Chuyện của những người mang cái tên “không giống ai” (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

leonguyenz

Thành viên gạo cội
Thành viên BQT
Moderator
Tham gia
2/8/10
Bài viết
5,225
Được thích
9,025
Giới tính
Nam
Đọc xong bài này, các bạn có dịp đăng ký khai sinh cho con cái chú ý nhé.
---------------------
[info](Dân trí) - Trong đời ai cũng mong muốn mình có một cái tên đẹp, cái tên sẽ đi theo họ suốt cuộc đời. Thế nhưng vì một lý do nào đó mà họ lại mang một cái tên “khó nghe”...


Rất tình cờ tôi gặp một cô gái có tên thật... khó nghe: Nguyễn Thị Tý Hèn (quê huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Tôi hỏi: “Ngày xưa ba mẹ em hết tên rồi hay sao mà đặt cho em cái tên như kỳ vậy?”. Hèn trả lời: “Dạ đâu có . Ổng bả muốn đặt cho em cái tên hay nhưng rồi khi đi làm khai sinh mấy ông cán bộ xã nghe không rõ nên khi ghi vào giấy khai sinh em bị cái tên đó chứ”. Tôi hỏi tiếp: “Vậy thì cái tên mà ba mẹ em định đặt là tên gì?”. Tý Hèn trả lời: “Dạ, tên Tý Hằng”.
ti-hen-cb247.jpg

“Cái tên dở hoét này đã theo em từ lúc sơ sinh cho đến nay. Không biết làm sao mà sửa”, Tý Hèn tâm sự. Vậy là đã rõ. Khi đi làm giấy khai sinh, cán bộ tư pháp xã hỏi muốn đặt con tên gì. Do nghe không rõ mà từ Tý Hằng ra Tý Hèn. Rất may Tý Hèn đã có chồng. Hai người đều làm công nhân cho một công ty X. Đã có 2 đứa con khỏe mạnh.
Hồi còn nhỏ nhà tôi ở gần một gia đình làm nghề buôn bán vật liệu xây dựng. Ông chủ tên là Đá. Ông có 6 người con được đặt tên: Cát, Sạn, Gạch, Gỗ, Sắt, Thép. Nhà 4 trai, 2 gái, mấy ông nam có tên Cát, Sạn, Sắt, Thép còn đỡ, hai cô con gái “dính” luôn cái tên Gạch và Gỗ. Sau này chị Gỗ đi học sư phạm và ra đi dạy. Có lần tôi nghe rõ ràng học sinh đến nhà gọi “Dạ, có cô Gỗ ở nhà không?”. Nghe thật đau, ứa nước mắt vì một cô giáo dễ thương mà lại có cái tên “cứng ngắc” như vậy. Còn chị Gạch thì... không có chồng.
Đừng nói tên gì cũng được, không chết ai nhưng một cái tên dở sẽ ảnh hưởng đến con người cho đến suốt đời.

Tôi cũng đã có dịp tiếp xúc với một cái tên mà tôi đoan chắc là cán bộ tư pháp xã nghe một đường viết một nẻo, hay nói đúng hơn là ghi sai chính tả. Người phụ nữ có tên Lê Thị Da Ly (trú huyện Duy Xuyên, Quảng Nam).
da-ly-cb247.jpg

Tôi đã hỏi cô Da Ly và cô cho biết ý định của bố mình là muốn đăt tên Ya Ly. Đúng cái tên của thủy điện lớn nhất miền Trung - Tây Nguyên. Ngày xưa ở Tây Nguyên những người dân tộc đặt tên các làng, bản đều có chữ Ea đàng trước. Ea có nghĩa là sông. Ví dụ huyện Ea Leo, Ea Súp... Sông chảy qua vùng đất nào thì họ đặt tên vùng đất theo tên sông đó. Ngay chữ Nha Trang cũng có nguồn gốc là Ea Trang, nghĩa là dòng sông lau sậy. Sau này nói thành Nha Trang. Chữ Ea Ly tức là sông Ly nhưng đến lúc Việt hóa thành I a Ly hay Ya Ly. Như vậy có thể ghi là I a Ly hay Ya Ly chứ không thể viết là Da Ly.
Một trường hợp có tên Lê Thị Thúy Việc (trú huyện Điện Bàn, Quảng Nam) cũng vậy. Ý người ta đặt là Thúy Việt mới hay. Việt ở đây là Việt Nam, nước Việt vậy mà các cán bộ tư pháp xã lại ghi là Việc (việc làm).
thuy-viec-cb247.jpg

Cái tên viết bị sai đã tức anh ách rồi mà đi đâu cũng bị hỏi vì sao, tại sao... thật mệt. Mong cán bộ xã ngày càng được đào tạo bài bản, có kiến thức tốt để khỏi viết lầm như những cái tên đáng tiếc như Tí Hèn, Thúy Việc, Da Ly đã nói ở trên.


Một câu chuyện có thật 100% để chứng minh trong cuộc đời này vẫn có nhiều người sống với cái tâm trong sáng dẫu họ là một người rất đỗi bình thường, cuộc sống vẫn còn chật vật theo cơm áo.


L., một nữ hộ sinh kể cho tôi về một chuyện cô đã gặp cách đây gần 10 năm. “Tối đó em đi trực. Phiên trực của em tiếp nhận 2 vợ chồng trẻ dẫn nhau đi sinh. Ngoài 2 người ra thì không hề có thêm một ai. Cuộc sinh diễn ra khá suông sẻ, song khi họ bồng đứa con thì vẻ mặt họ rất buồn. Hóa ra 2 người lấy nhau mà không có sự đồng ý của gia đình nên không hề thấy 2 bên gia đình nội ngoại đến thăm. Sáng hôm sau em đi chích thuốc, tình cờ em nghe người mẹ nằm bên nói với đứa con: “Sau này mẹ sẽ đặt tên con là Hận để ghi nhớ một mối tình không được chấp nhận”.
Nghe xong, nữ hộ sinh L. đến cạnh cô ta rồi nói: “Em xin lỗi chị, em không cố tình nghe nhưng chị nói sẽ đặt con tên là Hận thì em thấy tội nghiệp cho em bé quá. Nó đâu có lỗi, lỗi là ở người lớn mà lại bắt nó gánh chịu. Nó mang một cái tên như vậy suốt cả đời. Sau này nó đi học, chắc chắn là rất nhiều người hỏi vì sao lại có tên như vậy. Nó sẽ mang một tâm trạng nặng nề, một nỗi buồn không bao giờ dứt ra được. Chị có muốn con chị sau này khổ sở như vậy không? Thôi, em khuyên chị bỏ ý định đó đi, hãy đặt cho nó một cái tên thật hay, thật xinh đẹp và hãy dành tất cả những gì có để cho nó. Như vậy có phải hơn không”. Cô gái đó đã khóc, cám ơn em và hứa sẽ không đặt tên Hận cho con nữa.


B.Thuyên - C.Bính

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/chuyen-cua-nhung-nguoi-mang-cai-ten-khong-giong-ai-829327.htm
Xem thêm: http://dantri.com.vn/su-kien/cuoi-ra-nuoc-mat-ve-chuyen-dat-ten-cho-con-830089.htm
[/info]
 
Nói đâu cho xa vậy Thảo, ngay trên diễn đàn mình có người muốn khai là Lê Phát Đảm, nhưng ra là Đởm đó.
 
Đợi thêm 20 năm nữa đi Thảo.
Anh mà không đăng ký trước là người khác đăng ký đó, --=0
---
Ở GPE cũng có vài trường hợp cán bộ tư pháp đặt nhầm tên, em kể vài ví dụ cho dzui: :drunk:

Mấy chục năm trước (Hey za...), có hai vợ chồng đi làm giấy khai sinh cho con, khổ nổi ông chồng đang xỉn nên nói với cán bộ tư pháp đặt tên con là Dương Quang Say, ông cán bộ ghi nhầm SAY thành SA nên mấy chục năm sau GPE có nick là DQ_SA đó.


Cũng hơn 30 năm trước, cũng có hai ông bà đi khai sinh cho con, ông chồng vừa xỉn vừa làm đổ cái bình rượu, rượu còn 1 nửa, ông chồng nói với cán bộ tư pháp đặt tên con là Đỗ Nửa Bình, ông cán bộ chặc lưỡi: đổ hết nguyên bình rồi còn gì, liền ghi vào sổ là Đỗ Nguyên Bình :type:
(Kaka, em đang viết box Thư giãn, Bác Sa, anh Bình tha tội)
 
Một số dân tộc bên Lào khi hỏi họ tên thì họ chỉ có trả lời tên ,chứ "họ" thì họ ko nói (đơn giản vì trong tộc của họ chỉ xưng hô tên với nhau ,trừ trường hợp trong hổ khẩu thi mới viết đầy đủ) ... Vậy lên mới có truyện tức cười như sau:
* Truyện xảy ra tại một cửa khẩu "bên việt nam" Khi anh Dạ nhập biên:
Anh bộ đội biên phòng: Anh kia ,họ tên gì ?
Anh Dạ: Dạ
Anh bộ đội biên phòng:đợi thêm một tý...ko thấy anh kia trả lời lại hỏi lại: Anh tên gì ?
Anh Dạ: Dạ
Anh bộ đội biên phòng (Nóng mặt): Tôi hỏi anh tên gì ,sao cứ dạ dạ hoài là sao ?!?!?!
Anh Dạ: Dạ..Dạ...em tên là Dạ.
 
Tên tôi cũng dạng quý hiếm! --=0
Do vậy đến khổ vì giấy tờ, bằng, giấy khen hay bị sai. Bằng xe máy hiện nay mang họ Phạm, giấy khen hồi học sinh nhầm lẫn lung tung. Có khi đổi giới tính là Thị hoặc tên Hương, nghĩ lại gv hồi đó làm ăn vô trách nhiệm nhật, mỗi cái tên hs cũng nhầm lẫn linh tinh.
 
Hai vợ chồng ra hộ tịch khai sinh cho con.

Cán bộ hỏi: Cha họ Lê, con cũng Lê, vậy Lê gì bây giờ?

Đồng thời chồng cũng hỏi vợ: Em có thấy anh để cái tã ở đâu không?

Cô vợ trả lời: Dạ thấy.

Cán bộ gật gù ghi vào khai sinh: Lê Thấy
 
Chuyện lão chết tiệt kể giống chuyện này, ngay trong họ nhà em.

Bố đi làm khai sinh cho con. Đặt tên 2 chữ: Bùi Tùng

Cán bộ hộ tịch hỏi: Bùi Tùng gì? (có lẽ do nghe nó cụt ngủn)

Bố đáp: Dạ, Bùi Tùng thôi.

Thế là đứa con chết luôn với cái tên Bùi Tùng Thôi !
 
Bà nội đi khai sinh cho cháu gái:
- Bà định đặt tên cháu là gì?
- Là Phan Thị Chim ạ.
- Chim có ê không? (Chiêm)
- Dạ lâu lâu cũng có ê ạ.
- Vậy bà muốn Chim có ê hay Chim không có ê?
- Thôi, hổng có ê đi ạ...
 
Một cô cảnh sát dừng phương tiện của 1 người dân vi phạm giao thông. Cô cảnh sát hoi: Anh tên là gì?
Anh thanh niên trả lời vừa cười vừa trả lời: Em tên là Dì.
Cô cảnh sát bực tức tôi không đùa và hỏi lại: Anh tên là gì?
Anh thanh niên gãi gãi đầu trả lời: Em tên là Dì.
Cô cảnh sát thấy khó chịu đòi xem giấy tờ tùy thân. Khi anh thanh niên xuất trình, trên đó ghi: Trần Văn Dì.
 
F ải nói thêm rằng, Ông Tư fáp xã này cũng đang xỉn!

[thongbao]Mấy chục năm trước (Hey za...), có hai vợ chồng đi làm giấy khai sinh cho con, khổ nổi ông chồng đang xỉn nên nói với cán bộ tư pháp đặt tên con là Dương Quang Say, ông cán bộ ghi nhầm SAY thành SA nên mấy chục năm sau GPE có nick là DQ_SA đó.

[/thongbao]
 
[thongbao]Mấy chục năm trước (Hey za...), có hai vợ chồng đi làm giấy khai sinh cho con, khổ nổi ông chồng đang xỉn nên nói với cán bộ tư pháp đặt tên con là Dương Quang Say, ông cán bộ ghi nhầm SAY thành SA nên mấy chục năm sau GPE có nick là DQ_SA đó.

[/thongbao]
Xin lỗi bác Sa, em cũng xỉn nên ghi nhầm ạ.
Cũng câu chuyện đặt tên cho con, người vợ hỏi chồng:
- Hay mình đặt tên con là Lê Văn?
Ông chồng:
- Duyệt.
Cán bộ tư pháp liền ghi vào sổ khai sinh: Lê Văn Duyệt.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom