Lập & Phân Tích Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ

Liên hệ QC

hieunguyena

Thành viên mới
Tham gia
19/6/08
Bài viết
29
Được thích
670
Tại sao DN có lãi mà không có tiền? nhiều DN bị phá sản mà không biết lí do tại sao? lãi giả, lỗ thật?…Để trả lời các câu hỏi đó bạn phải biết lập,phân tích LCTT. Nhằm giúp các bạn hiểu và lập LCTT 1 cách dễ dàng, nhất là trong thẩm định dự án đầu tư, mình viết bài này hi vọng giúp ích cho mọi người !
các bạn xem File viết dưới,mình sẽ gởi thêm bài tập + bài phân tích LCTT
 

File đính kèm

  • lap PT LCTT(Hieu).rar
    174.7 KB · Đọc: 35,203
Lần chỉnh sửa cuối:
Chào bạn,

Hai năm vừa rồi kế toán cty mình báo lỗ nhưng theo số liệu thống kế từ đơn đặt hàng phòng kế hoạch,bộ phận theo dõi đơn hàng với giá CMP,FOB,chi phí CNV,chi phí phân xưởng..mình thấy dương.
Mình rất muốn tìm hiểu đề tài của bạn bằng một chương trình cụ thể như access hoặc excel hoặc tự lập chương trình bằng access hoặc excel cho báo cáo LCTT

Thì mình cần thêm những báo cáo nào (ngoài "bảng cân đối kế toán") từ phòng kế toán để từ đó mình xây dựng chương trình cho phần LCTT.

Bạn có thể nói rõ những mẫu báo cáo & dữ liệu cần thu thập từ phòng kế toán hay ko?

Thanks&Rgds,
BìnhTâm

Tại sao DN có lãi mà không có tiền? nhiều DN bị phá sản mà không biết lí do tại sao? lãi giả, lỗ thật?…Để trả lời các câu hỏi đó bạn phải biết lập,phân tích LCTT. Nhằm giúp các bạn hiểu và lập LCTT 1 cách dễ dàng, nhất là trong thẩm định dự án đầu tư, mình viết bài này hi vọng giúp ích cho mọi người !
các bạn xem File viết dưới,mình sẽ gởi thêm bài tập + bài phân tích LCTT
 
Hi hieunguyena

Nếu bạn có file phân tích LCTT bằng excel thì cho mình một bản nhen. Còn file lập bằng phương pháp gián tiếp thì mình đã gửi lên diễn đàn WKT rùi, hình như trên GPE cũng có nữa. Với cách làm trong file của mình là dễ nhất.

Thân.
 
Trích : Hai năm vừa rồi kế toán cty mình báo lỗ nhưng theo số liệu thống kế từ đơn đặt hàng phòng kế hoạch,bộ phận theo dõi đơn hàng với giá CMP,FOB,chi phí CNV,chi phí phân xưởng..mình thấy dương.
Mình rất muốn tìm hiểu đề tài của bạn bằng một chương trình cụ thể như access hoặc excel hoặc tự lập chương trình bằng access hoặc excel cho báo cáo LCTT

Thì mình cần thêm những báo cáo nào (ngoài "bảng cân đối kế toán") từ phòng kế toán để từ đó mình xây dựng chương trình cho phần LCTT.

Bạn có thể nói rõ những mẫu báo cáo & dữ liệu cần thu thập từ phòng kế toán hay ko?

Mình nghĩ chắc số liệu bên phòng kế toán đúng, vì số liệu đó là số liệu tổng quát phản ánh thực tế các nghiệp vụ kinh tế xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị bạn; có sự khác nhau này là do phòng kế hoạch bạn chưa tính đến các chi phí khác như : tiền lương, chi phí bán hàng, chi phí quản lý : văn phòng phẩm, điện nước, tiếp khách, công tác…, chi phí sản xuất…
Theo quy định của BTC báo cáo tài chính gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo thu nhập), báo cáo lưu chuyển tiền tệ,và thuyết minh BCTC.Vì bạn làm phòng khác, nên cách tốt nhất trong trường hợp này bạn cần thêm báo cáo quản trị dùng cho nội bộ cơ quan bạn do phòng kế toán lập ( biểu mẫu này do cơ quan bạn tự lập hay theo biểu mẫu của BTC đều được), nhìn vào đó bạn sẽ thấy rõ hơn doanh thu, chi phí, lãi lỗ từng sản phẩm…Từ đó đưa ra các chính sách về mua hàng, bán hàng, quản lý thu chi … cho phù hợp.
Trong thực tế theo quy định của BTC các DN sử dụng BCTC theo QĐ 15 bắt buộc phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, còn các DN sử dụng BCTC theo QĐ 48 thì khuyến khích lập, không bắt buộc đó cũng là 1 hạn chế ! Nếu bạn muốn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bạn đọc kỹ lý thuyết mình viết và bài tập ví dụ ; còn nếu bạn muốn biết thêm thông tin về tình hình tài chính của đơn vị thì bạn phải phân tích tài chính
 
Trích "Nếu bạn có file phân tích LCTT bằng excel thì cho mình một bản nhen. Còn file lập bằng phương pháp gián tiếp thì mình đã gửi lên diễn đàn WKT rùi, hình như trên GPE cũng có nữa. Với cách làm trong file của mình là dễ nhất." Thien

Mình viết hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao (thẩm định dự án) nên phải chi tiết vây!
tặng file Excel
 

File đính kèm

  • lap PT LCTT2(Hieu).rar
    17.3 KB · Đọc: 9,519
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình đã đọc sách Thầy Bình rồi, bài viết của bạn dễ hiểu hơn, và bổ sung nhiều cái mới! vay ngắn hạn thuộc chi phí hoạt động nào ? bạn gởi thêm bài tập!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trích " vay ngắn hạn thuộc hoạt động nào?" loc08

Vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả , vay dài hạn thuộc hoạt động tài chính ! Hoạt động tài chính (huy động vốn) : những thay đổi trong nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: vay và trả nợ,tăng giảm vốn,mua lại cổ phiếu quỹ,chia cổ tức…
Mình bổ sung lại :
Hoạt động tài chính = nợ phải trả dài hạn + vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả + thay đổi vốn chủ sở hữu…
Còn hoạt động kinh doanh : trong nợ ngắn hạn chỉ gồm nợ phải trả người bán, nợ phải trả thuế, trả khác…không có vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả !

tặng các bạn bài giải xảy ra trong thực tế: thẩm định dự án công ty Fish co ltd, bài giải tổng hợp rất hay tính CF theo các quan điểm TIP,EPV… điêù chỉnh theo lạm phát, phân tích độ nhạy lạm phát trong nước, nước ngoài, IRR…và từ các số liệu thẩm định lên bảng cân đối kế toán…bằng excel
các bạn vào link dưới để tải :
http://www.megaupload.com/?d=PKQUN1FU

HD :nhấp vào link trên, gõ chữ hiện ra vào... /bấm download
(đợi khoảng 23 giây) hiện ra File name gởi, ấn Free download
tải về !

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đây là file của bạn hieunguyena, các bạn có thể downfile trực tiếp trên diễn đàn.
 

File đính kèm

  • Tham dinh Fish co Ltd(Tan Binh).rar
    50.9 KB · Đọc: 6,722
hạn chế của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nói riêng, báo cáo tài chính nói chung là gì?
 
hạn chế của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nói riêng, báo cáo tài chính nói chung là gì?

Chào bạn,
Đây là box "Excel và Tài Chính Sự kết hợp các công thức excel hay từ những công thức dựng sẵn, Excel tạo ra được Những Công Cụ Tài Chính tuyệt vời đang chờ bạn khám phá".

Thực ra không phải ai trên điễn đàn đều rành về tài chính. Nếu bạn muốn phân tích kỹ hơn về các mặt hạn chế của báo cáo tài chính thì e rằng đây không phải là nơi để thảo luận.

Thêm vào đó, câu hỏi của bạn chưa xác thực! Đúng ra chúng ta nên đặt vấn đề là: Hạn chế của việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ nói riêng và phân tích báo cáo tài chính nói chung thì hợp lý hơn!

Đây chỉ là vài gợi ý để bạn nghiên cứu thêm:
1. Những vấn đề nảy sinh khi sử dụng thông tin quá khứ để tiên liệu về xu hướng hoạt động trong tương lai
2. Báo cáo Tài chính sẽ dễ bị “nấu nướng” như thế nào?
3. Mối quan hệ với các bên liên quan có thể làm cho người sử dụng Báo cáo Tài chính hiểu lầm
4. Những con số trên Báo cáo Tài chính có thể không đại diện cho vị thế tài chính và kết quả kinh doanh thực của doanh nghiệp, do:
- Đặc tính kinh doanh theo mủa;
- Doanh nghiệp đầu tư TSCĐ vào cuối niên độ kế toán, v.v...
5. Tác động của việc thay đổi chính sách kế toán trong kỳ hoạt động đến kết quả phân tích Báo cáo Tài chính.
6. Tác động của những thông tin phi tài chính.
 
Trích:
Nguyên văn bởi loc008
hạn chế của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nói riêng, báo cáo tài chính nói chung là gì?

Hạn chế của báo cáo tài chính :
1/nhiều giá trị trên BCTC chỉ là giá trị trên sổ sách không đúng theo giá trị thực của thị trường
VD : giá trị DN của công ty X đường Nguyễn Huệ quận 1 TPHCM định giá khi cổ phần hoá 50 tỉ , trong khi giá trị đất đai, vị trí mặt bằng kinh doanh 80 tỉ…
2/nhiều giá trị trên BCTC thiếu chính xác, có thể bị thay đổi 1 cách cố ý nhưng hợp pháp thông qua các giao dịch thực, hay do trình độ hạn chế của kiểm toán viên
VD: vì không đạt được lợi nhuận theo kế hoach đặt ra các công ty thường áp dụng chính sách vào các tháng, quí cuối năm tài chính như:
+giảm giá bán, nới lỏng chính sách tín dụng bán hàng nhằm tăng lượng hàng bán ra, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận
+trì hoãn thanh lý TSCĐ, hàng tồn kho không có nhu cầu sử dụng, các khoản đầu tư không hiệu quả : nhằm làm giảm lỗ cho công ty trong năm hiện tại…
3/nhiều giá trị trên BCTC chỉ là số ước tính tương đối
VD : để tăng lợi nhuận các công ty giảm khấu hao thông qua các phương pháp khấu hao, giảm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nợ phải thu khó đòi, hay nếu công ty dự đoán lạm phát năm nay cao ngay từ đầu năm công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho bằng phương pháp FIFO…

Do đó, để tránh các hạn chế của BCTC bạn phải biết phân tích BCTC kết hợp với phân tích công ty : quá trình hình thành phát triển ,tình hình tài chính, nhân sự trong quá khứ, hiện tại của công ty, phân tích trình độ năng lực quản lý điêù hành của Ban giám đốc công ty, chính sách phát triển công ty trong hiện tại, tương lai, so sánh với các đơn vị cùng ngành để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, vị trí, lợi thế cạnh tranh của công ty…thông thường phân tích BCTC là phân tích sau cùng khi bạn phân tích về công ty !
 
Cám ơn bào viết của bạn nhiều lắm. mình đang là nhân viên tín dụng nên việc phân tích lưu chuyển tiền tệ để quyết định cho vay doanh nghiệp là rất cần thiết. Có điều mình còn chưa có kinh nghiêm trong việc nhìn LCTT như thế nào là DN sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không?, hoạt động có hiệu quả, có tạo ra tiền hay không? trường hợp lưu chuyển âm thì có phải lúc nào cũng xấu? Nhờ các bạn trong diễn đàn giúp mình với
 
Cám ơn bài viết của bạn nhiều lắm. mình đang là nhân viên tín dụng nên việc phân tích lưu chuyển tiền tệ để quyết định cho vay doanh nghiệp là rất cần thiết. Có điều mình còn chưa có kinh nghiêm trong việc nhìn LCTT như thế nào là DN sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không?, hoạt động có hiệu quả, có tạo ra tiền hay không? trường hợp lưu chuyển âm thì có phải lúc nào cũng xấu? Nhờ các bạn trong diễn đàn giúp mình với


để xem DN sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả hay không ,bạn phải thẩm định hiệu quả đầu tư của dự án mang lại ,NPV,IRR của dự án…phân tích các chỉ số tài chính trên BCTC trong 2 năm gần nhất,so sánh với các công ty cùng ngành …tham khảo sách: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại-TS Nguyễn minh Kiều,ĐH Kinh Tế TPHCM.Trường hợp lưu chuyển âm thì có phải lúc nào cũng xấu? chu kỳ của sản phẩm hay DN thường có 4 giai đoạn : hình thành-triển khai, phát triển, chín mùi, suy thoái…; do đó bạn phải xét thử DN đang ở giai đoạn nào, thông thường giai đoạn đầu DN đang trong quá trình xây mới, chưa có sản phẩm sản xuất bán ra nên cần mua đất đai, đầu tư xây dựng nhà xưởng,trụ sở làm việc, mua máy móc thiết bị …;hay khi DN qua giai đoạn phát triển đỉnh cao và bắt đầu đi xuống dòng tiền sẽ âm! 1 chỉ tiêu rất quan trọng thẩm định cho vay là CF hdkd/ nợ ngắn hạn >0 tốt;
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cám ơn bạn đã trả lời.
mình còn một thắc mắc nữa là căn cứ BCTC Quý hoặc năm, trong phần vốn CSH ( phần vốn lưu động), thường thì mính lấy vCSH + Nợ DH -TSCĐ, theo mình nếu âm thì một là DN hoạt động lỗ, hai là sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư DH có phải không? hay còn nguyên nhân nào khác?
 
Cám ơn bạn đã trả lời.

mình còn một thắc mắc nữa là căn cứ BCTC Quý hoặc năm, trong phần vốn CSH ( phần vốn lưu động), thường thì mính lấy vCSH + Nợ DH -TSCĐ, theo mình nếu âm thì một là DN hoạt động lỗ, hai là sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư DH có phải không? hay còn nguyên nhân nào khác?
<

Bạn là nhân viên tín dụng sao hỏi lạ vậy?để đọc BCTC bạn phải hiểu rõ ý nghĩa các số liệu trên BCTC...Bạn đọc kỹ lại bài viết của mình!pt kế toán : tài sản lưu động(TSLĐ)+tài sản cố định=nợ phải trả + vốn chủ sở hữu;pt lợi nhuận: lợi nhuận=Doanh thu-chi phí tạo ra doanh thu
 
Trích " vay ngắn hạn thuộc hoạt động nào?" loc08

Vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả , vay dài hạn thuộc hoạt động tài chính ! Hoạt động tài chính (huy động vốn) : những thay đổi trong nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: vay và trả nợ,tăng giảm vốn,mua lại cổ phiếu quỹ,chia cổ tức…
Mình bổ sung lại :
Hoạt động tài chính = nợ phải trả dài hạn + vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả + thay đổi vốn chủ sở hữu…
Còn hoạt động kinh doanh : trong nợ ngắn hạn chỉ gồm nợ phải trả người bán, nợ phải trả thuế, trả khác…không có vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả !

tặng các bạn bài giải xảy ra trong thực tế: thẩm định dự án công ty Fish co ltd, bài giải tổng hợp rất hay tính CF theo các quan điểm TIP,EPV… điêù chỉnh theo lạm phát, phân tích độ nhạy lạm phát trong nước, nước ngoài, IRR…và từ các số liệu thẩm định lên bảng cân đối kế toán…bằng excel
các bạn vào link dưới để tải :
http://www.megaupload.com/?d=PKQUN1FU

HD :nhấp vào link trên, gõ chữ hiện ra vào... /bấm download
(đợi khoảng 23 giây) hiện ra File name gởi, ấn Free download
tải về !

Bạn có thể cho mình xin tài liệu về vấn đề này ko vậy? Nghe bạn ptich mình thấy rất có ý nghĩa và muốn đọc thêm.link này bị die rồi. Cảm ơn bạn nha

Cám ơn bạn đã trả lời.
mình còn một thắc mắc nữa là căn cứ BCTC Quý hoặc năm, trong phần vốn CSH ( phần vốn lưu động), thường thì mính lấy vCSH + Nợ DH -TSCĐ, theo mình nếu âm thì một là DN hoạt động lỗ, hai là sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư DH có phải không? hay còn nguyên nhân nào khác?
bạn ơi VLĐTX = VCSH + Nợ DH - TSCĐ mà âm chưa thể kết luận DN hoạt động lỗ được đâu bạn ạ. mà VLĐTX < 0 thì mới chỉ ra rằng NVDH không đủ tài trợ cho toàn bộ TSDH mà phải dùng đến NVNH để tài trợ cho TSDH. Điều này dễ dẫn đến rủi ro, cơ cấu vốn của ĐN là mạo hiểm. Tuy vậy có thể hiệu quả hoạt động của DN lại cao. Trong khi VLDTX > 0, DN có cơ cấu vốn an toàn nhưng chưa chắc đã hđ hiệu quả ( chi phí sử dụng vốn lớn)
Còn kết luận DN lỗ hay lãi thì cần đọc BCTC và phân tích các nhân tố.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trích"bạn ơi VLĐTX = VCSH + Nợ DH - TSCĐ mà âm chưa thể kết luận DN hoạt động lỗ được đâu bạn ạ. mà VLĐTX < 0 thì mới chỉ ra rằng NVDH không đủ tài trợ cho toàn bộ TSDH mà phải dùng đến NVNH để tài trợ cho TSDH. Điều này dễ dẫn đến rủi ro, cơ cấu vốn của ĐN là mạo hiểm. Tuy vậy có thể hiệu quả hoạt động của DN lại cao. Trong khi VLDTX > 0, DN có cơ cấu vốn an toàn nhưng chưa chắc đã hđ hiệu quả ( chi phí sử dụng vốn lớn)Còn kết luận DN lỗ hay lãi thì cần đọc BCTC và phân tích các nhân tố"Ms.Ha.Nguyên tắc quan trọng của chính sách tài trợ là: nguồn vốn dài hạn (=nợ dài hạn+ vốn chủ sở hữu) tài trợ cho tài sản dài hạn; còn nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn.Nghĩa là nguồn vốn dùng để tài trợ phải lớn hơn thời gian sử dụng của tài sản,khi xét nguồn vốn tài trợ thường xét trong dài hạn! vốn lưu chuyển(VLC) = nguồn vốn dài hạn (NVDH)– tài sản dài hạn(TSDH)hay vốn lưu chuyển = tài sản ngắn hạn – nguồn vốn nợ ngắn hạn nếu : NVDH = nợ dài hạn+vốn chủ sở hữu > tài sản dài hạn, công ty huy động tài trợ tốt,vừa đảm bảo tài trợ cho TSCĐ,tài sản dài hạn,phần dư tài trợ cho TSLĐ…nợ dài hạn+vốn chủ sở hữu < = tài sản dài hạn: không tốt,công ty dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn,công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn…Công ty nên tăng vay nợ dài hạn,giảm đầu tư TSCĐ,đầu tư tài chính dài hạn… Bên cạnh đó, để xem hiệu quả thật sự của nguồn vốn tài trợ chúng ta so sánh nhu cầu tài trợ đối với hoạt động kinh doanh của công tyNhu cầu VLC (NC VLC) = hàng tồn kho + phải thu ngắn hạn- nợ phải trả ngắn hạn VLC > NC VLC , tốt VLC < = NC VLC , không tốt . Còn File mình gởi Bạn vào #8 Jenni tải về,mình cạn tài nguyên rồi, viết nhiều quá!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bạn có thể cho mình xin tài liệu về vấn đề này ko vậy? Nghe bạn ptich mình thấy rất có ý nghĩa và muốn đọc thêm.link này bị die rồi. Cảm ơn bạn nha


bạn ơi VLĐTX = VCSH + Nợ DH - TSCĐ mà âm chưa thể kết luận DN hoạt động lỗ được đâu bạn ạ. mà VLĐTX < 0 thì mới chỉ ra rằng NVDH không đủ tài trợ cho toàn bộ TSDH mà phải dùng đến NVNH để tài trợ cho TSDH. Điều này dễ dẫn đến rủi ro, cơ cấu vốn của ĐN là mạo hiểm. Tuy vậy có thể hiệu quả hoạt động của DN lại cao. Trong khi VLDTX > 0, DN có cơ cấu vốn an toàn nhưng chưa chắc đã hđ hiệu quả ( chi phí sử dụng vốn lớn)
Còn kết luận DN lỗ hay lãi thì cần đọc BCTC và phân tích các nhân tố.

Nguyên tắc quan trọng của chính sách tài trợ là: nguồn vốn dài hạn (=nợ dài hạn+ vốn chủ sở hữu) tài trợ cho tài sản dài hạn; còn nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn.Nghĩa là nguồn vốn dùng để tài trợ phải lớn hơn thời gian sử dụng của tài sản,khi xét nguồn vốn tài trợ thường xét trong dài hạn! vốn lưu chuyển(VLC) = nguồn vốn dài hạn (NVDH)– tài sản dài hạn(TSDH)hayvốn lưu chuyển = tài sản ngắn hạn – nguồn vốn nợ ngắn hạn nếu : NVDH = nợ dài hạn+vốn chủ sở hữu > tài sản dài hạn, công ty huy động tài trợ tốt,vừa đảm bảo tài trợ cho TSCĐ,tài sản dài hạn,phần dư tài trợ cho TSLĐ…nợ dài hạn+vốn chủ sở hữu < = tài sản dài hạn: không tốt,công ty dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn,công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn…Công ty nên tăng vay nợ dài hạn,giảm đầu tư TSCĐ,đầu tư tài chính dài hạn…Bên cạnh đó, để xem hiệu quả thật sự của nguồn vốn tài trợ chúng ta so sánh nhu cầu tài trợ đối với hoạt động kinh doanh của công ty.Nhu cầu VLC (NC VLC) = hàng tồn kho + phải thu ngắn hạn- nợ phải trả ngắn hạn VLC > NC VLC , tốt VLC < = NC VLC , không tốt . Còn file mình gởi Bạn vào #8 Jenni tải về,mình hết tài nguyên rồi, viết nhiều quá!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Khó nhất và phức tạp nhất trong Thẩm định dự án đầu tư là suất chiết khấu. Tôi thấy trong file Fish Co, bạn lấy suất chiết khấu là 8% nhưng không có giải thích gì cả. Nếu ra hội đồng tín dụng, người ta dập vô chỗ này là hơi bị khó bảo vệ.

Nói chung đây là cái khó mà đến hiện giờ vẫn chưa có cách giải quyết tại Việt Nam. Do cơ sở dữ liệu về suất sinh lợi từng loại ngành nghề ở ta còn ít. Tại FETP (trường mà thầy ttphong2007 đang giảng dạy), đã đưa một phương pháp tính về cái này. Một số dự án của World Bank cũng dùng cách tương tự như vậy. Nguyên lý đại loại như sau :

Dùng suất sinh lợi của ngành A ở nước Y (Mỹ hoặc Anh) có số liệu tin cậy (thường là khoảng 20-30 năm), cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong ngành A tại nước X và Y, định lý của anh em nhà MM, lãi suất chứng khoán có độ rủi ro thấp nhất ở nước X và Y là có thể suy ra được suất sinh lợi của ngành A ở nước X (ví dụ như nước ta chẳng hạn)

Đây là cách tính có cơ sở toán học nhưng hơi xa lạ với nước ta nên chưa được nhìn nhận đúng. Tuy nhiên, nếu là dự án cho nước ngoài, họ có thể chấp nhận.

Về báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đây là hướng phân tích tài chính mới và đang dần xâm nhập vào nước ta do tính ưu việt của nó (tôi thấy ở miền Nam áp dụng nhiều hơn miền Bắc). Thay vì trước kia chỉ dùng phân tích các chỉ số tài chính, phân tích Bảng cân đối hay Báo cáo kết quả SXKD (là phân tích tĩnh, số liệu tại một thời điểm). Phân tích LCTT là phân tích động trong một khoảng thời gian. Nếu có các báo cáo Quý thì khoảng thời gian này càng ngắn lại, tình hình ngân lưu của doanh nghiệp hiện ra rõ ràng hơn (nhưng cái này chỉ có ở các công ty lên sàn, còn lại ít tin cậy).

Theo tôi, ai được thọ giáo thầy Bình (bên ĐH Mở, chắc giờ đi Mỹ rồi)hoặc đặc biệt là cô Phượng (bên ĐH Ngân hàng) giảng về vấn đề này là sẽ thấy thích LCTT ngay.
 
Khó nhất và phức tạp nhất trong Thẩm định dự án đầu tư là suất chiết khấu. Tôi thấy trong file Fish Co, bạn lấy suất chiết khấu là 8% nhưng không có giải thích gì cả. Nếu ra hội đồng tín dụng, người ta dập vô chỗ này là hơi bị khó bảo vệ.

Nói chung đây là cái khó mà đến hiện giờ vẫn chưa có cách giải quyết tại Việt Nam. Do cơ sở dữ liệu về suất sinh lợi từng loại ngành nghề ở ta còn ít. Tại FETP (trường mà thầy ttphong2007 đang giảng dạy), đã đưa một phương pháp tính về cái này. Một số dự án của World Bank cũng dùng cách tương tự như vậy. Nguyên lý đại loại như sau :

Dùng suất sinh lợi của ngành A ở nước Y (Mỹ hoặc Anh) có số liệu tin cậy (thường là khoảng 20-30 năm), cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong ngành A tại nước X và Y, định lý của anh em nhà MM, lãi suất chứng khoán có độ rủi ro thấp nhất ở nước X và Y là có thể suy ra được suất sinh lợi của ngành A ở nước X (ví dụ như nước ta chẳng hạn)

Đây là cách tính có cơ sở toán học nhưng hơi xa lạ với nước ta nên chưa được nhìn nhận đúng. Tuy nhiên, nếu là dự án cho nước ngoài, họ có thể chấp nhận.

Về báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đây là hướng phân tích tài chính mới và đang dần xâm nhập vào nước ta do tính ưu việt của nó (tôi thấy ở miền Nam áp dụng nhiều hơn miền Bắc). Thay vì trước kia chỉ dùng phân tích các chỉ số tài chính, phân tích Bảng cân đối hay Báo cáo kết quả SXKD (là phân tích tĩnh, số liệu tại một thời điểm). Phân tích LCTT là phân tích động trong một khoảng thời gian. Nếu có các báo cáo Quý thì khoảng thời gian này càng ngắn lại, tình hình ngân lưu của doanh nghiệp hiện ra rõ ràng hơn (nhưng cái này chỉ có ở các công ty lên sàn, còn lại ít tin cậy).

Theo tôi, ai được thọ giáo thầy Bình (bên ĐH Mở, chắc giờ đi Mỹ rồi)hoặc đặc biệt là cô Phượng (bên ĐH Ngân hàng) giảng về vấn đề này là sẽ thấy thích LCTT ngay.

Fish Co ltd là File giảng của Thầy Bình đó bạn,mình chỉ tải về rồi đưa lên minh họa thôi! Số liệu của các dự án khi thẩm định chỉ là số ước tính tương đối, khi dự án đi vào hoạt động sẽ khác, nên tất nhiên phải có sai số rồi bạn, ngay cả khi làm theo điều bạn nói !
 
Web KT
Back
Top Bottom