Vô danh Tiểu tốt
Thành viên tiêu biểu

- Tham gia
- 22/1/14
- Bài viết
- 430
- Được thích
- 547
Vài ngày vừa qua, trên khắp các chuyên mục thông tin công nghệ trong lẫn ngoài nước đều xôn xao đưa tin công ty bảo mật BKAV đã hack được Face ID thông qua một đoạn clIphone khá .. mờ. Đây là một thông tin cực kỳ nóng mà xét về độ nóng chắc chỉ kém sự ra đời của chính Iphone X.
Và để minh chứng cho những hoài nghi, BKAV đã làm một buổi họp báo chính thức và mời rất nhiều các trang chuyên về công nghệ trong nước và thậm chí là mời luôn phóng viên thường trú hãng thông tấn nổi tiếng BBC của Anh đến trụ sở của hãng để xem màn trình diễn “Hack Face ID” của BKAV.
Sau buổi trình diễn khá suôn sẻ, nhân viên cũng lãnh đạo hãng BKAV là ông Nguyễn Tử Quảng đã dành thời gian để trả lời phóng vấn của những người tham gia. Đa phần các câu hỏi đều xoay quanh nguyên lý nào giúp BKAV có thể vượt qua công nghệ Face ID cực kỳ tối tân của Apple. Các câu trả lời có vẻ hơi cao siêu, mông lung vì nó khá nhiều những từ chuyên môn. Nhưng có hai ý ấn tượng nhất mà tôi có thể hiểu được là việc ông Tử Quảng có nói:
Cuối cùng thông qua ý kiến của một số chuyên gia bảo mật nước ngoài có tiếng trên vài báo Việt Nam, cuối cùng thì tôi cũng đã tự trả lời được câu hỏi “BKAV đã thực sự hack được Face ID hay chưa?”. Và câu trả lời của tôi là “Chưa”. Và dưới đây là lý do cho câu trả lời của tôi.
Trước tiên xin được định nghĩa việc “hack” ở đây nghĩa là gì? Theo cách hiểu theo nghĩa hẹp của tôi, hack là việc vượt qua quá trình xác thực để thâm nhập thiêt bị ngoài chủ ý của người sở hữu thiết bị đó. Quá trình xác thực bị vượt qua ở đây chính là lớp bảo Face ID.
Quả thực bằng cách tạo ra mặt nạ từ máy in 3D, được dán thêm một số mảng hình in 2D hình chụp chính chủ với chi phí keo giấy chỉ vài ngàn và đặt ở một góc tối ưu với camera nhận dạng của Iphone, BKAV đã mở được khóa chiếc Iphone.
Tuy nhiên để vượt qua công nghệ này, BKAV đã cộng tác rất đắc lực với người chủ của chính thiết bị đó. Người chủ nhân thiết bị đồng thời cũng là nhân viên của BKAV đã bỏ ra hàng giờ làm việc để dựng hình 3d khuôn mặt với tỷ lệ 1:1, kết hợp với cả hình chụp sắc nét 2D dán bồi lên mặt nạ. Và không kém phần kỳ công hơn là, chủ nhân của thiết bị ấy cùng chiếc mặt nạ đã phải thử đi thử lại hàng trăm lần để thành quá cuối cùng là chiếc Iphone với công nghệ Face ID cực kỳ tối tân đã bị đánh lừa ở một góc quét tối ưu.
Như tôi đã định nghĩa ở trên, nếu định nghĩa “Hack là việc vượt qua quá trình xác thực để thâm nhập thiêt bị ngoài chủ ý của người sở hữu thiết bị” thì việc vượt qua xác thực với sự cộng tác đắc lực của chủ nhân thiết bị thì không thể nào gọi là hack mà chỉ là trò trêu đùa tốn kém thời gian và công sức chỉ để đánh lừa “trí nhớ” của thiết bị đó.
Lỗ hổng để có thể đánh lừa được Face ID ở đây là việc khi Iphone không nhận thừa nhận mặt nạ kia là mặt chính chủ trong giới hạn 4 lần thử thì ở lần thử thứ 5 với khuôn mặt thật, Iphone sẽ tự hỏi nó rằng “cái mặt nạ kia là mặt chủ nhân của mày đấy?”. Và nếu nghi vấn ấy cứ được xác nhận là đúng sau hàng trăm lần thử, Iphone X sẽ bị thuyết phục và nghi nhớ rằng mặt nạ đó cũng chính là mặt chủ nhân thật sự của nó.
Vậy để hack (vượt qua FaceID) một chiếc Iphone X khác mà không có sự cộng tác tích cực của chủ nhân thiết bị đó có được không? Chắc chắn là không, và cuối cùng việc BKAV dùng mặt nạ 3D để lừa FaceID thực chất cũng không phải là hack đúng nghĩa.
Tuy nhiên thông quá cú lừa ngoạn mục này, một lần nữa BKAV là tạo dấu ấn trên bản đồ công nghệ thế giới. Có thể nói đây là một cách tự quảng cáo rất nhạy bén tuy không tốn kém nhưng lại cực kỳ thành công nhất là khi nhắm tới đối tượng những người thuộc làu về công nghệ nhưng lại mơ hồ về chúng.
Và để minh chứng cho những hoài nghi, BKAV đã làm một buổi họp báo chính thức và mời rất nhiều các trang chuyên về công nghệ trong nước và thậm chí là mời luôn phóng viên thường trú hãng thông tấn nổi tiếng BBC của Anh đến trụ sở của hãng để xem màn trình diễn “Hack Face ID” của BKAV.
Sau buổi trình diễn khá suôn sẻ, nhân viên cũng lãnh đạo hãng BKAV là ông Nguyễn Tử Quảng đã dành thời gian để trả lời phóng vấn của những người tham gia. Đa phần các câu hỏi đều xoay quanh nguyên lý nào giúp BKAV có thể vượt qua công nghệ Face ID cực kỳ tối tân của Apple. Các câu trả lời có vẻ hơi cao siêu, mông lung vì nó khá nhiều những từ chuyên môn. Nhưng có hai ý ấn tượng nhất mà tôi có thể hiểu được là việc ông Tử Quảng có nói:
- BKAV là hãng bảo mật hàng đầu nên họ hoàn toàn có thể nắm được những lỗ hổng bảo mật của các hãng công nghệ khác (ở đây là Apple).
- Chỉ cần một số vật liệu rẻ tiền chỉ giá vài ngàn đồng là có thể hack được Face ID (vốn ngốn hàng triệu đô la nghiên cứu của Apple).
Cuối cùng thông qua ý kiến của một số chuyên gia bảo mật nước ngoài có tiếng trên vài báo Việt Nam, cuối cùng thì tôi cũng đã tự trả lời được câu hỏi “BKAV đã thực sự hack được Face ID hay chưa?”. Và câu trả lời của tôi là “Chưa”. Và dưới đây là lý do cho câu trả lời của tôi.
Trước tiên xin được định nghĩa việc “hack” ở đây nghĩa là gì? Theo cách hiểu theo nghĩa hẹp của tôi, hack là việc vượt qua quá trình xác thực để thâm nhập thiêt bị ngoài chủ ý của người sở hữu thiết bị đó. Quá trình xác thực bị vượt qua ở đây chính là lớp bảo Face ID.
Quả thực bằng cách tạo ra mặt nạ từ máy in 3D, được dán thêm một số mảng hình in 2D hình chụp chính chủ với chi phí keo giấy chỉ vài ngàn và đặt ở một góc tối ưu với camera nhận dạng của Iphone, BKAV đã mở được khóa chiếc Iphone.
Tuy nhiên để vượt qua công nghệ này, BKAV đã cộng tác rất đắc lực với người chủ của chính thiết bị đó. Người chủ nhân thiết bị đồng thời cũng là nhân viên của BKAV đã bỏ ra hàng giờ làm việc để dựng hình 3d khuôn mặt với tỷ lệ 1:1, kết hợp với cả hình chụp sắc nét 2D dán bồi lên mặt nạ. Và không kém phần kỳ công hơn là, chủ nhân của thiết bị ấy cùng chiếc mặt nạ đã phải thử đi thử lại hàng trăm lần để thành quá cuối cùng là chiếc Iphone với công nghệ Face ID cực kỳ tối tân đã bị đánh lừa ở một góc quét tối ưu.
Như tôi đã định nghĩa ở trên, nếu định nghĩa “Hack là việc vượt qua quá trình xác thực để thâm nhập thiêt bị ngoài chủ ý của người sở hữu thiết bị” thì việc vượt qua xác thực với sự cộng tác đắc lực của chủ nhân thiết bị thì không thể nào gọi là hack mà chỉ là trò trêu đùa tốn kém thời gian và công sức chỉ để đánh lừa “trí nhớ” của thiết bị đó.
Lỗ hổng để có thể đánh lừa được Face ID ở đây là việc khi Iphone không nhận thừa nhận mặt nạ kia là mặt chính chủ trong giới hạn 4 lần thử thì ở lần thử thứ 5 với khuôn mặt thật, Iphone sẽ tự hỏi nó rằng “cái mặt nạ kia là mặt chủ nhân của mày đấy?”. Và nếu nghi vấn ấy cứ được xác nhận là đúng sau hàng trăm lần thử, Iphone X sẽ bị thuyết phục và nghi nhớ rằng mặt nạ đó cũng chính là mặt chủ nhân thật sự của nó.
Vậy để hack (vượt qua FaceID) một chiếc Iphone X khác mà không có sự cộng tác tích cực của chủ nhân thiết bị đó có được không? Chắc chắn là không, và cuối cùng việc BKAV dùng mặt nạ 3D để lừa FaceID thực chất cũng không phải là hack đúng nghĩa.
Tuy nhiên thông quá cú lừa ngoạn mục này, một lần nữa BKAV là tạo dấu ấn trên bản đồ công nghệ thế giới. Có thể nói đây là một cách tự quảng cáo rất nhạy bén tuy không tốn kém nhưng lại cực kỳ thành công nhất là khi nhắm tới đối tượng những người thuộc làu về công nghệ nhưng lại mơ hồ về chúng.
Lần chỉnh sửa cuối: