Dự toán trên excel (free 100% - mời các bạn tham khảo)

Liên hệ QC
30.01.2011
Tiếp sau đây, tôi lại xin loan báo tới anh em vài tiện ích mới để anh em tham khảo:
1. Bổ sung 1 công việc trong bảng khối lượng
Bạn vừa hoàn thành 1 dự toán với khoảng chừng 2-300 công việc gì đó. Bỗng bạn kiểm tra lại và phát hiện ra rằng dự toán thiếu mất 1 công việc tại vị trí thứ 150! Chắc bạn đã hình dung ra những gì phải làm khi xử lý trường hợp này:
- Bổ sung 1 c.việc vào vị trí 150 của bảng khối lượng.
- Kết xuất lại các bảng biểu? Vì lý do bạn đã chỉnh sửa dữ liệu trong bảng PTVT rất hoàn chỉnh rồi, giá vật tư trong bảng GTVT cũng đã tra và nhập đầy đủ… nếu bạn kết xuất lại, tất cả thành quả đó đó sẽ trở về số 0 ! Còn làm thủ công thì: Chèn tên cv, thành phần hao phí, định mức hao phí, tính KL hao phí, rồi đưa các vật tư mới phát sinh cùng KL tương ứng qua bảng giá vật tư… thật là nan giải phải không!
Chức năng bổ sung công việc sẽ giúp bạn xử lý tình huống đó:
Trình tự:
- Thêm vào 1 công việc trong BKL, tại 1 vị trí bất kỳ trong phạm vi công việc đã có;
- Chọn ô hoặc dòng chứa công việc cần đưa sang bảng PTVT (trong bảng khối lượng);
- Vào menu Ch.Trinh…> "Bo sung 1 cong viec".
- Chương trình sẽ tìm xem vị trí của công việc đó bên bảng khối lượng là bao nhiêu để chèn vào đúng vị trí đó bên bảng PTVT với đầy đủ thành phần, định mức hao phí.
Có các khả năng sau:
* Nếu dự toán đã kết xuất tất cả các bảng biểu:
Sẽ xuất hiện thông báo hỏi: "Có kết xuất lại các bảng đã có hay không?". Trường hợp chưa muốn kết xuất lại (vì lý do còn chỉnh sửa lại thành phần hao phí hay gì đó…) thì kích "No", ngược lại kích "Yes".
* Nếu chưa kết xuất bảng PTVT:
Thì kết xuất bảng PTVT và các bảng khác như bình thường.
Nếu có nhiều công việc cần bổ sung thì thực hiện lần lượt cho từng công việc một.
Cái này không có gì cao siêu, chỉ hơi khó 1 chút khi tìm cách xác định vị trí cho công việc cần chèn trong bảng PTVT.
-----------------------------------------------------------------------
2. Thay đơn giá tỉnh khác
- Mặc định chương trình là đơn giá Phú Yên. Nếu cần thay đơn giá tỉnh khác thì:
- Đầu tiên ta phải có file đơn giá excel của địa phương nơi xây dựng công trình (đơn giá nhân công, máy), được qui về cùng 1 định dạng cấu trúc, font chữ. Đặt trong thư mục: "DonGia", thư mục "DonGia" này nên đặt trong địa chỉ chứa file DuToan-Excel (cho dễ quản lý).
Trong file DonGia.rar đính kèm (các bạn giải nén ra nhé), tôi đã tạo ra 1 số file đơn giá của 1 số tỉnh để các bạn tham khảo: Phú Yên, Thừa Thiên, Đắc Lắc và TP.HCM.
Trình tự:
- Trước hoặc ngay sau khi tạo dự toán mới (trước khi nhập MHDG):
- Vào menu Ch.Trinh…> "Thay don gia tinh khac…" sẽ xuất hiện của sổ "File Open" để chọn file đơn giá cần thay
- Trong "Look in" bạn chọn đến địa chỉ chứa file đơn giá cần thay, chỏ chuột chọn file đó rồi bấm "Open"
- Một thông báo gì đó xuất hiện, bạn kích "OK" rồi chờ trong giây lát để ch.trình xử lý, cho đến khi xuất hiện 1 thông báo hoàn thành là coi như việc thay đơn giá đã thành công, bạn có thể tiếp tục công việc của mình.
- Phần giá vật tư (trong bảng GTVT) thì lấy theo giá địa phương nơi xây dựng công trình tại thời điểm lập dự toán.

2 chức năng trên tôi update trong file DuToan-Excel (kèm file DonGia.rar) tại bài #70, trang 7.
-----------------------------------------------------------------------
3. Tạo Shortcut trên màn hình cho chương trình.
- Các bạn tải file đính kèm dưới đây, giải nén, bên trong có 2 file:1 là Tao-Shortcut-tren-Desktop.xls và 2 là file Icon, đặt cả 2 file này trong thư mục chứa file DuToan-Excel.
- Mở file excel lên rồi đóng lại (1 lần)
- Kể từ lúc đó các bạn có thể khởi động file DuToan-Excel từ màn hình máy tính.
Anh em tham khảo và cho ý kiến. Trong khi chờ đợi và tìm kiếm 1 giải pháp nào đó hay hơn.
Cảm ơn.
 

File đính kèm

  • Shortcut.rar
    19.5 KB · Đọc: 470
Lần chỉnh sửa cuối:
Em đã download chương trình về và chạy rất tốt.cảm ơn anh tuấn nhiều.Cho em hỏi anh và các bạn có ai có đơn giá Hà TĨnh thì cho em xiin được không.
 
Chẳng biết nói gì hơn.Năm mới chúc anh và gia đình sức khỏe.Cảm ơn anh rất nhiều.
 
cám ơn bạn nhiều nhé. bạn ơi cho minh xin đơn giá tỉnh đồng nai nhé
 
ĐÃ ĐẾN LÚC THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN
(nguồn: diễn đàn của các kỹ sư kết cấu Việt Nam: http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=5114)
mạn phép các thành viên ketcau.com, và xin ban quản trị GPE cho tôi gửi bài này để anh em có thêm cái nhìn về PP lập dự toán, mong anh em chỉ tham khảo mà không phản hồi ý kiến về chủ đề trong bài này, cảm ơn.
--------------------------------------------------------------------------------
Trên diễn đàn, tôi thấy các bạn trao đổi rất sôi nổi về các phần mềm dự toán, tôi không muốn lạm bàn nhiều đến các phần mềm đã và sẽ có.
Tôi nghe nói, từ hơn 20 năm trước cho đến nay, phương pháp lập dự toán cũng chẳng khác nhau là mấy, đại loại là :
- Bộ Xây Dựng ban hành bộ định mức dự toán
- Các tỉnh căn cứ vào định mức của Bộ sẽ ban hành đơn giá XDCB cho tỉnh, Bộ đơn giá này chủ yếu có 3 phần là : giá VL, nhân công và máy thi công.
- Người lập dự toán sẽ phải căn cứ vào định mức của Bộ Xây Dựng, đơn giá của tỉnh và bản vẽ thiết kế để xác định khối lượng của từng công việc, nhân với đơn giá đã tính sẵn của từng tỉnh để tính ra giá gốc vật liệu xây dựng, giá nhân công và máy thi công; sau đó căn cứ và định mức để tính nhu cầu vật liệu xây dựng và tính chênh lệch giá vật liệu xây dựng.
Điều tôi muốn cùng trao đổi với các bạn là : Có cần thiết phải ban hành đơn giá xây dựng cơ bản hay không? Trước hết là giá vật liệu xây dựng (phần sau xin sẽ nói đến giá nhân công và máy thi công).
Chi phí vật liệu xây dựng trong dự toán, theo thông tư 04/2005/TT-BXD được xác định là :
SUM(Qj x Djvl + CLvl) (xin lỗi tôi không gõ được dấu tổng)
- Qj là khối lượng của công tác XL thứ j.
- Djvl là đơn giá VLXD của công tác thứ j (đơn giá tỉnh).
- CLvl là chênh lệch vật liệu (nếu có) nhưng thực ra là luôn luôn có.
Để tính ra cái chênh lệch VL này bạn phải tính được tổng nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng và đơn giá hiện tại của từng loại vật liệu xây dựng, sau đó lấy giá này trừ đi giá gốc khi các tỉnh ban hành đơn giá.
Nếu vậy tại sao không tính thẳng giá vật liệu xây dựng từ : Tổng nhu cầu vật liệu xây dựng nhân với đơn giá hiện tại?
Ngoài ra tôi còn thấy, khi ban hành đơn giá, một số địa phương không thực sự quan tâm đến đơn giá VL này rồi (Phần lắp đặt đơn giá Hà Nội và một số tỉnh không tính giá VL); Nếu bạn so sánh đơn giá VL gốc của một số bộ đơn giá các tỉnh bạn sẽ thấy, cùng 1 loại VL nhưng giá của tỉnh này lớn gấp 10 lần của tỉnh kia (nếu giá này mà đúng thì thà đi buôn VL đó còn hơn).
Xin hẹn ngày hôm sau sẽ tiếp tục trao đổi và mong các bạn cho ý kiến
hailuatravinh
--------------------------------------------------------------------------------
Trên thế giới này có mỗi nước mình là làm dự toán kiểu này thôi à.
--------------------------------------------------------------------------------
VN đã vào WTO rồi, nay mai sẽ yêu cầu các thành viên của WTO chấp hành Đ/G của VN mà Bác !
--------------------------------------------------------------------------------
Chủ đề bác hailuatravinh đưa ra thật là hay! Trong khi chờ bác tiếp tục giải thích cho anh em, tôi xin phép được hỏi một chút ạ: Các công ty nước ngoài/liên doanh tại Việt Nam thì họ Lập dự toán như thế nào? Có giống cách bác hailuatravinh nói không, hay họ có cách làm riêng, và phía Việt Nam chấp nhận?
Xin cảm ơn câu trả lời của các bác.
--------------------------------------------------------------------------------
Bạn cũng biết đó, tôi là Hai Lúa nên chưa từng được làm ở công ty liên doanh hay công ty nước ngoài, làm sao mà biết họ dùng dự toán kiểu gì? Tuy nhiên theo tôi, công ty nào cũng vậy nếu làm công trình có vốn của Nhà nước đều phải theo dự toán VN. Còn nếu làm công trình vốn của họ thì họ làm kiểu gì là quyền của họ - Chắc chắn là họ sẽ không dùng kiểu như ta.
--------------------------------------------------------------------------------
Không biết dự toán các dự án của nước ngoài nó làm thế nào các bác nhỉ. Vn thì ở đâu cũng vô số những quy định, mà quy định thì chẳng thực tế gì cả, lúc làm cứ phải luồn lách, nói hay là vận dụng.
--------------------------------------------------------------------------------
Nước ngoài nó không tính theo kiểu cây kim sợi chỉ như ở VN (theo nguyên tắc nhà nước) mà họ tính theo kiểu đơn giá khối lượng (như các Bác nhà thầu VN tính với khách hàng nhà phố vậy) ví dụ là:
- Tổng thép: 1000 T x 1.000.000 (đ/T) = 1tỷ (tất tật tật ra sản phẩm)
- Tổng BT: 500 m3 x 500.000 (đ/m3) = 250.000.000 (tất tật tật ra sản phẩm)
Còn VN, các Bác quá hiểu....... đinh đỉa, coffa, VL khác 1%....
Nước ngoài khi trúng thầu họ áp dụng công nghệ mới ví dụ ULT vào sàn thì thép giảm xuống còn 800 triệu thế là họ lời 200T (chủ đầu tư phải chịu thôi)
Làm thế thì mới thúc đẩy công nghệ XD phát triển được chứ như VN vẽ sao bốc vậy, giá sao ráp vậy đi kiểm toán vượt khối lượng - cắt, thấp hơn - chấp nhận, tiền thì trả chậm, chung chi các bác nhiều thủ tục, vậy thử hỏi làm sao không rút ruột công trình được, thay cốt tre bằng cốt thép.
Do vậy sự khác biệt giữa nước ngoài và VN là : Cuốn dự toán nước ngoài chỉ có khoảng 10 tờ còn VN thì 100 tờ, còn cuốn Spec (tiêu chuẩn chất luợng CT) thì nước ngoài dày 100 tờ còn VN thì chỉ có 10 tờ.
Thay đổi cái này chắc thay đổi cả 1 hệ tư duy khó lắm......... các Bác nghĩ sao.
--------------------------------------------------------------------------------
Đúng rồi, như Hai lúa nói, tôi thấy đơn giá một số tỉnh thật là khó hiểu, xin ví dụ : Đơn giá vật liệu gốc của Hà Nội : Giá Acetilen ở phần xây dựng là 360.000 đồng/chai, ở phần lắp đặt là 20.000 đ/chai; Giá Ô xi phần xây dựng là 57.000 đồng/chai, phần lắp đặt là 30.450 đ/chai; Đơn giá một số tỉnh khác thì cùng là xi măng PC30 nhưng ở phần xây dựng là giá này, phần lắp đặt lại có giá khác (mặc dù 2 bộ đơn giá ban hành cùng 1 ngày). Nếu như vậy thì khi trong dự toán của bạn vừa áp dụng phần xây dựng, vừa áp dụng phần lắp đặt bạn sẽ tính chênh lệch giá vật tư theo giá gốc nào?
--------------------------------------------------------------------------------
Giá thì Chú phải áp giá thực tế từng quý do ủy Ban vật giá tại địa phương đó ban hành vào số lượng tổng chai oxy = phần XD+phầnLD (còn cái giá chạy theo dự toán ra chỉ để xem cho vui) vào bảng tổng hợp vật liệu chứ - gọi là giá VT thực tế.
--------------------------------------------------------------------------------
Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến chủ đề này.
Mong sao hanoifreedom đừng chèn quảng cáo vào đây và mong sao những người có trách nhiệm đọc được những trao đổi của chúng ta.
--------------------------------------------------------------------------------
Như chúng ta đã trao đổi ở phần trên, Chi phí vật liệu xây dựng trong dự toán có thể được tính trực tiếp bằng cách lấy khối lượng của từng loại VL nhân với đơn giá tại thời điểm hiện tại (Xin được gọi giá trị tổng này là B), hiện nay, nhiều địa phương ở Miền Nam đều tính chi phí vật liệu xây dựng theo cách này và như vậy thì đơn giá VL trong cuốn đơn giá sẽ không có ý nghĩa gì cả.
Nhưng theo đúng nguyên văn thông tư 04 thì chi phí vật liệu xây dựng phải tính gồm giá theo đơn giá tỉnh ban hành và chênh lệch giá; Và rất nhiều chủ đầu tư bắt buộc tính chi phí VL theo cách này, bạn không thể làm khác.
- Chi phí vật liệu xây dựng theo đơn giá tỉnh chỉ có 1 cách tính là lấy khối lượng của từng công việc nhân với đơn giá VL của nó; Xin gọi tổng chi phí này là A.
- Chênh lệch giá có thể sẽ có 2 cách tính (Xin gọi chênh lệch giá là CLG)
+ Cách thứ nhất : CLG = B-A, nếu bạn chọn theo cách này thì chi phí VL sẽ là A + CLG = A + B - A = B, đúng theo phương pháp tính giá trực tiếp.
+ Cách thứ 2 : Chênh lệc giá VL xác định theo phương pháp tính chênh lệc của từng thời loại VL, ví dụ khi ban hành đơn giá xi măng có giá 800 đ, thời điểm hiện tại là 850 đ thì giá chênh lệch của 1 kg xi măng là 50đ; Xin nêu 1 ví dụ chứng minh cách tính này sẽ dẫn đến kết quả sai :
* Bạn thử lập dự toán với mã hiệu BB.23342 trong đơn giá Hà Nội, ở đây giá vật liệu xây dựng chưa được tính trong đơn giá (tức là bằng 0), trong khi đó giá gốc tại thời điểm ban hành đơn giá các loại vật liệu xây dựng sử dụng gồm : Cao su tấm = 35.000 đ, Bu lông M24-M33 = 11.000 vậy có phải là nếu tính chênh lệch giá theo cách này bạn đã mất không phần giá gốc của 2 loại VL này không?, đó là chưa kể đến rất nhiều chỗ đơn giá tính thiếu chính xác.
Tôi cho rằng đến đây cũng đủ chứng minh được việc ban hành đơn giá VLXD trong các bộ đơn giá là không cần thiết.
Về đơn giá nhân công và máy thi công
Tất cả chúng ta đều biết, VN đang hướng tới nền KT thị trường, nhân công thực ra cũng là 1 hàng hóa, giá của nó cũng nên để cho thị trường quyết định; Còn nếu theo đúng quy định của Nhà nước thì cũng không thể ban hành đơn giá nhân công chung cho cả 1 tỉnh vì chế độ phụ cấp khu vực Nhà nước ban hành cho từng xã, chẳng lẽ lại ban hành đơn giá cho từng xã, ngoài ra chi phí nhân công phụ thuộc chủ yếu vào mức lương tối thiếu do Nhà nước quy định, mà mức này còn điều chỉnh nhiều, ban hành đơn giá đó để làm gì hay cũng chỉ để xem cho vui?.
Chi phí máy thì còn tệ hơn nữa, vì chi phí máy phụ thuộc vào giá nhiên liệu và cũng phụ thuộc vào nhân công, khi Nhà nước tăng mức lương tối thiểu, tôi thấy Bộ Xây Dựng có hướng dẫn hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công, nhưng làm sao có được hệ số chung cho các loại máy vì có những loại máy sử dụng nhiều nhân công điều khiển, có những loại máy thậm chí trong định mức không có thành phần thợ điều khiển.
Ý kiến của tôi là : Các tỉnh không cần phải ban hành đơn giá XDCB như hiện nay, còn ý kiến của bạn thì sao, mong các bạn cho ý kiến thêm về giải pháp tính dự toán khi không có đơn giá của các tỉnh nữa?
--------------------------------------------------------------------------------
Không những các tỉnh mà nhà nước càng bỏ sớm ngày nào càng có lợi ngày đó.
Đơn giá là sản phẩm của quá trình sản xuất theo kiểu thời bao cấp; chắc chắn sẽ và tiếp tục không còn phù hợp với thời kỳ mới, ý kiến của co1972nguyen rất chính xác.
Hiện nay đơn giá chỉ nhằm hạn chế bớt xén này nọ, nhưng thực tế không hạn chế được; mà nó lại hạn chế phát triển công nghệ xây dựng.
Chẳng hạn, cùng với một loại bê tông, cứ đạt yêu cầu về cường độ, độ uốn... nào đó là duyệt; còn việc nhà thầu họ dùng bao nhiêu XM là việc của họ.
Như vậy sẽ thúc đẩy các giải pháp tiết kiệm, giải pháp khoa học cho ngành XD. Còn cứ như hiện nay, không những không dậm chân tại chỗ mà còn lùi bước.
--------------------------------------------------------------------------------
Không biết những trao đổi này có đụng chạm đến ai không, nhưng tôi thấy việc giao cho các tỉnh ban hành đơn giá thật là vô lý.
* * *
Bài đọc thêm về PP lập dự toán
(1)
Bài đọc thêm về PP lập dự toán (2)

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thân chào các bạn đồng nghiệp xây dựng gần xa !
Với quan niệm diễn đàn là nơi mọi người cùng trao đổi, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Hôm nay tôi mạn phép giới thiệu đến các bạn 1 PP lập dự toán trên excel để mọi người tham khảo.
Dự toán này hoàn toàn không có một giới hạn nào cả.
Không cần cài đặt, chạy trực tiếp trên excel 2003.
.
Em cho em hỏi dự toán của mình có chạy trên Excel 2010 (hoặc 2007) được không ah?
 
Một số góp ý rất cũ

Trước tiên xin cảm ơn những đóng góp của anh, sau khi dùng thử những cải tiến mới của anh, nhận thấy khá hay
Nhưng có một số điểm hình như chưa hoàn chỉnh, cụ thể định mức dự toán thiếu rất nhiều, kính mong anh Tuấn bổ sung thêm.
Cảm ơn nhiều
Còn một số nữa, đang tìm hiểu, hêh--=0ê
 
- To phanhanhdai: Dự toán chỉ chạy được trên EXCEL2003 bạn à.
- To cong_py: 1 phiên bản dự toán mới vừa được hoàn thành với đầy đủ định mức như bạn góp ý, gom hết các cải tiến từ trước giờ vào trong đó (vừa dự toán, vừa dự thầu, thay đơn giá tỉnh khác, bổ sung công việc khi 1 dự toán đã hoàn thành mà vẫn giữ được dữ liệu cũ...), nhưng vì có liên quan 1 chút đến vấn đề riêng tư... thành thử anh em nào cần thì xin phiền liên hệ qua email nhé: tuan_anhbm@yahoo.com.vn, tôi sẽ gửi cho.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
v/v dữ liệu đơn giá, định mức

Trước tiên xin cảm ơn những đóng góp của anh, sau khi dùng thử những cải tiến mới của anh, nhận thấy khá hay
Nhưng có một số điểm hình như chưa hoàn chỉnh, cụ thể định mức dự toán thiếu rất nhiều, kính mong anh Tuấn bổ sung thêm.
Cảm ơn nhiều
Còn một số nữa, đang tìm hiểu, hêh--=0ê

Qua quá trình làm dự toán, dự thầu, quyết toán (cũng khá nhiều) chủ yếu bằng chương trình DT Bưu điện 1.0 tôi cảm thấy sử dụng bộ dữ liệu định mức, đơn giá do mình tạo ra (từ các CV ban hành định mức) thì hay hơn. Hạn chế của tôi là không có khả năng lập trình, nhưng nếu có được phần mềm tốt và mở như của Bác "tuan_anhbm" thì quá OK rồi.
Vài lời mạo muội có gì mong bạn bỏ quá!
 
07.4.2011
DỰ TOÁN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Chào các bạn, hôm nay tôi giới thiệu đến các bạn 1 phiên bản dự toán mới, đó là dự toán chuyên nghành bưu chính viễn thông.

Phiên bản này được phát triển thể theo đề nghị của 1 bạn (...) cách đây ít ngày, dữ liệu cũng do bạn đó cung cấp. Dựa trên khung sườn của dự toán đã có, chỉ thay dữ liệu, hiệu chỉnh mã lệnh chút ít là xong, quan trọng là việc liên kết đơn giá VL-NC-May từ bảng PTDG qua bảng KL, tưởng như đơn giản nhưng thực sự không đơn giản chút nào (chức năng bổ sung: 5*. Link đơn giá VL -NC-May).

Với cách lập dự toán theo kiểu này (đơn giá tính trực tiếp theo thị trường, theo cách gọi như thông tư 04/2010/TT-BXD là lập theo PP đơn giá không đầy đủ) thì không cần đến bảng đơn giá tính sẵn như bấy lâu nữa.

Trong bảng khối lượng: Các cột Đơn giá + Thành tiền (VL, nh.công, máy) không cần thiết. Các bạn tạo 1 dự toán mới và xem trong BKL sẽ thấy. Sheet "ĐơnGiá" bây giờ đóng vai trò là sheet từ điển công việc, được sử dụng để gọi công việc và định mức lên mà thôi.

Vậy đơn giá VL, NC, máy lấy ở đâu ra? Được chiết tính từ định mức mà ra. Cụ thể là đơn giá VL, NC, máy trước đây trong bộ đơn giá các tỉnh thành được tính sẵn thành 1 con số cố định, bất kể giờ đây giá nhân công, ca máy có thay đổi theo chính sách hay giá vật tư có biến động theo thị trường...

Bây giờ nó sẽ được xây dựng theo định mức và đơn giá thời điểm:
- Đơn giá VL = [định mức VL] x [đơn giá thời điểm lập dự toán]
- Đơn giá NC = [định mức NC] x [đơn giá ngày công theo mức lương tối thiểu mới]
- Đơn giá ca máy = [định mức ca máy] x [đơn giá ca máy theo lương tối thiểu và giá nh.liệu mới]
Nó được xây dựng trong bảng phân tích đơn giá và sẽ được cập nhật ngược trở lại bảng khối lượng sau khi gọi lệnh từ menu: 5*. Link đơn giá VL-NC-May từ bảng PTDG qua bảng KL.

Khi cần điều chỉnh giá (VL, NC, máy) thì chỉ việc chọn bảng giá trị vật tư (GTVT) rồi điều chỉnh đơn giá trong cột F thì sẽ tự thay đổi trong các sheet liên quan (bảng KL, phân tích đơn giá và dự toán).

Cũng vì thế, việc thay đơn giá tỉnh khác được qui về thay đơn giá ngày công và ca máy. Tuy vậy do dữ liệu về ngày công, ca máy lại không thống nhất về mã số, mỗi nơi mỗi khác, một số bảng giá NC, máy còn không thấy có mã số... Cho nên việc tự động hóa việc thay đơn giá bằng 1 chức năng là rất khó khả thi. Tùy theo nhu cầu cá nhân, nếu có bảng đơn giá ngày công, ca máy các bạn có thể nhập thẳng vào bảng "GiaVTvaVAT" trong chương trình, chỉ chừng 1 tiếng đồng hồ là xong.

Một điểm khác biệt nữa so với dự toán bên xây dựng là bên bưu chính viễn thông lại ph.tích thành phần VL chính, VL phụ.

Phải thừa nhận rằng, thật khó để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu, do sự đa dạng của nhu cầu và cơ sở dữ liệu… thành thử dù đã rất cố gắng, kết quả cũng chỉ trong chừng mực nào đó. Có thiếu sót gì mong các bạn thông cảm.

Sau khi nhận được bộ định mức, đơn giá BCVT và chuyển đổi toàn bộ cấu trúc dữ liệu… Tôi add vào chương trình và update trong file đính kèm.

-----------------------------------------------------
08/9/2011
Một bạn gửi thư góp ý như sau: Trong quá trình dùng thử dự toán viễn thông em gặp phải vấn đề: Trong bảng PTDG nếu có dòng “vật liệu chính” thì chương trình cộng tổng “vật liệu chính” và “vật liệu phụ" bình thường nhưng ở những công việc không có “vật liệu chính” mà chỉ có “vật liệu phụ” thì chương trình không cộng được. Mong anh Tuấn sửa lỗi cho chương trình hoàn thiện hơn"
"vật liệu chính" là "cha", "vật liệu phụ" là "con", cứ tưởng có cha mới có con, thực tế cũng nhiều tình huống mà chỉ khi sử dụng mới phát hiện…
Sorry, file 08/11/2011 bị lỗi, update lại bên dưới.
---------------------------------------
* Bổ sung 1 số cập nhật: Chuyển menu tiếng Việt có dấu.
- Dự thầu ở bài 11, trang 2 hoặc kích vào đây
- Dự toán ở bài 70, trang 7 hoặc kích vào đây
 

File đính kèm

  • DuToanBCVT-2012.rar
    657.6 KB · Đọc: 3,682
Lần chỉnh sửa cuối:
sao e tải về, e vô menu bấm tạo dự toán mới mà ko được nhỉ...bác chỉ cho e với, e dùng excel 2010
 
mình thấy chương trình của bạn rất hay, nhưng minh thấy bạn nên cải tiến một chút nữa là ok. Trong sheet phân tích vật tư ta nên tính phần % vật liệu phụ vào trong vật liệu chính như vậy sẽ chính xác hơn
 
bạn nên cải tiến một chút nữa là ok. Trong sheet phân tích vật tư ta nên tính phần % vật liệu phụ vào trong vật liệu chính như vậy sẽ chính xác hơn
Một ý hay, xin ghi nhận. Nhưng có lẽ phương pháp tính sẽ hơi khác 1 chút:
Giá trị VL khác trong bảng PTVT sẽ được tính theo tỷ lệ % của giá trị VL chính, chứ không tính vào trong khối lượng vật liệu chính.
Sẽ cho cùng 1 kết quả nhưng tôi nghĩ như vậy sẽ hay hơn, vì nếu tính vào khối lượng vật liệu chính thì trong bảng tổng hợp vật tư, khối lượng VL sẽ gia tăng hơn so với thực tế vì sẽ bao gồm cả khối lượng VL phụ trong đó.
Sẽ gắn công thức tính toán để khi thay đổi giá trị VL chính thì giá trị VL phụ thay đổi theo. Khi đó nó sẽ không còn là 1 con số text nữa mà sẽ là 1 giá trị chính xác theo % VL chính.
...
Đã update tại 2 vị trí:
- Phần dự toán font ABC ở bài 46, trang 5 hoặc kích vào đây
- Phần dự toán Font Unicode ở bài 70, trang 7 hoặc kích vào đây
(bổ sung 2 chức năng mới: "Tính toán lại giá trị VL khác" và "lưu đơn giá vật tư".
---------
Các bạn kiểm tra giúp, có vấn đề gì thì xin cho ý kiến.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
23.5.2011 – tiếp tục hoàn thiện…
Bổ sung chức năng lưu đơn giá vật tư.
Khi 1 dự toán chạy xong, đơn giá vật tư trong sheet "GTVT" đã nhập theo thời điểm và địa điểm xd công trình. Nếu ta muốn cập nhật đơn giá này vào bảng "GiaVTvaVAT" trong chương trình để sử dụng lần sau thì:
Kích menu "Lưu đơn giá vật tư từ file dự toán vào ch.trình"
- Nếu v.tư nào đã có trong danh sách thì sẽ cập nhật đơn giá vật tư và % VAT.
- Nếu 1 v.tư không có trong danh sách (v.tư mới): thì sẽ cập nhật cả mã số, tên v.tư, đơn giá và % VAT vào cuối danh sách.
Với các dự toán về sau sẽ được áp giá vừa mới cập nhật này.
Tiện ích này tránh được trường hợp phải nhập giá nhiều lần có thể gây nhầm lẫn 1 loại v.tư có nhiều đơn giá khác nhau cho các công trình hoặc hạng mục xây dựng cùng 1 thời điểm.
Đã up udate tại các địa chỉ ở bài #94 bên trên.
------------------------------------------------------
TIN MỚI NHẬN: (văn bản pháp lý địa phương mới ban hành)
UBND tỉnh và sở XD Phú Yên vừa ban hành một số văn bản qui phạm phát luật trong lãnh vực xây dựng.
Tên các văn bản đó là:
- quyết định 762/-UBND ngày 13.5.2011 bãi bỏ các văn bản qui phạm phát luật trong quản lý xd.
- thông báo số 67/TB-SXD ngày 24/5/2011 v/v "hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Yên"
- đơn giá phần xây dựng theo quyết định số 50/QĐ-SXD ngày 24/5/2011, và:
- đơn giá phần lắp đặt theo quyết định số 51/QĐ-SXD ngày 24/5/2011.
Chương trình dự toán đã được update bản thử nghiệm tại bài #99 bên dưới.
Download thông báo số 67/TB-SXD
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Anh cho em xíu ý kiến nha, em thấy có phần thay đổi Đơn Giá cơ bản rùi, nhưng nếu muốn thay đổi bảng định mức thì sao, không lẽ phải thay đổi bằng tay (copy ->paste) đè lên dữ liệu cũ ah.
Cảm ơn anh nhiều
 
30.5.2011
Sau khi "ngâm cứu" thông báo số 67/TB-SXD của Sở Xây Dựng Phú Yên ngày 24/5/2011, tôi thấy như sau:
- Về chi phí nhân công: Vẫn điều chỉnh theo cách cũ: Lấy mức lương tối thiểu mới chia mức lương tối thiểu cũ được 1 hệ số Knc nào đó. Lấy chi phí nhân công nhân với hệ số này.
- Về chi phí máy (đáng chú ý):
Trích dẫn công thức của Sở XD đưa ra:
Mđc = Qj x Djm x Kmtc + CLnl
Nhìn rối rắm như vậy nhưng thực ra có thể viết gọn cho dễ hiểu như sau:
Mđc = Dm x Kmtc + CL
Trong đó :
Mđc: Chi phí máy thi công sau khi điều chỉnh.
Dm: Chi phí máy thi công trong bộ đơn giá đang sử dụng.
Kmtc: Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công. (*)
CL: Chênh lệch nhiên liệu, năng lượng.
(*): Hệ số này chỉ điều chỉnh chi phí lương nhân công lái máy và sửa chữa. Tôi không biết người ta tính thế nào để ra con số này, vì bấy lâu nay nhà nước vẫn “giữ bản quyền” về cách tính, không hề có 1 thuyết minh tính toán nào.
Như vậy, dù sao đã có sự thay đổi trong cách tính chi phí máy: Trước đây dùng 1 hệ số điều chỉnh cố định giống như với chi phí nhân công. Bây giờ dùng 1 hệ số điều chỉnh chi phí lương nhân công lái máy và sửa chữa cộng với giá trị chênh lệch nhiên liệu, năng lượng (Lấy KL nhiên liệu, năng lượng nhân chênh lệch giá nhiên liệu, năng lượng theo từng thời điểm lập dự toán).
Tóm lại: Chi phí máy giờ đây được cụ thể bằng văn bản là có tính thêm CP chênh lệch nhiên liệu, năng lượng. Tuy cách tính thì chưa được nêu nhưng người sử dụng chỉ cần có định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng từng loại máy (theo bảng giá ca máy và thiết bị thi công do các tỉnh thành phố ban hành) là có thể tính ra được.
Nó mở đường cho vịệc hình thành 1 chức năng mới cho chương trình dự toán: Tính bù chi phí chênh lệch nhiên liệu, năng lượng...
02.6.2011
Chương trình dự toán đã được update bản thử nghiệm tại bài #99 bên dưới.
-----------------------------------------
To raisoldier:
nếu muốn thay đổi bảng định mức thì sao, không lẽ phải thay đổi bằng tay (copy ->paste) đè lên dữ liệu cũ ah
Th­ường chỉ có sự thay đổi đơn giá, còn định mức đang dùng chung toàn quốc bộ đinh mức: 1776 (phần xd) và 1777 (lắp đặt) đâu có gì phải thay đổi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bản thân mình cũng đã rất nhiều lần đặt ra câu hỏi: Tại sao các tỉnh cứ phải ban hành các bộ đơn giá thường xuyên?
Tự đi tìm tòi, học hỏi, suy ngẫm, để trả lời cho câu hỏi bản thân, sau đây là ý kiến của mình về vấn đề này, mong anh em vào cho ý kiến:
- Vì sao các tỉnh cứ phải ban hành các bộ đơn giá:
+ Đây là công việc của bất kỳ 1 sở XD nào, theo lệnh từ bộ ban xuống.
+ Các bộ đơn giá cũ còn rất nhiều vấn đề chưa phù hợp với định mức ( cụ thể như 1776,1777..), giá cả thị trường biến động ko theo quy luật, vì vậy phải sửa chữa bổ xung cho phù hợp, mỗi lần sửa chữa bổ xung là có 1 em đơn giá ra đời.
- Một ý kiến nữa: Mình thấy cách tính giá công trình XD của nước ta từ xưa đến nay quả là 1 bài toán rất chi là dài dòng, loằng ngoằng, vì vậy dẫn đến bộ máy quản lý rất chi là nặng nề, ko quản lý hết, anh em vào góp ý, biết đâu 1 ngày mới ai đó lên làm bộ trưởng XD thì sẽ thay đổi cách quản lý cũ rích này đi.:)
 
02.6.2011
Trong file đính kèm dưới đây (DuToan-PhuYen.rar) là phiên bản dự toán mới được bổ sung chức năng tính chênh lệch nhiên liệu theo thông báo 67/TB-SXD ngày 24.5.2011 của Sở XD Phú Yên theo như cách tính đã trình bày ở bài #97.
Tuy cách tính theo qui định của địa phương nhưng chương trình vẫn sử dụng được với công trình ở địa phương khác, bởi vì chỉ thêm vào 1 chức năng riêng biệt: tính chênh lệch nhiên liệu, các chức năng khác vẫn hoạt động độc lập bình thường.
Riêng với phần dự thầu, vấn đề lại không đơn giản: Chi phí nhiên liệu cần tính thẳng vào đơn giá ca máy từng công việc (trong bảng phân tích đơn giá). Không thể áp dụng như với phần dự toán là tính "1 cục" chi phí chênh lệch nhiên liệu rồi cộng với giá dự thầu. Ngoài ra, mỗi loại máy lại có thành phần và định mức tiêu hao nhiên liệu khác nhau. Do đó khi giá nhiên liệu, năng lượng thay đổi thì giá mỗi loại máy sẽ có mức biến động khác nhau (tương ứng với thành phần và định mức tiêu hao nhiên liệu). Vì thế, cũng không thể nhân 1 hệ số cố định như chi phí nhân công, mà phải tính lại đơn giá ca máy theo giá nhiên liệu tại thời điểm lập dự thầu, cách này có thể tính thủ công nhưng rất lâu và không chính xác, đang nghiên cứu tự động hóa phần này.
Phiên bản dự toán này được lấy tên: DuToan-PhuYen để phân biệt với các phiên bản dự toán trước đây. Vì là bản thử nghiệm (nhằm mục đích thư nhất là để anh em tham khảo, thứ hai là lấy ý kiến của các anh em làm dự toán, nhất là anh em ở tỉnh Phú Yên) nên nó tạm giới hạn trong phạm vi 20 công việc.
------------------------------------
Bỏ chức năng "Kết xuất toàn bộ các bảng biểu" vì nếu dùng nó để biểu diễn thì rất hay nhưng thực tế ít sử dụng, người sử dụng cần kết xuất từng bảng biểu để còn xử lý và kiểm tra dữ liệu. Thay vào đó là chức năng Tính giá trị vật liệu khác và máy khác trong bảng PTVT (theo tỷ lệ % vật liệu chính và máy chính).
Trước đây để tính ra được giá trị vật liệu khác và máy khác phải kết xuất bảng ph.tích đơn giá (PTDG), sau đó cộng tổng giá trị VL khác đem gán qua bảng GTVT, hơi bất tiện nếu người sử dụng chỉ đơn thuần làm dự toán, không cần bảng phân tích đơn giá.
Giờ đây tính thẳng trong bảng PTVT luôn, như thế sẽ trực quan và dễ hiểu hơn.
02.11.2011: Remove phiên bản cũ, update phiên bản mới tại bài 135
* * *
Bài đọc thêm về PP lập dự toán
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chào bạn tuan_anhbm
Bạn có thể cho mình xin đơn giá khảo sát của tỉnh Phú Yên không?
 
Web KT
Back
Top Bottom