Cách tính và xác định chi phí hợp lý !!!

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Xin phép đăng tin này, kính nhờ Quý Thầy/Cô và anh chị hỗ trợ.
Cháu Hồng, là thành viên của webketoan và nhiều lần đăng ký để trở thành thành viên của GPE, nhưng không thành công. (Chắc nhờ Thầy Bình xem lại dùm, cháu Hồng đã gặp Thầy Bình hôm 01/03/2009, sau buổi tập huấn chuyên đề 01/03/2009 của webketoan)

Hiểu và để xác định các chi phí không vượt quá 10%, gồm những chi phí nào ? và bốc tách lấy dữ liệu chi phí này ở đâu ra. Thường nằm trong các tài khoản nào ?
Xin được tư vấn.

--- On Tue, 3/10/09, Lam Thi Cam Hong <honglam@mekongem.com> wrote:


From: Lam Thi Cam Hong <honglam@mekongem.com>
Subject: Cách tính chi phí hợp lý
To: leminhtri1956@yahoo.com
Date: Tuesday, March 10, 2009, 12:43 AM

Chào Bố!!

Bố ơi, theo thông tư thì có cách tính chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bàn hang thì bị khống chế 10% của tổng chi phí được trừ, vậy chi phí đó là của 642, 641, hay 641+642 hoặc của 642+641+632, con chưa hiểu hết, chỉ khi phát sinh chi phí thì con kê vào, vậy bố hãy giải thích để con hiểu rõ hơn thực hiện cho đúng quy định của Nhà Nước nhe bố, cảm ơn bố nhiều nhiều….

Con của Bố



Thanks & best regards,



Lam Thi Cam Hong

Accountant

MEKONG EMERALD CO.LTD. (MEK)

68 Huynh Khuong Ninh street, District 1,HCMC

Tel : 84.8.38203184

Fax: 84.8.38203115

Mobile: 0919557494

Email: honglam@mekongem.com
 
Theo thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008, các khoản chi phí sau đây nằm trong khống chế:

2.19. Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;
Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới bị khống chế nêu trên không bao gồm hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng đúng giá; các khoản chi sau phát sinh trong nước hoặc ngoài nước (nếu có): Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu


Như vậy, xin vui lòng xem chi tiết TT trên.
 
Thầy Solomon ơi, em cũng giải thích như thế. Nhưng Thầy có cách nào để lấy số liệu cho nhanh dùm không. Vì hạch toán 1 cục vào các Tài khoản phí, nay muốn bốc tách, đối chiếu xem có vuợt khung theo qui định về việc xác định chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp không ? Hạch toán 1 cục thì em không tài tình nào lần được ra, thời gian cấp bách, đợi nước đến chân rồi mới chạy hỏi.

Và kính mong Quý Thầy có cao kiến gì việc tổ chức xây dựng các tài khoản để các trò cùng được học hỏi thêm trong việc tổ chức dữ liệu lại cho tốt để hầu năm sau các em làm được chuẩn mực hơn.
+ Hàng hóa mua vào không hóa đơn
+ chi phí nhân viên không hợp lệ
+ Chi phí quảng cáo,....

Chân thành cám ơn
 
Theo ý bác, có nghĩa là mình vạch áo cho người xem lưng rồi. Cái nào không hóa đơn thì đừng chấp nhận chi.

Chỉ nên mở chi tiết cho các khoản chi phí đặt thù thôi. Ví dụ như các chi phí liên quan đến bán hàng, tài khoản 641, các tiểu khoản có thể là 64171 - CP Quảng cáo; 64172 - CP Khuyến mãi; 64174 - CP Tiếp khách,... và 64274 - Chi phí tiến khách,...

Còn có ai mở chi tiết tài khoản cho các khoản không hóa đơn đâu.
 
Theo ý bác, có nghĩa là mình vạch áo cho người xem lưng rồi. Cái nào không hóa đơn thì đừng chấp nhận chi.

Chỉ nên mở chi tiết cho các khoản chi phí đặt thù thôi. Ví dụ như các chi phí liên quan đến bán hàng, tài khoản 641, các tiểu khoản có thể là 64171 - CP Quảng cáo; 64172 - CP Khuyến mãi; 64174 - CP Tiếp khách,... và 64274 - Chi phí tiến khách,...

Còn có ai mở chi tiết tài khoản cho các khoản không hóa đơn đâu.

Ấy dạ, chứng đau đầu của em lại tái phát nữa rùi.+-+-+-++-+-+-++-+-+-+

Nếu em không mở chi tiết các TK chi phí không hợp lệ thì làm sao cuối năm em loại trừ các chi phí này ra để khi xác định chi phí tính thuế TNDN đây Thầy ơi.
Em không dám vạch áo cho người xem đâu. Thân em như omega, xem thì chán chết. &&&%$R&&&%$R
Chỉ có điều em muốn vạch cho các Thầy quản lý nhà em các chi phí không hợp lý, hợp lệ, không hóa đơn tài chính để trình kịp thời cho các vị lãnh đạo của các phòng ban cần phải quan tâm hơn.
Vì dụ : trong năm em có thể chỉ cho biết là mua hàng không có hóa đơn tài chính, cụ thể những mặt hàng nào để quý lãnh đạo phải từ chối, không quan hệ mua hàng với đối tác đó. Trừ những trường hợp mặt hàng khan hiếm độc quyền mà phải xử lý.

Không riêng bọn nước ngoài kể cả các chủ doanh nghiệp trong nước có quan tâm về tài chính; khi thấy tại sao kế toán ta phải loại trừ các chi phí này. Vậy hãy chứng minh các số liệu đó từ chứng từ nào ra.

Thân

Rất mong cùng thảo luận tiếp
 
Nếu em không mở chi tiết các TK chi phí không hợp lệ thì làm sao cuối năm em loại trừ các chi phí này ra để khi xác định chi phí tính thuế TNDN đây.......
Chỉ có điều em muốn vạch cho các Thầy quản lý nhà em các chi phí không hợp lý, hợp lệ, không hóa đơn tài chính để trình kịp thời cho các vị lãnh đạo của các phòng ban cần phải quan tâm hơn.
Vì dụ : trong năm em có thể chỉ cho biết là mua hàng không có hóa đơn tài chính, cụ thể những mặt hàng nào để quý lãnh đạo phải từ chối, không quan hệ mua hàng với đối tác đó. Trừ những trường hợp mặt hàng khan hiếm độc quyền mà phải xử lý.

Không riêng bọn nước ngoài kể cả các chủ doanh nghiệp trong nước có quan tâm về tài chính; khi thấy tại sao kế toán ta phải loại trừ các chi phí này. Vậy hãy chứng minh các số liệu đó từ chứng từ nào ra.

Vấn đề mở tài khoản chi tiết các TK chi phí không hợp lệ không quan trọng, quan trọng là mở như thế nào? Vì:
- Trong rất nhiều trường hợp, các chi phí không có hóa đơn tài chính vẫn được xem là hợp lý hợp lệ và được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp;
Ví dụ:
- Chi trả lãi vay cho cá nhân (chỉ cần hợp đồng cho vay và bảng tính lãi vay);
- Phạt vi phạm hợp đồng (chỉ cần phụ lục kèm biên bản);
- Chênh lệch tỉ giá
- v.v.......

- Trong rất nhiều trường hợp, các chi phí có hóa đơn tài chính đầy đủ nhưng vẫn không được xem là hợp lý, hợp lệ;
Ví dụ:
- Chi phí quảng cáo, khuyến mãi, tiếp khách vượt khống chế;
- Chi phí lãi vay ngân hàng trong trường hợp chưa góp đủ vốn;
- v.v......

Trong trường hợp của bạn Lam Thi Cam Hong nêu ra:
theo thông tư thì có cách tính chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bàn hang thì bị khống chế 10% của tổng chi phí được trừ, vậy chi phí đó là của 642, 641, hay 641+642 hoặc của 642+641+632, con chưa hiểu hết, chỉ khi phát sinh chi phí thì con kê vào, vậy bố hãy giải thích để con hiểu rõ hơn thực hiện cho đúng quy định của Nhà Nước
Xin được trả lời như sau:
- Đối với công ty Thương mại, tổng chi phí tính khống chế 10% không bao gồm chi phí bị khống chếkhông bao gồm giá vốn hàng bán;
- Đối với công ty Sản xuất - Thương mại, tổng chi phí tính khống chế 10% không bao gồm chi phí bị khống chế bao gồm cả giá vốn hàng bán;

Như vậy, tùy từng loại hình doanh nghiệp mà ta xác định tổng chi phí để xác định mức khống chế 10% (bao gồm 632, 641, 642, 635, 811)

Ví dụ: Số liệu báo cáo lãi lỗ của công ty X như sau:(DVT: đồng)
Chỉ tiêu​
|
Nội dung​
|
Giá trị​
|
I|Doanh thu thuần|
5,000,000,000​
|
II | Giá vốn hàng bán |
3,000,000,000
|
III|Lợi nhuận thuần|
2,000,000,000​
|
IV|Doanh thu tài chính|
100,000,000​
|
V|Chi phí tài chính|
120,000,000​
|
VI|Chi phí bán hàng|
1,000,000,000​
|
|Trong đó:||
VI.A | Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi |
500,000,000
|
VII|Chi phí quản lý doanh nghiệp|
600,000,000​
|
|Trong đó:||
VII.A | Chi phí tiếp khách |
120,000,000
|
VIII|Thu nhập khác|
40,000,000​
|
IX|Chi phí khác|
35,000,000​
|
X|Lợi nhuận trước thuế|
385,000,000​
|
Để xác định phần chi phí khống chế có bị vượt hay không, ta xét như sau:
EM = Tổng chi phí khống chế = VI.A + VII.A = 500,000,000 + 120,000,000 = 620,000,000

Nếu công ty X là công ty thương mại, thì:
SE = Tổng chi phí tính khống chế = V + VI + VII+ IX - EM
SE = 120,000,000 + 1,000,000,000 + 600,000,000 + 35,000,000 - 620,000,000
SE = 1,135,000,000
Như vậy: Tỷ lệ chi phí khống chế = EM/SE = 620,000,000/1,135,000,000 = 54.63%

Nếu công ty X là công ty Sản xuất - Thương mại, thì:
SE = Tổng chi phí tính khống chế = II + V + VI + VII + IX - EM
SE = 3,000,000,000 + 120,000,000 + 1,000,000,000 + 600,000,000 + 35,000,000 - 620,000,000
SE = 4,135,000,000
Như vậy: Tỷ lệ chi phí khống chế = EM/SE = 620,000,000/4,135,000,000 = 14.99%

Như vậy, đối với trường hợp của bạn Lam Thi Cam Hong, nếu muốn xác định nhanh các khoản bị khống chế có vượt hay không thì bạn cần tách bạch các tài khoản bị khống chế đó riêng ra, nghĩa là mở tài khoản con cho các khoản chi phí bị khống chế như ý của anh solomon2211 bài bên dưới.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin chia sẻ thêm:

Bên mình, những chi phí không có chứng từ hợp lệ vẫn được đưa vào từng tài khoản mà bản thân nó thuộc về, chỉ khác là nó sẽ mang "mã sự việc" khác với các loại chi phí có chứng từ hợp lệ. Như vậy, mình vẫn có thể biết chính xác từng loại chi phí là bao nhiêu cũng như những chi phí ko có chứng từ hợp lệ là bao nhiêu, nằm ở đâu.
 
Em thật sự cảm kích trước sự quan tâm của Quý Thầy/Cô, anh chị đã sẻ chia kinh nghiệm công tác kế toán cho chúng em học tập.

Và nếu được, đây cũng là nhân dịp đầu năm; các kế toán cần phải mở lại các sổ sách kế toán.
Kính nhờ Quý Thầy/Cô, anh chị cùng đọc Xây dựng hệ thống tài khoản trong doanh nghiệp vì đề tài để lâu quá nên nguội hết rồi. Xin tất cả cùng hấp lại cho ấm.

Rất mong được tiếp chỉ và thỉnh giáo của các bậc tiền bối.

Chân thành cám ơn
 
Hoa1980

Xin các ban cho mình một số kinh nghiệm cách phân bổ tỷ lệ chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hoá bằng đường bộ nhé!
Thansk
 
Vấn đề mở tài khoản chi tiết các TK chi phí không hợp lệ không quan trọng, quan trọng là mở như thế nào? Vì:
- Trong rất nhiều trường hợp, các chi phí không có hóa đơn tài chính vẫn được xem là hợp lý hợp lệ và được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp;
Ví dụ:
- Chi trả lãi vay cho cá nhân (chỉ cần hợp đồng cho vay và bảng tính lãi vay);
- Phạt vi phạm hợp đồng (chỉ cần phụ lục kèm biên bản);
- Chênh lệch tỉ giá
- v.v.......

- Trong rất nhiều trường hợp, các chi phí có hóa đơn tài chính đầy đủ nhưng vẫn không được xem là hợp lý, hợp lệ;
Ví dụ:
- Chi phí quảng cáo, khuyến mãi, tiếp khách vượt khống chế;
- Chi phí lãi vay ngân hàng trong trường hợp chưa góp đủ vốn;
- v.v......

Trong trường hợp của bạn Lam Thi Cam Hong nêu ra:
Xin được trả lời như sau:
- Đối với công ty Thương mại, tổng chi phí tính khống chế 10% không bao gồm chi phí bị khống chếkhông bao gồm giá vốn hàng bán;
- Đối với công ty Sản xuất - Thương mại, tổng chi phí tính khống chế 10% không bao gồm chi phí bị khống chế bao gồm cả giá vốn hàng bán;

Như vậy, tùy từng loại hình doanh nghiệp mà ta xác định tổng chi phí để xác định mức khống chế 10% (bao gồm 632, 641, 642, 635, 811)

Ví dụ: Số liệu báo cáo lãi lỗ của công ty X như sau:(DVT: đồng)
Chỉ tiêu​
|
Nội dung​
|
Giá trị​
|
I|Doanh thu thuần|
5,000,000,000​
|
II | Giá vốn hàng bán |
3,000,000,000
|
III|Lợi nhuận thuần|
2,000,000,000​
|
IV|Doanh thu tài chính|
100,000,000​
|
V|Chi phí tài chính|
120,000,000​
|
VI|Chi phí bán hàng|
1,000,000,000​
|
|Trong đó:||
VI.A | Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi |
500,000,000
|
VII|Chi phí quản lý doanh nghiệp|
600,000,000​
|
|Trong đó:||
VII.A | Chi phí tiếp khách |
120,000,000
|
VIII|Thu nhập khác|
40,000,000​
|
IX|Chi phí khác|
35,000,000​
|
X|Lợi nhuận trước thuế|
385,000,000​
|
Để xác định phần chi phí khống chế có bị vượt hay không, ta xét như sau:
EM = Tổng chi phí khống chế = VI.A + VII.A = 500,000,000 + 120,000,000 = 620,000,000

Nếu công ty X là công ty thương mại, thì:
SE = Tổng chi phí tính khống chế = V + VI + VII+ IX - EM
SE = 120,000,000 + 1,000,000,000 + 600,000,000 + 35,000,000 - 620,000,000
SE = 1,135,000,000
Như vậy: Tỷ lệ chi phí khống chế = EM/SE = 620,000,000/1,135,000,000 = 54.63%

Nếu công ty X là công ty Sản xuất - Thương mại, thì:
SE = Tổng chi phí tính khống chế = II + V + VI + VII + IX - EM
SE = 3,000,000,000 + 120,000,000 + 1,000,000,000 + 600,000,000 + 35,000,000 - 620,000,000
SE = 4,135,000,000
Như vậy: Tỷ lệ chi phí khống chế = EM/SE = 620,000,000/4,135,000,000 = 14.99%

Như vậy, đối với trường hợp của bạn Lam Thi Cam Hong, nếu muốn xác định nhanh các khoản bị khống chế có vượt hay không thì bạn cần tách bạch các tài khoản bị khống chế đó riêng ra, nghĩa là mở tài khoản con cho các khoản chi phí bị khống chế như ý của anh solomon2211 bài bên dưới.

Trong trường hợp đề bài cho: Giá vốn hàng bán 300,000,000 trong đó:
- giá trị hàng bị thiệt hại do lũ lụt: 1,000,000, đã được bảo hiểm bồi thường 800,000
- giá trị hàng bị thiệt hại do bảo quản không đúng quy định: 30,000
DN kinh doanh thương mại.

Vậy khi tính chi phí được trừ khống chế cho chi quảng cáo... sẽ tình như thế nào ạ?

Cám ơn anh chị :)
 
Chi phí hợp lý

Chào cả nhà@
Mình có trường hợp như thế này cả nhà giúp mình nhé.
Bên mình mua 1 máy tính xách tay trên 20trd, nhưng mà ko chuyển khoản ( Từ Tháng 5),mà trên hóa đơn ghi CK qua ngân hàng,
Như vậy là bên mình sẽ ko đc khấu trừ thuế GTGT. Nhưng mà có được tính vào chi phí của công ty?
Nếu được tính thì theo thông tư nào trích dẫn? Mong cả nhà giúp mình với nhé. Mình đang băn khoăn, bởi vì mình mới tiếp nhận công việc, nên chưa xử lý đc.
Các bạn hãy cho mình cách xử lý nhé.+-+-+-+
 
Anh chị ơi giúp em với. Em xin hỏi một chút thế này. Thông thường trong doanh nghiệp sản xuất - thương mại thì tỉ lệ giá vốn trên doanh thu bao nhiêu là hợp lý, có thể chấp nhận được ạ. Xin gửi câu trả lời về mail dùm em với ạ: tranthitrungkien@yahoo.com.vn. Em cảm ơn rất nhiều ạ
 
Web KT
Back
Top Bottom