Lập ngân sách tài chính từ A tới Z

Liên hệ QC

cadafi

Thành viên gạo cội
Thành viên BQT
Administrator
Tham gia
27/5/07
Bài viết
4,291
Được thích
11,364
Donate (Paypal)
Donate
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
Business Man
Topic về lập ngân sách tài chính doanh nghiệp đã có ở GPE chúng ta đã lâu, cụ thể là tại đây: http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?t=7168

Tuy nhiên, tôi nhận thấy ít bạn quan tâm. Tôi xin phép được trích dẫn lại toàn bộ nội dung của mẫu dự báo tài chính doanh nghiệp để các bạn cùng thảo luận và nghiên cứu. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ lập một Ngân sách tài chính riêng phù hợp hơn với quy mô, tính chất của của doanh nghiệp mình. Cảm ơn chị handung107.


Mẫu dự báo tài chính doanh nghiệp
(Nguồn: www.saga.vn)

Với doanh nghiệp, việc dự báo tình hình tài chính chính là việc lên kế hoạch tài chính - là quá trình tính toán và ước lượng tình trạng tài chính trong tương lai của một hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh này có thể là một doanh nghiệp, một dự án mới, một phương án đầu tư,...

Lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch tài chính của công ty hàng năm là một công việc quan trọng đối với hầu hết những nhà quản trị doanh nghiệp. Thậm chí, kết quả cuối cùng của kế hoạch tài chính này đôi khi lại không quan trọng bằng quá trình ta thực hiện việc tính toán và dự báo. Bởi, trong quá trình chuẩn bị kế hoạch này bạn cũng tự nhận thức được những vấn đề bạn có thể sẽ đối mặt trong tương lai và xác định cho mình một lộ trình để đi tiếp.

Ta có thể tự xây dựng một kế hoạch tài chính bằng các tính toán thủ công hoặc cũng có thể nhờ sự trợ giúp của các phần mềm và công việc duy nhất của người lập là cung cấp số liệu. Thông thường các kế hoạch tài chính tồn tại ở dạng bảng excel. Người ta cùng thường tự làm các bảng này hơn là sử dụng máy móc, nguyên nhân như đã nói ở trên, quá trình chuẩn bị, tính toán thường mang lại nhiều giá trị và hiểu biết hơn là kết quả cuối cùng.

Hiện nay những tổ chức tài chính, các trường đại học và các đơn vị hỗ trợ kinh doanh thường phát triển các bảng tính toán mẫu, trong đó đã thiết lập khung, các liên kết thông số và hệ thống giả định có khả năng điều chỉnh để người sử dụng có thể tham khảo, thậm chí điều chỉnh những hệ số bên trong và sử dụng chính cho mình.

Những mục tiêu cần nhắm đến khi ta tiến hành xây dựng một bản kế hoạch tài chính:

  • Đầu tiên, kế hoạch tài chính cần truyền đạt được mục đích vận hành của công ty thành những mục tiêu cụ thể. Nói cách khác, nó phải định nghĩa được rõ những kết quả cụ thể nào (bao nhiêu) thì được coi là đạt mục đích. Nhiều người nghĩ kế hoạch là dạng dự báo, điều này không sai, tuy nhiên nếu được xây dựng tốt với toàn bộ tâm huyết, kế hoạch tài chính còn mang ý nghĩa quan trọng hơn - nó là một sự cam kết nhắm đến đạt mục tiêu đã đề ra trên cơ sở những mốc cụ thể đã thiết lập qua kế hoạch.
  • Thứ hai, bản kế hoạch tài chính cho ta một công cụ nhận phản hồi và điều chỉnh. Bản chất của kế hoạch là dự báo, sai lệch, điều chỉnh là không thể tránh khỏi, thậm chí những sai lệch còn tốt ở khía cạnh nó cung cấp những tín hiệu cảnh báo cho ta về các vấn đề tiềm tàng có khả năng phát sinh. Khi có sai lệch khỏi các thông số đã tính toán, kế hoạch tài chính cho phép ta xác định chính xác tác động tài chính của những sai lệch cũng như ảnh hưởng của các hành động điều chỉnh.
  • Thứ ba, kế hoạch được chuẩn bị tốt là công cụ dể dự báo vấn đề có thể phát sinh. Chẳng hạn nếu doanh nghiệp tăng trưởng quá nhanh làm phát sinh hiện tượng thiếu hụt tiền mặt do có nhiều hàng trong kho hoặc do lượng tiền bị ứ trong các tài khoản phải thu quá lớn,... những điểm này sẽ được phản ánh toàn bộ và chi tiết trong kế hoạch kinh doanh. Nếu doanh thu hay chi phí năm sau phụ thuộc vào một thông số quan trọng trong năm trước đó thì quan hệ này sẽ được mô tả chi tiết trong phần giả thiết mô hình.
Có nhiều dạng kế hoạch tài chính khác nhau, tùy thuộc nhu cầu và tính huống lên kế hoạch. Chẳng hạn:

  • Kế hoạch ngắn hạn 12 tháng, phục vụ hoạt động kinh doanh ngắn hạn và mang tính chiến thuật.
  • Kế hoạch dài hạn, cho ba đến năm năm hoặc lâu hơn, mang tính chiến lược dài hạn, gắn liền và thích ứng với chiến lược chung của toàn doanh nghiệp.
  • Lập dự toán ngân sách, thường cho một năm.
  • Dự báo tiền mặt. Bản kế hoạch này chẻ nhỏ kế hoạch ngân sách và dự báo 12 tháng thành các chỉ tiêu cụ thể hơn, tập trung vào dòng tiền.
Kế hoạch tài chính thường bao hàm cả các bảng dự báo cân đối kế toán và dự báo kết quả kinh doanh cho các năm lên kế hoạch. Với người khởi nghiệp, nhà quản trị doanh nghiệp, kế hoạch tài chính có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định và quản trị hoạt động vận hành của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp đi đúng hướng và hạn chế rủi ro đối mặt với những khó khăn tài chính có khả năng lường trước.

Ở góc độ ngược lại, kế hoạch tài chính cũng có ý nghĩa với nhà đầu tư. Với những thông tin công bố của một doanh nghiệp cùng những thông tin chung về ngành và những giả thiết hợp lý, nhà đầu tư cũng có thể thiết lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp. Ở đây, nó nên được gọi là dự báo tài chính có lẽ sẽ chính xác hơn. Với bản dự báo tài chính này, một nhà đầu tư với đầy đủ kiến thức sẽ có cái nhìn sâu và chi tiết vào năng lực hiện tại cũng như tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, kết quả tính toán tốt trong bản dự báo là những thông số rất tốt cho các phân tích mở rộng về doanh nghiệp, cụ thể hơn là về cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp.

Dưới đây xin chia sẻ với các bạn một bản khung kế hoạch kinh doanh do TS. Vương Quân Hoàng cung cấp, nằm trong nội dung giảng dạy MBA của TS. Hoàng.

Mẫu lập kế hoạch kinh doanh được giới thiệu bao gồm có các bảng:
Bảng kết quả chính:
INCOME: Báo cáo kết quả sản xuất (chung và theo tháng, quý)
BALANCE: Bảng cân đối kế toán
CASHFLOW: Bảng lưu chuyển tiền tệ (chung và theo tháng, quý)
Các bảng tính phụ:
COMPS: So sánh các chỉ tiêu tài chính cơ bản với các công ty tương tự
REVENUE: Dự báo doanh thu
COST OF REV: Chi phí hàng bán
OPER EXPEN: Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
PROP & EQUIP: Chi tiêu vốn, khấu hao và tài sản cố định thuần ròng
SALARIES: Lương nhân viên
EXTRA: Thu và chi bất thường
TAXES: Tính thuế
WORKCAP: Vốn lưu động
FUNDING: Vốn chủ, nợ, chi phí trả lãi, thu từ lãi, cổ tức và lợi nhuận để lại
(Còn tiếp...)
 

File đính kèm

  • Financial Projections Model v6.8.3.zip
    208.8 KB · Đọc: 10,833
Lần chỉnh sửa cuối:
Mẫu dự báo tài chính doanh nghiệp (tt)

Bước đầu tiên để tiến hành là phải so sánh các chỉ tiêu và xác lập giả định mô hình. Trong bước này người xây dựng kế hoạch sẽ cần phải so sánh các doanh nghiệp tương đồng hoặc tra cứu để có được những thông số đặc trưng ngành cùng với các giả định để đưa các thông số này vào quá trình tính toán


COMPS.jpg

Bước tiếp theo của người lập kế hoạch là tiến hành dự báo doanh thu.
Trong bước này sẽ phải xác định, đánh giá và ước lượng những nhân tố chủ chốt tác động đến doanh thu của doanh nghiệp/dự án

  • Số lượng khách hàng, số lượng giao dịch, số lượng hàng bán
  • Giá áp dụng với mỗi khách hàng, mỗi giao dịch, mỗi đơn vị sản phẩm
  • Doanh thu bình quân mỗi khách hàng/mỗi giao dịch
  • Chiết khấu cho các kênh phân phối
  • Mức độ thâm nhập thị trường
  • Mức độ phản hồi từ thị trường
  • Tỉ lệ khách hàng ra đi
  • Tỉ lệ tăng trưởng
  • Sản phẩm/Dịch vụ mới
Ngoài ra cũng cần xem xét đến

  • Thời điểm tung ra sản phẩm/dịch vụ
  • Tỉ lệ tăng trưởng trong năm
  • Tính thời vụ
  • Thời điểm có thể nhận được đơn đặt hàng
REVENUE.jpg


Bước tiếp theo là xác định chi phí nhân sự.
Những nhân sự cơ bản thường phải tính đến bao gồm
[a] Bán hàng và Marketing
Nghiên cứu và Phát triển
[c] Hành chính tổng hợp
[d] Chi phí hàng bán (Cost of revenue)
Trong đó sẽ cần xác định những tiêu chí cụ thể sau với từng nhóm nhân sự
[a] Vị trí, chức vụ
Số lượng người
[c] Thời điểm sẽ tuyển dụng
[d] Lương/tiền công dự kiến


PERSONEL1.jpg

PERSONEL2.jpg


PERSONEL3.jpg


Ước tính tài sản và trang thiết bị
1. Dự tính mức chi tiêu vốn (capital expitures) cho khoảng thời gian dự báo. Lưu ý:
2. Ước lượng mức tăng trưởng chi tiêu vốn
3. Xác định khoảng thời gian trước khi hết khấu hao của khoản chi tiêu


Propequip1.jpg



Propequip2.jpg



(Còn tiếp ...)

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mẫu dự báo tài chính doanh nghiệp (tt)

Ước tính chi phí hàng bán
Ở bước này sẽ cần xác định những yếu tố chính tác động đến chi phí cung cấp sản phẩm/dịch vụ:
[a] Chi phí nhân sự - lấy từ bảng tính chi phí nhân sự
Khấu hao từ những khoản chi tiêu vốn (capital expitures) lớn (số liệu lấy từ bảng tính tài sản và trang thiết bị)
[c] Chi phí nguyên vật liệu
[d] Khả năng tái chế/tái sử dụng
[e] Chi phí vận hành website
[f] Chi phí hệ thống
[g] Chi phí lưu kho và vận chuyển
[h] Chi phí bảo hành/bảo dưỡng
Lợi suất
[j] Chi phí thuê ngoài (Outsourcing)
[k] Chi phí thuê và/hoặc cho thuê
[l] Giảm chi phí
[m] Hiệu suất

Thông thường, người ta ước lượng các khoản chi phí khác theo tỉ lệ % của doanh thu.

COST_OF_REV1.jpg


COST_OF_REV2.jpg


COST_OF_REV1.jpg

COST_OF_REV2.jpg
Ngoài chi phí hàng bán, sẽ cần phải xác định một loại chi phí khác, gọi là chi phí vận hành kinh doanh, không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nhưng có ý nghĩa trong việc hỗ trợ bán hàng, bao gồm
1 Chi phí bán hàng và Marketing

  • Chi phí nhân sự (lấy từ bảng tính nhân sự)
  • Chi phí thu hút/thâu tóm khách hàng
  • Hoa hồng doanh thu
  • Triển lãm, giới thiệu sản phẩm
  • Xây dựng thương hiệu
  • Catalog, Brochure, tài liệu giới thiệu
  • Dịch vụ khách hàng
  • Hỗ trợ kỹ thuật
2 Nghiên cứu và phát triển

  • Chi phí nhân sự
  • Kiểm định Beta
  • Time to market
  • Chi phí sử dụng Patent và độc quyền
  • Chi phí thử nghiệm
  • Hợp đồng phụ (subcontracting)
3 Hành chính tổng hợp

  • Chi phí nhân sự
  • Khấu hao (số liệu từ bảng tính tài sản và trang thiết bị)
  • Chi phí pháp lý, kế toán và các dịch phụ phải trả phí khác
  • Phí chuyển khoản
  • Chi phí tuyển dụng
  • Chi phí MIS
  • Chi phí thuê văn phòng và tiện ích
OperExpense1.jpg

OperExpense2.jpg
OperExpense1.jpg


OperExpense2.jpg


Ngoài ra, người lập kế hoạch sẽ còn phải tính đến những chi phí khác và các khoản thu-chi bất thường.


(Còn tiếp)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mẫu dự báo tài chính doanh nghiệp (tt)

Bước quan trọng tiếp theo, có ý nghĩa quan trọng tới hiệu quả vận hành của bất kỳ doanh nghiệp nào, là đánh giá vốn lưu động
1. Tài khoản phải thu:

  • Xác định tài khoản phải thu dưới dạng % doanh thu. Tỉ lệ % này được ước lượng thông qua so sánh với các công ty tương đương.
  • Số ngày cho nợ bình quân được tính bằng tỉ lệ nói trên nhân với 360
  • Số liệu cơ bản lấy từ bảng tính tài khoản phải thu theo tháng và quý
  • Mô hình minh họa chỉ tính cho tài khoản phải thu có thời hạn nợ tối đa 120 ngày. Với thời gian nợ cao hơn cần điều chỉnh công thức hoặc chính sách nợ.
2. Lưu kho

  • Xác định giá trị lưu kho mỗi năm dưới dạng % doanh thu, ước lượng thông qua so sánh các công ty tương đương
  • Số liệu lấy từ bảng tính giá trị lưu kho theo tháng và quý
  • Mô hình minh họa áp dụng cho số vòng quay lưu kho tối thiểu là 3. Cần điều chỉnh công thức nếu số vòng ít hơn
Vốn lưu động bao gồm (i) Tài sản ngắn hạn (Current Assets) khác: ước lượng dưới dạng % doanh thu và (ii) Tài khoản phải trả và chi phí cộng dồn (Accrued Expenses); và (iii) Nghĩa vụ nợ ngắn hạn (Current Liabilities) khác: theo % doanh thu và mô hình minh họa áp dụng giới hạn 120 ngày


WORKCAP1.jpg



WORKCAP2.jpg



WORKCAP3.jpg



WORKCAP4.jpg



Tính toán vốn cần huy động

  1. Dựa vào bảng dự báo lưu chuyển tiền tệ để xác định lượng vốn cần thiết. Quyết định hình thức huy động nào phù hợp (vốn chủ, vốn vay).
  2. Doanh nghiệp mới thành lập thường buộc phải có vốn chủ trong năm đầu hình thành
  3. Quyết định sử dụng vốn vay cần đi liền lựa chọn hình thức vay, thời hạn, cách thức chi trả, lãi suất
  4. Thu từ lãi (Interest Income) tính bằng cách nhân lãi suất tín phiếu kho bạc với lượng tiền chênh lệch đầu năm và cuối năm
  5. Thời điểm huy động vốn: Mô hình minh họa giả định vốn được huy động vào đầu năm và các khoản thanh toán được thực hiện vào cuối năm. Cần điều chỉnh nếu thực tế khác với giả định
FUNDING.jpg


Cuối cùng, dựa trên những thông số tính toán, ta xây dựng các bảng báo cáo tài chính, bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ. Ba bảng này thường có tính liên kết về số liệu và việc hiệu chỉnh sao cho chúng tương thích, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc kế toán là rất quan trọng.


(Còn tiếp...)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mẫu dự báo tài chính doanh nghiệp (tt)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


CASHFLOW.jpg





Bảng cân đối kế toán


BALANCE.jpg





Báo cáo kết quả kinh doanh


INCOME.jpg



Từ kế hoạch tài chính đã xây dựng, người thiết lập có thể tính tóan nhiều thông số rất có ý nghĩa, chẳng hạn như điểm hòa vốn, NPV, IRR, các hệ số tài chính trong phân tích cơ bản, sử dụng thông số để định giá doanh nghiệp, tính giá cổ phiếu,... (hết)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mẫu dự báo tài chính doanh nghiệp(Nguồn: www.saga.vn)


Oh, cái này đúng là hay (tớ đang loay hoay tự xây dựng nhưng chưa đâu vào đâu) nhưng vấn đề là sử dụng nó linh hoạt như thế nào cho hợp với doanh nghiệp/ngành của Việt Nam mà mình đang cần dự báo thì lại đang lăn tăn.

Chuyển sang cho hợp chuẩn mực kế toán Việt Nam đồng thời điều chỉnh các yếu tố đầu vào thấy có vẻ hơi hơi khó....

Step by step thì có thể mo-di-phe làm theo cái này được!

Trên thực tế công việc, tớ chưa bao giờ làm đến forecast cả balance sheet và cashflow, chỉ làm đến profit and loss dựa vào các tiêu chí liên quan đến năng suất, sản lượng, chi phí là đã mệt nhoài. Nếu làm được theo cái form này thì cực kỳ tốt nhưng vấn đề kiến thức để làm hơi rộng quá!

Cậu có cái form nào đơn giản gọn nhẹ đủ ý hơn không? Vì cái này tớ nghĩ là form forecash cho cả một tập đoàn đó, doanh nghiệp cổ phần VN thường nhỏ và cũng không phức tạp nhiều mục chi phí lỉnh kỉnh như vậy, số liệu kế toán lịch sử/thông tin doanh nghiệp cung cấp dùng trong dự báo của doanh nghiệp Việt Nam cũng không đủ nhiều để có thể làm tất cả mọi chuyện như cái template của Tây.

Phiền ghê!
 
@kiredesune: Mình cũng đang cố gắng tự xây dựng bảng dự toán ngân sách cho phù hợp với quy mô của doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm đa số trong nền kinh tế Việt Nam) và cũng gặp không ít khó khăn. Rất mong được cộng tác với kiredesune để chúng ta cùng thảo luận và học tập nhé! Tớ thấy cậu cũng là một tay "cớm cộm cán" trong lĩnh vực tài chính đấy! Cảm ơn cậu trước nhé! (có gì keep contact by email nhé)
 
@kiredesune: Mình cũng đang cố gắng tự xây dựng bảng dự toán ngân sách cho phù hợp với quy mô của doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm đa số trong nền kinh tế Việt Nam) và cũng gặp không ít khó khăn. Rất mong được cộng tác với kiredesune để chúng ta cùng thảo luận và học tập nhé! Tớ thấy cậu cũng là một tay "cớm cộm cán" trong lĩnh vực tài chính đấy! Cảm ơn cậu trước nhé! (có gì keep contact by email nhé)

Nghe cụm từ màu đỏ không được thiện cảm lắm nhưng cụm từ màu xanh thì ổn! Cậu có thể mở sẵn một topic với tiêu đề "Lập ngân sách tài chính từ A tới Z" để đấy sau Tết tớ, cậu, cùng những ai quan tâm sẽ vào thảo luận cách lập, cách làm, cách hiểu công việc lập ngân sách tài chính (nhìn chung là chúng ta sẽ thảo luận cho ra một qui trình làm việc)

Vấn đề tớ sẽ thảo luận trong topic "Lập ngân sách tài chính từ A tới Z" sẽ bao gồm (nhưng chưa chắc toàn bộ) các vấn đề đi theo thứ tự logic như sau:

1. Thảo luận việc "Lập ngân sách tài chính" và "Dự báo tài chính" xem đấy có phải 2 việc khác nhau không?

2. Các thông tin cần thu thập khi lập ngân sách tài chính (hoặc "Dự báo tài chính")

3. Nội dung của một báo cáo lập ngân sách tài chính

4. Thực hành lập ngân sách tài chính cho công ty nhóm ngành dược (gồm: DHG, DCL, OPC, IMP, TRA, DHT ) nhưng trong 6 mã công ty trên chỉ chọn mã DHG hoặc IMP vì tớ thấy 2 mã này thông tin khá đầy đủ. Nội dung thực hành sẽ nằm trong phạm vi thông tin sẵn có trong tay chứ không "vung tay quá chán", nghĩa là ta chỉ xây dựng bảng trong phạm vi cho phép của thông tin- đây là điều khó làm. Nhưng vấn đề ta phải luôn cố gắng đưa ra kết quả dự báo ngân sách sao cho sát nhất với lượng thông tin ta có.

5. Review tổng kết, đưa thành qui trình, bàn giao form và chỉnh sửa hoàn thiện dần.


Ở trên là dự án tạm phác thảo, cậu có thể đóng góp thêm.

Tài liệu đọc và làm:

* Tớ có thể share cho cậu (chỉ có tài liệu English) hoặc cậu có thể share cho tớ, tuy nhiên tài liệu đọc phải thống nhất.

* Form xây dựng: có thể làm lại từ đầu hoặc tận dụng/cải tiến form cũ (cậu đã post). Hoặc tốt nhất xin được ai một bản thực tế của công ty họ và tự nghiên cứu là hay hơn cả. Xây dựng từ lý thuyết đến thực tế sẽ tốn thời gian

OK?
 
Mình chưa biết là trên GPE đã có chủ đề này, nhưng mình thấy loạt bài của bạn ca_dafi rất bổ ích. Tuy nhiên nếu bạn ca_dafi hoặc bạn nào biên dịch các bảng minh họa ra tiêng Việt thì tốt cho những người có ít vốn tiếng Anh thì hay quá.
 
Bài này đã được chị handung107 post tại đây! Tuy nhiên, mục đích tôi khơi lại topic này (và cũng làm Index cho bài của chị handung107) là mong muốn các bạn cùng chia sẻ và cùng thảo luận về file lập dự toán này. Đồng thời trên cơ sở đó, chúng ta sẽ thiết lập một file tương đối phù hợp hơn với mục đích của chúng ta. Rất mong sự đóng góp ý kiến thảo luận của tất cả các bạn. Cảm ơn chị handung107

Tôi sẽ sửa lại tiêu đề cho topic này để phù hợp hơn!
 
Thảo luận bước 1: Lập giả định mô hình dự báo

Thảo luận 1 : Giả định mô hình dự báo

Mẫu dự báo tài chính doanh nghiệp (tt)

Bước đầu tiên để tiến hành là phải so sánh các chỉ tiêu và xác lập giả định mô hình. Trong bước này người xây dựng kế hoạch sẽ cần phải so sánh các doanh nghiệp tương đồng hoặc tra cứu để có được những thông số đặc trưng ngành cùng với các giả định để đưa các thông số này vào quá trình tính toán


Hi ca_dafi, Happy New Year cậu! |||||

Hôm nay ngày đẹp, bắt đầu thảo luận post này. Vấn để đầu tiên tớ thắc mắc muốn thảo luận cùng cậu và các bạn:
1. Khi thiết lập giả định mô hình có nhất thiết phải chọn ra một số công ty đầu ngành tiêu biểu "peer companies" để so sánh các chỉ tiêu ngành, chọn các chỉ tiêu ngành và đưa thông số vào quá trình tính toán hay không?

Lý do đặt câu hỏi thảo luận: thực tế các doanh nghiệp Việt Nam (nói ví dụ ngành dược phẩm) có khoảng 10 công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán và đều hoạt động trong ngành Dược, tuy nhiên cơ cấu doanh thu lại khác nhau, ví dụ Dược Hậu Giang (DHG) nặng về sản xuất thuốc và doanh thu từ sản xuất là chủ yếu, còn Domesco (DMC) lại nặng về buôn bán thuốc và thiết bị y tế (nghĩa là họ không sản xuất, mà chỉ làm chức năng thương mại).

Chính vì hoạt động của doanh nghiệp khác nhau nên cơ cấu tài sản nguồn vốn doanh thu và các chỉ tiêu tài chính khác chắc chắn không thể tương đồng mặc dù tất cả các doanh nghiệp đều được xếp chung vào cùng một ngành.

Trên sàn giao dịch Hồ Chí Minh thì DHG, IMP, DMC có thể nói là 3 "peer companies" nhưng rõ ràng các công ty không tương đồng để có số liệu lập giả định mô hình.
2. Cách lập giả định mô hình khác (mà Jonicute có tham khảo được từ một báo cáo khác), đó là thiết lập giả định mô hình dựa vào thông tin trong quá khứ của chính công ty đang cần dự báo tài chính. Nghĩa là: ví dụ tớ muốn lập dự báo tài chính cho công ty Dược Hậu Giang, tớ sẽ sử dụng số liệu báo cáo tài chính quá khứ của Dược Hậu Giang trong dài hạn (5 năm chẳng hạn) sau đó tính các chỉ số tài chính quá khứ, có điều chỉnh các chỉ số cho phù hợp thực tại và sử dụng làm thông số cho giả định

Khi làm như vậy, có ưu điểm là dự báo sẽ sát hơn so với việc chọn 3 công ty "peer" vì hoàn toàn yên tâm không có chuyện cơ cấu doanh thu không đồng nhất (khắc phục được nhược điểm của vấn đề 1 tớ đặt câu hỏi ở trên)

Tuy nhiên có nhược điểm là không thể có số liệu dài hạn 5 năm trong quá khứ của 1 doanh nghiệp Việt Nam (thực tế mình có làm thì chỉ khai thác được tin của khối ngân hàng là đầy đủ, còn lại hầu như không thể có
Muốn tham khảo Ca_dafi và các bạn:

1) Nên chọn mô hình giả định nào cho doanh nghiệp Việt Nam

2) Việc lựa chọn mô hình giả định và đưa vào bảng tính excel (Sheet Comp) chưa phải là việc làm đầu tiên mà chỉ là bán đầu tiên, nghĩa là 1/2 là các thông số giả định, 1/2 là các thông số kiểm định giả định (Ca_dafi) hãy click chuột vào công thức các cell để thấy Sheet Comp không phải là sheet làm đầu tiên, nên chưa thể xếp nó vào Bước 1


Ca_dafi cho ý kiến nhé!

Thank u!
 
Thảo luận 1: (Tiếp nghiệp vụ kế toán tài chính)

Thảo luận 1 : Giả định mô hình dự báo (chi tiết sheet "Comp"
sheetcomp.png

sheetcompchitiet.png



Tạm thời trên đây là 6 vấn đề muốn thảo luận liên quan sheet COMP trong model dự báo!

Hi vọng nhận ý kiến các bạn đóng góp!
 
Mình cũng tham gia thảo luận cùng các bạn một chút !

Vấn đề 1: Chi phí nghiên cứu phát triển
Có nhiều thông số không thể hiện trên báo cáo tài chính nhưng bạn hoàn toàn có thể lấy được từ chi tiết phát sinh của các tài khoản. Điều này các phần mềm kế toán hay thậm chí kể cả các DN ngoài quốc doanh siêu nhỏ theo dõi thủ công trên Excel đều có thể làm được, miễn là DN có phát sinh chi phí này và kế toán viên hạch toán cho đúng.

Tuy nhiên, nếu đứng trên góc độ của của các nhà đầu tư, hoặc những người không thể tiếp cận một cách chi tiết đối với tình hình tài chính doanh nghiệp (Chỉ có mỗi bản cáo bạch và báo cáo doanh nghiệp trong vài năm) thì hoàn toàn có thể làm như Kiredesune nói : Bỏ quách đi và gộp vào Chi phí khác

Làm như vậy có ảnh hưởng gì không ? Xin thưa là không nhiều ! Đó là một khoản chi phí miễn là các bạn đừng chuyển thành doanh thu là được. Ví dụ, khi phòng bạn đi đánh chén một bữa, lấy hóa đơn về thanh toán, phòng TCKT có thể hạch toán vào Chi phí QLDN hay Chi phí bán hàng đều được.

Tất nhiên, nếu hạch toán đúng thì sẽ càng dễ dàng cho công tác dự báo và kết quả dự báo sẽ càng chính xác.

Vấn đề 2: Lợi nhuận từ hoạt động
Đây là ta xác định các chỉ số để "Dự báo" chứ không phải là để lập báo cáo tài chính để gửi bên thuế hay các cơ quan chức năng. Vì vậy, jữ nguyên như bảng tính (Theo chuẩn mực TÂY --=0) là hợp lý và chính xác.

Vấn đề 3: EBIT
Như đã trao đổi tại Vấn đề 1, Chi phí này bất cứ doanh nghiệp nào cũng bóc tách ra được. Bạn cứ thử tưởng tượng nhé !
Khi vay vốn, bạn sẽ có 1 bảng để theo dõi các món vay (Ngày vay, ngày trả nợ, dư nợ, lãi suất, lãi phải trả ...). Thậm chí nếu bạn lười quá, không chịu làm bảng theo dõi này thì đã có NGÂN HÀNG làm hộ bạn. Hàng tháng, ngân hàng luôn cung cấp cho khách hàng vay các sổ phụ sao kê chi tiết các giao dịch trả lãi vay trên.

Vấn đề 4: EBITDA
Thực sự mình chưa hiểu vấn đề bạn đề cập đến ?
Khấu hao trong bảng cân đối kế toán thì ta gọi là "Mức khấu hao trong năm" - phần chênh lệch, hoặc là "khấu hao lũy kế" - phần cộng dồn.
Trong thuyết minh báo cáo tài chính thì Tổng các chi phí khấu hao phân bổ sẽ bằng "Mức khấu hao". Hai số này là bằng nhau.
Ý bạn có phải thể không ???

Vấn đề 5: Return of Capital
Theo tôi, chỉ số này thể hiện khả năng thu lợi nhuận của một công ty dựa trên lượng vốn đã sử dụng. Chú ý nhé, vốn đã sử dụng có thể tạm coi là vốn đầu tư của doanh nghiệp (bao gồm Vốn CSH và vay dài hạn). Nó tương tự như Chỉ số Lợi nhuận/Tổng vốn đầu tư đối với một dự án.
Ví dụ: Giả sử rằng công ty A kiếm được khoản lợi nhuận là 100$ trên doanh thu 1000$, công ty B kiếm được 150$ tiền lãi trên tổng doanh thu là 1000$. Nếu xét về mức sinh lợi đơn thuần, B có biên lợi nhuận là 15%, A có biên lợi nhuận là 10%. Tuy nhiên, nếu giả sử rằng lượng vốn mà A sử dụng là 500$, B sử dụng là 1000$. Khi đó tỉ lệ ROCE của A và B tương ứng là 20% và 10%. Như vậy, là công ty A đã sử dụng vốn hiệu quả hơn công ty B

Trên đây là ý kiến của tôi, mong các bạn tiếp tục thảo luận thêm nhé !
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thảo luận 1 : Giả định mô hình dự báo (chi tiết sheet "Comp"

Thank you Phương tham gia thảo luận, vừa xem profile bạn Phương thấy có thương hiệu bidv >>> chúc mừng vụ tiền thưởng Tết năm rồi nhé, nghe đâu nhân viên quèn bên đó thưởng "bẩn nhất" cuối năm 2009 cũng 40 triệu? Muốn thử check lại tí cho đỡ ghen tị! Hehe...Nhưng mà góp ý bạn Phương tí là các cây ATM bidv rất hay nói câu "sorry, out of service temporary" --=0

Mình có một số ý kiến đồng tình/và không đồng tình, và bổ sung thêm các ý của bạn. Thường thì khi thảo luận mình giành thời gian đọc rất kỹ câu chữ của (các)bạn do vậy cũng muốn các bạn đọc kỹ ý mình để khỏi hiểu sai, vì khi hiểu sai lại phát biểu sai hẳn vấn đề. Ví dụ như bạn Phương nói sau đây có 1 ý sai nên muốn chỉnh lại để bảo vệ quan điểm, nói chung là để thảo luận rõ và ra một vấn đề gì đó chứ không phải mạnh ai ấy nói.

Mình cũng tham gia thảo luận cùng các bạn một chút !

Vấn đề 1: Chi phí nghiên cứu phát triển
Có nhiều thông số (1)không thể hiện trên báo cáo tài chính nhưng bạn hoàn toàn có thể lấy được từ chi tiết phát sinh của các tài khoản. Điều này các phần mềm kế toán hay thậm chí kể cả các DN ngoài quốc doanh siêu nhỏ theo dõi thủ công trên Excel đều có thể làm được, miễn là DN có phát sinh chi phí này và kế toán viên hạch toán cho đúng.

Tuy nhiên, nếu (2) đứng trên góc độ của của các nhà đầu tư, hoặc những người không thể tiếp cận một cách chi tiết đối với tình hình tài chính doanh nghiệp (Chỉ có mỗi bản cáo bạch và báo cáo doanh nghiệp trong vài năm) thì hoàn toàn có thể làm như Kiredesune nói : Bỏ quách đi và gộp vào Chi phí khác

Làm như vậy có ảnh hưởng gì không ?(3) Xin thưa là không nhiều! Đó là một khoản chi phí miễn là các bạn đừng chuyển thành doanh thu là được.(4) Ví dụ, khi phòng bạn đi đánh chén một bữa, lấy hóa đơn về thanh toán, phòng TCKT có thể hạch toán vào Chi phí QLDN hay Chi phí bán hàng đều được.

(5) Tất nhiên, nếu hạch toán đúng thì sẽ càng dễ dàng cho công tác dự báo và kết quả dự báo sẽ càng chính xác.

(1) Mình không hề nói là "không thể hiện trên báo cáo tài chính" mà mình nói là "không thể tìm thấy trên thuyết minh báo cáo tài chính", thông thường khi bất kỳ một thông tin tài chính nào không thể tìm trên báo cáo tài chính thì mình mới đi đọc thuyết minh báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính đã là bản chi tiết phát sinh các tài khoản nhất (mà doanh nghiệp cung cấp ra ngoài) rồi!

Với sheet "COMP" lúc đầu mình muốn bỏ hẳn mục "chi phí nghiên cứu phát triển" đi vì hầu như chẳng bao giờ nhìn thấy "chi phí nghiên cứu phát triển" trong báo cáo tài chính Việt Nam, và kể cả trong chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng không thấy đề cập tới chi phí này. Vậy bỏ đi cho đỡ rườm rà bảng tính!

(2) Chính xác là phải bỏ hẳn đi hoặc gộp lại mục chi phí nào đó, nhưng nếu gộp vào "chi phí khác" thì chưa phải là chuẩn nhất! Theo chuẩn mực kế toán nước ngoài thì "chi phí nghiên cứu phát triển" nằm trong "chi phí quản lý, bán hàng" (general admistration cost"), vậy giả sử ta cần bỏ quách đi "Chi phí nghiên cứu phát triển" thì nên bỏ nó vào "chi phí bán hàng" sẽ chuẩn hơn là cho vào "chi phí khác".

Lúc đầu mình cũng có nhầm cứ tưởng cái gì không rõ thì cho nó vào "các chi phí khác" là ổn nhưng không phải.

Bạn có thể xem link này, và hình sau để thấy Tây nó xếp "chi phí nghiên cứu phát triển" nằm trong "chi phí bán hàng"

cost.png

(3) Hihi...câu này trả lời khôn!

Mình nghĩ là nếu bữa oánh chén của công ty bạn tốn cả tỷ đô thì có khi ảnh hưởng lại không không nhiều hehe....

(4) Mình nghĩ là tùy phòng, ví dụ phòng quản lý sản xuất đi oánh chén thì nên hạch toán vào chi phí của phòng quản lý sản xuất, phòng sales oánh chén (có mời thêm khách hàng tham gia) thì hạch toán vào chi phí bán hàng, còn toàn bộ công ty đi oánh chén thì rõ có thể cho vào chi phí quản lý chung (Cái này ý kiến hơi chủ quan vì chưa bao giờ làm kế toán)

(5) Yes, vấn đề là không bao giờ hạch toán đúng, ví dụ như cái vụ đi oánh chén bạn đưa ví dụ. Nhưng không thể trách kế toán hạch toán không đúng vì chính chuẩn mực kế toán qui định cũng chưa rõ và chưa chi tiết để làm đúng.
 
Thảo luận 1 : Giả định mô hình dự báo (chi tiết sheet "Comp"

Mình cũng tham gia thảo luận cùng các bạn một chút !

Vấn đề 2: Lợi nhuận từ hoạt động
Đây là ta xác định các chỉ số để "Dự báo" chứ không phải là để lập báo cáo tài chính để gửi bên thuế hay các cơ quan chức năng. (6) Vì vậy, jữ nguyên như bảng tính (Theo chuẩn mực TÂY --=0) là hợp lý và chính xác.

Mình chưa dám khẳng định "giữ nguyên như bảng tính là sai" nhưng khẳng định chắc chắn nếu các bạn không xem lại cách tính "lợi nhuận từ hoạt động" của doanh nghiệp Việt Nam so với Tây mà ốp nguyên cái form đó thì bạn đã làm sai so với chuẩn mực kế toán! (Sai luật định).

Cái form của Tây (cái form thôi nhé) thì OK, nhưng cái mục "lợi nhuận giữ lại" theo chuẩn mực kế toán của Ta (chuẩn mực số 21 qui định về trình bày báo cáo tài chính) qui định khác so với Tây. Cụ thể như sau:

* Theo chuẩn mực kế toán Mỹ thì cấu trúc báo cáo kết quả kinh doanh như sau (bạn chú ý các phần chữ nằm trong vùng khoanh đỏ, và chú ý họ chú thích chi phí lãi vay):


chuanmucTay.png


* Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) thì cấu trúc báo cáo kết quả kinh doanh như sau:


vietnam.png



Các phần đỏ trên có thể giúp bạn thấy ngay rõ ràng công thức tính lợi nhuận từ hoạt động của Tây và Ta khác nhau, do vậy nếu Ta vận dụng form dự báo của Tây một cách máy móc thì Ta đã làm chưa thận trọng và không đúng đạo đức nghề nghiệp (không nói là chưa sai)

Đó là ý mình cần thảo luấn
 
Thảo luận 1 : Giả định mô hình dự báo (chi tiết sheet "Comp")

Mình cũng tham gia thảo luận cùng các bạn một chút !

Vấn đề 3: EBIT
Như đã trao đổi tại Vấn đề 1, Chi phí này bất cứ doanh nghiệp nào cũng bóc tách ra được. Bạn cứ thử tưởng tượng nhé !
Khi vay vốn, bạn sẽ có 1 bảng để theo dõi các món vay (Ngày vay, ngày trả nợ, dư nợ, lãi suất, lãi phải trả ...). Thậm chí nếu bạn lười quá, không chịu làm bảng theo dõi này thì đã có NGÂN HÀNG làm hộ bạn. Hàng tháng, ngân hàng luôn cung cấp cho khách hàng vay các sổ phụ sao kê chi tiết các giao dịch trả lãi vay trên.

Không hỉu bạn đang giải thích gì, mình đang nói EBIT Việt Nam và EBIT của Tây không thống nhất do ngay từ khâu tính "lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh" của Ta và Tây đã không đồng nhất như nhau

Vấn đề 4: EBITDA
Thực sự mình chưa hiểu vấn đề bạn đề cập đến ?
Khấu hao trong bảng cân đối kế toán thì ta gọi là "Mức khấu hao trong năm" - phần chênh lệch, hoặc là "khấu hao lũy kế" - phần cộng dồn.
Trong thuyết minh báo cáo tài chính thì Tổng các chi phí khấu hao phân bổ sẽ bằng "Mức khấu hao". Hai số này là bằng nhau.
Ý bạn có phải thể không ???

Ý mình thế này:

Từ công thức:

EBITDA = EBIT + Tax (thuế thu nhập dnghiệp) + Depreciation (khấu hao) + Amortization (các khoản phân bổ)

Hỏi:

Depreciation là lấy trên báo cáo cân đối kế toán, hay là lấy trong thuyết minh báo cáo tài chính phần thuyết minh cho chi phí sản xuất kinh doanh? Vì chi phí khấu hao nằm trong chi phí sản xuất và nó gồm có 2 loại: chi phí khấu hao máy móc trực tiếp và chi phí khấu hao chung (văn phòng, máy tính...)


Vấn đề 5: Return of Capital
Theo tôi, chỉ số này thể hiện khả năng thu lợi nhuận của một công ty dựa trên lượng vốn đã sử dụng. Chú ý nhé, vốn đã sử dụng có thể tạm coi là vốn đầu tư của doanh nghiệp (bao gồm Vốn CSH và vay dài hạn). Nó tương tự như Chỉ số Lợi nhuận/Tổng vốn đầu tư đối với một dự án.

Ví dụ:

Giả sử rằng công ty A kiếm được khoản lợi nhuận là 100$ trên doanh thu 1000$, công ty B kiếm được 150$ tiền lãi trên tổng doanh thu là 1000$. Nếu xét về mức sinh lợi đơn thuần, B có biên lợi nhuận là 15%, A có biên lợi nhuận là 10%. Tuy nhiên, nếu giả sử rằng lượng vốn mà A sử dụng là 500$, B sử dụng là 1000$. Khi đó tỉ lệ ROCE của A và B tương ứng là 20% và 10%. Như vậy, là công ty A đã sử dụng vốn hiệu quả hơn công ty B


Trên đây là ý kiến của tôi, mong các bạn tiếp tục thảo luận thêm nhé !

Hihi...Ai lại dùng từ "biên lợi nhuận" nghe cổ cổ! Hihi....đọc mãi mới hỉu! Cái chỉ số đó đọc là "Tỷ suất lợi nhuận", nếu là lợi nhuận thuần trên doanh thu thì đọc là "Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu", nếu là lợi nhuận gộp thì đọc là "Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu". Ai lại gọi biên lợi nhuận, biên lợi nhuận là từ dịch sai từ tiếng Anh "profit margin" trong đó "profit" là "lợi nhuận" còn "margin" là "biên".

Tuy nhiên, lợi ích cận biên "profit margin" trong kinh tế vĩ mô thì ok nghe ổn!

Vấn đề cần thảo luận cái này là "Thấy cho chỉ số này vào giả định dự báo" có vẻ hơi thừa thừa!
 
Ví dụ: Giả sử rằng công ty A kiếm được khoản lợi nhuận là 100$ trên doanh thu 1000$, công ty B kiếm được 150$ tiền lãi trên tổng doanh thu là 1000$. Nếu xét về mức sinh lợi đơn thuần, B có biên lợi nhuận là 15%, A có biên lợi nhuận là 10%. Tuy nhiên, nếu giả sử rằng lượng vốn mà A sử dụng là 500$, B sử dụng là 1000$. Khi đó tỉ lệ ROCE của A và B tương ứng là 20% và 10%. Như vậy, là công ty A đã sử dụng vốn hiệu quả hơn công ty B

Trên đây là ý kiến của tôi, mong các bạn tiếp tục thảo luận thêm nhé !

Bạn có sure là trưởng hợp trên A sử dụng vốn hiệu quả hơn B không?

Ví dụ tớ cho thêm giả định nhé, cuối năm tài chính A bán phéng 1 cái máy cũ (gọi là bán thanh lý trước thời hạn nhưng máy vẫn còn chạy tốt), khi đó khoản thu nhập khác của A tự nhiên tăng đột biến (đó là phần thu nhập tăng từ tiền bán máy móc thiết bị), và làm cho lợi nhuận của A tăng.

Còn B thì không bán máy móc gì cả!

Các giả định về vốn của bạn vẫn giữ nguyên! Hỏi công ty nào sử dụng vốn tốt hơn?

Với sheet COMP thì mình có một số lăn tăn như vậy, mình sẽ sửa form những gì chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc khi sử dụng form Tây mình sẽ phải điều chỉnh lại thông tin trên báo cáo tài chính Việt Nam cho hợp.

Riêng vấn đề "Giả định dự báo" mình nghĩ việc chọn ra 3 công ty đầu ngành để chọn chỉ số tốt làm giả định quả là khó, có thể làm cách dự báo sử dụng số liệu lịch sử của chính công ty đang cần dự báo. Trường hợp không có số liệu lịch sử, không có đủ tin thì ta không dự báo nữa vì nếu dự báo sai khi chưa đủ tin tức thì tốt nhất không nên dự báo.

Đó là toàn bộ ý kiến sheet COMP

Thank you các bạn góp ý/sửa đổi/bổ sung thêm!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
@kiredesune: Chào cậu

Nên chọn mô hình giả định nào cho doanh nghiệp Việt Nam:
1. Khi thiết lập giả định mô hình có nhất thiết phải chọn ra một số công ty đầu ngành tiêu biểu "peer companies" để so sánh các chỉ tiêu ngành, chọn các chỉ tiêu ngành và đưa thông số vào quá trình tính toán hay không?
Việc có lựa chọn (các) công ty đầu ngành tiêu biểu để so sánh các chỉ tiêu ngành hay không? Theo mình, nó túy thuộc vào nhu cầu của công ty đó. Nếu công ty đó (là công ty đang chuẩn bị lập dự toán ngân sách) muốn biết được hoạt động của mình so với các công ty khác (có thể là đối thủ cạnh tranh) như thế nào? Khác biệt ra sao? Tại sao khác biệt? v.v... thì họ sẽ cần đến bước chọn lựa này! Và như thế dĩ nhiên là không bắt buộc - theo quan điểm của mình!

Lý do đặt câu hỏi thảo luận: thực tế các doanh nghiệp Việt Nam (nói ví dụ ngành dược phẩm) có khoảng 10 công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán và đều hoạt động trong ngành Dược, tuy nhiên cơ cấu doanh thu lại khác nhau, ví dụ Dược Hậu Giang (DHG) nặng về sản xuất thuốc và doanh thu từ sản xuất là chủ yếu, còn Domesco (DMC) lại nặng về buôn bán thuốc và thiết bị y tế (nghĩa là họ không sản xuất, mà chỉ làm chức năng thương mại).

Chính vì hoạt động của doanh nghiệp khác nhau nên cơ cấu tài sản nguồn vốn doanh thu và các chỉ tiêu tài chính khác chắc chắn không thể tương đồng mặc dù tất cả các doanh nghiệp đều được xếp chung vào cùng một ngành.

Trên sàn giao dịch Hồ Chí Minh thì DHG, IMP, DMC có thể nói là 3 "peer companies" nhưng rõ ràng các công ty không tương đồng để có số liệu lập giả định mô hình

Theo quan điểm của mình, "Peer" trong tiếng Anh là ngang hàng, tương đồng về mặt bản chất.

Cho nên, khái niệm "Peer Companies" chúng ta nên hiểu là những công ty giống nhau về mặt quy mô, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, loại hình kinh doanh. Đừng nên hiểu nó là những công ty cùng ngành.

Lấy vài ví dụ nhé:

- Nếu nói ngành xây dựng, nó quá chung chung, chúng ta không thể đem so sánh một công ty chuyên làm về cầu đường với một công ty chuyên về xây dựng nhà cao tầng. Cho nên ta cần chọn những "Peer Companies" nào cùng tính chất ấy, nghĩa là nếu ta là công ty xây dựng về cơ sở hạ tầng thì cần chọn các công ty cũng làm về xây dựng cơ sở hạ tầng để so sánh.

- Nếu nói về "ngành du lịch", nó quá chung chung phải không bạn!? Cần phân biệt nó là du lịch trên biển, du lịch trên bờ hay du lịch trên không, v.v.. đại khái như vậy! Thêm vào đó, du lịch cũng có nhiều khìa cạnh khác, vì dụ: kinh doanh nhà hàng khách sạn chẳng hạn, công ty của chúng ta đang kinh doanh khách sạn 1 sao thì không nên (nếu nói là không thể) lấy một khách sạn 5 sao đem làm "Peer Companies" vì nghĩ nó cũng là khách sạn và cũng cùng ngành!?

- Nếu nói về "ngành Dược", nó cũng quá chung chung! Một công ty chuyên sản xuất và phân phối sỉ (nghĩa là chuyên sản xuất và chỉ có 1 kênh phân phối) thì không thể đem so sánh với một công ty chuyên mua bán thuốc (Nghĩa là chỉ có Trading và có rất nhiều kênh phân phối). Cho nên, nếu so sánh, công ty chúng ta đang sản xuất thuốc thì hãy chọn "Peer Company" nào cũng sản xuất thuốc để so sánh.

Nói tóm lại, việc chọn "Peer Companies" là không bắt buộc, nhưng nếu chúng ta chọn, thì hãy chọn những công ty có cùng quy mô, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, loại hình kinh doanh.

-----------------------------------------------------------------------------------------

2) Việc lựa chọn mô hình giả định và đưa vào bảng tính excel (Sheet Comp) chưa phải là việc làm đầu tiên mà chỉ là bán đầu tiên, nghĩa là 1/2 là các thông số giả định, 1/2 là các thông số kiểm định giả định (Ca_dafi) hãy click chuột vào công thức các cell để thấy Sheet Comp không phải là sheet làm đầu tiên, nên chưa thể xếp nó vào Bước 1
Thực ra mà nói, sheet [COMPS] này sẽ vừa là nơi khởi hành (Starting Point) và cũng sẽ là đích đến (Terminal Point) của chúng ta. Mình hổng có khái niệm "bán đầu tiên" %#^#$

Đầu tiên, chúng ta đưa ra và thống nhất mô hình giả định và danh mục các thông số tài chính cần phân tích (kiểm định) --> coi như đây là mục tiêu cần tìm.

Thứ hai, chúng ta sẽ từng bước một tiến hành lập các ngân sách (dự toán) để từ đó xây dựng nên dự toán bảng cân đối kế toán và Dự toán lãi lỗ --> từ đó làm cơ sở để tính toán các thông số tài chính.

Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét/kiểm định các thông số tài chính đó theo giả định ban đầu (nếu có: có thể là so sánh với các Peer Companies, hoặc có thể là số liệu của các năm trước trong cùng 1 công ty) --> có thể sẽ phải điều chỉnh các thông số cho phù hợp với mong muốn/chiến lược chủ quan của Ban HĐQT--> từ đó dẫn đến việc điều chỉnh ngân sách (bảng dự toán) cho phù hợp với các thông số tài chính đó.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
@ kiredesune: Mình sẽ cố gắng đi xuyên suốt các vấn đề của cậu nên ra và sẽ không đi lan man khỏi mục tiêu chính!

TL1.jpg

Vấn đề này phải xem lại. Nếu công ty bạn không "mặn mà" với việc trích lập quỹ nghiên cứu phát triển" thì có thể bỏ qua thông số này! Tuy nhiên không phải vì thế mà nó không quan trọng. Vì chỉ tiêu này cũng có thể đánh giá được chiến lược phát triển của công ty trong tương lai.

Theo thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008, có quy định về "TRÍCH LẬP QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP" như sau (Có đính kèm theo file):
VIII. TRÍCH LẬP QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP
1. Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hàng năm nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ thì doanh nghiệp phải lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ và kê khai mức trích lập, số tiền trích lập vào tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Báo cáo việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ được nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

Số tiền sử dụng không đúng mục đích thì sẽ không được tính vào tổng số tiền sử dụng cho mục đích phát triển khoa học và công nghệ.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ.

- Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm.
Nếu bạn nhìn nhận ra được thông tư này với điều VIII này là một lợi thế và có thể là lá chắn thuế hữu hiệu trong 5 năm thì bạn sẽ tự quyết định có nên đưa chỉ tiêu chi phí nghiên cứu phát triển vào hay không?!

Xin nói thêm, Chi phí nghiên cứu phát triển cũng giống như các loại chi phí khác, nghĩa là về bản chất nó là chi phí! Phục vụ cho bộ phận nào thì xác định chi phí cho bộ phận đó.
Ví dụ:
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới --> chi phí sản xuất gián tiếp --> giá vốn hàng bán.
- Nghiên cứu phát triển thị trường --> Chi phí bán hàng
- Nghiên cứu phát triển hệ thống quản lý và kiểm soát nội bộ --> chi phí quản lý doanh nghiệp.
- v.v........
--------------------------------------------------------------------

TL2.jpg

Đúng như bạn mô tả, Theo VAS: doanh thu và chi phí tài chính (cụ thể là lãi vay) được bao gồm trong Doanh thu và chi phí hoạt động. Nghĩa là lợi nhuận từ hoạt động đã bao gồm doanh thu tài chính và chi phí tài chính.

Do đó, chúng ta hoạt động tại nước nào thì cần tuân thủ quy định của nước đó về chuẩn mực kế toán. Việc sửa lại công thức không có vấn đề gì khó khăn. Vấn đề là chúng ta đã hiểu được bản chất của chỉ số này.
mình đang nói EBIT Việt Nam và EBIT của Tây không thống nhất do ngay từ khâu tính "lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh" của Ta và Tây đã không đồng nhất như nhau
Mình không đồng ý quan điểm này của bạn. "Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh" có khác nhau, nhưng cái Bottom line là giống nhau. EBIT là gì, dĩ nhiên là "Lợi nhuận trước thuế và lãi vay", mà "Lợi nhuận trước thuế và lãi vay" là gì, chính là lợi nhuận sau thuế + thuế TNDN + Lãi vay; "Lợi nhuận sau thuế" là gì? Là (Tổng doanh thu - tổng chi phí)*(1-thuế suất thuế TNDN). Như vậy, xét về mặt tổng thể, giữa "Tây" và "Ta" có khác về một vài chi tiết chỉ tiêu (có lẽ do khác về quan điểm quản lý) nhưng con số báo cáo cuối cùng (Lãi/Lỗ) là như nhau. Cho nên EBIT là như nhau.
--------------------------------------------------------------------

TL3.jpg

Nếu chúng ta không tách bạch được chi phí lãi vay ra khỏi chi phí tài chính là chúng ta cần xem xét lại công việc của chúng ta! Vì ngay trên Báo cáo Lãi Lỗ đã ghi rõ, lãi vay nó đã nằm riêng ra một dòng:

vietnam.png


Cho nên thông số này không nhất thiết phải nằm trong thuyết minh báo cáo tài chính. Nếu có thuyết minh thì có thể thuyết minh chi tiết của khoản chi phí này theo đối tượng. Việc không xác định được chi phí lãi vay là việc khó có thể xảy ra! Và nếu có xảy ra thì ta cần xem xét lại công việc của phòng kế toán!
 

File đính kèm

  • 130_2008_TT-BTC.rar
    73.8 KB · Đọc: 901
Lần chỉnh sửa cuối:
TL4.jpg


Mình cũng hơi bối rối vì câu hỏi này của bạn! Lấy trên bảng cân đối hay lấy từ thuyết minh báo cáo tài chính đều đúng, vì hai con số này giống nhau.

Nếu lấy từ Bản cân đối kế toán thì bạn phải lấy Netchange giữa hai kỳ để ra phát sinh khấu hao thực tế của từng kỳ.

Nếu lấy từ bảng thuyết minh báo cáo tài chính thì lấy tất cả cái nào có liên quan đến khấu hao!

EBITDA đâu có phân biệt khấu hao cho sản xuất hay khấu hao chung đâu bạn. Nếu cty mình chỉ là Trading thì sao?

Nói tóm lại, khấu hao (Depreciation) trong công thức tính EBITDA là bao gồm tất cả các khoản khấu hao thực tế (là dự kiến nếu lập ngân sách) phát sinh trong kỳ báo cáo. Còn việc lấy ở đâu là do bạn quyết định.

---------------------------------------------------------------------------------------

TL5.jpg


Return on Capital: Đúng ra phải gọi là Return on Invested Capital (ROIC) thì hợp lý hơn! Chỉ tiêu này dùng để định lượng "sức khỏe" của dòng ngân lưu trong một doanh nghiệp liên quan đến vốn đầu tư vào doanh nghiệp đó. Nghĩa là một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ thu được lợi nhuận là bao nhiêu?! Nó (ROIC) được tính bằng công thức:
ROIC = [Lợi nhuận ròng] / [Vốn đầu tư]

Như vậy, ta cần định nghĩa "vốn đầu tư" là gì!? Đây là định nghĩa từ Wikipedia:
http://en.wikipedia.org/wiki/Return_on_capital
........capital invested includes all monetary capital invested: long-term debt, common and preferred shares.

Và đây là một định nghĩa khác:
http://en.wikipedia.org/wiki/Invested_Capital
]Invested Capital represents the total cash investment that shareholders and debtholders have made in a company. There are two different but completely equivalent methods for calculating invested capital.

The operating approach is calculated as:
Invested capital = Operating Net Working Capital + Net PP&E + Capitalized Operating Leases + Other Operating Assets + Operating Intangibles – Other Operating Liabilities – Cumulative Adjustment for Amortization of R&D


Equivalently, the financing approach is calculated as:
Invested capital = Total Debt and Leases + Total Equity and Equity Equivalents – Non_Operating Cash and Investments
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom