Đâu rồi những cánh thư viết tay! (1 người xem)

  • Thread starter Thread starter antonai
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

antonai

Thành viên mới
Tham gia
7/11/10
Bài viết
16
Được thích
109
Thời đại ngày nay, khoa học công nghệ chiếm 1 vị trí hoàn toàn không nhỏ trong cuộc sống chúng ta, sự tiện dụng luôn được ưu tiên hàng đầu.
Đi làm: hồ sơ không còn phải vất vả đến tận văn phòng công ty nộp mà chỉ cần apply trên mạng.
Muốn nói chuyện: chỉ cần nhấc điện thoại, bấm số là có thể nghe được giọng nói của đối phương.
Gặp vấn đề khó nói: vài tin nhắn messenger là có thể chuyển tải hết nỗi lòng.
Đến cả vấn đề tình cảm: cũng chỉ cần gửi e-mail là mọi thứ được thổ lộ.....

Ngồi nghe lại bài hát "Phượng hồng" mới thấy hình ảnh đẹp lung linh của thuở học trò. Vấn vương trong từng cánh hoa phượng, từng bài thơ viết mà không dám gửi, là tiếng đàn nói hộ lòng ai...
Lưu bút năm cuối cấp đầy những lời nói, tâm sự, sẻ chia của đám bạn. Những nét chữ nguệch ngoạc có, nắn nót có, nhìn chữ là có thể hình dung những khuôn mặt thân thương ấy...
Qua đơn xin việc, nhà tuyển dụng có thể phần nào nắm bắt được tính cách, thái độ của ứng viên và đưa ra được đánh giá sơ bộ...

Nhìn người dì lần giở những lá thư của dượng viết cho dì từ thuở còn yêu nhau mới thấy ý nghĩa của những lá thư tay. Ở nơi hoang vu heo hút, trong những tình huống tưởng chừng như không thể qua khỏi cơn sốt rét nơi rừng sâu, từng dòng thư đều chan chứa nỗi nhớ nhung, thương yêu. Khi nào giận nhau, nhìn lại những tờ giấy ố màu thời gian ấy lòng lại ấm áp...
Ngày nay còn có anh chàng nào tỏ tình với bạn gái bằng lá thư tay mà bao đêm trăn trở khó nhọc mới viết được?
Hay những lần làm điều sai trái, có ai đã viết thư cho đấng sinh thành nói lên sự ăn năn, biết lỗi và thể hiện tình thương yêu với họ?....

Riêng tôi, cũng mong ngày nào đó có một lá thư tay gửi từ người ấy.....
(Cái này là do đọc nhiều tiểu thuyết romance quá -\\/.)




 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hì, cách đây 2 năm mình vẫn còn được nhận mấy lá thư viết tay, tự nhin thấy vui không kể xiết. Nhưng giờ thì hình như ai cũng lười hết cả rồi. Huuu..
 
phải rồi, vì thời đại công nghệ mà. Nhưng riêng chuyện tình cảm thì tớ có rule riêng. M muốn lưu giữ lại nên thường yêu cầu (có khi là bắt ép) các rai phải viết thư tay cho m @$@!^%
Đặc biệt, ngày trc bạn m ở Nga, còn m ở VN. Thường thì vẫn hay chat và nhắn tin. nhưng mà a ấy vẫn đều đặn thư tay cho m. hihi, lãng mạn phết đếy --=0
 
Lý do không nên viết thư tay:
1- Tốn tiền: 1 lá thư tay mất 2000 đ tiền tem, với số tiền đó, ta có thể gửi hàng ngàn bức e-mail
2- Không cãi được: Vì nét chữ viết tay rành rành ra đó, không thể nhầm được. Nếu là tin nhắn, có thể đổ thừa do cho người khác mượn máy, nếu là email, có thể đổ thừa cho …virus.
3- Mất công và mất thời gian: Khi gửi thư tình cho nhiều đối tượng với cùng nội dung, bạn phải sao chép bằng tay. Với tin nhắn hoặc emai, bạn chỉ cần dùng lệnh replace) tên đối tác, đổi địa chỉ người nhận là xong.
 
Lý do không nên viết thư tay:
3- Mất công và mất thời gian: Khi gửi thư tình cho nhiều đối tượng với cùng nội dung, bạn phải sao chép bằng tay. Với tin nhắn hoặc emai, bạn chỉ cần dùng lệnh replace) tên đối tác, đổi địa chỉ người nhận là xong.
Chỉ cần chọn nhiều nick gửi 1 lần thôi bebo02199;;;;;;;;;;;
 
Lý do không nên viết thư tay:
1- Tốn tiền: 1 lá thư tay mất 2000 đ tiền tem, với số tiền đó, ta có thể gửi hàng ngàn bức e-mail
2- Không cãi được: Vì nét chữ viết tay rành rành ra đó, không thể nhầm được. Nếu là tin nhắn, có thể đổ thừa do cho người khác mượn máy, nếu là email, có thể đổ thừa cho …virus.
3- Mất công và mất thời gian: Khi gửi thư tình cho nhiều đối tượng với cùng nội dung, bạn phải sao chép bằng tay. Với tin nhắn hoặc emai, bạn chỉ cần dùng lệnh replace) tên đối tác, đổi địa chỉ người nhận là xong.
4- Dù sử dụng "I - Meo I- Miếc" gì thì cũng quánh bằng TAY .Vậy thư đó không gọi là thư TAY chẳng lẽ là thư CHÂN à
 
Bó tay, Mấy lý do này chính đáng quá,không chê vào đâu được
 
Riêng tôi, cũng mong ngày nào đó có một lá thư tay gửi từ người ấy.....
(Cái này là do đọc nhiều tiểu thuyết romance quá -\\/.)

Ngày xưa đi học môn Tập Làm Văn, cũng tập tành viết thư cho các anh lính hải quân. Rồi mình cũng tham gia Nghĩa vụ Quân sự, lá thư là cầu nối giữa gia đình, bạn bè, người thân, người yêu... Viết thư tuy gửi chậm hơn mail, sms, chat, nhưng đọc thư thật có hồn. Cái cảm giác mỏi mòn chờ đợi một cánh thư rất đặc biệt:

Mỏi mòn chờ đợi cánh thư ai
Chiều nay không có ... chắc chiều mai
Chiều mai không có ... chiều mai nữa
Mai nữa ... cũng không ... ngóng đợi hoài...

Có những lúc hành quân mệt nhọc, sau khi trở về doanh trại, nhận được lá thư của người thương, đọc từng chữ viết nắn nót của người ấy "Anh yêu thương..." thì bao nhiêu cái mệt mỏi bỗng chốc lát tan biến đi...

Chữ viết là tính cách của con người, đọc lá thư thấy nét chữ ngay thẳng, gò từng nét một, ta cảm nhận được rằng người ấy dành cho ta tình cảm biết dường nào, cái này thì mail, sms... không thể nào làm được.

Đôi khi đọc đoạn thư, có những vết mực bị nhòa, ta có cảm giác như người ấy đang nhớ tới ta mà nhỏ lệ?! (Cũng có thể viết thư ban đêm, uống ly cà phê đá bị nhiễu nước làm ta hiểu lầm).

Vài nét bút thân thương, vài nét vẽ nghệch ngoạc, vài ký hiệu riêng của hai đứa làm cho ta cứ bồi hồi xao xuyến, rung động. Cầm lá thư trên tay mà nhung nhớ, để rồi cầm bút viết trong phiên gác có ánh trăng huyền dịu "Tay ôm súng mà nghe lòng nhung nhớ, nhìn sao trời ngỡ ánh mắt người yêu".

Không phải thư nào cũng vui, cũng hân hoan chào đón, có những lúc nhận được thư xong lòng buồn thật buồn.

Nhận được thư em lúc nhá nhem
Mừng mừng tủi tủi mở ra xem
Thư em viết vài dăm ba chữ
"Anh ơi, ngày mai ... họ ... cưới em"

Thư không những là thú vui của người lính, mà còn của những sinh viên xa nhà, ở nơi đất khách quê người thì lá thư làm cho người ta bớt cô đơn. Đâu phải ai cũng có máy tính, đâu phải ai cũng thường xuyên lên mạng, cầm lá thư trên tay cảm xúc sao mà dạt dào.

Thư không cánh thư bay khắp ngã
Mong thư đừng lạc lối nha thư.

Thư ơi thư hãy bay xa
Gặp người bạn ấy nhắn ta mong chờ.

Gửi thư đi với bao hy vọng
Nhận thư rồi xin hãy hồi âm

.....

Đó là những câu thơ mà tôi chẳng biết tác giả là ai, nhưng thời sinh viên tôi nhận được những bức thư trên bì thư có những câu thơ như vậy.

Một thời đã xa, cơm áo, gạo tiền đã cho tôi không còn cảm giác lãng mạn như trước, đầu tắt mặt tối lo cho công việc kiếm cơm, tôi đã không còn thời gian rảnh rỗi để viết một bức thư cho ai nữa, mà giờ ai mong thư, ai nhận thư đây?


---------------------------------------
minhthien321
 
Cánh Thư Bằng Hữu
Tác giả: Hoài Linh

Bạn tôi những bạn tôi không nhiều lắm, có chừng mươi người
Từ khi xếp bút nghiêng mỗi người đi một miền
Dăm tháng đôi năm mới nhấn được tin
Có đứa nắm vận may chỗ ngồi cao lương đầy
Có người buồn số phận đắng cay
Bạn tôi cũng có người làm thuê viết mướn
Cũng có thằng bỏ sách đi buôn
Cũng có kẻ làm lính sa trường
Ve kêu cuốc gọi nắng vào hè
Trường xa có me dấu đường về
Thèm lại quãng đời ngây thơ
Bài học vỡ lòng khó nhớ,
Chưa biết phiền lo, thuở tuổi học trò
Bôn ba tháng ngày đi miệt mài
Nổi trôi đã sờn chai nụ cười
Vào đời thấy nẻo quanh co
Lòng người như bài toán đố
Tính toan từng số, cảm tình chia đôi
Bạn tôi những bạn tôi ai còn mất cuống ra phương nào?
Nhiều khi nghĩ đến nhau, phút buồn vui chung
Mơ ước hoa thêu dấm dệt ngày sau
Có đứa khóc mùa thi, có thằng đi không về
Mỗi mùa vài khuôn mặt vắng đi
Bạn ơi bước đường chiều nghiêng nắng khói
Hay rất mù lòng ánh trăng soi
Có nhớ tình bạn đã xa rồi.

Nguồn: http://lyric.tkaraoke.com/11548/Canh_Thu_Bang_Huu.html
 
'A còng' - bài hát gợi nhắc về những lá thư thời chiến

Người vợ 30 năm tìm mộ chồng liệt sĩ từ lá thư anh gửi. Những xấp thư trong ba lô người lính bị chôn vùi hàng chục năm dưới lòng đất, mang nhiều chuyện đời cảm động... là cảm hứng để một ca khúc ra đời.

A còng
(@) là tên sáng tác mới của Trần Bắc Hải, nguyên đại úy - giảng viên học viện Quân y. Bài hát gợi cho người nghe nhớ về một thời xa của "những ngày hè đỏ lửa" hay "81 ngày đêm chấn động địa cầu".
"Tôi hy vọng, ca khúc này có thể kể cho người nghe một phần về câu chuyện của những lá thư liệt sĩ
Thành Cổ Quảng Trị", anh nói. (Xem lời bài hát)

Trần Bắc Hải chia sẻ, anh đọc câu chuyện về lá thư viết trước lúc hy sinh của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh trên báo. Lá thư khiến anh rơi nước mắt và nghĩ ngay đến những nốt nhạc đầu tiên của bài A còng. Lá thư của của liệt sĩ Huỳnh đến tay vợ anh là chị Nguyễn Thị Xơ 5 tháng trước ngày chị nhận tin báo tử của chồng. Thư viết: "Ngày thống nhất, em hãy vào Nam tìm anh. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh hy sinh. Từ thị xã, qua cầu ngược trở lại hỏi thăm đường về thôn Nhan Biều I. Nếu xuôi theo dòng nước thì mộ anh ở cuối làng. Về đấy sẽ tìm thấy tấm bia ghi dòng chữ tên anh đục trên mảnh tôn...".

Chị Xơ đã lặn lội đi tìm anh 30 năm. Khi chị tìm được tấm bia khắc tên anh thì mộ đã lạc giữa một bãi sắn mênh mông. Chị cùng các đồng đội cũ của anh đào suốt 3 ngày. Không kết quả, tất cả đều tuyệt vọng nhưng chị thì tin chắc anh đang nằm đâu đây. Và cuối cùng, nỗ lực của họ được đền đáp. Họ đã tìm thấy được mộ anh.


Không chỉ từ lá thư đầy xúc cảm của người liệt sĩ trên, Trần Bắc Hải cho biết, những lá thư hàng chục năm nằm dưới lòng đất khu Thành Cổ, chờ được mang ánh sáng mặt trời, đã khiến anh suy tư viết nên nhạc phẩm. "Tôi từng nghe câu chuyện, khi mọi người làm ống dẫn nước trong Thành Cổ, gặp chỗ đường ống cao quá thiết kế, các kỹ sư đào xuống và gặp một căn hầm với 6 di hài liệt sĩ. Di vật trên người các liệt sĩ đều han rỉ, mục rữa, nhưng những bức ảnh và thư trên người một liệt sĩ vẫn còn nguyên vẹn", nhạc sĩ kể.


Đó là lá thư cuối cùng của người vợ chưa cưới báo tin họ sắp có con. Những lá thư lặn lội những dặm đường dài chiến tranh để cùng anh đi vào lòng đất, và bây giờ trở về với người gửi. Gia đình họ tìm lại được nhau. Tên chị là Phạm Thị Biển Khơi, con trai là Lê Quảng An. Và tên anh là Lê Binh Chủng. Chính những lá thư đã nằm chờ đằng đẵng dưới lòng đất 30 năm để làm nên điều kỳ diệu ấy.


"Thời đại bây giờ, cần nhắn nhủ gì nhau đã có điện thoại, hay thư điện tử. Ai cũng vội vàng, chẳng mấy người còn viết thư bằng giấy mực. Nhưng tôi tin rằng những lá thư giấy mực sẽ không bao giờ bị quên lãng. Và chúng ta có thể tin rằng trên quê hương chúng ta hãy còn nhiều lắm những lá thư của những người lính như thế, đang chờ đến ngày về nhà", nhạc sĩ nói.


Bài A còng bắt đầu bằng nhịp điệu nhanh. Sau 4 câu nhạc kế tiếp liên tục và hối hả ở những cung bậc trung bình và trầm, giai điệu ở đoạn trung chuyển (bridge) đột ngột dãn nhịp chậm lại (a a a a...), bay lên, rồi từ từ xuống đến nốt thấp nhất của bản nhạc, sau đó chầm chậm trở về nốt gốc của hợp âm chủ. Đó là biểu tượng nhắc nhở sự trở về của ký ức trong đoạn điệp khúc.


Theo nhạc sĩ Quỳnh Hợp, A còng là khúc ca nhẹ nhàng mang âm hưởng bồi hồi, xao xuyến, khiến người nghe nghĩ về một miền cỏ xanh trong Thành cổ hay những bia mộ vô danh trong nghĩa trang… "Bài hát bồi đắp cho mỗi chúng ta cái đẹp, cái cao thượng để biết ghi nhớ, tri ân, sống thế nào cho cho xứng với máu xương của cha anh đã đổ", nữ nhạc sĩ chia sẻ cảm nhận.


"Tháng bảy lại về gợi nhắc một ngày đáng nhớ trong năm là ngày Thương binh liệt sĩ Việt Nam 27/7, tôi hy vọng bài A còng là một món quà nho nhỏ để tặng đến những gia đình liệt sĩ", nhạc sĩ Trần Bắc Hải bày tỏ.

(Nguồn: VnExpress.net)


 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom