Dự thảo (Lần 2) - Luật Bảo hiểm xã hội

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Dự kiến thông qua tại: Kỳ họp thứ 8 - Tình trạng đang cập nhật
Trạng thái: Chưa thông qua

Gồm 125 Điều và phân thành 9 Chương.


Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử sụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật lao động;
b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng được giao kết bằng văn bản;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Người lao động quy định tại khoản này không bao gồm người lao động làm việc cho các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam được điều chỉnh bởi Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, người lao động giúp việc gia đình, người làm việc đang hưởng lương hưu hoặc hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động được cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp không bao gồm các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ Luật Lao động.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả tiền lương cho người lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

Điều 124. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
Riêng đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
2. Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/Attachments/928/12._dt_Luat_BHXH_sd.pdf
 

File đính kèm

  • DuthaoBHXH_apdung2015.doc
    288 KB · Đọc: 6
Web KT
Back
Top Bottom