Chực chờ 'hôi của' trong tai nạn - QUÁ BỨC XÚC!!! (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

bebo021999

Thành viên gạo cội
Tham gia
26/1/11
Bài viết
6,007
Được thích
8,785
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
GPE
Trong khi mọi người cuống cuồng tìm cách cứu chữa cho nạn nhân thì cũng có kẻ lợi dụng bất hạnh của họ để "mót" tài sản. Tình trạng "hôi của" xảy ra ở nhiều vụ tai nạn gần đây khiến dư luận bức xúc.

Đến hôm nay nhiều người dân TP HCM vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ "xe điên" gây tai nạn hàng loạt trên đường Lý Thái Tổ (quận 10) làm 2 người chết, 17 người bị thương. Những người gặp nạn hôm ấy không chỉ phải chịu sự đau đớn, mất mát về thể xác mà còn bị mất hết tài sản.
Tại Bệnh viện 115 (quận 10, TP HCM), chị Nguyễn Thị Hồng Hà (30 tuổi, nạn nhân trong vụ tai nạn) tỉnh dậy sau một thời gian hôn mê đã bật hỏi: "Tiền của tôi đâu? tiền trong cốp xe còn không?" rồi lại ngất lịm.

Người mẹ nuôi ngoài 60 tuổi của chị Hà thẫn thờ cho biết: "Tôi không dám nói với nó tiền mất sạch hết rồi. Tôi phải bảo công an đang giữ giùm để nó khỏi đau đớn hơn".
Bà bảo, hiện gia đình vẫn chưa xác định được chị Hà đã mất bao nhiêu tiền, vàng trong vụ tai nạn thảm khốc đó bởi chị vẫn bị hôn mê sâu. Nhưng đó là toàn bộ gia sản của chị, trong đó có khá nhiều tiền và đôla. "Phía công an cho biết khi khám hiện trường chỉ có một ít tiền lẻ trong cốp xe của Hà, hoàn toàn không có USD hay số tiền lớn nào", người mẹ nuôi buồn bã nói.
Các nhân viên bệnh viện cho hay, một nạn nhân trong vụ "xe điên" đã qua đời do vết thương quá nặng. Tuy nhiên phải 3 ngày sau gia đình mới biết vì túi xách đựng giấy tờ tùy thân đã bị ai đó lấy mất, công an không biết địa chỉ để báo tin.
Nhiều người dân sống gần hiện trường vụ tai nạn ở ngã tư Lý Thái Tổ - Sư Vạn Hạnh cho biết, lúc tai nạn có hàng loạt điện thoại, ví tiền, túi xách, tư trang... của nạn nhân rơi vãi khắp nơi. Có người đã lạnh lùng xông vào nhặt và đút túi.
"Lúc đó tất cả đều hoảng loạn. Chúng tôi ai cũng lo sơ cứu nạn nhân chứ không để ý đến những vật dụng rơi dưới đất. Có hàng trăm người tham gia nên không thể kiểm soát được hành động của từng người", anh Trần Văn Tý (nhân viên bảo vệ một cửa hàng cạnh vụ tai nạn) kể lại.
Tuy nhiên có một chi tiết chính anh chứng kiến trong cảnh hỗn loạn hôm ấy, đó là lúc hai cô gái trẻ bị ôtô 4 chỗ hất tung cả xe và người vào lề đường, máu rịn dưới cùi tay, xây xát khắp nơi, hai cô gái gượng dậy ôm nhau khóc rồi dìu nhau đi, bỏ lại chiếc Wave trên lề đường. Ngay sau đó anh Tý và mọi người thấy có hai thanh niên lẳng lặng đến dắt chiếc xe đi. Chị Linh (27 tuổi, người sống tại khu vực) đã phải chạy ra giằng co với hai thanh niên, buộc họ đưa xe để giao cho công an.
Anh Dũng (chồng chị Linh) cho biết, có những người rất tốt bụng, mua thuốc men, bông lau vết thương sơ cứu, thậm chí khi chiếc xe tay ga bị cháy, họ còn lấy bình cứu hỏa dập lửa với hy vọng cứu lấy tài sản cho nạn nhân. "Tuy nhiên, cũng nhiều người đi đường đã lợi dụng hoàn cảnh, giả vờ vào khiêng nạn nhân nhưng tay thì vẫn lấy điện thoại, ví tiền, tư trang của họ bỏ túi. Thật vô cảm!", anh nói.
Tuy nhiên cũng có người cho rằng việc hôi của là bình thường. Tại quán cà phê "cóc" gần hiện trường, khi được hỏi về việc này, một người đàn ông trung niên tỉnh bơ: "Có thằng nào ngu thấy ví tiền giữa đường mới không lấy. Còn trường hợp đưa cho công an trả người ta hả? Đó là vì nhiều người thấy quá, nuốt không trôi hoặc chia chác không đều. Nếu là tôi, tôi sẽ cất đi. Có ai hỏi thì đưa, không thì lấy luôn".

Cũng giống trường hợp của những nạn nhân trong vụ tai nạn "xe điên" này, thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ "hôi của" gây bức xúc dư luận.
Ngày 16/6, người đàn ông đi xe máy đến đoạn vòng xoay ngã năm An Dương Vương - Trần Phú - Sư Vạn Hạnh (quận 5, TP HCM) thì bị hai tên cướp từ phía sau giật giỏ xách. Do ông này giữ chặt giỏ xách nên hai tên cướp không giật được đành tẩu thoát.
Tuy nhiên, sự giằng co quá mạnh giữa hai bên đã khiến số tiền lớn trong giỏ xách bung ra đường. Trong lúc người đàn ông còn đang hoảng hốt thì nhiều người dân và cả người đi đường đã xô vào giành giật, lấy sạch số tiền đó trước sự bất lực của chủ nhân. Ông này chỉ biết đau khổ đứng nhìn.
Gần một tháng sau, ngày 9/7, trên quốc lộ 1A qua huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), một chiếc xe tải chở đầy tương ớt đang chạy từ Bắc vào Nam bị mất lái khiến xe tải lật nghiêng. Toàn bộ số tương ớt trên xe bị đổ xuống đường.
Ngay lập tức, nhiều người dân qua đường đã chạy đến để "hôi" tương ớt. Cố gắng bảo vệ tài sản nhưng không có kết quả, tài xế chiếc xe tải phải cầu cứu đến chính quyền địa phương. Vụ "hôi của" khiến quốc lộ 1A bị tắc nghẽn.
Tá Lâm

Trích từ vnexpress. http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/10/chuc-cho-hoi-cua-trong-tai-nan/?q=1
 
Từ nhỏ, mình còn nhớ được dạy không tham lam, nhặt được của rơi trả lại người mất.
Đằng này lại là tài sản của người bị tai nạn!!! Thật là vô đạo đức.
Tiền bạc, của cải đã đành; Cả những giấy tờ, tư trang, điện thoại di động là manh mối để thông báo cho người thân, cũng bị lấy cắp.
Nếu còn chút ít nhân cách, lấy tài sản xong, báo hộ cho người thân biết tin, đằng này có người bị tai nạn mất tài sản, chết rồi 3 ngày sau người thân mới biết.
Mình từng nghe kể lại 1 vụ tai nạn xe ben cán chết 1 phụ nữ mang thai 8 tháng tại cầu vượt ngã 4 Ga, Gò vấp. Trong khi nạn nhân còn nằm dưới bánh sau xe ben, 1 thanh niên thản nhiên dừng lại, nhặt túi xách của nạn nhân, rồ ga chạy mất.
Những trường hợp như thế này, Pháp luật cần xử nặng.
 
Bọn này cùng lắm cũng chỉ bị lên án về mặt đạo đức, thế mới tệ.

Còn tệ hơn, ta vẫn gặp bọn cướp cạn được trang bị đồng fục nhan nhãn ngoài đường. . . . Cái này không còn là đạo đức nữa, mà là sự sống còn, tồn tại hay diệt vong của XH chúng ta!
 
Bọn này cùng lắm cũng chỉ bị lên án về mặt đạo đức, thế mới tệ.

Còn tệ hơn, ta vẫn gặp bọn cướp cạn được trang bị đồng fục nhan nhãn ngoài đường. . . . Cái này không còn là đạo đức nữa, mà là sự sống còn, tồn tại hay diệt vong của XH chúng ta!
Vậy thì mình sang box "Mỗi ngày 1 điều ước" và ước rằng: GIÁ NHƯ TUI ĐƯỢC LÀM TỔNG THỐNG THÌ...
Ẹc... Ẹc...
 
"Nhặt được của rơi trả người bị mất" là do người bị rơi đồ sơ ý bị rơi mà không biết. Còn các vụ bị tai nạn họ bị rơi trước mặt, đứng nhìn những người dân cướp trước mắt mình thì bọn này là tội phạm rồi. Có lần tôi xem ở đoạn video người dân quay phim rõ mặt rồi đưa công khai đưa lên các phương tiện truyền thông, như là internet, tivi để cho cả cộng đồng biết và vạch mặt chúng.
 
Có lần tôi xem ở đoạn video người dân quay phim rõ mặt rồi đưa công khai đưa lên các phương tiện truyền thông, như là internet, tivi để cho cả cộng đồng biết và vạch mặt chúng.
Vấn đề là "chúng" có biết 2 chữ MẮC CỠ viết thế nào không chứ
Tôi thì nghi ngờ rằng "chúng" không biết hoặc có biết cũng xem như 2 chữ này chẳng là cái đinh gì
Vì thế, cho dù cho đăng hình "chúng" lên chắc cũng chẳng làm được điều gì
Pháp luật công bằng và nghiêm minh mới là thứ ta cần hướng tới
 
Vấn đề là "chúng" có biết 2 chữ MẮC CỠ viết thế nào không chứ
Tôi thì nghi ngờ rằng "chúng" không biết hoặc có biết cũng xem như 2 chữ này chẳng là cái đinh gì
Vì thế, cho dù cho đăng hình "chúng" lên chắc cũng chẳng làm được điều gì
Pháp luật công bằng và nghiêm minh mới là thứ ta cần hướng tới

Đợi pháp luật e rằng lâu lắm. Chúng có thể không biết mắc cỡ nhưng người thân của chúng phải có ai biết chứ nhỉ :) .
 
Cái chi cũng có tính 2 mặt của nó!

Biết đâu tuyên truyền ~ cảnh như vậy sẽ làm cho tai nạn giao thông giảm hẵn ấy chứ lị!

Ông Giao thông kì này "không đánh mà nên!"


/(hà , Khà,. . . . . Ai bứt xúc & thấy trái tai thì nhấn cảm ơn hộ cái nha! --=0 --=0 --=0

Xin trân trọng!
 
Những điều các Thầy đã nói, đã thấy quả thật là như vậy đấy.

Mình nhớ lại 1 câu chuyện cách đây 10 năm chính mình rơi vào tình trạng này. Người bạn cùng mình đèo nhau đi tìm cơm ma ăn trong lúc trời mưa, lúc chạy vừa thắng gấp quay đầu xe lại thì bánh trượt, nghe 1 cái đụng té nhào lăn ra giữa đường (Do ngồi phiá sau, lại trùm áo mưa cùng người bạn đang lái xe). Người bạn thì nằm 1 đóng, chân nhắc không lên được, trong khi mình lôm côm ngồi dậy, quay qua quay lại để nhắc chiếc xe vào lề đường, thì cái điện thoại di động của ngưới bạn có phép thuật biến nơi đâu?

Song không hẳn ai cũng xấu cả, có 1 lần trên đường chạy lên Củ Chi làm, trong lúc chạy đi, bánh trước kẹt thẳng, mình bay 1 phát, lộn mấy vòng, lòm khòm bò dậy thì thấy những người trên đường đã phụ khiêng chiếc xe mình vô lề đường, người thì chạy đi mua dầu để xức cho mình. Ngồi tĩnh lại, muốn cám ơn và cám ơn những người đã kịp thời giúp mình trong lúc hoạn nạn. (Đợt té này, lúc GPE cũng đang phát động phong trào công tác xã hội tại Làng Tre).

Chuyện người hoạn nạn chờ hôi của là 1 chuyện thường tình trong xã hội, nhưng những người không hoạn nạn mà cũng bị hôi của tại các cửa quyền còn hơn nữa là khác. Luật pháp thì các DN vận dụng, luật pháp đặt ra lắm lúc cũng để "chịt cổ" DN, làm khổ, làm khó người dân. Một thời để nhớ: chuyện cấp phát Qouta cho các DN, các dự án quy hoạch treo, các thủ tục hoàn thuế, các thủ tục truy thu BHXH,....
 
Muội thương cho ông bạn của huynh Kế Toán Già Gân wá bác Sa ạ, nếu cảnh nhà đang lâm nguy như Bangkok thế này, liệu an ninh, đời sống của dân ta như thế nào các sư huynh nhỉ?

Muội sực nhớ năm 1970, khi lật đổ Thái Tử Sihanouk thì quân đội của VNCH lên trợ giúp đất nước bạn, cũng vơ vét 1 ít. Nhưng của ấy không mang về khỏi đất nước Kampuchea được đâu? Vì đất chùa Tháp đễ đi mà khó về, tiền của vàng bạc phải để lại trước khi về Việt Nam ạ.

Tiền làm mồ hôi nước mắt còn giữ không được huống chi đó là đồng tiền "trời ơi"

Thế nào là đồng tiền "trời ơi"?
+ Ai cũng muốn có hoạnh tài, nên mua vé số hoặc đánh số đề, chiều sổ, người không trúng độc đắc, trúng số đề thì kêu "trời ơi" sao không phải là số này.
+ Còn tiền cống nạp cho quan, cũng là tiền "trời ơi", người dân, doanh nghiệp than la "trời ơi" sao dữ vậy, cắn nhè nhẹ thôi, cắn mạnh quá sức môi sao "trời".
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom