Về việc: Thư gửi các bạn thành viên có số bài viết là 0

Liên hệ QC
thangtctk đã viết:
Sau khi suy nghĩ tôi đi đến quyết định: TỪ BÂY GIỜ TRỞ ĐI TÔI SẼ KHÔNG THAM GIA BẤT KỲ Ý KIẾN NÀO NỮA TRÊN DIỄN ĐÀN GIAIPHAPEXCEL.
Đọc đi đọc lại từ đầu đến cuối chủ đề này mà tôi không thể hiểu được TỪ BÂY GIỜ... vì sao và để làm gì nhỉ????
Tất cả những ý kiến trên mục Trao đổi - Góp ý giữa Diễn Đàn và thành viên thì vẫn là những trao đổi đúng nghĩa đen của nó cơ mà. Và mục đích chính của box này là là sao cho GPE trở nên thân thiện hơn giữa tất cả những thành viên với nhau (kể cả các thành viên trong BQT), sao cho GPE càng ngày càng phát triển...
Tôi vốn suy nghĩ đơn giản như vậy...
 
Các bác, chúng ta không cần bàn thêm về việc có nên lấy ý kiến hay không?
Em đã lập topic mới để thăm dò.
http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?t=4700

Xin lỗi do sơ xuất trong quá trình sao chép các thanks đã bị mất, mong thông cảm, và tất nhiên hoàn toàn có thể thanks lại.
 
Tôi có một số ý kiến như sau:

Thứ nhất: Hãy nhìn nhận một cách khách quan để ta thấy rằng những người tạo ra GPE, những thành viên tích cực trên diễn đàn họ xứng đáng là những người được tôn vinh vì có cả tài (trình độ) lẫn đức (biết chia sẻ với mọi người, vì sự phát triển chung) – trong khi

Thứ hai: Chúng ta hãy cùng xem xét động cơ làm việc của họ (Ban điều hành & các thành viên tích cực trên GPE):

- Họ làm một cách tự nguyện, tự giác, rất nhiệt tình, rất thân ái, vui vẻ – Vô vụ lợi.
- Họ làm việc cho cộng đồng, vì cộng đồng.
- Họ phải bỏ rất nhiều thời gian, trí tuệ, công sức lẫn tiền bạc để tạo ra và nuôi dưỡng - bằng mọi nỗ lực để duy trì và phát triển GPE.
- Những đóng góp của họ giúp một phần không nhỏ trong quá trình phát triển kiến thức, kỹ năng, tư duy về Excel, IT, và nhiều các kiến thức chuyên môn - xã hội khác cho cộng đồng.
- Sự chia sẻ, giúp đỡ của họ đã nâng cao hiệu quả cho những người thực hiện áp dụng công việc – có thể nói đây là hiệu quả kinh tế cũng được.
- Và nhiều điều khác nữa, …

Coi như họ đã tạo ra một ngôi nhà rộng mở, một con đường tốt phục vụ cho bạn đi đến đích trong các công việc của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Thiết nghĩ những con người vào ngôi nhà đó, đi trên con đường đó phải có ý thức:
- Tôn trọng, cảm ơn những người đã tạo ra ngôi nhà đó (Ban Quản trị và các thành viên tích cực của GPE).
- Cùng nhau làm ngôi nhà này ngày một đẹp hơn, vui hơn, bằng cách hãy nhiệt tình chia sẻ, đóng góp cả kiến thức, tinh thần lẫn vật chất trong khả năng mà mình có thể làm được.
- Mình phải biết vì mọi người trước, đừng nên đặt cái “Tôi” của mình lên trên hết.
- …

To BQT GPE: Với tôi, các anh chị đã là những người rất xứng đáng để chúng tôi được học hỏi về nhiều lĩnh vực, không chỉ riêng Excel.

Paretor đã đẻ ra định luật 20/80: điều này tôi cho là rất đúng (chúng ta có thể suy luận trong mọi trường hợp …). Các anh chị hà tất phải bận lòng tới những người đặt cái “Tôi” của mình lên trên hết mà không biết đến cái "Chung".
(Chúng ta vẫn tôn trọng và ủng hộ lợi ích của từng CÁ NHÂN - nhưng không ủng hộ những người có chủ nghĩa cá nhân).

...

Những điều tôi nói trên đây tuy hơi thẳng thắn nhưng cũng rất chân thành.

Nếu ai không OK thì Cancel.

Thanks !
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tội tán thành ý kiến của VuNgoc, tuy nhiên cũng nên suy nghĩ và đừng khắc khe quá...
ANH TUẤN
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin lỗi - Câu này chỉ dùng đối với thiểu số người có thái độ tương tự như đã nêu trên.
 
vungoc đã viết:
Xin lỗi - Câu này chỉ dùng đối với thiểu số người có thái độ tương tự như đã nêu trên.
Hôm nay có vẻ "nhớn" hẳn ra rồi. Tự dưng chàng Ngọc nhà ta trở nên . .. nóng tính.

Vì chúng ta cầu thị chứ không cầu hòa.

Thân!
 
Mr Okebab đã viết:
Hôm nay có vẻ "nhớn" hẳn ra rồi. Tự dưng chàng Ngọc nhà ta trở nên . .. nóng tính.

Vì chúng ta cầu thị chứ không cầu hòa.

Thân!

Nhờ học được bác Mr. Okebab mà mình "nhớn" ra rõ.
Đúng là: ... Gần đèn thì sáng.

Cảm ơn GPE đã cho tôi cơ hội và tiếp xúc được nhưng người bạn quý giá !

Thanks !
 
Bác Vungoc ơi, bác cho tôi xin cái nội dung của định luật Paretor đi. Tôi chưa biết về định luật này. Nó có phải nói về lợi ích của con người không. Nhân đây tôi có thể nói ra 1 sự thật rằng: Hầu hết những người lên diễn đàn này (trừ các Admin và 1 số ít người khác) đều bắt đầu từ cái TÔI đó thưa bác. Tuy nhiên cũng phải nói rằng nhiều người biết được rằng muốn có cái TÔI hoàn hảo thì phải có cái CHUNG vững mạnh. Và chính từ cái CHUNG đó mà cái TÔI của mọi người mới dần được thoả mãn. Do vậy họ mới viết bài để hỏi và để giải đáp những thắc mắc, những điều chưa biết.
Còn về việc vẫn có nhiều người chưa viết bài ư? Tôi xin mạnh dạn nói rằng trong 1 đàn ong, có phải con ong nào cũng biết làm mật hay xây tổ đâu. Nhưng đừng có coi thường những con ong đó vì nó cũng có những công việc thầm lặng của mình. Quay lại việc các bạn chưa viết bài, tôi tin rằng họ không phải là không muốn xây dựng diễn đàn mà họ còn thiếu 1 chút tự tin để gửi bài thôi. Nhưng nếu họ không viết mà chỉ cần quảng bá cho nhiều người khác biết về ích lợi của diễn đàn này thì họ cũng chính là những con ong có công việc thầm lặng rồi đấy. Điều này đồng nghĩa với việc sự đóng góp của các Admin, Smod, Mod và các thành viên có bài viết là có hiệu quả đấy chứ.
Đôi lời cảm nhận mong BQT cùng các thành viên suy xét.
 
To Minhlev: Nếu em nhớ không nhầm thì là 20% khách hàng sẽ tiêu thụ 80% sản phẩm của chúng ta thì phải. Cái này em không nhớ rõ lắm tại vì được học lâu rồi, hồi trước có học qua cái này còn có phải là định luật Paretor thì không thì em không biết
 
trandangkhoi đã viết:
To Minhlev: Nếu em nhớ không nhầm thì là 20% khách hàng sẽ tiêu thụ 80% sản phẩm của chúng ta thì phải. Cái này em không nhớ rõ lắm tại vì được học lâu rồi, hồi trước có học qua cái này còn có phải là định luật Paretor thì không thì em không biết
Bác Vungoc ơi, bác cho tôi xin cái nội dung của định luật Paretor đi. Tôi chưa biết về định luật này. Nó có phải nói về lợi ích của con người không. Nhân đây tôi có thể nói ra 1 sự thật rằng: Hầu hết những người lên diễn đàn này (trừ các Admin và 1 số ít người khác) đều bắt đầu từ cái TÔI đó thưa bác. Tuy nhiên cũng phải nói rằng nhiều người biết được rằng muốn có cái TÔI hoàn hảo thì phải có cái CHUNG vững mạnh. Và chính từ cái CHUNG đó mà cái TÔI của mọi người mới dần được thoả mãn. Do vậy họ mới viết bài để hỏi và để giải đáp những thắc mắc, những điều chưa biết.

Pace đã viết:
Nguyên lý 80/20 là gì? Nguyên lý 80/20 cho chúng ta biết rằng trong bất cứ một nhóm nào cũng đều có một số đối tượng có một vai trò quan trọng hơn những đối tượng khác rất nhiều. Một mức chuẩn hoặc giả thuyết phù hợp là 80% những kết quả hoặc sản phẩm được sản sinh ra từ 20% những nguyên nhân, và nhiều khi từ một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều những động lực có sức tác động lớn.

09.09.23.09..jpg


[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cơ sở nền tảng của Nguyên lý 80/20 được Vilfredo Pareto (1848-1923) – nhà kinh tế học người Ý – khám phá ra năm 1897, cách đây đúng 100 năm. Khám phá của ông cho đến nay đã có nhiều tên gọi khác nhau, như Nguyên lý Pareto (Pareto Principle), Định luật Pareto (Pareto Law), Qui tắc 80/20 (80/20 Rule), Nguyên lý thiểu công (Principle of Least Effort), và Nguyên lý bất cân bằng (Principle of Imbalance); trong bộ sách này chúng ta sẽ thống nhất gọi là Nguyên lý 80/20. Qua cả một quá trình ảnh hưởng ngấm ngầm đối với nhiều người thành đạt quan trọng, nhất là những người làm kinh doanh, những người say mê máy tính, và những kỹ sư phụ trách về chất lượng, Nguyên lý 80/20 đã góp phần tác động đến thế giới hiện đại. Tuy nhiên, nó hãy còn là một trong những bí ẩn lớn nhất trong thời đại chúng ta – và ngay cả một số ít người biết và sử dụng Nguyên lý 80/20 cũng chỉ khai thác được một phần nhỏ nhoi sức mạnh của nó.

Như vậy Vildredo Pareto đã khám phá ra cái gì? Ông đã tình cờ nghiên cứu những quy luật về của cải và thu nhập ở nước Anh thế kỷ XIX. Ông nhận thấy rằng, theo mẫu nghiên cứu của ông, hầu hết lượng thu nhập và của cải về tay một nhóm người thiểu số. Có lẽ chuyện này cũng không có gì đáng ngạc nhiên cho lắm. Nhưng ông cũng khám phá ra hai điều khác mà ông cho là rất có ý nghĩa. Một là, có một mối quan hệ nhất quán, có tính toán học giữa tỷ lệ người (lượng phần trăm trong tổng số đối tượng nghiên cứu đang xét) và lượng thu nhập hoặc của cải mà nhóm này được hưởng.4 Nói đơn giản hơn, nếu 20% của nhóm đối tượng nghiên cứu hưởng 80% lượng của cải,5 thì các bạn có thể đoán chắc rằng 10% sẽ hưởng, chẳng hạn như, 65% lượng của cải, và 5% sẽ hưởng 50%. Điểm mấu chốt không phải ở chỗ các con số phần trăm, mà là ở chỗ việc phân bố của cải trong một nhóm đối tượng có thể tiên đoán là không cân đối. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Khám phá thứ hai của Pareto, một khám phá thật sự làm ông phấn khích, là quy luật bất cân đối này lặp đi lặp lại một cách ổn định bất cứ khi nào ông xem xét những dữ liệu liên quan đến những giai đoạn lịch sử khác nhau hoặc những quốc gia khác nhau. Dù nghiên cứu nước Anh trong những giai đoạn đầu, hoặc bất cứ dữ liệu nào có thể có được về những nước khác trong thời đại của ông hoặc trước đó, ông đều thấy có một quy luật chung lặp đi lặp lại, nhiều lần, với một sự chính xác toán học.

Đây là một sự trùng hợp lạ kỳ, hay là một điều gì đó có một tầm quan trọng lớn lao đối với kinh tế học và xã hội? Quy luật này có còn đúng không nếu áp dụng vào những tập hợp dữ liệu có liên quan đến những vấn đề khác ngoài của cải hoặc thu nhập? Pareto là một nhà cách tân đại tài, vì trước ông ta chưa có ai từng xem xét hai tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau – trong trường hợp này là so sánh phân phối thu nhập hoặc của cải với số người có thu nhập hoặc chủ sở hữu tài sản – và so sánh tỷ lệ phần trăm giữa hai tập hợp dữ liệu này. (Ngày nay phương pháp này đã trở nên bình thường, và đã dẫn đến những bước nhảy vọt lớn trong các hoạt động doanh thương và kinh tế). [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Mặc dù Pareto đã nhận thấy tầm quan trọng và phạm vi áp dụng rộng lớn của khám phá của ông nhưng, thật đáng tiếc, ông lại rất kém trong việc giải thích nó. Sau đó ông tiếp tục đưa ra hàng loạt những lý thuyết xã hội học kỳ thú nhưng lan man, chẳng đâu vào đâu, tập trung vào vai trò của bộ phận tinh hoa của xã hội, để rồi cuối đời ông, những tư tưởng ấy đã bị những tên phát xít theo phe Mussolini lạm dụng và bóp méo. Ý nghĩa của Nguyên lý 80/20 đã bị “trùm mền” cả một thế hệ. Trong khi một vài nhà kinh tế học, đặc biệt là ở Hoa Kỳ,6 đã nhận thấy tầm quan trọng của nó nhưng mãi đến sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai mới có hai người đi tiên phong cùng lúc nhưng hoàn toàn khác nhau bắt đầu tạo ra được những đợt sóng gây chú ý dư luận với Nguyên lý 80/20. [/FONT]


Tớ chẳng biết về định luật này (vì ngày xưa chưa được học), thế mới khổ. Tuy nhiên ngoài GPE mà các bác yêu quý thì bên cạnh đó còn có một nàng tiên nữ cực kỳ đáng yêu, sẵn sàng cùng các bác khám phá . . . mọi ngóc ngách.
Cô nàng này luôn có 1 nguyên tắc : Trăm nghe không bằng 1 thấy, trăm thấy không bằng 1 . . . sờ !!!}}}}}

Be be be!!! các bạn biết đó là ai không ??? Google đấy :


Các bác sờ thử nhé .

Be be be!!
 
Tôi tán thành với ý kiến của minhlev. Bản thân tôi cũng chưa đóng góp được cho GPE chút nhiều (tôi tự cho là như thế) ngoài việc tìm tài liệu và nêu lên một số suy nghĩ của mình (không biết đã được gọi là kinh nghiệm chưa). Tuy nhiên, tôi luôn trân trọng những thành viên của diễn đàn, đặc biệt là khâm phục họ. Họ có nhiều kinh nghiệm, họ giỏi hơn tôi rất nhiều. Điều đó cũng khiến tôi nhiều khi không dám gửi bài vì nghĩ ý kiến của mình còn nhỏ bé quá, không biết có ai cười mình không... Tôi nghĩ, việc nhiều thành viên không lên tiếng cũng vì nhiều lý do, và chúng ta cũng không nên phê phán họ quá nhiều. Chỉ mong rằng, mọi thành viên - từ BQT cho đến thành viên quan sát - đều có ý thức giúp đỡ nhau để phát triển niềm đam mê của chúng ta.
 
tklshb đã viết:
Điều đó cũng khiến tôi nhiều khi không dám gửi bài vì nghĩ ý kiến của mình còn nhỏ bé quá, không biết có ai cười mình không...
Chẳng ai cười bác đâu, dẫu sao tất cả chúng ta có lẽ đều đã từng trải qua cảm giác đó nhưng: Hỏi 1 câu chỉ dốt trong chốc lát, nhưng không hỏi sẽ dốt cả cuộc đời!
Thân!
 
À, nhân đây mong mọi người giải thích giùm là: Tại sao dưới bài viết của nhiều người có nút Thanks mà dưới bài viết của tui không có vậy?
 
Dưới bài viết của mình thì làm sao có nút Thanks hả bạn ? Chẳng lẽ mình lại cám ơn mình sao ?
 
Web KT
Back
Top Bottom