Chắc trong DD nhà ta có ko ít người chuyên ngành về luật...
Theo mình thì luật ở đâu cũng chưa gọi là chuẩn được & còn rất nhiều chồng chéo.
Theo mình hiểu thì:
Luật dân sự: Khi VC chửi nhau nếu trong phạm vi gia đình ,ko làm ảnh hưởng đến cộng đồng thì luật pháp sẽ ko can thiệp ,trừ trường hợp 1 trong hai người báo cho cơ quan có chức năng để khởi kiện...Và nếu chửi nhau mà làm ảnh hưởng đến cá nhân khác mà cá nhân đó để yên thì cũng ko bị sờ gáy...Nhưng nếu ảnh hưởng đến cộng đồng thì các cơ quan chức năng sẽ xử tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà ko cần có người khởi kiện.
Còn như bạn nêu ở trên thì hình như được gọi là: Hình sự
Không, để biết tội nào là dân sự tội nào là hình sự thì cứ giở 2 bộ luật ra là biết. Quá dễ, không cần hỏi.
Ý tôi không nói tới tội phạm "chửi, lăng mạ, nhục mạ ...". Tôi không nói tới bất cứ tội phạm cụ thể nào (tôi viết: "
Có những "tội"). Cũng không bàn là tội này là hình sự, tội kia là dân sự (thuộc Bộ luật Hình sư, Dân sự)
Ý tôi là: tôi phải dịch một đoạn văn bản từ tiếng *** sang tiếng Việt. Trong văn bản nguồn có đoạn: "Tội ABC là tội XYZ". Trong đó XYZ là một cụm từ ngắn gọn trong ngôn ngữ *** mà nếu dịch nghĩa thì là: "bị truy tố mặc nhiên, không cần yêu cầu của bị hại, mà thậm chí ước muốn của bị hại không có giá trị, cơ quan thực thi pháp luật có trách nhiệm tự khởi tố". Tất nhiên từ "mặc nhiên" tôi chỉ đưa ra thế thôi vì tôi chưa biết tiếng Việt gọi như thế nào. Nếu biết thì chả phải hỏi.
Tôi cho ví dụ từ
Bộ luật tố tụng hình sự
Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Có nghĩa là với các tội đó (vd. Bộ luật hình sự:
Điều 111. Tội hiếp dâm) thì cơ quan thực thi pháp luật (cqttpl) chỉ vào cuộc khi có trình báo của bị hại. Bị hại không trình báo thì có biết (từ nguồn khác) thì cqttpl không vào cuộc, không có quyền vào cuộc.
Nhưng có những tội hình sự thì cqttpl vào cuộc ngay, ý muốn của bị hại không có giá trị. Vd. tội hiếp dâm trẻ em (Bộ luật hình sự:
Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em), tội giết người, tội khủng bố ...
Chẳng hạn tôi là người dịch văn bản, tôi thấy trong ngôn ngữ *** có một cụm từ ngắn gọn (vd. 2 từ) để diễn tả trường hợp 2. Tôi không biết trong tiếng Việt thì sẽ dùng cụm từ nào. Vậy tôi hỏi.