back end, nơi lưu chứa dữ liệu, lựa chọn ban đầu là lưu trong 1 table trong sheet Excel, tuy nhiên hạn chế của Excel là nếu số lượng bản ghi vượt 1,048,576 thì bạn phải tìm kiếm CSDL chuyên nghiệp hơn.
Access là lựa chọn tiếp theo vì tích hợp sẵn và khá là tiện dụng, thân thương. Các cao thủ có rất nhiều bài về CSDL Access rồi.
Tuy vậy, nếu làm việc trong 1 Desktop hay mạng LAN thì Access hoàn toàn là OK. Hiện nay dịch vụ Cloud như Dropbox, Google Drive, Onedrive nở rộ, share CSDL Access lên cloud cũng OK, nhưng nếu có 2 người dùng trở lên truy cập vào CSDL thì ác mộng bắt đầu xuất hiện, đó là vụ Conflict, khi mấy dịch vụ cloud nó sync thì không biết theo lệnh của ông nào, ghi hay xóa đây.
Do đó ta cần 1 CSDL chuyên nghiệp hơn.
Theo trang https://db-engines.com/en/ranking
Một trong những lựa chọn hàng đầu hiện nay là MySQL và MariaDB, và mariaDB thì thích hơn vì hoàn toàn miễn phí và được khen là nhanh. (MySQL cũng có bản community nhưng do Oracle kiểm soát)
Ta có thể cài MariaDB lên desktop nhưng hay hơn là nên NAS, còn không thì mua một cái Raspberry Pi (khoảng 1 triệu cho Pi3 + 1 thẻ nhớ 16GB) là ta đã có thể có 1 server để test dự án Excel + MariaDB rồi.
tạm hết phần mở bài, hôm nào có thời gian biên tiếp.
Mô hình thông dụng nhất là ta có:
+ 1 thẻ microsd (https://www.lazada.vn/products/the-...2gb-95mbs-new-2017-i102215097-s102661438.html) thẻ này tốt giá ổn so với hiệu năng.
+ 1 bộ nguồn 5VDC - 2.5A trở lên (http://hshop.vn/products/nguon-chinh-hang-cho-raspberry-pi-3-5v-2-5a
+ 1 dây mạng LAN nối Pi với Router.
+ Thêm 1 Android /IOS phone có cài Fing (option)
Chuẩn bị phần mềm (chạy trên Windows)
Phần công cụ gồm:
https://www.7-zip.org/download.html
https://etcher.io/ ;
https://sourceforge.net/projects/win32diskimager/
https://rufus.akeo.ie/
https://winscp.net/eng/downloads.php#putty
https://www.chiark.greenend.org.uk/~sgtatham/putty/latest.html
https://www.termius.com/
https://winscp.net/eng/download.php
Các phần mềm trên đều có bản cài đặt hay bản portable dùng ngay, tùy khẩu vị.
HĐH của Pi

Khi triển khai các ứng dụng liên quan tới CSDL, ta sẽ xem xét mô hình giao diện và dữ liệu tách biệt (front end, back end)
Front end, với anh em GPE thì đương nhiên là Excel rồi
Back end, nơi lưu chứa dữ liệu, lựa chọn ban đầu là lưu trong 1 table trong sheet Excel, tuy nhiên hạn chế của Excel là nếu số lượng bản ghi vượt 1,048,576 thì bạn phải tìm kiếm CSDL chuyên nghiệp hơn.
Access là lựa chọn tiếp theo vì tích hợp sẵn và khá là tiện dụng, thân thương. Các cao thủ có rất nhiều bài về CSDL Access rồi.
Tuy vậy, nếu làm việc trong 1 Desktop hay mạng LAN thì Access hoàn toàn là OK. Hiện nay dịch vụ Cloud như Dropbox, Google Drive, Onedrive nở rộ, share CSDL Access lên cloud cũng OK, nhưng nếu có 2 người dùng trở lên truy cập vào CSDL thì ác mộng bắt đầu xuất hiện, đó là vụ Conflict, khi mấy dịch vụ cloud nó sync thì không biết theo lệnh của ông nào, ghi hay xóa đây.
Do đó ta cần 1 CSDL chuyên nghiệp hơn.
Theo trang https://db-engines.com/en/ranking

Một trong những lựa chọn hàng đầu hiện nay là MySQL và MariaDB, và mariaDB thì thích hơn vì hoàn toàn miễn phí và được khen là nhanh. (MySQL cũng có bản community nhưng do Oracle kiểm soát)
Ta có thể cài MariaDB lên desktop nhưng hay hơn là nên NAS, còn không thì mua một cái Raspberry Pi (khoảng 1 triệu cho Pi3 + 1 thẻ nhớ 16GB) là ta đã có thể có 1 server để test dự án Excel + MariaDB rồi.

tạm hết phần mở bài, hôm nào có thời gian biên tiếp.
Mô hình thông dụng nhất là ta có:
- 1 máy PC (Windows + Excel) – cái này khỏi nói.
- 1 đường truyền Home Internet + 1 Router (giá rẻ thường không có IP tĩnh)
- 1 single-board computer (SBC), có vài chục loại, nhưng được đánh giá cao nhất vẫn là Pi 3 B.
+ 1 thẻ microsd (https://www.lazada.vn/products/the-...2gb-95mbs-new-2017-i102215097-s102661438.html) thẻ này tốt giá ổn so với hiệu năng.
+ 1 bộ nguồn 5VDC - 2.5A trở lên (http://hshop.vn/products/nguon-chinh-hang-cho-raspberry-pi-3-5v-2-5a
+ 1 dây mạng LAN nối Pi với Router.
+ Thêm 1 Android /IOS phone có cài Fing (option)
Chuẩn bị phần mềm (chạy trên Windows)
Phần công cụ gồm:
- Giải nén; 7z, zip, Winrar
- Ghi thẻ nhớ: Etcher, Win32 Disk Imager, Rufus, …
- SSH client: Putty, Termius
- SFTP client: WinSCP
https://www.7-zip.org/download.html
https://etcher.io/ ;
https://sourceforge.net/projects/win32diskimager/
https://rufus.akeo.ie/
https://winscp.net/eng/downloads.php#putty
https://www.chiark.greenend.org.uk/~sgtatham/putty/latest.html
https://www.termius.com/
https://winscp.net/eng/download.php
Các phần mềm trên đều có bản cài đặt hay bản portable dùng ngay, tùy khẩu vị.
HĐH của Pi
- dietpi (https://dietpi.com/downloads/images/DietPi_RPi-ARMv6-Stretch.7z) - Khuyên dùng .
- RASPBIAN STRETCH LITE (https://www.raspberrypi.org/downloads/raspbian/)
- Tải file ảnh HĐH về máy PC, giải nén.
- Đưa thẻ nhớ mcroSD vào đầu ghi gắn với PC, nhớ tên ổ đĩa chứa thẻ
- Chạy PM ghi thẻ Etcher, chọn file HĐH đã giải nén bên trên, chọn ổ đĩa, nhấn flash và chờ cho ghi xong.
- Rút thẻ ra khỏi PC và gắn vào Pi
- bật nguồn cho Pi và đợi một lúc cho HĐH cài đặt.
- Tìm dịa chỉ IP của Pi trong mạng ( Dùng Fing trên cellphone hay mở trang quản trị của router ra tìm), ví dụ là 192.168.1.15, ghi lại
- Mở Putty lên kết nối với Pi.

Lần chỉnh sửa cuối: