Nhờ hướng dẫn giải trình nhân công trong lĩnh vực xây dựng?

Liên hệ QC

PhanTuHuong

VBA & VB.NET for Excel & AutoCad
Thành viên danh dự
Tham gia
13/6/06
Bài viết
7,121
Được thích
24,279
Trong lĩnh vực khảo sát xây dựng, khi thanh toán, kế toán yêu cầu giải trình nhân công (chi phí toàn bộ gồm có cả vật liệu, nhân công, máy thi công).
Nhưng tôi chưa hiểu hết quy định cách thức giải trình nhân công, nhờ các anh chị giúp hướng giải quyết nhé!
 
Trong lĩnh vực khảo sát xây dựng, khi thanh toán, kế toán yêu cầu giải trình nhân công (chi phí toàn bộ gồm có cả vật liệu, nhân công, máy thi công).
Nhưng tôi chưa hiểu hết quy định cách thức giải trình nhân công, nhờ các anh chị giúp hướng giải quyết nhé!

Xin chào Anh PhanTuHuong !
Tôi cũng trong lĩnh vực KSXD. Tôi có một số ý kiến về giải trình nhân công trong dự toán khảo sát xây dựng như sau:
- Thường trong các dự toán KSXD hạng mục nhân công có 2 loại:
+ Loại tính theo định mức (khoan, đào, đo địa hình...)
+ Loại không theo định mức, tính bằng công ( tìm kiếm VLXD, di chuyển quân, đo mực nước tại trạm quan trắc thuỷ văn...)
Khi thanh toán, phòng tài chính kế toán hoặc phòng kế hoạch sẽ kiểm tra cách tính nhân công trong đơn giá bằng cách:
-. Kiểm tra bậc lương, hệ số lương, các khoản phụ cấp lương(khu vực, thu hút, lương phụ, % khoán...) của từng dự án phải phù hợp với định mức, qui định hiện hành về mức lương tối thiểu, địa bàn xây dựng công trình. Hiện nay chi phí nhân công trong lĩnh vực KSXD chịu nhiều tác động của các phụ cấp(nếu có)
-. Chi phí nhân công không theo định mức sẽ bị kiểm tra chéo bằng cách: kiểm tra số người tham gia thực tế(giấy đi đường, lệnh điều xe, vé ô tô...)
Do anh không nói rõ giải trình nhân công trong trường hợp nào nên khó nói đúng theo ý của anh được. Nếu có chi tiết anh có thể gửi mail cho tôi để ta cùng trao đổi thêm nhé !
Thân ái !
long_ltl@yahoo.com
 
Ý là em muốn giải trình phần nhân công, ví dụ giải trình cụ thể như thế nào là hợp pháp? Vì công nhân của em hiện không có mã số thuế và là thời vụ thôi.
Còn những công trình từ những năm 2005, 2007 bây giờ em không giải trình thế nào? Đơn vị em bây giờ cứ giữ thêm 4% giá trị hợp đồng đã để giải trình xong phần nhân công mới trả. Mà mình chẳng biết giải trình kiểu gì nữa???? **~****~**
 
Ý là em muốn giải trình phần nhân công, ví dụ giải trình cụ thể như thế nào là hợp pháp? Vì công nhân của em hiện không có mã số thuế và là thời vụ thôi.
Còn những công trình từ những năm 2005, 2007 bây giờ em không giải trình thế nào? Đơn vị em bây giờ cứ giữ thêm 4% giá trị hợp đồng đã để giải trình xong phần nhân công mới trả. Mà mình chẳng biết giải trình kiểu gì nữa???? **~****~**

Tôi không rõ ở đơn vị anh việc "khoán" cho các chủ đề tài, chủ công việc như thế nào, ở đơn vị tôi, thông thường công việc được chia làm 2 dạng:
- Công việc do bộ phận quản lý của đơn vị tìm về, đơn vị ký hợp đồng, giao việc cho các đơn vị thực hiện. Loại việc này, đơn vị thực hiện được hưởng theo một tỷ lệ khoán nhất định( trong đó bao gồm: nhân công có qui định phải trả lương là bao nhiêu, vật liêu, máy..
- Công việc tự liên hệ: Do cá nhân tự tìm được. Đơn vị ký hợp đồng rồi giao lại cho người đã tìm được thực hiện. Loại này có tỷ lệ khoán cao hơn. Tuỳ điều kiện, tính chất công việc, đơn vị sẽ xem xét thu % theo giá trị hợp đồng. Tuy nhiên về chứng từ chi phí vẫn phải đúng theo qui định của Nhà nước.
Việc đơn vị anh giữ lại % để dự phòng giải trình với cơ quan thuế hoặc kiểm toán cũng là một thông lệ hiện nay. Do việc thực hiện hợp đồng kéo dài, các khoản mục chứng từ chi phí dở dang phát sinh theo thời gian không được cập nhật đúng qui định... cũng dễ bị xuất toán.
Những chứng từ năm 2005, 2007... phải được hạch toán đúng theo niên độ kế toán, nghĩa là chứng từ năm nào phải đưa vào chi phí năm đó (không thể lấy chứng từ năm 2005 để hạch toán chi phí năm 2006, 2007... nếu kiểm tra có sự nhầm lấn này sẽ bị thanh tra tài chính hoặc kiểm toán xuất toán và đưa vào lãi.
Về nhân công thuê ngoài (lao động phổ thông) anh cũng phải có đủ chứng từ thuê nhân công : Hợp đồng lao động, thanh lý hợp đồng, nếu thuê nhân công phổ thông ở địa phương thì nên có sự xác nhận của UBND xã. Như trên đã trao đổi với anh: những chứng từ nhân công năm nào phải hạch toán chi phí vào năm đó. Giả sử anh thuê nhân công năm 2006 có đủ chứng từ(hợp đồng lao động, thanh lý hợp đồng, ký nhận tiền..) mà không hạch toán chi phí năm 2006(sổ sách kế toán đơn vị năm 2006 chưa ghi nhận chi phí) thì bây giờ dù có chứng từ nhưng chứng từ đó đã không còn đúng thời hạn hạch toán. Anh sẽ bị phạt. Đấy là lý do vì sao đơn vị anh còn giữ lại vài % để dự phòng việc giải trình này.
Trên đây là một số ý muốn trao đổi với anh xung quanh việc giải trình chi phí nhân công theo qui định hiện hành của hệ thống tài chính kế toán đối với chi phí hợp lý hợp lệ được hạch toán vào giá thành.
Chào anh, có gì chưa rõ ta tiếp tục cùng trao đổi nhé.
 
Cái này em có biết chút, tham gia với bác Hướng xem có giúp được không?
Có 2 loại nhân công như bên em đang làm:
1. Nhân công có ký hợp đồng lao động
2. Nhân công thời vụ

Theo cái mục 1, thì công ty (đội thi công) ký hợp đồng, căn cứ vào bảng chấm công hàng tháng thì thanh toán tiền lương theo bảng chấm công. Chứng từ là bảng lương có chữ ký của người nhận

Mục thứ 2:Nhân công theo thời vụ ngắn, VD như bê vác hay cái gì đó cho công việc đơn giản thì thuê ngoài 1 vài công, cũng có bảng xác nhận công+ chữ ký của người nhận tiền đó và cái đó về làm chứng từ là được.

Ko biết nơi khác thế nào
 
Hướng dẫn của bác Long bài bản nhưng khó thực hiện, thời đó liệu có phù hợp với quy chế bây giờ không?. Còn của anh Minh hình như không ổn lắm. Công nhân phải có CMT, số tài khoản,... để chứng minh thu nhập < 48 tr/năm.
 
Hướng dẫn của bác Long bài bản nhưng khó thực hiện, thời đó liệu có phù hợp với quy chế bây giờ không?. Còn của anh Minh hình như không ổn lắm. Công nhân phải có CMT, số tài khoản,... để chứng minh thu nhập < 48 tr/năm.

Sở dĩ tôi nói hơi "bài bản" vì đơn vị tôi cũng hay bị giải trình về nhân công với kiểm toán và thanh tra tài chính. Anh có thể tham khảo chi phí hợp lý, hợp lệ được qui định tại Nghị định 124/2008/ND-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ và Thông tu số 130/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính.
 
Em thấy bác Long mấy ngày nay nhiệt tình với đề tài của Thầy Hướng post lên quá.

Chân thành cám ơn bác Long rất nhiều. Mong sớm gặp lại bác.

Kính
 
Những chứng từ năm 2005, 2007... phải được hạch toán đúng theo niên độ kế toán, nghĩa là chứng từ năm nào phải đưa vào chi phí năm đó (không thể lấy chứng từ năm 2005 để hạch toán chi phí năm 2006, 2007... nếu kiểm tra có sự nhầm lấn này sẽ bị thanh tra tài chính hoặc kiểm toán xuất toán và đưa vào lãi.
Như trên đã trao đổi với anh: những chứng từ nhân công năm nào phải hạch toán chi phí vào năm đó. Giả sử anh thuê nhân công năm 2006 có đủ chứng từ(hợp đồng lao động, thanh lý hợp đồng, ký nhận tiền..)
Chào anh, có gì chưa rõ ta tiếp tục cùng trao đổi nhé.
Tôi không đồng ý với quan điểm này của bac long, vì chi phí phát sinh năm trước (chứng từ năm trước) nhưng công trình chưa nghiệm thu thì chưa xuất hóa đơn đầu ra nên nó vẫn thuộc dạng chi phí sxkd dở dang ( treo trên tài khoản 154) sang năm nghiệm thu, xuất hóa đơn thì mới kết chuyển chi phí này là hoàn toàn hợp lý! chứ không phải chứng từ năm nào đưa vào năm đó, ghi nhận chi phí phải phù hợp với doanh thu!
 
Tôi không đồng ý với quan điểm này của bac long, vì chi phí phát sinh năm trước (chứng từ năm trước) nhưng công trình chưa nghiệm thu thì chưa xuất hóa đơn đầu ra nên nó vẫn thuộc dạng chi phí sxkd dở dang ( treo trên tài khoản 154) sang năm nghiệm thu, xuất hóa đơn thì mới kết chuyển chi phí này là hoàn toàn hợp lý! chứ không phải chứng từ năm nào đưa vào năm đó, ghi nhận chi phí phải phù hợp với doanh thu!

Mấy ngày vừa rồi bận qúa không vào diễn đàn nên không trao đổi thêm về vấn đề của anh Hướng được. Thực ra, những nội dung trên là đúng với thực tế mà tôi đã từng "bị" giải trình với nhiều đơn vị kiểm tra, kiểm soát(kiểm toán Nhà nước, thanh tra tài chính). Tôi muốn nói thêm để mọi người chú ý khi xác định chi phí hợp lý hợp lệ là: hiện nay ta đang áp dụng chế độ kế toán theo niên độ. Thông thường niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 hàng năm. Những chi phí trong kỳ phát sinh nếu sản phẩm, dịch vụ hoàn thành (doanh thu) thì ta xuất hoá đơn theo qui định. Nếu sản phẩm, dịch vụ chưa hoàn thành thì kết chuyển vào TK 154(chi phí dở dang), giả sử năm sau sản phẩm, dịch vụ đó hoàn thành, khi đó ta xuất hoá đơn nhưng chi phí đã phải hạch toán(chứng từ) từ năm trước khi có phát sinh). Chi phí dở dang nếu không đủ chứng từ thì đây là điểm mấu chốt mà cơ quan kiểm tra hay "nhằm" để kiểm tra, xuất toán vào lãi. Nếu các anh chưa tin điều này thì có thể tham khảo thêm các qui định về chế độ kế toán. Vài điều trao đổi thêm về nội dung này. Nếu có gì chưa rõ ta cùng trao đổi thêm nhé.
 
Web KT
Back
Top Bottom