Lập HDLD như thế nào cho phù hợp với luật lao động, BHXH, các luật thuê "TNCN,TNDN"

Liên hệ QC

Trần Thị Thanh Mai

Giải bài tập Excel
Tham gia
23/7/08
Bài viết
244
Được thích
890
Đọc qua bài viết "Chia sẻ: "Những vướng mắc thường gặp của người sử dụng lao động" Post By KTGG .

Cho hỏi:Lập HDLD như thế nào cho phù hợp với luật lao động, BHXH, các luật thuê "TNCN,TNDN" đây?

Tại Mẫu hợp đồng lao động kèm theo thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003 của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động

Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng

- Loại hợp đồng lao động (3):
- Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...
- Thử việc từ ngày... tháng... năm đến ngày... tháng... năm...
- Địa điểm làm việc (4):
- Chức danh chuyên môn: Chức vụ (nếu có):
- Công việc phải làm (5):​


Điều 2: Chế độ làm việc
- Thời giờ làm việc (6)
- Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm:


Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động

1. Quyền lợi:
- Phương tiện đi lại làm việc (7):
- Mức lương chính hoặc tiền công (8):
- Hình thức trả lương:
- Phụ cấp gồm (9):
- Được trả lương vào các ngày hàng tháng
- Tiền thưởng:
- Chế độ nâng lương:
- Được trang bị bảo hộ lao động gồm:
- Chế độ nghỉ ngơi (nghỉ hàng tuần, phép năm, lễ tết...):
- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế (10):
- Chế độ đào tạo (11):
Những thoả thuận khác (12):​

2. Nghĩa vụ:

- Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động.
- Chấp hành lệnh điều hành sản xuất - kinh doanh, nội quy kỷ luật lao động, an toàn lao động...
- Bồi thường vi phạm và vật chất (13):​

Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động

1. Nghĩa vụ:
- Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động.
- Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể (nếu có).​

2. Quyền hạn:

- Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc...).
- Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, thoả ước lao động tập thể (nếu có) và nội quy lao động của doanh nghiệp.​



Phần Hướng dẫn cách ghi hợp đồng lao động

1. Ghi cụ thể tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, ví dụ: Công ty Xây dựng Nhà ở Hà Nội.
2. Ghi rõ tên nghề nghiệp (nếu có nhiều nghề nghiệp thì ghi nghề nghiệp chính), ví dụ: Kỹ sư.
3. Ghi rõ loại hợp đồng lao động, ví dụ 1: Không xác định thời hạn; ví dụ 2: 06 tháng.
4. Ghi cụ thể địa điểm chính, ví dụ: Số 2 - Đinh Lễ - Hà Nội; và địa điểm phụ (nếu có) ví dụ: Số 5 - Tràng Thi - Hà Nội.
5. Ghi các công việc chính phải làm, ví dụ: Lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện; thiết bị thông gió; thiết bị lạnh... trong doanh nghiệp
6. Ghi cụ thể số giờ làm việc trong ngày hoặc trong tuần, ví dụ: 08 giờ/ngày hoặc 40 giờ/tuần.
7. Ghi rõ phương tiện đi lại do bên nào đảm nhiệm, ví dụ: xe đơn vị đưa đón hoặc cá nhân tự túc.
8. Ghi cụ thể tiền lương theo thang lương hoặc bảng lương mà đơn vị áp dụng, ví dụ: Thang lương A.1. Cơ khí, Điện, Điện tử - Tin học; Nhóm III: Bậc 4/7; Hệ số 2,04; Mức lương tại thời điểm ký kết hợp đồng lao động là 428.400đồng/tháng.
9. Ghi tên loại phụ cấp, mức phụ cấp tại thời điểm ký kết hợp đồng lao động, ví dụ: Phụ cấp trách nhiệm Phó trưởng phòng: Hệ số 0,3; Mức phụ cấp 63.000 đồng/tháng.
10. Đối với người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì ghi tỷ lệ % tiền lương hàng tháng hai bên phải trích nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội, ví dụ: Hàng tháng người sử dụng lao động trích 6% từ tiền lương tháng của người và số tiền trong giá thành tương ứng bằng 17% tiền lương tháng của người lao động để đóng 20% cho cơ quan bảo hiểm xã hội và 3% cho cơ quan Bảo hiểm y tế.
Đối với người lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khoản tiền bảo hiểm xã hội tính thêm vào tiền lương để người lao động tham gia Bảo hiểm tự nguyện hoặc tự lo lấy bảo hiểm, ví dụ: Khoản tiền bảo hiểm xã hội đã tính thêm vào tiền lương cho người lao động là 17% tiền lương tháng.
11. Ghi cụ thể trường hợp đơn vị cử đi đào tạo thì người lao động phải có nghĩa vụ gì và được hưởng quyền lợi gì, ví dụ: Trong thời gian đơn vị cử đi học người lao động phải hoàn thành khóa học đúng thời hạn, được hưởng nguyên lương và các quyền lợi khác như người đi làm việc, trừ tiền bồi dưỡng độc hại.
12. Ghi những quyền lợi mà chưa có trong Bộ luật Lao động, trong thoả ước lao động tập thể hoặc đã có nhưng có lợi hơn cho người lao động, ví dụ: đi tham quan, du lịch, nghỉ mát, quà sinh nhật.
13. Ghi rõ mức bồi thường cho mỗi trường hợp vi phạm, ví dụ: Sau khi đào tạo mà không làm việc cho doanh nghiệp thì phải bồi thường 06 (sáu) triệu đồng; không làm việc đủ 02 năm thì bồi thường 03 (ba) triệu đồng

Căn cứ các mẫu biểu hướng dẫn ghi trên, thế thì lập HDLD như thế nào để phù hợp với luật lao động, BHXH, thuế TNDN.
 
Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động

1. Quyền lợi:
- Phương tiện đi lại làm việc (7):
- Mức lương chính hoặc tiền công (8):
- Hình thức trả lương:
- Phụ cấp gồm (9):
- Được trả lương vào các ngày hàng tháng
- Tiền thưởng:
- Chế độ nâng lương:
- Được trang bị bảo hộ lao động gồm:
- Chế độ nghỉ ngơi (nghỉ hàng tuần, phép năm, lễ tết...):
- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế (10):
- Chế độ đào tạo (11):
Những thoả thuận khác (12):​

2. Nghĩa vụ:

- Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động.
- Chấp hành lệnh điều hành sản xuất - kinh doanh, nội quy kỷ luật lao động, an toàn lao động...
- Bồi thường vi phạm và vật chất (13):​



Sẽ lập cho Điều 3 như thế này có thuận lợi hơn không các bác ạ.

Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động

  • Phương tiện đi lại làm việc: Người lao động tự túc
  • Mức lương chính hoặc tiền công: 1.600.000 đồng/tháng (Cái này căn cứ trên thang lương, bảng lương đăng ký với cơ quan lao động) ===> Sẽ phù hợp với việc tham gia BHXH theo ý muốn của nguới sử dụng lao động.- Vận dụng công văn 3621 của cơ quan BHXH ban hành)
  • Hình thức trả lương: Trả lương bằng chuyển khoản 2 lần vào 25 mỗi tháng và mùng 10 tháng liền kề. ===> Cái này đại đa phần DN, vận dụng đề quay vốn lưu động, có nơi chỉ chi trả 1 tháng 1 lần, không có tạm ứng và họ để qua đầu tháng liền kề mới chi trả 1 lần. Ẹc ẹc ẹc. Đau khổ cho người lao động phải ứng công sức làm trước rồi mới được hưởng sau.
  • Chế độ nâng lương: Được nâng lương theo quy định của Nhà Nước và Công ty
  • Được trang bị bảo hộ lao động gồm: Theo ngành nghề quy định
  • Chế độ nghỉ ngơi: Nghỉ lễ,tết 09 ngày/năm (theo quy định của Nhà Nước)
  • Nghỉ phép năm và việc riêng theo quy định của Luật lao động.
  • Bảo hiểm xã hội+BHYT+BHTN: Trích theo quy định của Luật BHXH và BHYT ===> Cái này chỉ ghi như vậy là đủ, vì tỉ lệ trích có thể thay đổi mà khỏi lập lại phụ lục HDLĐ
  • Kinh phí công đoàn: Trích theo quy định, hướng dẫn của Liên hiệp Công Đoàn (LHCĐ) cấp trên. ===> Cái này còn tuỳ cho và xin của mỗi LHCĐ cấp trên đồng thoả thuận với Công ty tỉ lệ trích trên mức lương căn bản hay tổng thu nhập nhe!!!! Do vậy, trước khi tiến hành lập thang lương, bảng lương nên trao đổi với LHCĐ cấp trên
  • Thuế TNCN phải nộp: Theo quy định của Luật thuế TNCN và các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan
  • Chế độ đào tạo: Căn cứ nhu cầu của Công Ty
  • Những thỏa thuận khác: Được hưởng lương tháng 13 theo tỉ lệ số tháng làm việc trong năm và tuỳ theo tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của Công Ty

2.– Nghĩa vụ :

- Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động.
- Chấp hành lệnh điều hành sản xuất kinh doanh, nội quy kỷ luật lao động, an toàn lao động.
- Không tiết lộ bất kỳ thông tin, dữ liệu, số liệu, bí quyết công nghệ, bí quyết kinh doanh và sản phẩm kinh doanh của công ty ra bên ngoài hoặc cho đối thủ cạnh tranh.
- Bồi thường vi phạm và vật chất: Có trách nhiệm bồi thường nếu làm hư hỏng máy móc thiết bị, tài sản của công ty căn cứ theo quy định công ty.
- Bồi thường thiệt hại về kinh tế: Có trách nhiệm bồi thường nếu cố ý gây tổn thất về uy tín, thương hiệu doanh nghiệp, làm ảnh hưởng thiệt hại kinh tế của doanh nghiệp.





Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động

1. Nghĩa vụ:
- Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động.
- Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể (nếu có).​

2. Quyền hạn:

- Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc...).
- Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, thoả ước lao động tập thể (nếu có) và nội quy lao động của doanh nghiệp.​

Sẽ lập cho Điều 4 như thế này

Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động

1.– Nghĩa vụ :
- Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động.
- Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế lương, quy chế khen thưởng của Công Ty ===> Có ghi các khoản này, cơ quan thuế vẫn công nhận là chi phí hợp lý, hợp lệ trong việc quyết toán thuế TNDN. Công ty cần phải xây dựng các quy chế: Khen thường, phụ cấp, trợ cấp (cơm trưa, xăng xe, điện thoại,....), lương theo doanh số,....

Đôi lời trao đổi.
 
Cho hỏi: Bạn lập HDLD như thế thì phần lợi ích thuộc về ai? Nông nỗi chỉ biết mì ăn liền, khi tuổi già yếu, trợ cấp bạn sẽ nhận trên mức nào hay trên tổng thu nhập.

Cái gì cũng có mặt trái mặt phải của vấn đề.

Nhiều lao động giờ khôn ra, đòi mức lương thoả thuận ấy ghi hẳn vào trong điều 3, không tách, chẻ nhỏ như bạn trình bày. (Lương doanh số, các loại phụ cấp theo điều 4 của bạn)

Bạn có bao giờ thấy hoàn cảnh của chị em phụ nữ khi nhận trợ cấp thai sản chưa? Cầm 4 tháng tiền trợ cấp+ 2 tháng tả lót, xong rồi ngậm ngùi mà rơi lệ.
Tư vấn như thế nào để mang lợi ích cho các bên: cơ quan BHXH,Y tế, chủ DN và người lao động đều có lợi cả.
 
Đàu tiên, muội Thanh Mai chúc các huynh tì trong nhà cuối tuần vui khoẻ cùng người thân trong nhà.

Tại điều 2 theo mẫu HDLD trong thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003


Điều 2: Chế độ làm việc
- Thời giờ làm việc (6)
- Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm:


Phần Hướng dẫn cách ghi hợp đồng lao động
........
........
........
6. Ghi cụ thể số giờ làm việc trong ngày hoặc trong tuần, ví dụ: 08 giờ/ngày hoặc 40 giờ/tuần.


Câu hỏi 1:

Muội có ký kết HDLD đối với toàn thể nhân viên về chế độ làm việc với thời gian làm việc được ghi theo các trường hợp dưới đây như thế này có được không ạ.

Trường hợp 1 cho 1 nhóm đối tượng lao động sẽ ghi chế độ làm việc như sau:


Điều 2: Chế độ làm việc

- Thời giờ làm việc (6): 8 giờ/1 ngày - 3 ngày/1 tuần, cụ thể vào các ngày thứ 2, 4, 6 (24h/tuần)
Sáng từ 7h30-11h30 – Chiều từ 13h00-17h00
- Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm: theo ngành nghề quy định. Người lao động có nghĩa vụ bảo quản và sử dụng theo đúng quy định. Nếu làm mất hoặc làm hư hỏng thì phải bồi thường theo quy định của Công ty và Luật Lao động.​


Trường hợp 2 cho 1 nhóm đối tượng lao động sẽ ghi chế độ làm việc như sau:


Điều 2: Chế độ làm việc

- Thời giờ làm việc (6): 8 giờ/1 ngày - 3 ngày/1 tuần, cụ thể vào các ngày thứ 3, 5, 7 (24h/tuần)
Sáng từ 7h30-11h30 – Chiều từ 13h00-17h00
- Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm: theo ngành nghề quy định. Người lao động có nghĩa vụ bảo quản và sử dụng theo đúng quy định. Nếu làm mất hoặc làm hư hỏng thì phải bồi thường theo quy định của Công ty và Luật Lao động.


Trường hợp 3 cho 1 nhóm đối tượng lao động (dành cho nhóm chuyên gia, cộng tác viên) sẽ ghi chế độ làm việc như sau:


Điều 2: Chế độ làm việc

- Thời giờ làm việc (6): Không nhất thiết toàn thời gian
Khi doanh nghiệp cần thì phải có mặt đúng lúc, kịp thời.

- Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm: theo ngành nghề quy định. Người lao động có nghĩa vụ bảo quản và sử dụng theo đúng quy định. Nếu làm mất hoặc làm hư hỏng thì phải bồi thường theo quy định của Công ty và Luật Lao động.


Câu hỏi 2: Tăng ca (ngoài giờ )

Đối với HDLD được ghi tại điều 2 theo trường hợp 1 và 2, khi doanh nghiệp có việc và cần thì có thể huy động người lao động làm tăng ca (ngoài giờ) được không ạ? Nghe đâu bảo là số giờ làm việc trong 1 năm không quá 300 giờ. Nhưng thực tế, người lao động đã tăng ca hầu như hơn 40 tuần/trong 1 năm (8h/1ngaỳ*3 ngày trong 1 tuần * 40 tuần)= 960 giờ.

Không rõ trong trường hợp này số giờ làm thêm của người lao động có được xem là chi phí hợp lý hợp lệ không ạ. Có buộc phải đăng ký làm ngoài giờ với cơ quan lao động không?

Mong được cả nhà trợ giúp, chia sẻ.

Xin cám ơn.

Tiểu muội Thanh Mai.
 
Cho hỏi: Bạn lập HDLD như thế thì phần lợi ích thuộc về ai? Nông nỗi chỉ biết mì ăn liền, khi tuổi già yếu, trợ cấp bạn sẽ nhận trên mức nào hay trên tổng thu nhập.

Cái gì cũng có mặt trái mặt phải của vấn đề.

Nhiều lao động giờ khôn ra, đòi mức lương thoả thuận ấy ghi hẳn vào trong điều 3, không tách, chẻ nhỏ như bạn trình bày. (Lương doanh số, các loại phụ cấp theo điều 4 của bạn)

Bạn có bao giờ thấy hoàn cảnh của chị em phụ nữ khi nhận trợ cấp thai sản chưa? Cầm 4 tháng tiền trợ cấp+ 2 tháng tả lót, xong rồi ngậm ngùi mà rơi lệ.
Tư vấn như thế nào để mang lợi ích cho các bên: cơ quan BHXH,Y tế, chủ DN và người lao động đều có lợi cả.

Bên em khi các bạn ấy kết hôn và sẽ chuẩn bị sinh con (ít nhất là 6 tháng trước khi sinh) thì sẽ làm phụ lục hợp đồng để lương là full để đóng bảo hiểm trên lương full đó để khi được bảo hiểm chi trả đủ 4 tháng lương nghỉ thai sản + 2 tháng lương theo lương tối thiểu. Dù biết rằng đấy là lách luật nhưng thật sự phải làm thế vì đợt khủng hoảng 2008 nếu không giảm chi phí bảo hiểm thì sẽ có thể nhiều bạn bị giảm lương và thậm chí mất việc :(

Còn nhiều cán bộ bên bảo hiểm lại khuyên bên em nên ký hai hợp đồng, một hợp đồng là lương thực sự của người lao động còn hợp đồng kia là lương đóng bảo hiểm nhưng em vẫn chưa làm vì cảm giác như thế thì quá risky cho doanh nghiệp. Các anh chị có giải pháp gì ổn hơn cho cả doanh nghiệp, người lao động và cơ quan bảo hiểm không ạ? Em cảm ơn trước ạ!
 
Web KT
Back
Top Bottom