Bức tranh gây nhiều tranh cãi (1 người xem)

  • Thread starter Thread starter BNTT
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

BNTT

Bùi Nguyễn Triệu Tường
Thành viên danh dự
Tham gia
3/7/07
Bài viết
4,946
Được thích
23,212
Nghề nghiệp
Dạy đàn piano
“Bắc Kinh 2008” hay ván bài chính trị Trung -Mỹ


Bức sơn dầu “Bắc Kinh 2008″ của họa sỹ Lưu Dật - Hoa kiều tại Toronto, Canada - đã từng được triển lãm tại Hội chợ triển lãm Nghệ thuật NewYork tháng 3 vừa qua sẽ được đem ra bán trong mùa bán đấu giá mùa thu này tại nhà đấu giá JiaDe (嘉德, Gad or Zad), Trung Quốc đã gây được nhiều sự chú ý của người xem và được kênh truyền hình CNN của Mỹ đưa tin.

fille-mahjong1.jpg


Nội dung của “Beijing-2008″ là một nhóm thiếu nữ Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật đang chơi một ván bài truyền thống của Trung Quốc - mạt chược. Trong đó tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật siêu thực hiện đại cũng như gây sự chú ý trong con mắt người xem, tiềm ẩn trong đó là những vấn đề chính trị phức tạp thú vị mà không phải bất cứ ai cũng có thể lãnh hội ngay được.


Nội dung bức tranh có thể chia làm mấy phần như sau:

Bối cảnh: Ngoài bờ biển Thái Bình Dương đen đặc mây vần vũ, âm u bão tố… như cục diện eo biển đài Loan rối ren đầy bão tố.

Trung tâm bức tranh: Bốn mỹ nữ đang triển khai ván bài mạt chược. Một cô đứng ngoài ngóng vào. Bờ biển là bên bờ Đông Á, bốn bên là bốn nước lớn đang tranh nhau ván bài, mỗi bên đều có kế sách và toan tính riêng của mình. Đài Loan ngóng đợi.

Thế cục ván bài: Hai em tóc vàng và hai em tóc đen. Trên dưới đối xứng cân bằng : Trung - Mỹ đối đầu, Nga - Nhật vào vai phụ, Trung - Mỹ có được có mất, thế cục cân bằng, Nhật thảm bại…

Y phục: Thể hiện rõ vai trò và thế cục của từng bên, trong ván bài ai thua phải cởi dần váy áo… Mỹ: áo vẫn chỉnh tề nhưng bên dưới thì lạnh toát –> là kẻ chỉ mạnh về hình thức, không có căn bản / Trung Quốc: cởi trần nhưng vẫn mặc quần –> nền tảng chắc chắn / Nga: vẫn còn cái để giữ, còn cần quan tâm đến các bên / Nhật: đã sạch bong –> là kẻ lót đường.

Tâm trạng và tiểu xảo của các thần bài: Trung Quốc quay lưng không thấy mặt nhưng xem ra là người quan tâm đến thế cục nhất, đang giữ thế “Đông Phong” / Mỹ quan sát Đài Loan để định giá và theo dõi nội tình của liên minh Trung Quốc và Nga / Nga đang có con “Tướng Công”, âm thầm gạ gẫm Mỹ nhưng lại “đi đêm” với Trung, xem ra đằng nào cũng có lợi / Nhật tự mãn với thế bài của mình dù liên tục thua và cởi áo…

Đài Loan: Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ván bài nên vô cùng chăm chú, cầm dao thủ thế giữ lợi ích “hoa quả” của mình… Vẫn mang yếm truyền thống nhưng lại “cởi quần” ủng hộ Mỹ –> thể hiện rõ xu thế và lựa chọn của mình.

***​


Năm 2008, Bắc Kinh sẽ đăng cai tổ chức Olympic Games. Bức tranh này cũng miêu tả một game truyền thống của Trung Hoa là mạt chược. Nhiều dư luận ở Trung Quốc và Đài Loan cho rằng, những cô gái trong tranh đại diện cho những thế lực cạnh tranh trong cuộc chơi toàn cầu hóa đầu thế kỷ 21.


Cách giải thích thứ nhất cho rằng:

Chân dung người treo trên tường ở góc trái tranh, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vừa quen vừa lạ. Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc của Tưởng Giới Thạch, nét mặt tiêu biểu của Mao Trạch Đông. Đó là bức chân dung khái quát cả một trăm năm lịch sử của Trung Quốc, hoặc có thể coi đó là toàn bộ chân dung của chủ nghĩa Dân chủ cũ và chủ nghĩa Dân chủ mới của Trung Quốc.

Thứ hai: Phong cảnh sau cửa sổ ngoài trời đen đặc mây vần vũ, mờ mịt như cục diện trên eo biển Đài Loan. Trung tâm của bức tranh là bốn cô gái đang đánh mạt chược, một cô đứng ngoài biển Thái Bình Dương ngóng vào cuộc chơi của những “ông lớn”, trên thực tế, trong cuộc chơi bốn người ấy, Đài Loan không có phần tham dự.

Thế cục ván mạt chược của hai cô gái tóc vàng và hai cô gái tóc đen, Trung Quốc và Mỹ là hai tay chơi chính đối diện nhau, Nga và Nhật chỉ là vai phụ, vai trò của từng người chơi rất rõ ràng. Phục sức của bốn mỹ nữ đại diện cho thực lực của họ, nước Mỹ phía trên áo quần long trọng nhất, nhưng nửa dưới mát mẻ, chứng tỏ trên võ đài Mỹ là thế lực mạnh mẽ nhất, nhưng dưới võ đài thì trần trụi. Trung Quốc trên cuộc chơi có vẻ tay không, chẳng áo mão gì, nhưng thực tế thì là tay chơi lắm đòn nhiều công lực nhất. Nhật Bản không một mảnh vải che thân, không thế lực, và Nga chỉ có một miếng vải che.

Trên bức họa này, Trung Quốc quay lưng, không lộ sắc mặt, nhưng chính là người quan tâm nhất đến ván mạt chược, sau lưng Trung Quốc giấu hai quân, và đang lén lút trao đổi quân với Nga. Nhật đang mê mẩn với chính mình, Nhật là người chơi ngốc nhất trong cuộc, vừa nhìn thế cuộc vừa cảm thấy tự mãn. Nga đang nằm ngửa, gác chân lên Mỹ, bài của Nga là con Tướng Công, nói lên rằng Nga chẳng quan tâm chuyện thắng thua này, cũng không muốn chơi tiếp, nhưng Nga trên bề mặt thì dây mơ rễ má cùng Mỹ, dưới hậu đài thì bí mật đi đêm cùng Trung Quốc, đẩy cho Trung Quốc những con bài riêng. Còn Mỹ thì lại đang nhìn đến Đài Loan, tay đặt sau gáy vặn eo, như thể Mỹ đã mệt và mỏi, Mỹ đang cân nhắc xem có đáng để chơi tiếp hay không, chứ không phải là suy nghĩ xem làm thế nào cho thắng.

Đài Loan vô cùng chăm chú tới cuộc chơi, bê trên tay đĩa trái cây như những lợi ích thực tế, nắm dao lộ liễu. Quần áo của Đài Loan là kiểu y phục Trung Quốc, ngầm ý rằng Đài Loan mới đích thực là những giá trị Trung Hoa chính thống. Còn Trung Quốc chỉ xăm phượng rồng trên da, chứ trang phục đã thành đồ Tây cả rồi, nói lên xu hướng phương Tây hóa của Trung Quốc.

Trong tranh, Mỹ dường như không nhìn vào bài của mình, nhưng thực tế đang nhìn một lá bài khác, đó là Đài Loan.​


Một nguồn tin từ tạp chí khác của TQ thì nhận xét:

Người con gái Trung Quốc đang chạm quân Đông Phong, chỉ có ý rằng ta đang là “Đông” (tức là chủ nhân của tình thế). Nga đang lợi dụng lúc Mỹ, Nhật lơ đễnh, lén lút trao quân bài cho Trung Quốc, thời khắc này là lúc họ đang “đi đêm”, và trên ván mạt chược của Nga rõ ràng thiếu đi một quân.

Đài Loan ở bên rõ ràng phát hiện thấy màn kịch hậu trường, Nga hậu thuẫn cho Trung Quốc trong thế cuộc này, và Mỹ, thông qua việc quan sát gương mặt Đài Loan để phát hiện được phần nào động tĩnh. Trên thực tế, cả Mỹ lẫn Nga đều đang “đi đêm” với thủ đoạn riêng và mục đích riêng.

Trong khi Mỹ còn nhìn Đài Loan với gương mặt vừa quan tâm vừa suy nghĩ xem không biết nên làm gì với “nhỏ” này thì Đài Loan chỉ muốn nói rằng, con dao nhỏ là năng lực phòng vệ của tôi, đừng ai động đến quyền lợi của Đài Loan.​


Một giải thích khác từ báo chí Phương Tây:

Người xăm phượng hoàng trên lưng là Trung Quốc, nhưng lại mặc đồ phương Tây. Phải đây là ám chỉ Trung Quốc giờ đây “học chữ Hán để lấy lễ còn học Tây học để hữu dụng”?

Mây mù vần vũ ngoài cửa sổ như tình thế u ám giữa hai bờ biển Đài Loan, Trung Quốc, nơi thế cờ này được bày ra giữa bốn bên rình nhau. Quyền lợi đan xen giữa Trung - Mỹ Nhật - Nga quá phức tạp, và Nhật chỉ nhăm nhăm lợi ích cho bản thân mình.

Phương Tây thường nhìn nhận chính phủ Dân quốc của Quốc dân đảng Đài Loan như một chính phủ Dân tộc chủ nghĩa, bởi thế tấm áo khoác lên Đài Loan là áo yếm truyền thống. Và năm 2008, lập trường của Đài Loan vẫn là Dân-Quốc chứ không phải đòi độc lập thành Đài - Loan - Quốc (điều này tôi cho là phù hợp bởi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống Đài Loan năm 2008, ứng cử viên nhiều cơ hội nhất là Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng với chủ trương ôn hòa, dân tộc và phát triển).

Nhìn tình huống trên bức tranh “Bắc Kinh 2008″ thấy Nga đã ngả về Trung Quốc, và Mỹ càng chơi giằng co càng nhiều rủi ro.

Riêng Trung Quốc, đang hy vọng cố giành phần thắng, giữ cái quần của mình bằng mọi cách, bằng cạnh tranh, bằng đi đêm, bằng tiểu xảo.

Và ván mạt chược phương Đông vần quanh Trung Quốc - Đài Loan này, có thể là ván cuối, lại có thể là khúc dạo đầu của một cục diện mới.​
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nguyên bản tiếng Pháp

"Beijing-2008 ou Femmes nues au Mah jong" : Analyse
http://www.chine-informations.com

Analyse de la peinture "Beijing-2008 ou Femmes au Mah jong",
Métaphore de la Chine d'aujourd'hui et de ses relations diplomatiques.
Peinture "Beijing-2008 ou Femmes au Mah jong" de Liu Yi 刘溢
Peinture à l'huile 123cm X 154cm, 2006

fille-mahjong1.jpg


Dans cette peinture à l'huile du peintre chinois habitant à Toronto LIU Yi 刘溢, quatre jeunes filles jouent au jeu chinois traditionnel du Mah jong. Cette peinture a, depuis avril 2006, fait énormément de bruit sur Internet en Chine. Elle fut initialement intitulée "Femmes au Mah jong" . C'est lors de sa première exposition, en mars 2006 à New York, que l'artiste l'a renommé "Beijing-2008" du fait du symbolisme qui en ressort. "Les Olympiades sont appelés par les Occidentaux 'Les Jeux', et le Mah jong, est aussi un 'jeu'" explique LIU. Aujourd'hui, cette peinture est beaucoup plus connue sous son deuxième nom "Beijing-2008" en Chine.

La rédaction de Chine-informations.com vous propose la traduction et l'analyse de quelques commentaires qui reviennent le plus souvent sur cette peinture (attention : le peintre lui-même a reproduit aussi ces commentaires sur son blog, mais n'a jamais rien validé.)

En haut à gauche de la peinture, on peut observer le portrait d'un homme semblant familier, mais peu familier tout de même. Il a la barbe de Sun Yat-sen (ou Sun yaxian ou Sun zhongshan), le crâne chauve de Chiang Kai-shek (ou Jiang Jieshi) et des traits de Mao Zedong. Ce portrait symbolise les cents dernières années de l'Histoire chinoise.

portrait-mahjong.jpg

A gauche de la peinture, une fille innocente et concentrée semble être ravie de son jeu. Elle est la seule véritablement concentrée. Elle esssaye d'être prudente mais apparemment ne sait pas ce qui se passe sous la table, ni le véritable danger du jeu. Elle représenterait le Japon.

La fille du milieu au premier plan, tournant le dos à l'observateur, possède trois tuiles d'"Est" symbolisant la réalité incontestable : l'émergeance de la Chine. Cependant cette fille tente de tricher avec des tuiles dissmulées derrière son pied. Ses vêtements représenteraient ses véritables pouvoirs : elle est dos nu (elle semble miséreuse) mais porte de la lingerie fine (mais ne manque en réalité de moyens).

La fille du milieu au second plan, faisant face à l'observateur semble être métissée. Alors qu'elle joue, elle regarde vers une source de lumière représentant le futur; d'autres disent qu'elle regarde la fille en rouge à droite qui représenterait Taiwan. On peut remarquer au premier coup d'oeil qu'elle est très bien vêtue (cela procure l'impression qu'elle est à l'aise financièrement) mais ne porte rien en bas (mais en réalité, elle n'a pas les moyens de se protéger). Elle n'est pas vraiment intéressée par le jeu, ou se demande s'il est vraiment intéressant de continuer à y jouer. Elle semble légèrement inquiète et plutôt préoccupée par des affaires plus personnelles.
Puis, il y a une fille étrangère allongée qui représenterait la Russie. Elle joue à un jeu chinois qu'elle ne connait pas. Elle a une tuile en moins; Il semble qu'elle l'échange avec la fille aux tatouages qui représenterait la Chine (regardez bien sa main droite). Dans une position allongée, on dirait qu'elle n'est pas très intéressée par le jeu, mais en réalité, elle est active car non seulement elle échange des tuiles avec sa camarade de gauche, mais en plus, pose son pied sur la fille à sa droite qui représenterait les USA.

A droite, il y a une fille en vêtements traditionnels chinois. Pour certains, elle représenterait Taiwan qui s'intéresse mais ne peut participer au jeu. Les fruits dans ses mains signifieraient les intérêts de la région. Pour d'autres, elle est une fille de paysan venue en ville pour travailler; elle serait la main-d'oeuvre qui a permi à la Chine de s'éveiller. Sur son visage, on peut lire de l'incompréhension et du mécontentement. Elle ne connais pas les règles mais observe et apprend.

2008-mahjong2.jpg


Du côté droit de la peinture, devant le bâtiment, il y a une rivière et des rochers. Ceci symbolisant un futur incertain à celui qui devra traverser la rivière rocher par rocher.

fille-mahjong2.jpg


A la suite des nombreux commentaires sur sa peinture "Beijing-2008", Liu Yi en a peint une seconde version en juillet 2006 pour recadrer le sentiment qu'il souhaitait exprimer. La différence qui ressort le plus, est la fille de gauche sensée représenter le Japon qui n'est pas si sage et concentrée que cela... Dans la deuxième version, l'artiste a aussi fait un clin d'oeil au nouveau nom de sa peinture en représentant un "2008" brodé sur le vêtement de la jeune fille la plus à droite de la peinture.

- Blog du peintre LIU Yi : http://blog.artron.net/?uid/39748
- Une page du blog de LIU où on peut voir les étapes de la peinture
Informations recueillies et traduites par W.L. pour www.chine-informations.com
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom