Quy trình kế toán sửa chữa tài sản cố định trong đơn vị sự nghiệp

Liên hệ QC

tongbaongoc

Thành viên mới
Tham gia
17/8/10
Bài viết
19
Được thích
0
Nghề nghiệp
Kế toán
Nhờ các anh chị giúp đỡ giùm: Đơn vị em sử dụng vốn ngân sách nhà nước nên rất nhiều thủ tục rườm rà. Hiện em phải lập phương án cho việc sửa chữa lớn một tài sản cố định nhưng chưa biết quy trình thực hiện như thế nào? Lấy những căn cứ pháp lý nào? Việc sửa chữa lớn tài sản cố định được quy định tại những văn bản pháp luật nào?
 
Xem các văn bản:

Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, ngày 06/6/2003 của Chính phủ, ban hành Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03/6/2008 có hiệu lực từ 01/01/2009;

Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có hiệu lực từ 20/7/2009;

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa 11;

Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;

Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội khóa 11;

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009.

Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa 12 về sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003, Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Luật đất đai số 13/2003/QH11 và Luật nhà ở số 56/2005/QH11.

Cơ bản mình thấy như thế này, thủ trưởng đơn vi sẽ ban hành:

1.- Thẩm quyền quyết định giá mua sắm
2.- Phân cấp thẩm quyền duyệt mua sắm, sửa chữa:
Mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản giá trị TSCĐ đó bao nhiêu, thẩm quyền thuộc ai ký duyệt,....
3.- Lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa.
+ Đối với các đơn vị, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản khi phát hiện tài sản bị hư hỏng, mất mát trong thời hạn bao lâu? Lập Phiếu báo xử lý sự cố gửi cho bộ phận có chức năng biết để xử lý.
+ Trường hợp những TSCĐ hư hỏng cần sửa chữa lớn, bộ phận chức năng phối hợp với các bộ phận kỹ thuật liên quan lập danh mục thiết bị cần sửa chữa, thay thế, trình Thủ trưởng đơn vị xét duyệt. Sau khi có ý kiến của Thủ trưởng đơn vị, bộ phận chức năng tiến hành làm các thủ tục cần thiết như: lập dự toán, thẩm định giá, ký hợp đồng sửa chữa theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm giám sát quá trình sửa chữa.
+ Trường hợp trung tu, đại tu, sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc phải lập kế hoạch và được sự đồng ý của Lãnh đạo cấp trên trực tiếp quản lý đơn vị phê duyệt mới được tiến hành sửa chữa.
4.- Chú trọng: Công tác bảo dưỡng, duy tu TSCD như thế nào?
5.- Cuối cùng chú ý: Tuân thủ cho thủ tục thanh toán việc mua sắm, sửa chữa TSCĐ phải tuân theo quy định hiện hành của Nhà nước. Hãy cẩn trọng sử dụng tiền của ngân sách Nhà nước.

Còn nhiều văn bản liên quan nữa. Tuỳ theo mỗi đơn vị sự nghiệp, sẽ được Thủ trưởng đơn vị có quy chế hướng dẫn quy trình sửa chữa TSCD.
Các bạn bổ sung thêm.
 
Web KT
Back
Top Bottom