Cho mình hỏi trích khấu hao TSCĐ như vậy là đúng chưa

Liên hệ QC

trangthu1811

Thành viên mới
Tham gia
8/3/12
Bài viết
1
Được thích
0
anh chị giup e voi!
cty minh là cty Dịch vụ mới thành lập có mua một số thiết bị văn phòng trị giá 100.100.000đ
được người bán hàng xuất trên cùng 1 hóa đơn bán hàng thông thường gồm:
3 máy vi tính : 25.350.000đ
1 máy vi tính SERVER : 26.190.000đ
2 máy in : 5.580.000đ
1 Card: 1.200.000đ
1 máy laptop: 11.800.000đ
1 Hub tenda5: 180.000đ
Máy pho to: 28.000000đ
- anh chi cố giúp e hoạch toán trong trường hợp này nha!
- e nên tách ra giữa TSCĐ và ccdc ra để hoạch toán hay làm cách nào khác ạ?
- nếu e chỉ đưa hết vào công cụ dụng cụ thì có hợp lý không?
N 153 có 111 100.100.000đ
Phân bổ Nợ 642 có 153 100.100.000/5= 20.020.000đ
 
icon7.gif
Cho mình hỏi trích khấu hao TSCĐ như vậy là đúng chưa


Mình có 1 tscđ trị giá là 13.000.000VND. Bây jờ mình trích khấu hao cho 1 năm gồm (12 tháng ),trích khấu hao cho từng tháng
minh lấy 13.000.000 : 12(tháng) = 1.083.333

Nợ 2112 13.000.000
Nợ 1332 650.000
Có 1111
13.650.000

Chi Phí khấu hao TSCĐ Nợ 6424 1.083.333
trích KHTSCĐ Có 2141 1.083.333


mình làm vậy co hơp li ko.Mấy bạn giúp mình


và thanh toán chi phí cước điện thoại mình đưa vào tk 6428 ( chi phí bằng tiền khác ) có đúng ko​
 
Trích khấu hao TSCĐ

TSCĐ của bạn là gì mà bạn trích KH có 1 năm vậy?Vì để được xem la TSCD thì Tài sản máy móc phải có thời hạn sử dụng trên 1 năm(theo thông tư 203/2009/BTC-22/10/2009).Do vậy bạn đưa máy móc đó là TSCĐ là ko đúng rồi.Thiết nghĩ bạn nên đưa vào chi phí chờ phân bổ TK 142 thì hợp lý hơn.
 
Bạn nên nghiên cứu Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.


Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.​

2. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình:

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại điểm 1 ở trên, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.
Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:
a. Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
b. Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
c. Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
d. Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
đ. Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
e. Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
g. Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.
Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

1.- Phân loại TSCĐ này thuộc nhóm nào để ứng dụng khung thời gian sử dụng tối thiểu, tối đa

Phụ lục I - KHUNG THỜI GIAN SỬ DỤNG CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH​

|Thời gian sử dụng tối thiểu (năm)|Thời gian sử dụng tối đa (năm)
Danh mục các nhóm tài sản cố định| |
A - Máy móc, thiết bị động lực| |
1. Máy phát động lực|8|10
2. Máy phát điện|7|10
3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện|7|10
4. Máy móc, thiết bị động lực khác|6|10
B - Máy móc, thiết bị công tác | |
1. Máy công cụ|7|10
2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng |5|10
3. Máy kéo|6|8
4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp|6|8
5. Máy bơm nước và xăng dầu|6|8
6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại|7|10
7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất|6|10
8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh|10|20
9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác|5|12
10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm|7|10
11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt|10|15
12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc|5|7
13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy|5|15
14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm|7|12
15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế|6|12
16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình|3|15
17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm|6|10
18. Máy móc, thiết bị công tác khác|5|12
19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu|10|20
20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí.|7|10
21. Máy móc thiết bị xây dựng|8|12
22. Cần cẩu|10|20
C - Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm | |
1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học|5|10
2. Thiết bị quang học và quang phổ|6|10
3. Thiết bị điện và điện tử|5|8
4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá|6|10
5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ|6|10
6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt|5|8
7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác|6|10
8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc|2|5
D - Thiết bị và phương tiện vận tả i| |
1. Phương tiện vận tải đường bộ|6|10
2. Phương tiện vận tải đường sắt|7|15
3. Phương tiện vận tải đường thuỷ|7|15
4. Phương tiện vận tải đường không|8|20
5. Thiết bị vận chuyển đường ống|10|30
6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng|6|10
7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác|6|10
E - Dụng cụ quản lý | |
1. Thiết bị tính toán, đo lường|5|8
2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý|3|8
3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác|5|10
G - Nhà cửa, vật kiến trúc | |
1. Nhà cửa loại kiên cố (1)|25|50
2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe...|6|25
3. Nhà cửa khác (2)|6|25
4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi...|5|20
5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ triền đà...|6|30
6. Các vật kiến trúc khác|5|10
H - Súc vật, vườn cây lâu năm | |
1. Các loại súc vật|4|15
2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm.|6|40
3. Thảm cỏ, thảm cây xanh.|2|8
I - Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên |4|25

+ Liên hệ Quyết định 15 và quyết định 48 ứng dụng các TK này cho loại/nhóm TSCD của mình

- Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình;

+ Tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc;
+ Tài khoản 2112 - Máy móc, thiết bị;
+ Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn;
+ Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý;
+ Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm khác;
+ Tài khoản 2118 - TSCĐ khác.​

- Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính;


- Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình;

+ Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất;
+ Tài khoản 2132 - Quyền phát hành;
+ Tài khoản 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế;
+ Tài khoản 2134 - Nhãn hiệu hàng hoá;
+ Tài khoản 2135 - Phần mềm máy vi tính;
+ Tài khoản 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền;
+ Tài khoản 2138 - TSCĐ vô hình khác.​

- Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định;

+ Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình;
+ Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính;
+ Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình;
+ Tài khoản 2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư.​


và thanh toán chi phí cước điện thoại mình đưa vào tk 6428 ( chi phí bằng tiền khác ) có đúng ko

- Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,. . . (Không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ.

- Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ,. . .

Bạn đọc thêm Xây dựng hệ thống tài khoản trong doanh nghiệp

Khấu hao TSCD - TSCD sử dụng cho đối tượng/bộ phận nào thì khấu hao cho đối tượng/bộ phận đó
Chi phí điện thoại cũng vậy. Không nhất thiết cái gì cũng hạch toán vào 6424 (Khấu hao TSCD) cả?
 
Tài sản cố định bên công ty mình là máy tính Notebook HP Probook , ngoài ra còn có TSCĐ là Laptop trị giá : 10.158.000 , phân bổ trên là nhân viên kế toán cũ cty mình làm, mình ko bik là phân bổ như thế đúng hay sai
 
Dựa vào phụ lục I khung thời gian khấu hao máy móc thiết bị thì máy tính có thời hạn khấu hao là 3 năm.Do đó nv kế toán bạn trích khấu hao có 1 năm là sai rồi.
 
Dựa vào phụ lục I khung thời gian khấu hao máy móc thiết bị thì máy tính có thời hạn khấu hao là 3 năm.Do đó nv kế toán bạn trích khấu hao có 1 năm là sai rồi.

Nhóm E - Dụng cụ quản lý
2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý - Thời gian tối thiểu là 3 năm

Chọn phương pháp trích khấu hao TSCĐ

a.- Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định (Khấu hao đường thẳng);
b.- Phương pháp khấu nhanh :
- Theo số dư giảm dần có điều chỉnh
- Theo phương pháp khấu hao theo tổng số​
c.- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm).​

Do không quy định là viết bài có hướng dẫn lách luật gì không, tôi bày cho bạn 1 cách
Muốn phân bổ 1 năm theo bạn tongquangtuyen trình bày ở TK 142, bạn nên nhờ xuất tách hoá đơn trị giá thấp hơn 10 triệu (9,999,999 đồng cũng được) miễn sao thấp hơn 10 triệu rối mặc sức phân bổ 1 năm. Số chênh lệch nhờ xuất cái hoá đơn như ổ đĩa cứng rời,... hoặc gì đó. Đây là tuyệt chiêu nhất.

@ Kế toán già gân: Bác vui lòng trả lời ngắn gọn xúc tích dùm để thành viên dễ tiếp thu. Hạn chế trích dẫn văn bản rườm rà. dài dòng. Không ai rãnh để đọc đâu

@ Các MOD, SMOD: Sao bài này vẫn được tồn tại tại box này thế, đáng lý phải move vào recycle bin thì đúng hơn. Do nhiều thành viên SA_DA, tungnguyen_kt có trả lới cũng bị xoá rồi đấy

@ anhtimpy2004 : Hãy cố gắng thực hiện nếp sống văn hoá, khi hỏi và được thành viên trả lời. Vui lòng nhấn nút thanks dùm. Đừng tiếc và keo kiệt

gfempkuwxainhsu.png
 
nấu trích khấu hao như thế là sai thì có cách giải quyết k a chị nào giúp em với
 
Web KT
Back
Top Bottom