Chú ý: Quyết toán thuế TNCN và TNDN 2012 có gì khác biệt.

Liên hệ QC

Thuyan.acc

Thành viên thường trực
Tham gia
24/10/07
Bài viết
239
Được thích
818
Tham khảo công văn số 187/TCT-CNTT ngày 15/1/2013 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2012

Được Thầy ThuNghi nhắc nhở, Thùy An thấy tâm đắc đoạn tô màu nâu

IV. Giảm trừ gia cảnh

Về đối tượng giảm trừ gia cảnh và các khoản được giảm trừ để xác định thu nhập tính thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC; Điều 2, Điều 3 Thông tư số 62/2009/TT-BTC, Điều 4 Thông tư số 02/2010/TT-BTC.

1.Cá nhân được giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng và đã đăng ký giảm trừ gia cảnh. Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc từ tháng 1 đến tháng rời khỏi Việt Nam.

Trường hợp cá nhân trong năm có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc muộn hoặc đến khi quyết toán thuế mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì khi khấu trừ thuế hàng tháng được tính giảm trừ gia cảnh từ tháng đăng ký giảm trừ; khi quyết toán thuế được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Ví dụ 4.

- Ông A phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng 1 người con vào tháng 1/2012 nhưng đến tháng 3/2012 ông A mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì từ tháng 3/2012 hàng tháng ông A được tính giảm trừ cho người phụ thuộc khi tạm khấu trừ thuế. Cuối năm khi quyết toán thuế, ông A được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng 1/2012.

- Ông A phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng 1 người con vào tháng 1/2012 nhưng không đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc thì hàng tháng ông A không được tính giảm trừ cho người phụ thuộc khi tạm khấu trừ thuế. Cuối năm khi quyết toán thuế, ông A đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng 1/2012.

2. Đối với trường hợp cá nhân chuyển nơi làm việc thì khi nộp đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc cho đơn vị làm việc mới, cá nhân nộp cho đơn vị làm việc mới bản chụp (photo) hồ sơ chứng minh người phụ thuộc có xác nhận của đơn vị làm việc trước đó.
 
Quyết toán thuế TNDN 2012, xin lưu ý cho về Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

424437_323561057755445_483736811_n.jpg

- Tại khoản 2.11, Điều 6, Chương II Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quy định các khoản chi không được trừ vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:

“Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (trừ trường hợp doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật được phép trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm); khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng chế độ hiện hành”.

- Tại khoản 1, Điều 3 Thông tư số 180/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp:
“Khi phát sinh chi trợ cấp mất việc làm doanh nghiệp được hạch toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Thông tư này vào chi phí quản lý doanh nghiệp và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp.

Riêng năm 2012, doanh nghiệp được sử dụng số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đã trích lập theo quy định tại Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính đến 31/12/2011 (nếu có) để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Nếu số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ hoặc doanh nghiệp không có số dư Quỹ để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động thì toàn bộ phần chi còn thiếu doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Trường hợp khi lập báo cáo tài chính năm 2012, nếu nguồn Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp còn số dư (sau khi đã chi trợ cấp mất việc làm trong năm 2012) doanh nghiệp hạch toán tăng thu nhập khác năm 2012 của doanh nghiệp, doanh nghiệp không được chuyển số dư Quỹ sang năm sau sử dụng”.

1/ Căn cứ vào các hướng dẫn trên thì Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm dùng để chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Do đó từ năm 2011 trở về trước, hàng năm doanh nghiệp được trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (bao gồm cả dự phòng trợ cấp thôi việc) theo quy định từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Khi phát sinh chi trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, Công ty thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ. Trường hợp Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì phần chênh lệch thiếu Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

2/ Theo quy định tại khoản 1, Điều 42 của Bộ Luật Lao động thì khi người lao động chấm dứt Hợp đồng lao động làm việc trong Công ty và có thời gian làm việc thường xuyên từ một năm trở lên thì Công ty có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có, chứ không quy định doanh nghiệp phải trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc, mỗi năm là nửa tháng lương. Trường hợp từ năm 2011 trở về trước, Công ty thực hiện trích lập quỹ dự phòng thôi việc cứ mỗi năm làm việc bằng nửa tháng lương và không đúng theo quy định tại khoản 2 Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của năm tính thuế đó.

3/ Từ năm 2012 trở đi, khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (kể cả dự phòng trợ cấp thôi việc) Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Trường hợp khi lập báo cáo tài chính năm 2012, nếu nguồn Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp còn số dư (sau khi đã chi trợ cấp mất việc làm trong năm 2012) doanh nghiệp hạch toán tăng thu nhập khác năm 2012 của doanh nghiệp, doanh nghiệp không được chuyển số dư Quỹ sang năm sau.
 
Chi phí nhân viên hợp lý hợp lệ (hồ sơ, chứng từ để hạch toán chi phí đối với khoản tiền lương chi trả cho giám đốc điều hành hoặc người đại diện pháp luật là người nước ngoài)

Quy định hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

“1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
……
2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
…..
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
...
2.8. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.”

- Căn cứ Điều 2, Điều 3 Bộ Luật lao động số 35-L/CTN ngày 23/06/1994 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23/6/1994 (hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995):

“Điều 2: Bộ luật lao động được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu. Bộ luật này cũng được áp dụng đối với người học nghề, người giúp việc gia đình và một số loại lao động khác được quy định tại bộ luật này.

Điều 3: Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ việt nam và người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cho cá nhân việt nam trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng của bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.​

- Căn cứ khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động quy định các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động
“…

d) Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp;
…..”​

- Căn cứ Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 của Chính Phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

+ Tại khoản 1 Điều 4 quy định tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động :

“Người sử dụng lao động được tuyển người nước ngoài khi người nước ngoài đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này để làm công việc quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh”​

+ Tại khoản 1 Điều 5 quy định người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp :

“Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.”​

+ Tại khoản 1 Điều 9 quy định việc cấp giấy phép lao động:

“Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;
b) Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
c) Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
đ) Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
e) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;”

Trường hợp Công ty có chi trả tiền lương cho người lao động nước ngoài làm giám đốc điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty từ 3 tháng trở lên (kể cả làm người đại diện theo pháp luật cho Công ty thể hiện trên giấy phép đầu tư) thì hồ sơ chứng từ chứng minh chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN như sau:

+ Nếu người lao động nước ngoài được tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động thì hồ sơ chứng từ là Giấy phép lao động, hợp đồng lao động.
+ Nếu người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp, thì hồ sơ chứng từ là Giấy phép lao động, hợp đồng lao động; văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Trường hợp Công ty có cử nhân viên đi công tác thì ngoài hoá đơn, chứng từ hợp pháp làm căn cứ tính vào chi phí được trừ theo quy định nêu tại điểm 2.6 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC nêu trên, Công ty phải có thêm quyết định cử người lao động đi công tác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.​
 
Sự khác biệt về giảm trừ gia cảnh của công văn số: 10108 /CT-TTHT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Cục Thuế TP. HCM gửi cho Công ty TNHH Prime Consult - Địa chỉ : 466/61G Lê Văn Sỹ, P. 14, quận 3, TP. HCM - Mã số thuế: 0309557075, nội dung đầy đủ như sau:

Trả lời văn bản số 001-12/PC ngày 10/12/2012 của Công ty về thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
- Tại khoản 3.1.8a mục I phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) quy định kê khai giảm trừ đối với người phụ thuộc:

“ Đối với đối tượng nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công:
- Đầu năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 1, đối tượng nộp thuế lập 02 bản đăng ký người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh theo mẫu số 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cơ quan trả thu nhập. Trong năm nếu có sự thay đổi về người phụ thuộc so với đăng ký đầu năm thì chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày có thay đổi (tăng, giảm), đối tượng nộp thuế cần khai 02 bản đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc theo mẫu số 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cơ quan trả thu nhập.

Trường hợp đối tượng nộp thuế ký hợp đồng lao động (hoặc có quyết định tuyển dụng) sau ngày 30 tháng 1 thì thời hạn đăng ký người phụ thuộc chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng.

- Đối tượng nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải có đủ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm 3.1.7 nêu trên và phải nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập.
...”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty theo trình bày ngày 06/12/2012 Công ty có nộp hô sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc cho người lao động từ tháng 12/2012 thì thời điểm tính giảm trừ cho người lao động bắt đầu từ tháng 12/2012

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG






Trần Thị Lệ Nga

Vậy so với công văn số 187/TCT-CNTT ngày 15/1/2013 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2012 thì thời điểm tính giảm trừ cho người lao động bắt đầu từ tháng nào? ===> Cả nhà áp dụng theo công văn số 187/TCT-CNTT ngày 15/1/2013 của Tổng cục Thuế nhé
 
Tncn 2012

Chào cả nhà!
Em có vấn đề này đau đầu quá mọi người ơi.Mong mọi người giúp em. Đây là lần đầu em làm quyết toán thuế tncn nên có nhiều vấn đề cần hỏi cả nhà.
Nhân viên công ty em mới vào làm thử việc 2 tháng cuối năm, em đều khấu trừ thuế hàng tháng theo biễu lũy tiến nhưng k kê khai vào 02/kk-tncn hàng tháng nộp cho cục thuế vì số thuế được miễn giảm. Giờ làm quyết toán cho nhân viên, mọi người cho em hỏi khi kê khai vào mẫu 05a/kk-tncn mình có tít vào chỗ cty quyết toán thay cho nv không.
Tháng 1 này bên em tiếp nhận thêm nhiều nv mới, để nv k bị trừ thuế tncn có phải mình cho nv làm bản cam kết 23 k mọi người. Sao mình đọc trên diễn đàn nv làm việc <3 tháng thì bị trừ 10% thuế mà sếp mình nói mình áp dụng lũy tiến mà làm. Mọi người tư vấn giúp mình với nhé.
Cảm ơn mọi người nhiều.
 
Nhân viên công ty em mới vào làm thử việc 2 tháng cuối năm, em đều khấu trừ thuế hàng tháng theo biễu lũy tiến nhưng k kê khai vào 02/kk-tncn hàng tháng nộp cho cục thuế vì số thuế được miễn giảm. Giờ làm quyết toán cho nhân viên, mọi người cho em hỏi khi kê khai vào mẫu 05a/kk-tncn mình có tít vào chỗ cty quyết toán thay cho nv không.

Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi bị khấu trừ 10% hoặc 20% thì quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).

Bạn kê khai vào Mẫu số 05B/KK-TNCN - Bảng kê thu nhập chịu thuế và thuế TNCN đã khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 3 tháng

Tháng 1 này bên em tiếp nhận thêm nhiều nv mới, để nv k bị trừ thuế tncn có phải mình cho nv làm bản cam kết 23 k mọi người. Sao mình đọc trên diễn đàn nv làm việc <3 tháng thì bị trừ 10% thuế mà sếp mình nói mình áp dụng lũy tiến mà làm.

Bạn xem thông tư số 113/2011/TT-BTC ngày 04/08/2011 của Bộ Tài Chính Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 62/2009/TT-BTC, Thông tư số 02/2010/TT-BTC và Thông tư số 12/2011/TT-BTC

- Sửa đổi Điều 5 Thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính như sau:


Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hoá; tiền lương, tiền công, tiền dịch vụ khác, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 1.000.000 đồng/lần trở lên thì thực hiện khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân theo hướng dẫn sau:

- Áp dụng mức khấu trừ theo tỷ lệ 10% trên thu nhập trả cho các cá nhân có mã số thuế và 20% đối với cá nhân không có mã số thuế, trừ các trường hợp Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn mức tạm khấu trừ riêng (như tiền hoa hồng đại lý bảo hiểm, tiền hoa hồng đại lý xổ số).

Tổ chức ký hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ với các cá nhân, tổ chức ký hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ có trách nhiệm thông báo cho các cá nhân về tỷ lệ khấu trừ nêu trên để cá nhân làm thủ tục xin cấp mã số thuế.

Cơ quan thuế thực hiện cấp ngay mã số thuế trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ xin cấp mã số thuế.

- Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế (kể cả đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số) theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế (ví dụ cá nhân có thu nhập không đến 48 triệu đồng/năm nếu độc thân hoặc dưới 67,2 triệu đồng/năm nếu có 01 người phụ thuộc được giảm trừ đủ 12 tháng hoặc dưới 86,4 triệu đồng/năm nếu có 02 người phụ thuộc được giảm trừ đủ 12 tháng,...) thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo Mẫu số 23/BCK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm, tổ chức chi trả thu nhập vẫn phải cung cấp danh sách và thu nhập của những người chưa đến mức khấu trừ thuế cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê lao động theo hợp đồng thời vụ từ trên 03 tháng đến dưới 12 tháng thì không áp dụng khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên mà thực hiện tạm khấu trừ thuế theo Biểu luỹ tiến từng phần tính trên thu nhập tháng.​
 
7 trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2012

7 trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2012

76009_338374616274089_1168609947_n.jpg


Năm 2012, số tháng được miễn giảm thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nhiều hơn năm 2011 nên số thuế được hoàn cho một số trường hợp sẽ nhiều hơn. Ngoài ra những bất ổn về kinh tế dẫn đến biến động về lao động, tiền lương cũng sẽ khiến số trường hợp thuộc diện quyết toán, hoàn thuế TNCN tiếp tục tăng. Một vài trường hợp phổ biến như sau:

1.- Nghỉ làm một thời gian trong năm: ví dụ bạn chuyển việc, nghỉ làm để đi du lịch cho thư thả một thời gian, hay vì lý do nào đó mà không làm việc đủ 12 tháng, thì khả năng bạn được hoàn thuế gần như là 99%. Lý do đơn giản là vì thuế TNCN cho cả năm được tính trên mức thu nhập trung bình.
2.- Thu nhập từ hợp đồng thời vụ hoặc hoa hồng như đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp, bán hàng trực tiếp: trong trường hợp này khả năng bạn được hoàn thuế cũng rất cao, vì thu nhập được tính để khấu trừ thuế chưa xem xét đến giảm trừ gia cảnh của bạn.
3.- Mức thu nhập giảm trong năm: trong bối cảnh năm 2012 kinh tế vẫn khó khăn, thu nhập có suy giảm là chuyện hết sức bình thường. Nếu mức thu nhập giảm đến mức mà thu nhập trung bình năm của bạn rơi vào mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất của các tháng trong năm, thì bạn hoàn toàn rơi vào trường hợp được hoàn thuế.
4.- Mức thu nhập tăng trong năm: không hề mâu thuẫn với trường hợp 3), vì bản chất phức tạp của biểu thuế lũy tiến mà trong một số trường hợp mức thu nhập tăng bạn cũng được hoàn thuế. Trường hợp này xảy ra khi thu nhập trong một thời đoạn tăng vừa đủ để vượt qua mức thuế suất của thời đoạn trước đó, tuy nhiên tính trung bình cả năm thì vẫn ở mức thuế suất thấp hơn. Lưu ý rằng tình huống này đặc biệt có khả năng xảy ra cao hơn cả năm 2011 vì bạn được miễn thuế bậc 1 cho 6 tháng cuối năm, so với 5 tháng của năm 2011.
5.- Giảm người phụ thuộc (NPT) trong năm: nói chung tăng NPT sẽ được giảm thuế thì dễ hiểu, nhưng ít ai ngờ đôi khi giảm NPT cũng dẫn đến giảm thuế cho cả năm. Trường hợp này về mặt tính toán cũng tương tự như trường hợp tăng mức thu nhập.
6.- Thay đổi luật lao động, bảo hiểm như tăng mức lương tối thiểu chung (LTTC) và mức trích đóng các khoản bảo hiểm xã hội (BHXH): năm 2012 LTTC và BHXH đều được tăng lên. Ngay cả trong tình huống thay đổi khách quan này cũng dẫn tới việc bạn có thể được hoàn thuế, vì các mức bảo hiểm bắt buộc được đóng dựa trên các quy định này. Tuy nhiên, trường hợp này nói chung chỉ có giá trị đối với những người có thu nhập ở mức rất cao.
7.- Chưa đăng ký hoặc đăng ký NPT trễ: theo văn bản mới nhất hướng dẫn quyết toán thuế TNCN ban hành trong tháng 01/2013, nếu bạn chưa đăng ký hoặc đăng ký NPT trễ so với thời điểm phát sinh NPT thì khi quyết toán bạn được khai phụ thuộc kể từ tháng phát sinh. Trong trường hợp này, chắc chắn bạn được hoàn thuế vì mức giảm trừ gia cảnh khi quyết toán sẽ tăng lên.

Theo H.T - Smartax​
 
Quyết toán thuế TNCN 2012 năm nay dễ bị sai lắm đấy, nếu bê cái số liệu trong bảng tính lương (gia cảnh) khấu trừ hàng tháng và số TN chịu thuế hàng tháng vào 05A/KK-TNCN là toi đấy.

Chú ý cho Trường hợp cá nhân trong năm có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc muộn hoặc đến khi quyết toán thuế mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì khi khấu trừ thuế hàng tháng được tính giảm trừ gia cảnh từ tháng đăng ký giảm trừ; khi quyết toán thuế được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng. (Theo Công văn 187/TCT- TNCN - 15/01/2013 hướng dẫn quyết toán thuế TNCN 2012)
 
B oi cho m hỏi là công ty mình chỉ có 1 nhân viên là mình. Lương 2tr/1thang va chua ky hop dong lao dong. Vay tong cong ca nam la 24tr. Vay minh co can khai quyet toan TNCN ko b?
 
Web KT
Back
Top Bottom