Hướng dẫn các nghiệp vụ điều chỉnh số liệu sổ sách kế toán sau khi duyệt quyết toán

Liên hệ QC
Cho em tham gia 1 chút nhé.
Đúng thật, khi học trong trường, giáo viên có nói là ghi nợ trước, có sau nhưng em ko biết là quy ước hay quy định ( giờ nhân bài của bác Ptm em mới biết chính xác). khi ra đi làm em cũng tuân theo như trên để ghi sổ. sau đó thì chuyển sang ghi sổ trên excel cho tiện. Khi đọc bài của bác Gân, tuy ghi có trước nợ sau em vẫn không thắc mắc vì đó là bút toán điều chình. Em thấy ghi như vậy rất dễ hình dung vấn đề. khi mình hình dung được vấn đề rồi thì bắt tay vào ghi bút toán theo theo đúng quy ước nợ trước có sau vẫn đâu có vấn đề gì. VẤn đề là mình có linh hoạt 1 chút trong việc xử lý không thôi.
 
Tham gia 1 chút cho vui:
- Tôi đồng ý với những ý kiến không coi trọng việc ghi nợ trước hay có trước, vì miễn là tuân thủ ghi kép và ghi nợ có bằng nhau là được.
- Trong bài viết và trong câu nói, tôi cũng dùng có trước nợ sau, lý do cũng giống lý do Bác Ptm trình bày.

Riêng đối với những anh chị em đã giở sách nguyên lý KT ra để đọc quy định ghi nợ trước có sau, tôi xin hỏi về tài khoản "Tiền lương", cũng trong nguyên lý:

Xin làm ơn giải thích bằng nguyên lý KT tại sao tài khoản tiền lương được coi là TK nguồn vốn, từ đó TK này có số dư có, xếp loại 3 và nằm bên cột Tài khoản nguồn vốn?

Xin cám ơn trước, ai trả lời được tôi xin góp 1 két bia (4 chai) ở trại rắn.
 
Tham gia 1 chút cho vui:
- Tôi đồng ý với những ý kiến không coi trọng việc ghi nợ trước hay có trước, vì miễn là tuân thủ ghi kép và ghi nợ có bằng nhau là được.
- Trong bài viết và trong câu nói, tôi cũng dùng có trước nợ sau, lý do cũng giống lý do Bác Ptm trình bày.

Riêng đối với những anh chị em đã giở sách nguyên lý KT ra để đọc quy định ghi nợ trước có sau, tôi xin hỏi về tài khoản "Tiền lương", cũng trong nguyên lý:

Xin làm ơn giải thích bằng nguyên lý KT tại sao tài khoản tiền lương được coi là TK nguồn vốn, từ đó TK này có số dư có, xếp loại 3 và nằm bên cột Tài khoản nguồn vốn?

Xin cám ơn trước, ai trả lời được tôi xin góp 1 két bia (4 chai) ở trại rắn.
Chào bạn,

Nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Vậy theo bạn Tiền lương xét về góc độ doanh nghiệp, đây có phải là một khoản nợ không (nợ người lao động)?
 
Cám ơn Cadafi, nhưng tôi đang hỏi những ai thích giở sách nguyên lý ra nói kia.
Vả lại yêu cầu là trả lời bằng nguyên lý sao cho người mới học hiểu, tâm phục khẩu phục và nhớ đến già đến chết (nguyên lý là sách vỡ lòng mà).
Ngoài ra giải thích làm sao để khi phát sinh 1 đối tượng mới, người học phải biết cách phân nó vào đúng loại TS hay nguồn vốn, loại tài khoản số mấy, dư có hay dư nợ, hay dư 2 bên ....
Chứ giải thích bằng 1 câu đơn giản như vậy không cần đến nguyên lý.
 
Cám ơn Cadafi, nhưng tôi đang hỏi những ai thích giở sách nguyên lý ra nói kia.
Vả lại yêu cầu là trả lời bằng nguyên lý sao cho người mới học hiểu, tâm phục khẩu phục và nhớ đến già đến chết (nguyên lý là sách vỡ lòng mà).
Ngoài ra giải thích làm sao để khi phát sinh 1 đối tượng mới, người học phải biết cách phân nó vào đúng loại TS hay nguồn vốn, loại tài khoản số mấy, dư có hay dư nợ, hay dư 2 bên ....
Chứ giải thích bằng 1 câu đơn giản như vậy không cần đến nguyên lý.

Bạn ơi, vậy:
Nguồn Vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Nếu không phải là nguyên lý thì là gì?

"Tiền lương là nợ phải trả": nếu không phải nguyên lý thì là gì?



Ps: Mong được diện kiến diễn viên chính trong phim Bạch Tuyết và Bảy chú lùn tại Trại Rắn nhé }}}}}}}}}}
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cám ơn Cadafi, đúng là trong nguyên lý, nhưng tôi muốn giải thích rõ ràng như giải thích cho người mới học kia. 1 câu + 1 câu = 2 câu, tôi nghĩ chưa đủ.
Tôi nghĩ phải giải thích từ cơ sở tài sản là gì, nguồn vốn là gì, những khoản tiền mang tính chất nào thì là nguồn vốn. Đối với người mới học, "tiền lương" được hiểu đơn giản là khoản tiền trả cho CNV hàng tháng, phải giải thích sự khác biệt của tiền lương được lãnh và tiền lương phải trả... Và giải thích cặn kẽ hơn nữa. Nhớ khi xưa học bài này tôi nghe giảng suốt 5 tiết học mới hiểu hết và khi hiểu rồi thì ứng dụng đến nay.

Nói thêm, khi đó học là hệ thống TK cũ 2 số, 50 là tiền mặt, 51 tiền gởi, 24 là chi phí SX dở dang, 01 là TSCĐ, 02 là khấu hao . . . Đâu phải như bây giờ TK loại 3 là có số 3 ở đầu. Nhưng nguyên lý thì không đổi, khi chuyển sang hệ thống mới là chuyển cái rẹt khỏi học lại.
 
Riêng đối với những anh chị em đã giở sách nguyên lý KT ra để đọc quy định ghi nợ trước có sau, tôi xin hỏi về tài khoản "Tiền lương", cũng trong nguyên lý:

Xin làm ơn giải thích bằng nguyên lý KT tại sao tài khoản tiền lương được coi là TK nguồn vốn, từ đó TK này có số dư có, xếp loại 3 và nằm bên cột Tài khoản nguồn vốn?

Xin cám ơn trước, ai trả lời được tôi xin góp 1 két bia (4 chai) ở trại rắn.

Lâu quá mới thấy Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn xuất hiện,(on line)

Cho phép ngắn gọn và đùa vui với Bạch Tuyết nôm na bởi câu sau :

Người lao động có phải là người cung cấp dịch vụ cho công ty không ? Và Sản phẩm công ty có được do từ nguồn nào cung cấp ?

Suy gẫm như thế thì suy ra TK tiền lương (Phải trả công nhân viên) sẽ xếp vào TK loại 3.Nợ phải trả (Cty có sản phẩm từ nguồn lao động và phải trả (mắc) nợ người lao động)

"Đơn giản bởi 1 két bia 4 chai - nhớ nhe."

----
P/S : Tự nhiên topic này lại lạc đề nhiều nhỉ - Nếu có quá lời xin lượng thứ nhe.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Quả thật, tư duy của những người bên GPE (chuyên về tin học) khác với tư duy của những người bên WKT (chuyên về kế toán). Kế toán là những người thường được cho là cứng nhắc vì họ luôn tuân theo các nguyên tắc, các quy định khi làm việc. Nhưng không phải vì vậy mà nghĩ rằng họ không có sự linh hoạt trong xử lý các vấn đề.

Trước khi trả lời bài trả lời số 30 mình đã đọc 1 cuốn sách về Nguyên lý kế toán trên mạng, đường link của nó đây: http://quangduc.wordpress.com/2008/03/20/nguyen-ly-kế-toan-giao-trinh-ly-thuyết-hạch-toan-kế-toan/. Khi các bạn xem xong đường link này thì sẽ nói: sách viết gì mà lộn xộn thế, tên tác giả chẳng biết là ai, liệu có đáng tin cậy hay không... Nhưng mình vẫn đưa lên vì mình có cơ sở để dẫn chứng chứ không phải là tự nghĩ ra được và mình cũng tin vấn đề định khoản nợ trước có sau sẽ có trong sách nguyên lý kế toán (những vấn đề cơ bản cho người nhập môn kế toán). Nếu chưa đủ sự tin tưởng thì mình sẽ đi tìm sách in của Bộ tài chính hoặc của Trường đại học kinh tế để làm dẫn chứng.

Giả sử mình không tìm ra được dẫn chứng thì mình nhờ các bạn tìm hộ: quy định nào cho phép định khoản có trước, nợ sau? Trong khi đó sách hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán đều định khoản nợ trước, có sau (trừ định khoản đối với tài khoản ngoài bảng).

Việc định khoản cái gì trước, cái gì sau sẽ không là quan trọng đối với những người mà việc định khoản không ảnh hưởng tới công việc của họ, miễn sao họ cảm thấy tiện thì cứ làm, mình không phản đối nhưng khi đã hướng dẫn hạch toán kế toán thì phải viết cho chuẩn theo đúng quy định.

Có lẽ, mình cũng xin dừng bài viết trong chủ đề này tại đây vì sợ là đã đi ra quá xa với nội dung ban đầu mà bạn vanmom đã hỏi.
 
trích theo link đã viết:
2.1.3 Một số quy định về định khoản kế toán:
- Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau.
- Tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản luôn luôn = tổng tiền ghi vào bên Có của các tài khoản có liên quan trong cùng một định khoản.
. . . .

Câu màu đỏ có thể hiểu thế nào? Hiểu theo ghi nợ trước ghi có sau? Động từ chính là xác định hay động từ chính là ghi?

tư duy của những người bên GPE (chuyên về tin học)

Những người lớn tuổi (từ 40 trở lên) làm kế toán từ hồi chưa có máy tính tay chả lẽ không tham gia GPE hay sao?
nhưng khi đã hướng dẫn hạch toán kế toán thì phải viết cho chuẩn
Cái này như Bác KTGG đã khẳng định là trích nguyên văn văn bản trả lời, hướng dẫn hạch toán của cục thuế cho 1 DN. Vậy những ai cần phải viết cho chuẩn?

Và nếu nói kế toán không chỉ cứng nhắc mà còn linh hoạt thì đây chính là chỗ cần linh hoạt.

 
Lần chỉnh sửa cuối:
quyết toán năm

chào tất cả mọi người, mọi người cho mình hỏi chút xíu về quyết toán thuế nhé. khi quyết toán thuế bị loại các chi phí do mình định khoản không đúng, thì những chi phí đó mình có được định khoản lại không hay có được đưa vào cp vào năm sau không?
 
chào tất cả mọi người, mọi người cho mình hỏi chút xíu về quyết toán thuế nhé. khi quyết toán thuế bị loại các chi phí do mình định khoản không đúng, thì những chi phí đó mình có được định khoản lại không hay có được đưa vào cp vào năm sau không?

Duyệt quyết toán: Các chi phí loại bỏ ra do nhiều nguyên nhân:

+ Chứng từ không hợp lệ
+ Khấu hao không đúng chế độ
+ Chi phí nhân viên không phù hợp so với HDLĐ, chi trả các chế độ không đúng quy định pháp luật thuế TNDN
+ ....
Từ đó, dẫn đến lợi nhuận tăng, phải nộp bổ sung thuế TNDN, thuế GTGT nếu có, thuế TNCN phải nộp bổ sung


Bạn xem thêm bài này: Điều chỉnh BCTC theo kiểm tra thuế? - http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?22451-điều-chỉnh-BCTC-theo-kiểm-tra-thuế

Cám ơn SMOD, MOD box "Excel và kế toán" đã chuyển bài này về khu vực "Bổ sung kiến thức kế toán"

Tôi đã gộp bài của bạn coduoiga2010 vào chung topic này
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hiện nay Vân nhận được "quyết định về việc xử lý vi phạm về thuế qua kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế". Nội dung có 3 ý chính như sau:

1/Truy thu số tiền thuế: 24 tr
-Thuế GTGT: 5 tr
-Thuế TNDN: 19 tr

Biện pháp khắc phụ hậu quả khác:
-Thuế GTGT: DN ko được kê khai để tính thuế khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT số tiền : 1.5 tr
-Giảm lỗ số tiền: 21 tr.

2/Tiền chậm nộp tiền thuế, số tiền: 10 tr

3/Phạt VPHC về thuế, số tiền: 2.4 tr
trong đó:
Phạt thuế GTGT kê khai sai, số tiền 0.5 tr
Phạt thuế TNDN kê khai sai, số tiền 1.9 tr.

Vân nhờ cả nhà tư vấn giúp Vân về ách hạch toán đối với nội dung "Biện pháp khắc phục hậu quả khác" như đã nêu trên

Mong sớm nhận được sự góp ý của cả nhà.'

Cảm ơn cả nhà!!
 
Cả nhà cho mình hỏi bút toán điều chỉnh chênh lệch số tiền thuế TNCN giữa sổ sách và thực tế, do kế toán cũ làm không khớp số kê khai trên sổ sách và số thực tế phải nộp khiến cho số phải nộp thực tế và số phải nộp trên sổ sách chênh nhau đến hơn 50 triệu, và nếu cứ để vậy khi thuế về kiểm tra sẽ có vấn đề gì không? Xin cám ơn cả nhà
 
Web KT
Back
Top Bottom