Tiến hành, hạch toán lập dự phòng phải thu nợ khó đòi ?

Liên hệ QC

dieptrucgiang

Thành viên chính thức
Tham gia
26/10/08
Bài viết
70
Được thích
342
Nghề nghiệp
Kế toán
Bé Trinh cùng làm trong DN của Điệp chưa có account, nhờ viết bài hộ.
Điệp có đọc các bài của bố KTGG trên GPE có đề cập dự phòng nợ khó đòi - Cần thống nhất quy định về các khoản dự phòng thấy khó tiêu hoá được.

Tiêu thức​
|
Theo QĐ 15/2006 và Chuẩn mực số 18​
||
Theo Thông tư 13/2006​
||
|Trích lập lần đầu hoặc trích lập bổ sung thêm|Khi hoàn nhập|Trích lập lần đầu hoặc trích lập bổ sung thêm|Khi hoàn nhập|
2. Dự phòng phải thu khó đòi|Nợ TK 642(6)|Nợ TK 139|Nợ TK 642(6)|Nợ TK 139|
|Có TK 139|Có TK 642(6)|Có TK 139|Có TK 711|
||||

Điệp không rõ căn cứ vào các đối tượng, tiêu thức nào để xác lập các khoản dự phòng nợ khó đòi. Sau khi trích lập dự phòng thì hướng xử lý tài chính của DN ra sao? Có quyền đưa vào lỗ trước hay sau thuế TNDN ạ? Thật lúng túng khi ứng dụng phương pháp trích lập dự phòng nợ khó đòi quá!!! Vì không rõ ai có thẩm quyền xử lý các khoản nợ này?

Nay xin post lại đây, mong được anh chị chia sẻ tỉ mỉ chi tiết về vấn đề này.

Một lần nữa mong anh chị thông cảm, Điệp trình bày không chuyên các từ ngữ về lĩnh vực kế toán và không thể trình bày cùng 1 lúc những vướng mắc trong việc trích lập dự phòng cũng như lên Bảng cân đối kế toán (ví dụ lên BCDKT có ghi âm hay ghi dương cho các TK dự phòng)

Lý do: Nghe phong phanh hiện nay có văn bản mới hướng dẫn cho việc này nhưng tìm mãi không thấy.Do không thời gian online thường xuyên, nếu anh chị đã post bài chia sẻ xong có thể phone theo số điện thoại dưới chữ ký của Điệp để Điệp lên đọc và hậu tạ vài chai rượu Trúc Giang ạ. Xin cám ơn

Anh chị ơi, vui lòng quan tâm giúp em với.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Để tìm hiểu về trích lập dự phòng, tỉ hãy xem qua 1 lượt vấn đề hướng dẫn sau đây:

1. Đối tượng và điều kiện: là các khoản nợ phải thu đảm bảo các điều kiện sau:

- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
- Các khoản nợ có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.​
Những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như nợ không có khả năng thu hồi và được xử lý theo quy định tại điểm 4 dưới đây.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.

2. Phương pháp lập dự phòng:

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

3. Xử lý khoản dự phòng:

- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 3.2 nêu trên; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác.

4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:

a. Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:
- Đối với tổ chức kinh tế:
+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.
+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.​
- Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:
+ Giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ.
+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý xóa nợ không thu hồi được của doanh nghiệp (nếu có).
Đối với khoản nợ phải thu quá hạn 3 năm trở lên mà không đủ chứng từ, tài liệu chứng minh theo quy định thì lập Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp để xem xét, xử lý theo quy định tại khoản này.
b. Xử lý tài chính:

Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác).
Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.

c. Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải lập hồ sơ sau:

- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).
- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.
- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.

d. Thẩm quyền xử lý nợ:

Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên) hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành.

Nguồn: CA&A thành viên của Tập đoàn Kiểm toán Quốc tế DFK International

Và sau đây, tại hạ xin gởi 1 file powerpoint KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG (13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006) cho các sư thúc, sư tỉ tham khảo

Chú ý: Ngày 07 tháng 12 năm 2009 Bộ Tài chính có ban hành thông tư 228/2009 TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tàichính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và được áp dụng việc trích lập các khoản dự phòng của doanh nghiệp từ năm 2009, thay thế Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp

Ngày 7/12/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng. Thông tư này được áp dụng cho trích lập dự phòng của doanh nghiệp từ năm 2009, thay thế Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 của Bộ Tài chính.

So với Thông tư số 13, hướng dẫn của Thông tư số 228 về dự phòng giảm giá hàng tồn kho; nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, công trình xây lắp không có thay đổi lớn. Thông tư số 228 hướng dẫn chi tiết hơn Thông tư số 13 về dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính. Thông tư số 228 có một số thay đồi cần lưu ý như sau:

Về đối tượng áp dụng, Thông tư số 228 có qui định mới là việc trích lập dự phòng của tổ chức tín dụng thực hiện theo qui định tại văn bản hướng dẫn chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng.

Vế các nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng, Thông tư số 228 có qui định mới là doanh nghiệp phải xây dựng cơ chế về quản lý vật tư, hàng hóa, công nợ để hạn chế rủi ro, qui chế phải xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý hàng hóa, thu hồi công nợ.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Về đối tượng lập dự phòng, phương pháp lập dự phòng, xử lý hủy bỏ đối với vật tư hàng hóa đã trích lập dự phòng không có thay đổi so với Thông tư số 13.

Đối với xử lý khoản dự phòng, nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán (theo Thông tư số 13 thì ghi vào thu nhập khác).

Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Về điều kiện là nợ phải thu khó đòi, Thông tư số 228 hướng dẫn không thay đổi so với Thông tư số 13. Thông tư số 228 bỏ hướng dẫn: những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như không có khả năng thu hồi và được xử lý như các khoản nợ không có khả năng thu hồi.

Về phương pháp lập dự phòng, đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với các khoản nợ từ trên 6 tháng (Thông tư số 13 là 3 tháng) đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm (không đổi so với Thông tư số 13).

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm (không đổi so với Thông tư số 13).

+ 100% giá trị đối với khoản nợphải thu từ 3 năm trở lên (qui định mới).


Đối với xử lý khoản nợ dự phòng, nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn với số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp (Thông tư số 13 ghi vào thu nhập khác).

Về xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi, các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm (Thông tư số 13, thời hạn tối thiểu là 5 năm và không có qui định tối đa).

Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp

Tổng mức lập dự phòng theo cam kết với khách hàng và không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ đối với các sản phẩm hàng hóa và không quá 5% trên tổng giá trị công trình (Thông tư số 13 không có đề cập phần gạch dưới).

Theo Thông tư số 13, khoản dự phòng được hạch toán vào chi phí bán hàng. Thông tư số 228 chia làm hai trường hợp:

+ Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa hạch toán vào chi phí bán hàng;

+ Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp hạch toán vào chi phí sản xuất chung.

Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính

Thông tư số 228 cũng chia ra làm hai trường hợp là dự phòng các khoản đầu tư chứng khoán và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

● Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn, hướng dẫn về đối tượng, phương pháp lập dự phòng không thay đổi so với Thông tư số 13. Về xử lý khoản dự phòng chỉ có thay đổi là: nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính (Thông tư số 13 ghi vào Doanh thu hoạt động tài chính).

● Đối với các khoản đầu tư tài chính chứng khoán

+ Về đối tượng: là chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo qui định, được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm giá so với giá sổ sách (không thay đổi so với Thông tư số 13).

Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường như các chứng khoánbị hạn chế chuyển nhượngtheo qui định của pháp luật; cổ phiếu quĩ thì không được lập dự phòng giảm giá (Thông tư số 228 nói rõ hơn, bổ sung phần gạch dưới).

Các công ty chứng khoán, công ty quản lý quĩ hoạt động theo qui định của Luật Chứng khoán, việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán theo qui định riêng (Thông tư số 228 bổ sung thêm công ty quản lý quĩ).

+ Về phương pháp dự phòng

Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính x (Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán – Giá chứng khoán thực tế trên thị trường).

Đối với giá chứng khoánthực tế trên thị trường, Thông tư số 13 không có hướng dẫn, Thông tư số 228 hướng dẫn chi tiết như sau:

- Đối với chứng khoán đã niêm yết: trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là giá giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng.

- Đối với chứng khoán chưa niêm yết:

● Đối với công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng (UPCom) là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng.

● Đối với các công ty đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các công ty đại chúng là giá trung bình trên cơ sở giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng.

Trường hợp không xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì không được trích lập dự phòng.

Đối với chứng khoán niêm yết bị hủy giao dịch, ngừng giao dịch kể từ ngày giao dịch thứ sáu trở đi là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất.

Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán và hạch toán chi phí tài chính (không đối so với Thông tư số 13).

+ Về xử lý khoản dự phòng

Cơ bản cũng như Thông tư số 13, chỉ có thay đổi: Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính (Thông tư số 13 ghi vào Doanh thu hoạt động tài chính).

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và được áp dụng từ năm 2009.
XUÂN THỦY, ACCA - Nguồn: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁN GIA CÁT
 

File đính kèm

  • TT228 BTC.doc
    91 KB · Đọc: 521
  • ketoanduphong_TT13.rar
    20.9 KB · Đọc: 744
Tài khoản dùng để hạch toán dự phòng phải thu khó đòi

TÀI KHOẢN 139 - DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU​

1. Cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (Đối với đơn vị có lập báo cáo tài chính giữa niên độ) doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào hoặc ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ báo cáo.

2. Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi (Khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,. . . nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần vẫn không thu được nợ). Theo quy định hiện hành thì các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khó đòi phải có các bằng chứng chủ yếu dưới đây:
- Số tiền phải thu phải theo dõi được cho từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi;
- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ. . .​

3. Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:

- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được;
- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thụ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.​

4. Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành.

5. Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không còn khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng hoặc xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Nếu làm thủ tục xoá nợ thì đồng thời phải theo dõi chi tiết ở TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán). Việc xoá các khoản nợ phải thu khó đòi phải được sự đồng ý của Hội đồng quản trị doanh nghiệp và cơ quan quản lý tài chính (Nếu là doanh nghiệp Nhà nước) hoặc cấp có thẩm quyền theo quy định trong điều lệ doanh nghiệp. Số nợ này được theo dõi trong thời hạn quy định của chính sách tài chính, chờ khả năng có điều kiện thanh toán số tiền thu được về nợ khó đòi đã xử lý. Nếu sau khi đã xoá nợ, khách hàng có khả năng thanh toán và doanh nghiệp đã đòi được nợ đã xử lý (Được theo dõi trên TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”) thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào Tài khoản 711 “Thu nhập khác”.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 139 - DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI​

Bên Nợ:
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi;
- Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi.

Bên Có:
Số dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Số dư bên Có:
Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (đối với doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi.​

2. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).​

3. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 138 - Phải thu khác.​

Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

4. Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 711 - Thu nhập khác.​

Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

5. Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho Công ty mua, bán nợ. Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán) cho Công ty mua, bán nợ và thu được tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu)
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Số chênh lệch được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi)
Nợ các TK liên quan (Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi với số tiền thu được từ bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của chính sách tài chính hiện hành)
Có các TK 131, 138,. . .​

Sơ đồ tổng quát hạch toán dự phòng nợ khó đòi​

sodohachtoanduphong.png


Bổ sung thêm 1 số thông tin cần thiết:

Công văn số 1320/TCT-CS - ngày 20/04/2010 của Tổng Cục thuế V/v trích dự phòng nợ khó đòi

Kính gửi: Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 10073/CT-TTrl-N3 ngày 29/12/2009 của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị hướng dẫn về trích dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với trường hợp của Công ty cổ phần Khí hoá lỏng Miền Nam. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại Tiết b, Điểm 1.4, Phần B, Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần quy định :

"b. Số dự phòng nợ phải thu khó đòi dùng để bù đắp nợ phải thu không có khả năng thu hồi, phần còn lại hoàn nhập vào kết quả kinh doanh".
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty kinh doanh khí hoá lỏng Miền Nam (đơn vị trước khi thực hiện cổ phần hoá) là đơn vi hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện cổ phần hoá, Công ty phải thực hiện kết chuyến khoản dự phòng nợ khó đòi đã trích về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để hạch toán tăng lãi theo Điểm 2.B, Mục I, Biên bản công tác quyết toán cổ phần hoá của Công ty Khí hoá lỏng Miền Nam và theo quy định tại Quyết định số 2107/QĐ-BCT ngày 03/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương là đúng quy định.
Sau khi cổ phần hoá, Công ty Cổ phần khí hoá lỏng Miền Nam vẫn tiếp tục phải theo dõi khoản công nợ phải thu khó đòi và khoản công nợ này nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp thì Công ty cổ phần Khí hoá lỏng Miền Nam được tiếp tục trích dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định.

Đề nghị Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, đối chiếu các khoản công nợ phải thu khó đòi của đơn vị và hướng dẫn đơn vị trích lập dự phòng theo đúng quy định tại Thông tư số 13/2006/TT-BTC nêu trên của Bộ Tài chính
Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh được biết./.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương​

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ PC (TCT);
- Lưu: VT, CS (3b).


Các Doanh Nghiệp Nhà Nước thì tham khảo thêm: Thông tư số: 79/2010/TT-BTC ngày 24/05/2010 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn xử lý tài chính khi chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
 

File đính kèm

  • CV1320_TCT_CS.doc
    30 KB · Đọc: 148
  • 139.rar
    3.6 KB · Đọc: 226
  • 79_2010_TT_BTC.doc
    69 KB · Đọc: 287
Gian lận trong báo cáo tài chính

4381_noi-niem-thue.jpg
| Một hình thức gian lận thường gặp là tạo các hợp đồng mua bán ảo với một số doanh nghiệp mà thực chất là công ty mẹ hoặc công ty con trong cùng tập đoàn để làm tăng doanh số.

Cuối tháng 3, đầu tháng 4 thường là mùa công bố báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Còn đối với cổ đông, đây là mùa để họ thi tài tìm... gian lận trong các báo cáo này.
Theo Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15.1.2010, các công ty đại chúng phải công bố thông tin về báo cáo được kiểm toán chậm nhất là 10 ngày sau thời hạn hoàn thành báo cáo tài chính năm, tức khoảng ngày 10.4 đối với các công ty kết thúc kỳ kế toán năm vào ngày 31.12. Đây cũng là yêu cầu từ phía cổ đông của nhiều công ty khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào yêu cầu này cũng được đáp ứng. Hoặc báo cáo chưa được kiểm toán, hoặc chỉ là các con số tạm tính. Đến khi báo cáo kiểm toán được phát hành hay báo cáo cuối cùng được công bố thì các con số đã có sự khác biệt đáng kể, như từ lãi cao thành lãi thấp, thậm chí lỗ, hoặc ngược lại.

Vậy nhà đầu tư phải đánh giá như thế nào về tính trung thực và hợp lý của số liệu tài chính chưa được kiểm toán, hoặc số liệu tài chính dự thảo trước khi có báo cáo tài chính cuối cùng, để từ đó có quyết định đầu tư đúng đắn?

Bài viết này đề cập đến các gian lận trong báo cáo tài chính. Đó là các thủ thuật kế toán mà chủ sở hữu hay nhà quản lý sử dụng để làm sai lệch về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc này không quá khó để thực hiện vì các chuẩn mực kế toán khá linh hoạt, cho phép áp dụng nhiều phương pháp kế toán, nhiều nghiệp vụ mang tính đánh giá chủ quan của nhà quản lý. Các mánh khóe gian lận cũng không dễ bị phát hiện, vì đó là gian lận các con số và không có sự mất mát tài sản hữu hình. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, khó có thể đánh giá cách hạch toán đó là đúng hay sai.

Dưới đây là những gian lận báo cáo tài chính thường gặp.

1. Phù phép thời gian

Vào những ngày cuối năm, công ty có thể ghi nhận doanh thu trước khi thực sự xuất hàng để đạt chỉ tiêu doanh thu. Việc hạch toán doanh thu được thực hiện ngay khi xuất hóa đơn vào ngày cuối năm trong khi sang năm mới, sau nhiều ngày, hàng mới được xuất đi. Đối với các công ty xuất khẩu, chênh lệch thời gian nói trên thường rất lớn, đẩy doanh thu tăng lên đáng kể. Thủ thuật này cũng có thể dễ dàng áp dụng đối với doanh thu cung cấp dịch vụ bằng cách thay đổi thời gian và mức độ hoàn thành dịch vụ. Một hình thức khác là phân bổ chi phí hoặc thu nhập cho nhiều kỳ, thay vì ghi nhận toàn bộ một lần hay ngược lại.

2. Tạo nghiệp vụ ảo

Các công ty có thể dùng các tổ chức hoặc cá nhân liên quan làm công cụ hỗ trợ. Chẳng hạn, ký các hợp đồng mua bán với số lượng cao và giá bán tốt với một số công ty mà thực chất là công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty “chị em” trong tập đoàn, nhằm tăng doanh số tạm thời, tạo nhu cầu và giá bán ảo cho hàng hóa của công ty. Khi cần đạt chỉ tiêu lợi nhuận, các công ty cũng có thể “thanh lý” hàng tồn kho hoặc tài sản cố định cho người quản lý hoặc cổ đông công ty. Nhân viên bán hàng cũng có thể thỏa thuận với khách hàng lấy nhiều hàng vào cuối năm, sau đó trả lại vào đầu năm sau để được thưởng doanh số.

Một trường hợp khác là công ty vội vàng ghi nhận doanh thu khi khách hàng mới chỉ dùng thử sản phẩm và có quyền trả lại hàng hóa nếu không hài lòng, hoặc hàng xuất đi chỉ là hàng gửi bán mà chưa được bán ra. Đối với một số hàng hóa đặc thù như hóa chất, nhiều công ty còn cho phép khách hàng là những nhà phân phối hoàn trả lại hàng khi sắp hết hạn sử dụng. Mặc dù thường xuyên có một tỉ lệ hàng trả lại nhất định nhưng vào cuối năm, công ty vẫn “quên” lập dự phòng cho số hàng này. Mua hóa đơn cho những chi phí không có thật cũng là một gian lận khá phổ biến.

3. Ghi nhầm chỗ

Thường gặp nhất là việc các công ty ghi nhận các khoản thu nhập khác vào doanh thu như thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường, nhằm tăng tỉ lệ tăng trưởng doanh thu, tạo ảo tưởng về tiềm năng phát triển của công ty. Các khoản thu nhập như chiết khấu thanh toán, thanh lý tài sản cố định là ví dụ. Các chi phí cá nhân cũng được hạch toán vào chi phí công ty. Kiểu gian lận này có thể được dùng nhiều, khi liên quan tới bất động sản và phương tiện đi lại.

4. Che giấu giao dịch

Với nhiều mục đích khác nhau, nhiều giao dịch bị che giấu bằng cách không hạch toán hoặc hạch toán dưới nội dung khác. Doanh thu bán phế phẩm, hoa hồng và chiết khấu nhận từ nhà cung cấp không được ghi vào sổ sách nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân.

Những công ty mà hoạt động xuất khẩu là chính có thể không xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu với hàng bán trong nước nhằm trốn thuế. Những khoản chi hoa hồng, tiền hối lộ, chi phí cho cá nhân được hợp thức hóa bằng các hợp đồng tư vấn. Các chi phí chưa nhận được hóa đơn vẫn không được trích trước dù đã phát sinh trong kỳ báo cáo, nhằm làm tăng lợi nhuận và giảm nợ phải trả. Thuế không được tính và kê khai đầy đủ. Các khoản nợ xấu và hàng chậm luân chuyển, trợ cấp thôi việc không được trích lập dự phòng…

5. Thay đổi chính sách kế toán

Các chính sách kế toán thường xuyên bị biến hóa bao gồm phương pháp xác định giá thành sản phẩm, chính sách lập dự phòng, phương pháp khấu hao. Chi phí sản xuất có thể không được phân bổ đủ vào thành phẩm mà treo tại chi phí sản phẩm dở dang, dẫn đến giá vốn hàng bán giảm và lợi nhuận tăng. Ngược lại, chi phí sản xuất có thể bị hạch toán thẳng vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác để làm giảm giá trị thành phẩm tồn kho và giá vốn hàng bán trong năm tới. Tỉ lệ nợ xấu và hàng hỏng cần lập dự phòng được giảm đi để cải thiện tình hình lợi nhuận trong năm. Thời gian khấu hao của tài sản được kéo dài để giảm chi phí khấu hao.

Đối với các ngành nghề khác nhau, các hình thức gian lận báo cáo tài chính thường gặp cũng khác nhau. Thủ thuật hay được sử dụng trong ngành ngân hàng là phân loại sai các khoản vay theo mức độ rủi ro nhằm giảm chi phí dự phòng và tăng thu nhập từ tiền lãi. Thủ thuật thứ hai là không lập hoặc lập dự phòng không đủ cho các khoản đầu tư chứng khoán, đặc biệt là chứng khoán trên thị trường tự do và những khoản đầu tư dài hạn vào các công ty. Một thủ thuật nữa là bán những khoản đầu tư cho các bên liên quan với giá cao hơn giá thị trường nhằm đạt chỉ tiêu lợi nhuận.

Đối với các công ty sản xuất, gian lận báo cáo tài chính phổ biến là đẩy chi phí sản xuất vào sản phẩm dở dang nhằm tăng giá trị hàng tồn kho, giảm giá vốn hàng bán và tăng lợi nhuận; lập dự phòng không đầy đủ đối với hàng hỏng và hàng chậm luân chuyển; kéo dài thời gian khấu hao của tài sản cố định. Chia tách công ty để tăng giá trị tài sản thông qua việc đánh giá lại tài sản theo giá trị thị trường cũng là một cách gian lận.

Đối với doanh nghiệp bán lẻ, hình thức gian lận thường gặp là không lập đủ dự phòng cho hàng chậm luân chuyển và lỗi thời; không ghi nhận các khoản chiết khấu được hưởng từ nhà cung cấp; không ghi nhận đủ doanh số bán hàng bằng tiền mặt.

Để phát hiện gian lận, nhà đầu tư cần thường xuyên cập nhật thông tin phi tài chính về công ty, đội ngũ lãnh đạo và sự thay đổi các cổ đông lớn. Khi có sự thay đổi liên tục giám đốc tài chính hoặc kế toán trưởng, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu nguyên nhân. Các cổ đông nên làm quen với cách đọc báo cáo tài chính, đặc biệt là các thông tin trong thuyết minh báo cáo và hiểu một số chỉ số tài chính cơ bản như vòng quay hàng tồn kho, số ngày phải thu, tỉ lệ lãi gộp. Có như vậy, nhà đầu tư mới thấy được sự bất hợp lý của số ngày phải thu trong báo cáo năm nay so với năm trước, rủi ro nợ xấu không được lập dự phòng, sự biến động lớn số dư của các tài sản hay các khoản nợ tiềm ẩn. Nhà đầu tư cũng cần cảnh giác trước sự thay đổi chính sách khấu hao, các giao dịch với các bên liên quan và những khoản chi phí hay thu nhập bất thường.

(Theo Nhịp Cầu Đầu Tư) - http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?page=1&id=4381
 

File đính kèm

  • TT 09 ngay 15.1.2010 ve CBTT.rar
    47.2 KB · Đọc: 233
Web KT
Back
Top Bottom