Chủ nhà xếp nhất trong dư vị... mặn chát! (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

PhanTuHuong

VBA & VB.NET for Excel & AutoCad
Thành viên danh dự
Tham gia
13/6/06
Bài viết
7,199
Được thích
24,657
(VietNamNet) - Việc đưa rất nhiều vận động viên (VĐV) đỉnh cao vào sân chơi sinh viên giúp Việt Nam độc chiếm ngôi đầu, nhưng liệu có mấy ai... đủ can đảm để hãnh diện với bảng vàng rực rỡ?

Kết thúc Đại hội TDTT sinh viên ĐNÁ lần thứ 13, nước chủ nhà Việt Nam thể hiện ưu thế vượt trội với 74 HCV, 52 HCB và 38 HCĐ. Từ chỗ chỉ xếp thứ 5 tại Đại hội trước, chúng ta vọt lên dẫn đầu, bỏ xa đoàn Thái Lan đến 32 HCV.

Nếu nhìn vào thứ hạng thì đây là một thành công chói lọi. Nếu nhìn vào công tác tổ chức thì cũng chẳng có gì đáng phàn nàn: bạn bè các nước đều công nhận người Việt Nam rất thân thiện, tình nguyện viên Việt Nam vô cùng nhiệt tình.

Duy có một điều làm họ băn khoăn: các VĐV Việt Nam... chuyên nghiệp quá!


Duy Bằng nhảy ngang thành tích HCV ASIAD 15, nhưng ở Đại hội TDTT sinh viên, điều đó có ý nghĩa gì?

Ngay trong ngày đầu tiên của môn bóng bàn, anh bạn đồng nghiệp Eko Prasetyo (báo Kompas - Indonesia) đã trợn tròn mắt khi đọc danh sách: "Cái gì? Tuấn Quỳnh, Nam Hải, Kiến Quốc à? Có phải mấy người hay đánh giải ĐNÁ không?"

Đành phải gật đầu. Gật đầu rồi mà vẫn còn thấy... ân hận. Lẽ ra phải thành thật chú thích thêm cho Eko: bộ ba này vừa dự ASIAD 15!

Sang đến ngày thứ hai, khi số HCV của chúng ta đã vọt lên xấp xỉ con số 20, anh chàng Eko vui tính "tiên đoán" luôn: "Việt Nam nhất toàn đoàn, chắc chắn!". Cũng không khó hiểu, Eko đã kinh qua khắp các địa điểm thi đấu, đã gặp quá nhiều "niềm hy vọng" SEA Games khoác áo sinh viên.

Suy cho cùng thì việc "giết gà bằng dao mổ trâu" không những không có ý nghĩa về chuyên môn với các VĐV, mà những tấm huy chương giành được cũng chẳng vẻ vang gì.

Nếu bạn là một VĐV quanh năm "ăn - tập", bạn chiến thắng một sinh viên suốt ngày gắn với sách vở, giảng đường, đó là điều đương nhiên. Chẳng thi vị gì với những bộ sưu tập vàng tuyệt đối của bóng bàn, bóng chuyền. Thậm chí cú nhảy cao "khủng khiếp" của Duy Bằng: 2m23 - tương đương với HCV... ASIAD - cũng trở nên vô giá trị.

Nhưng nếu bạn lỡ "sảy chân" thì sự ê chề là không thể cân đong đo đếm được. Biết lý giải thế nào đây khi đội tuyển quần vợt nữ Việt Nam thua tan tác mà chưa kịp vào chung kết? Biết lý giải thế nào đây khi Vũ Nguyệt Ánh vừa vinh danh ở Doha đã lại bị đánh gục bởi một võ sỹ karate sinh viên?

Tuy vậy, điều an ủi chúng ta là Việt Nam không bị "cô đơn" trong công tác "chuyên nghiệp hoá" giải nghiệp dư. Thái Lan cũng giành được không dưới 10 HCV nhờ các VĐV danh tiếng. Trong trận chung kết bóng đá nam, người Thái dễ dàng đè bẹp Lào bằng 4 bàn thắng của anh em nhà Chainarong Tatong (thành viên ĐT U-20 QG).

Căn bệnh thành tích của các nền thể thao ĐNÁ rõ ràng là "bất trị". Tổ chức SEA Games, nước chủ nhà phải vô địch. Tổ chức Đại hội TDTT sinh viên, xu thế ấy vẫn hiển nhiên tồn tại.

Khi đặt câu hỏi về lực lượng với một thành viên của đoàn thể thao Việt Nam, chúng tôi nhận được lời giải thích có phần bối rối: "Các tuyển thủ quốc gia này đều theo học Đại học TDTT, thế nên tham dự Đại hội là quyền của họ. Mà thực ra thì ở các trường Đại học khác, biết kiếm đâu ra sinh viên chơi tốt thể thao?"

Nỗi buồn tiếp tục nhân đôi. Bấy lâu nay chúng ta kêu gọi xã hội hoá thể thao, đưa thể thao vào công sở, trường học. Thế nhưng khi cần tìm kiếm những sinh viên có khả năng thi đấu thì những người tuyển chọn đành bó tay.

Tìm không ra hay không ai chịu đi tìm? Tất nhiên, ở các trường Đại học, không nhiều người có năng khiếu đặc biệt về thể thao. Nhưng cũng đừng phủ nhận một điều: tư tưởng "ăn sẵn" của các nhà tổ chức.

Dù sao thì Đại hội cũng đã khép lại và "chúng ta là người chiến thắng". Nhưng có một dư vị gì đó hơi chua chát, khi một nữ phóng viên người Thái để lại câu nói đùa trước lúc chia tay: "Lần sau, có thể các anh sẽ thấy Srichaphan khoác áo ĐT quần vợt Thái Lan đấy nhé"

Chúc mừng nền thể thao VN!

Chúc mừng đội tuyển VN đã kịp trở về để chơi với sinh viên!!!
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom