Chuyện lớn từ chiếc hóa đơn nhỏ (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

laianhtu

Thành viên tiêu biểu
Tham gia
4/1/07
Bài viết
635
Được thích
858
Nghề nghiệp
Finance and Accountancy field, Tax consultant, tax
Thứ Tư, 29/06/2011 - 14:38
Chuyện lớn từ chiếc hóa đơn nhỏ

Mua bán hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) là hành vi phạm pháp. Nhưng vì sao việc "kinh doanh" hóa đơn GTGT vẫn diễn ra sôi động?

hoadonto.jpg

Vài ngày nay, giám đốc một doanh nghiệp dịch vụ hàng hải tại Hải Phòng lo đứng lo ngồi vì 3 tờ hóa đơn GTGT. Trong báo cáo thuế quý 2 năm trước, 3 tờ hóa đơn của doanh nghiệp này có tổng doanh số mua vào trên 1 tỷ đồng. Và giờ thì cơ quan công an yêu cầu làm rõ về 3 tờ hóa đơn ấy, do nghi ngờ chúng bị phát hành khống.
Làm việc với cơ quan công an, vị giám đốc khẳng định doanh nghiệp của ông có giao dịch thực sự với đơn vị xuất hóa đơn trong nhiều năm qua. Với 3 tờ hóa đơn này, doanh nghiệp của ông có hợp đồng giao dịch, có chuyển tiền thực hiện hợp đồng để nhận lại các hóa đơn GTGT của hợp đồng ấy. Nhưng với cơ quan công an thì sự việc không đơn giản như vậy. Xác minh cho thấy, dù hợp đồng và giao dịch giữa hai doanh nghiệp là bình thường về thủ tục nhưng đơn vị xuất hóa đơn không chứng minh được nguồn gốc hàng hóa họ đã chuyển cho đơn vị mua. Họ cũng không xuất trình, không lưu được lệnh giao hàng hay phiếu xuất kho cho người nhận hàng. Không có hàng hóa, dịch vụ mà vẫn có hóa đơn là biểu hiện của giao dịch không có thực. Thế nên, dù có "cãi" thế nào thì vị giám đốc doanh nghiệp vẫn khó thuyết phục được cơ quan công an.
Việc xuất hóa đơn GTGT không đi kèm với giao dịch thực rõ ràng là bất hợp pháp. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp oái oăm mà nếu không có "biện pháp" xử lý thì doanh nghiệp không còn lãi, hoặc thậm chí chỉ có lỗ. Chẳng hạn, trong ngành vận tải hàng hóa đường bộ hiện tại, khoản “làm luật” - tiền chi trên đường vận tải - là loại chi đương nhiên của doanh nghiệp mà ai cũng biết, nhưng trên thực tế thì chẳng ai dám hạch toán. Tiền môi giới chi cho người tìm nguồn hàng chuyên chở giúp doanh nghiệp, các loại phí lặt vặt như tìm container, ra vào cảng, bồi dưỡng, "bôi trơn" kiểm hóa, bốc xếp... cũng không thể có hóa đơn hay người ký nhận. Và về nguyên tắc, đây là các chi phí phạm pháp, bị nghiêm cấm, không được chấp nhận hạch toán như một khoản chi hợp lý. Nhưng nếu cộng tất cả các loại phí này lại thì sẽ hình thành khoản chi lớn. Giám đốc một doanh nghiệp vận tải bằng xe container tại Hải Phòng cho biết, khoản chi này chiếm không dưới 15% tổng chi phí hình thành nên giá cước cho mỗi chuyến chở hàng!
Bi kịch là ở chỗ, doanh nghiệp buộc phải hợp lý hóa tỷ lệ chi này. Nói buộc phải là vì nếu không hợp lý hóa thì khoản chi này sẽ trở thành lợi nhuận ảo tại hợp đồng vận tải. Vì sẽ có khoản chênh lệch lớn giữa giá cước theo hợp đồng và chi phí đầu vào hợp pháp, được công nhận. Doanh nghiệp phải chịu các loại thuế đánh vào khoản lợi nhuận ảo này. Ngược lại, khoản lợi nhuận ảo ấy đồng thời là khoản lỗ thực của doanh nghiệp, và là khoản thực chi.

Không thể biết có bao nhiêu doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn GTGT mà không có giao dịch thực
Để xử lý vấn đề này, không còn cách nào khác, doanh nghiệp phải mua thêm các hóa đơn tiếp khách, mua sắm tài sản cố định, sửa chữa phương tiện... và hạch toán, báo cáo tăng chi phí đầu vào. Đối tượng bán hóa đơn là các doanh nghiệp thừa doanh số đầu ra như nhà hàng, doanh nghiệp thương mại bán lẻ hoặc thậm chí cả những doanh nghiệp "ma". Vậy là, để tránh lỗ vì các chi phí không chính thức, bất hợp pháp, doanh nghiệp phải tìm tới các giải pháp gian lận, cụ thể là mua hóa đơn đầu vào để hợp lý hóa các chi phí thực của mình.
Về lý, không thể đồng tình và khuyến khích việc mua bán hóa đơn GTGT để hạch toán những khoản chi được coi là bất hợp pháp như đã nói ở trên vì việc làm đó là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức kinh doanh. Các doanh nghiệp chắc chắn cũng không muốn phải làm những việc như vậy vì nó gây ra những rủi ro pháp lý rất lớn cho họ. Sẽ là lý tưởng nhất nếu doanh nghiệp không bị buộc phải chi những khoản đó. Thế nhưng, tiếc thay thực tế cuộc sống và kinh doanh tại Việt Nam hiện nay không hề đơn giản như vậy. Sự rắc rối với 3 tờ hóa đơn GTGT mà doanh nghiệp dịch vụ hàng hải tại Hải Phòng đang gặp phải có thể chỉ là một "tai nạn nghề nghiệp" mà họ gặp phải trong hoạt động. "Tai nạn" ấy có thể được sửa chữa, bỏ qua, tất nhiên là với sự đồng ý của những viên chức thừa hành trong các cơ quan quản lý. Một cán bộ ngành thuế đã nói: có thể thống kê cụ thể số lượng các vụ mua bán hóa đơn GTGT đã được phát hiện, nhưng không thể biết có bao nhiêu doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn GTGT mà không có giao dịch thực, vì nhu cầu của doanh nghiệp đối với loại hóa đơn này là có thật. Rõ ràng, đây là một chuyện không nhỏ đối với cả doanh nghiệp lẫn các cơ quan quản lý nhà nước.
Quốc Dũng​
doanhnhan.jpg


Ôi hoá đơn GTGT ! câu chuyện muôn thuở ở nước ta chưa có lời giải đáp ?????????
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
đúng là thật khó để làm sao cho đúng, bác nói đúng thực tế quá,.
 
trường hợp trên như của ông giám đốc đó thì thực sự mình không biết nhưng như mình làm cho các công ty dịch vụ kế toán thì người ta vẫn tìm đầu vào cho công ty của mình dù cho (không dám nói là không có) là ít có những khoản chi "ngoài luồng" như vậy vấn đề ở đây lại có 2 mặt. Trở lại trường hợp trên mình cảm thấy ông giám đốc xin hỏi các pro trong diễn đàn: liệu có phải giữ lại mấy cái phiếu xuất kho vớ vẩn ấy không, vì nó vốn dĩ không phải chứng từ kế toán mình không quan tâm, thường sau khi hàng về đến kho, chỗ của nó là sọt rác. vấn đề này rất nhiều doanh nghiệp gặp phải nếu như công an điều tra đến lại phải "phong bì"
rồi lao vào vòng luẩn quẩn của vấn đề. haizz nhức cái đầu

Doanh nghiệp nào cũng lao đao về cái vấn đề "xã hội bây giờ nó thế"!
Bắc thang lên hỏi ông trời, ổng mới trả lời: tao còn bị thế .... huống chi là mày!

Theo quan điểm của tung9630:
liệu có phải giữ lại mấy cái phiếu xuất kho vớ vẩn ấy không, vì nó vốn dĩ không phải chứng từ kế toán mình không quan tâm, thường sau khi hàng về đến kho, chỗ của nó là sọt rác. vấn đề này rất nhiều doanh nghiệp gặp phải nếu như công an điều tra đến lại phải "phong bì"
"
Như vậy thì gay go quá! Bạn nên nhớ rằng phải lập sổ kho, thẻ kho, phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu công nghệ,... xử lý độc lập tại kho và thực hiện đối chiếu cuối kỳ với kế toán theo một nguyên tắc: Tồn cuối kỳ = Dư đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ (Nhập) - Phát sinh giảm trong kỳ (Xuất). Những phiếu nhập xuất đó là căn cứ chứng minh việc tính số dư cuối có đúng không?
Tất cả những chênh lệch phải được chứng minh, giải thích cụ thể nếu không giải trình được thì bạn sẽ bị "ấn định", đã "ấn định" thì luôn là mức cao nhất đấy! hiii có thể có tình tiết giảm nhẹ!

Về vấn đề hoá đơn! Để phòng tránh rủi ro! Các bạn có thể sử dụng phần mềm được Tổng cục Thuế khuyến cáo nên dùng: đó là smartkey (www.smartkey.vn), nó giúp bạn những gì:
- In hoá đơn
- Tra cứu thông tin NNT
- Tra cứu hoá đơn
- Đưa ra hàng loạt cảnh báo liên quan tới bất cứ một hoá đơn hay công ty (MST) nào!

Thân!
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom