Trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm trong doanh nghiệp còn áp dụng không?

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Có người vẫn còn bâng khuâng về việc trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm trong doanh nghiệp theo thông tư 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính còn hiệu lực thi hành không?

Trả lời: xin thưa vẫn còn để áp dụng khi lập báo cáo tài chính năm 2011. Nhân đây, xin trích đăng đầy đủ nội dung TT 82 cùng cách xử lý hạch toán.

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 82/2003/TT-BTC NGÀY 14 THÁNG 08 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN TRÍCH LẬP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ HẠCH TOÁN QUỸ DỰ PHÒNG VỀ TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM TẠI DOANH NGHIỆP


Thi hành Điều 13, Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm; Sau khi thống nhất với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp như sau:

1. Đối tượng áp dụng:


- Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;
- Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
- Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam;​


Đối với các doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở các Hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ nước ngoài, nếu Hiệp định có các quy định về trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm khác với hướng dẫn tại Thông tư này, thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.

2. Mức trích lập quỹ:


Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định tuỳ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm.

Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp.​


3. Thời điểm trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm là thời điểm khoá sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính năm.

4. Quản lý và sử dụng Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm:


a. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm.

b. Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau.

c. Trường hợp Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.

d. Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích và báo cáo việc sử dụng quỹ tại phần Thuyết minh Báo cáo tài chính hàng năm bao gồm các chỉ tiêu: tổng số chi trợ cấp, số người được trợ cấp và số trích quỹ dự phòng trong năm.​


5. Số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm trước đây trích lập từ lợi nhuận sau thuế (quy định tại Thông tư số 64/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 của Bộ Tài chính và Thông tư số 58/2002/TT-BTC ngày 28/6/2002 của Bộ Tài chính) được tiếp tục quản lý và sử dụng theo quy định tại Thông tư này.

6. Hạch toán kế toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm:


a. Khi trích lập Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, ghi:


Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp​

Có TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm​



b. Khi chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động, ghi:


Nợ TK 3353 - Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm​

Có các TK 111, 112​


c. Trường hợp Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính, thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ, khi chi ghi:


Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp​


Có các TK 111, 112


d. Chuyển số dư của Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm quy định tại mục 5 Thông tư này như sau:


Nợ TK 416 - Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
Có TK 3353 - Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm​


7. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Thay thế điểm 6.3, khoản 6, mục B, và khoản 3, mục C, phần II Thông tư số 64/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong các doanh nghiệp Nhà nước và khoản 4, mục C, phần II Thông tư số 58/2002/TT-BTC ngày 28/6/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu xử lý.

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)​

Vui lòng xem các văn bản hướng dẫn chính sách thuế TNDN liên quan tại Blog Tri Thức Kế Toán (http://trithucketoan.blogspot.com) tại đây: http://trithucketoan.blogspot.com/2012/02/quy-du-phong-ve-tro-cap-mat-viec-lam.html
 
Cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin!
Theo quan điểm hiện nay của tôi đối với các cty tư nhân có trên 10 Lao động thì sẽ không trích quỹ này, bởi vì
Quỹ này nằm hỗ trợ cho người lao động đã có thâm niên công tác (trên 1 năm) khi xin nghỉ việc hoặc ... thì dùng qũy này để trợ cấp, Nhưng hiện nay cty buộc phải nộp trợ cấp thất nghiệp cho BHXH, do đó nếu người LĐ nghỉ việc thì đã có Quỹ trợ cấp thất nghiệp đài thọ, cty kg phải trả trợ cấp thôi việc nữa. Như vậy xét theo nguyên lý thì cty kg được trích qũy này nữa!
Do đó, nếu trích qũy, khi quyết toán thuế thì có thể bị loại chi phí (Nếu Nhân viên thuế nắm được nguyên lý)
Vài ý kiến của tôi chia sẻ đến các bạn.
 
Cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin!
Theo quan điểm hiện nay của tôi đối với các cty tư nhân có trên 10 Lao động thì sẽ không trích quỹ này, bởi vì
Quỹ này nằm hỗ trợ cho người lao động đã có thâm niên công tác (trên 1 năm) khi xin nghỉ việc hoặc ... thì dùng qũy này để trợ cấp, Nhưng hiện nay cty buộc phải nộp trợ cấp thất nghiệp cho BHXH, do đó nếu người LĐ nghỉ việc thì đã có Quỹ trợ cấp thất nghiệp đài thọ, cty kg phải trả trợ cấp thôi việc nữa. Như vậy xét theo nguyên lý thì cty kg được trích qũy này nữa!
Do đó, nếu trích qũy, khi quyết toán thuế thì có thể bị loại chi phí (Nếu Nhân viên thuế nắm được nguyên lý)
Vài ý kiến của tôi chia sẻ đến các bạn.

Vui lòng đọc kỹ các văn bản chính sách thuế trước khi đưa ra ý kiến:

nếu trích qũy, khi quyết toán thuế thì có thể bị loại chi phí (Nếu Nhân viên thuế nắm được nguyên lý)

Tôi cũng không dại dột gì đưa ra chủ đề này vì biết rằng việc Trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm trong doanh nghiệp là quyền lợi của mỗi DN. DN trích thì nên trích tối đa 3% để giảm Lợi nhuận trước thuế. Mặc khác, nếu đoàn thanh tra lao động thanh kiểm tra, DN không trích quỹ này, DN sẽ bị phạt theo theo quy định tại điều 17 khoản 3 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung

3- Các doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm theo quy định của Chính phủ để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm.

Xem thêm bài này: Chia sẻ: "Những vướng mắc thường gặp của người sử dụng lao động", tại đây

Thông tin việc bãi bỏ Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm trong doanh nghiệp

Ngày 15 tháng 06 năm 2011, VPCP có ban hành công văn số: 3950/VPCP-KTTH - V/v Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện




Kính gửi:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp.




Xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 1580/LĐTBXH-VL ngày 19 tháng 5 năm 2011 về việc Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng có ý kiến như sau:

1. Đồng ý đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về định hướng bãi bỏ Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để thống nhất chế độ chi trả các loại trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc và trợ cấp thất nghiệp. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng Đề án sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan trong Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; trên cơ sở đó, hướng dẫn xử lý Quỹ này tại doanh nghiệp, có biện pháp bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

2. Trong khi chưa sửa đổi các Luật nói trên, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn việc trích lập và bảo toàn Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm theo hướng quy định mức tối đa của Quỹ tại doanh nghiệp, bảo đảm dự phòng chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp khi thay đổi cơ cấu, công nghệ và trợ cấp thôi việc theo quy định hiện hành.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Tư pháp biết, thực hiện.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Phạm Văn Phượng​

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ, PTTg Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng;
- VPCP: BTCN, PCN Phạm Văn Phượng, các Vụ: TH, KTN, ĐP, TKBT;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).
 
Cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin!
Theo quan điểm hiện nay của tôi đối với các cty tư nhân có trên 10 Lao động thì sẽ không trích quỹ này, bởi vì
Quỹ này nằm hỗ trợ cho người lao động đã có thâm niên công tác (trên 1 năm) khi xin nghỉ việc hoặc ... thì dùng qũy này để trợ cấp, Nhưng hiện nay cty buộc phải nộp trợ cấp thất nghiệp cho BHXH, do đó nếu người LĐ nghỉ việc thì đã có Quỹ trợ cấp thất nghiệp đài thọ, cty kg phải trả trợ cấp thôi việc nữa. Như vậy xét theo nguyên lý thì cty kg được trích qũy này nữa!
Do đó, nếu trích qũy, khi quyết toán thuế thì có thể bị loại chi phí (Nếu Nhân viên thuế nắm được nguyên lý)
Vài ý kiến của tôi chia sẻ đến các bạn.

Nếu như em nhớ không lầm thì Bảo Hiểm Thất Nghiệp bắt đầu từ 01/01/2009. Như vậy nếu những người có thâm niên công tác từ trước ngày 01/01/2009 đến nay chưa nghỉ và sẽ có thể nghỉ thì sao?

Nếu các doanh nghiệp đã có trích quỹ dự phòng trợ cấp cho những người này cho các năm từ 01/01/2009 trở về trước, thì khi có quyết định bãi bỏ trợ cấp thôi việc thì có giải quyết cho người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc 1 lần tính từ ngày 01/01/2009 trở về trước ??
 
Ký quyết toán 2011 này vẫn còn thực hiện việc trích lập Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm trong doanh nghiệp.
Ngày 27 tháng 12 năm 20011, Chính Phủ đã ban hànhNĐ 122/2011/NĐ-CP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 124/2008/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP,

d) Bổ sung thêm điểm m, điểm n vào khoản 2 Điều 9 (Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế - 2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số trường hợp được quy định như sau:....)

“m) Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (trừ trường hợp doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật).

n) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; các khoản chi tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”

====> 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2012 và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2012 trở đi.
 
Nếu như em nhớ không lầm thì Bảo Hiểm Thất Nghiệp bắt đầu từ 01/01/2009. Như vậy nếu những người có thâm niên công tác từ trước ngày 01/01/2009 đến nay chưa nghỉ và sẽ có thể nghỉ thì sao?

Nếu các doanh nghiệp đã có trích quỹ dự phòng trợ cấp cho những người này cho các năm từ 01/01/2009 trở về trước, thì khi có quyết định bãi bỏ trợ cấp thôi việc thì có giải quyết cho người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc 1 lần tính từ ngày 01/01/2009 trở về trước ??
Nếu bạn làm cho cơ quan hay công ty Nhà nước, thì xem công văn này:
http://thuvienphapluat.vn/archive/C...-lam-cho-nguoi-lao-dong-do-Bo-vb129467t3.aspx
Và thực tế cách đây vài tháng, có người làm trong cty Nhà nước vẫn được hưởng chế độ thâm niên, mỗi năm thâm niên hưởng 1/2 tháng lương và thời gian tính từ năm 2008 trở về trước.

Và nếu bạn làm việc ở Cty tư nhân thì tùy ... họ có chịu làm đúng luật không!
Thân!
 
Nếu bạn làm cho cơ quan hay công ty Nhà nước, thì xem công văn này:
http://thuvienphapluat.vn/archive/C...-lam-cho-nguoi-lao-dong-do-Bo-vb129467t3.aspx
Và thực tế cách đây vài tháng, có người làm trong cty Nhà nước vẫn được hưởng chế độ thâm niên, mỗi năm thâm niên hưởng 1/2 tháng lương và thời gian tính từ năm 2008 trở về trước.

Và nếu bạn làm việc ở Cty tư nhân thì tùy ... họ có chịu làm đúng luật không!
Thân!

Vậy là bạn chưa hiểu ý mình rồi. Chúng ta đang đứng trên phương diện công ty và trên phương diện hạch toán quyết toán thuế TNDN. Cty hiển nhiên làm đúng luật.

Giả định bây giờ ngày 22/02/2012 cty tính trả hết 1 lần trợ cấp thôi việc cho những người có thâm niên công tác từ 31/12/2008 trở về trước. thì khoản này có được coi là chi phí hợp lý để quyết toán hay không?
 
Vậy là bạn chưa hiểu ý mình rồi. Chúng ta đang đứng trên phương diện công ty và trên phương diện hạch toán quyết toán thuế TNDN. Cty hiển nhiên làm đúng luật.

Giả định bây giờ ngày 22/02/2012 cty tính trả hết 1 lần trợ cấp thôi việc cho những người có thâm niên công tác từ 31/12/2008 trở về trước. thì khoản này có được coi là chi phí hợp lý để quyết toán hay không?

Câu hỏi của bạn với câu feedback của bạn chả liên quan gì đến nhau cả /-*+/ nên mình k biết là bản ấy hiểu lầm cái gì?__--__

Chúng ta luôn luôn đứng trên phương diện thuế và kế toán, chứ đứng ở phương diện công ty thì để bị phạt àh.
Đối với nhân viên công tác từ 31 Dec 08 trở về trước mà k nghỉ việc thì bạn sẽ vẫn tiếp tục trích Dự phòng cho họ, k được phép chi trả khi chưa nghỉ việc đâu bạn ạ.

Giả sử như họ đồng loạt nghỉ việc, thì phải quay lại các năm xem chi phí phát sinh từ trích dự phòng trợ cấp chênh lệch như thế nào với tổng chi phí được cho là hợp lý ( bằng 1 - 3% tổng quỹ lương đóng bảo hiểm), phân chênh lệch là thuế thu nhập hoãn lại.

Đến khi thực thanh toán thì khoản chênh lệch này đương nhiên được ghi nhận là chi phí hợp lý của kỳ đây thôi. Đơn giản như con gián.@$@!^%
 
Nhân tiện về trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, cả nhà cho em chen vào hỏi bác Kế toán già gân vấn đề này tí ạ.
Theo thông tư 82, công ty em áp dụng mức trích quỹ dự phòng là 2% quỹ tiền lương đóng BHXH.
Công ty em hoạt động từ 1995, tính đến 12/2008 là 14 năm, số người có trong danh sách được hưởng trợ cấp tính đến cuối năm 2011 là 10 người, tổng quỹ lương tham gia BHXH/ tháng của 10 người này là 70triệu, thế cách tính để trích quỹ cuối năm như sau:
70triệu x 12 tháng x 2% x 14 năm = 235.200.000 đồng.
Cách tính như thế có đúng không ạ, kiểm toán kiểm tra thì bảo là không được nhân với số năm được tính trợ cấp mà chỉ lấy tổng quỹ lương tham gia BHXH 12 tháng nhân với 2% thôi.
Bác "kế toán già gân" có nhiều kinh nghiệm tư vấn cho em với. Có văn bản nào hướng dẫn cụ thể cách tính ngoài thông tư 82 không? Sai cái này thuế kiểm tra xuất toán là em chết. Số nêu trên chỉ là ví dụ thôi, thực tế nếu xuất toán số chênh lệch phải cả tỉ đồng, em bị đuổi việc mất.
Cảm ơn bác.
 
Nhân tiện về trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, cả nhà cho em chen vào hỏi bác Kế toán già gân vấn đề này tí ạ.
Theo thông tư 82, công ty em áp dụng mức trích quỹ dự phòng là 2% quỹ tiền lương đóng BHXH.
Công ty em hoạt động từ 1995, tính đến 12/2008 là 14 năm, số người có trong danh sách được hưởng trợ cấp tính đến cuối năm 2011 là 10 người, tổng quỹ lương tham gia BHXH/ tháng của 10 người này là 70triệu, thế cách tính để trích quỹ cuối năm như sau:
70triệu x 12 tháng x 2% x 14 năm = 235.200.000 đồng.
Cách tính như thế có đúng không ạ, kiểm toán kiểm tra thì bảo là không được nhân với số năm được tính trợ cấp mà chỉ lấy tổng quỹ lương tham gia BHXH 12 tháng nhân với 2% thôi.
Bác "kế toán già gân" có nhiều kinh nghiệm tư vấn cho em với. Có văn bản nào hướng dẫn cụ thể cách tính ngoài thông tư 82 không? Sai cái này thuế kiểm tra xuất toán là em chết. Số nêu trên chỉ là ví dụ thôi, thực tế nếu xuất toán số chênh lệch phải cả tỉ đồng, em bị đuổi việc mất.
Cảm ơn bác.

Trước khi trả lời cho bạn, xin bạn hãy tha và đừng réo gọi đích danh tên mình vì trên diễn đàn này còn rất nhiều sư phụ, mình vẫn còn phải đi học lại ạ.

Nói về văn bản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm có những điểm mâu thuẫn nhau như sau:

1.- Theo điều 2 của Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14 tháng 08 năm 2003 cua Bộ Tài Chính hướng dẫn trích lâp, quản lý, sử dụng và hạch toán quỹ dự phòng về trợ câp mất việc làm tại doanh nghiệp

2. Mức trích lập quỹ:



Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định tuỳ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm.

Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp.​


Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2009, theo Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về Bảo hiểm thất nghiệp: các doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên sẽ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, đồng thời sẽ không tiếp tục trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (số dư quỹ còn lại vẫn được sử dụng để trợ cấp thôi việc đối với những lao động đã làm việc tại doanh nghiệp từ trước 1/1/2009).

Đoạn tô màu nâu là mâu thuẫn với các văn bản hướng dẫn chính sách thuế dưới đây


2.- Các văn bản hướng dẫn chính sách thuế liên quan V/v trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm khi lập quyết toán thuế TNDN

2.1.- Công văn của Tổng cục Thuế số 2585 /TCT-CS ngày 8 tháng 7 năm 2008 V/v trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

2.2.- Công văn số 7250/BTC-TCT ngày 07/6/2010 của Bộ Tài Chính V/v: một số nội dung cần lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2009.

2.3.- Công văn của Tổng cục Thuế số 2288 /TCT-CS ngày 29 tháng 6 năm 2010 V/v trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

2.4 Ngày 27 tháng 12 năm 20011, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 122/2011/NĐ-CP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 124/2008/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP,

d) Bổ sung thêm điểm m, điểm n vào khoản 2 Điều 9 (Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế - 2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số trường hợp được quy định như sau:....)

“m) Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (trừ trường hợp doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật).​

Trở lại câu hỏi của bạn:

Công ty em hoạt động từ 1995, tính đến 12/2008 là 14 năm, số người có trong danh sách được hưởng trợ cấp tính đến cuối năm 2011 là 10 người, tổng quỹ lương tham gia BHXH/ tháng của 10 người này là 70triệu, thế cách tính để trích quỹ cuối năm như sau:
70triệu x 12 tháng x 2% x 14 năm = 235.200.000 đồng.
Cách tính như thế có đúng không ạ, kiểm toán kiểm tra thì bảo là không được nhân với số năm được tính trợ cấp mà chỉ lấy tổng quỹ lương tham gia BHXH 12 tháng nhân với 2% thôi.

Theo điều 3 của Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14 tháng 08 năm 2003 cua Bộ Tài Chính hướng dẫn trích lâp, quản lý, sử dụng và hạch toán quỹ dự phòng về trợ câp mất việc làm tại doanh nghiệp

3. Thời điểm trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm là thời điểm khoá sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính năm.

Cái sai

1.- Hàng năm bạn phải trích lập các quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm này, không được phép tính trích lập cộng dồn 14 năm cho 1 kỳ kế toán Chính vì điều 3 của Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14 tháng 08 năm 2003 cua Bộ Tài Chính hướng dẫn trích lâp, quản lý, sử dụng và hạch toán quỹ dự phòng về trợ câp mất việc làm tại doanh nghiệp nên

kiểm toán kiểm tra thì bảo là không được nhân với số năm được tính trợ cấp mà chỉ lấy tổng quỹ lương tham gia BHXH 12 tháng nhân với 2% thôi.


2.- Trong 14 năm đó, quỹ tiền lương tham gia BHXH của bạn cũng sẽ bị điều chỉnh tăng theo mức lương tối thiểu vùng rồi do vậy tổng quỹ lương của bạn sẽ không phải là 70 triệu nữa.

3.- Chắc gì số lao động mỗi năm của bạn vẫn là 10 lao động không? Và không có điều chỉnh tăng lương cho đối tượng lao động theo quy chế tiền lương của DN sao?

Đọc mà không nắm rõ được chính sách, chế độ tiền lương được điều chỉnh theo mức lương tối thiểu vùng của Chính Phủ sẽ trả lời rớt với bạn ngay trong tình huống này. Không rõ, bạn có thử Thầy/cô, anh chị trên diễn đàn này không?

Tại bài 1, mình có ghi: Vui lòng xem các văn bản hướng dẫn chính sách thuế TNDN liên quan tại Blog Tri Thức Kế Toán

(http://trithucketoan.blogspot.com) tại đây: http://trithucketoan.blogspot.com/20...-viec-lam.html
 
Theo quy định tại Thông tư số 123/2012/TT-BTC, kể từ năm tài chính 2012, các doanh nghiệp thuộc diện tham gia BHTN bắt buộc (từ 10 lao động trở lên) không được hạch toán "Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm" vào chi phí hợp lý.

Trường hợp Công ty từ ngày 01/01/2009 đến nay thuộc diện bắt buộc tham gia BHTN; trong năm 2012 có chi trả trợ cấp thôi việc cho khoảng thời gian làm việc từ năm 2008 trở về trước của người lao động thì trước hết lấy Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm đã trích lập từ 2011 trở về trước để chi, nếu không đủ thì phần chênh lệch thiếu được tính vào chi phí.

Xem nội dung chi tiết văn bản số 7272/CT-TTHT ngày 25/9/2012 của Cục Thuế TP. HCM Về chi trợ cấp thôi việc, tại đây
 
Web KT
Back
Top Bottom