Bút toán điều chỉnh liên quan KC chi phí, PS CÓ lớn hơn PS NỢ hoặc số PS âm (2 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Hiện lúng túng trường hợp này, số là thế này. Tháng rồi DN có làm 1 số bút toán điều chỉnh dẫn đến số liệu phát sinh TK loại 6 (641,642) phát sinh Dư Có lớn hơn dư Nợ, hoặc số phát sinh âm. Được biết trong tháng là không doanh thu (ví dụ vậy đi, để hình dung được quy trình kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh đúng hay sai)

A. Trường hợp đi đảo bút toán: (Có khả năng dẫn đến phát sinh Dư Có lớn hơn dư Nợ "nếu hạch toán chi tiết hoặc giả sử trong tháng không phát sinh chi phí chỉ có bút toán điều chỉnh"

1.- Cuối tháng lập bút toán kết chuyển TK loại 6 (641,642). Số liệu phát sinh đang là Dư có nên khi lập kết chuyển được ghi:


Nợ 641,642/Có 911​


2.- Xác định thu nhập trong kỳ


Nợ 911/Có 4212​


B. Trường hợp đi bút toán âm:

1.- Cuối tháng lập bút toán kết chuyển TK loại 6 (641,642)


Nợ 911/ Có 641,642/: (số tiền âm)​


2.- Xác định thu nhập trong kỳ


Nợ 4212/ Nợ 911: (số tiền âm)​


Không rõ xử lý các bút toán điều chỉnh nào cho phù hợp nhất để dẫn đến quy trình Kết chuyển thuận chiều như trong giáo trình hướng dẫn. Hoặc có giải pháp tổ chức số liệu, tài khoản nào để quy trình kết chuyển và số liệu không bị lũy kế (đôn lên).

Nhiều Thầy/cô, chưa gặp tình huống này, chớ vội kết luận những điều em đặt ra là giả thuyết.

Có nhiều Thầy/cô cho rằng trưòng hợp phát sinh có 642 lớn hơn phát sinh nợ 642 thì không thể xảy ra.

Em rất mong các Thầy/cô, các cô chú bác, dì dượng, chú thím, anh chị em trong nhà đồng tâm hợp lực viết bài chia sẻ để diễn đàn của mình ngày có nhiều bài phong phú hơn.

Xin cám ơn cả nhà đã quan tâm giúp đỡ em đuợc thông suốt hơn.

Mong cả nhà dành chút thời gian cùng tham gia đóng góp ý kiến.

Tham khảo tại Luật Kế toán:

Điều 28. Sửa chữa sổ kế toán

1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau:

a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;

b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;

c) Ghi bổ sung bằng cách lập "chứng từ ghi sổ bổ sung" và ghi thêm số chênh lệch thiếu cho đủ.​

2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.

3. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót.


4. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính:

a) Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;

b) Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;

c) Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính được thực hiện theo phương pháp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này.​
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom