Điều kiện khấu trừ thuế VAT ?

Liên hệ QC
Các bác ơi, sáng giờ thảo luận "giấy nộp tiền mặt vào ngân hàng" có phải là nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ VAT không, nhưng chưa ai gút lại được.

Mình xin gút lại như thế này :

Giấy nộp tiền mặt : là hình thức nộp tiền mặt không phải nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng không xem là nghiệp vụ "chuyển khoản".
Chuyển khoản : Phải thực hiện thông qua giữa các ngân hàng.--> Các Chứng từ : Séc chuyển khoản, séc định mức, tín dụng thư (L/C), giấy nhờ thu, ủy nhiệm chi,(Các chứng từ giao dịch nàỵ được thông qua giữa các ngân hàng) mới xem là nghiệp vụ chuyển khoản thanh toán qua ngân hàng.

Cung cấp thêm thông tin để các anh chị tìm hiểu thêm thủ tục, hình thức thanh toán ngân hàng.

Đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước cụ thể như sau:

1. Tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
- Văn phòng NHNN:
+ Số cố định: (04) 8.266.344
+ Số di động: 01226.376.735
+ Số Fax: (04) 8.241.534
+ Email: nhnn@sbv.gov.vn

- Thanh tra NHNN:
+ Số cố định: (04) 8.250.610
+ Số di động: 0122.626.8579
+ Số Fax: (04) 8.241.098
+ Email: TTR1@sbv.gov.vn

2. Tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hà Nội
+ Số cố định : (04) 8.253.962 / (04) 8.253.961
- Liên quan đến thủ tục hành chính và giao dịch: (04) 8.253.962.
- Liên quan đến chính sách: (04) 8.261.280/ (04) 8.256.078.
- Liên quan đến ngoại hối: (04) 8.256.057.
- Liên quan đến công tác thanh tra: (04) 9.361.067.
+ Số di động: 0913.545.255 / 0912.795.886
+ Số Fax: (04) 8.258.884
+ Email: vanthu_nhnntp@hanoi.gov.vn

3. Tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
+ Số cố định: (08) 8.211.230
+ Số Fax: (08) 8.217.856
+ Email: nhnntphcm@hcm.vnn.vn
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bác KTGG à, em điện theo số của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước thì họ nói thừa nhận giấy nộp tiền là hình thức thanh toán qua Ngân hàng. Lưu ý phân biệt 2 trường hợp:
1/Chi quỹ nộp vào TK không được coi là thanh toán qua NH (Không chuyển quyền sở hữu)
2/Người mua nộp vào TK người bán chấp nhận là thanh toán qua Ngân hàng (Có chuyển quyền sở hữu)

Vậy kết luận của bác KTGG phải hiệu đính 1 chút
 
Đồng ý với bác Sealand về vấn đề này!

Em dẫn chứng thêm:
Giấy nộp tiền mặt : là hình thức nộp tiền mặt không phải nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng không xem là nghiệp vụ "chuyển khoản".
Chuyển khoản : Phải thực hiện thông qua giữa các ngân hàng.--> Các Chứng từ : Séc chuyển khoản, séc định mức, tín dụng thư (L/C), giấy nhờ thu, ủy nhiệm chi,(Các chứng từ giao dịch nàỵ được thông qua giữa các ngân hàng) mới xem là nghiệp vụ chuyển khoản thanh toán qua ngân hàng.
Cty A đến ngân hàng Y trình: Giấy nộp tiền mặt ghi tên người thụ hưởng và tài khoản thụ hưởng B ----> yêu cầu ngân hàng Y chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng B tại ngân hàng Z. Như vậy rõ ràng là có giao dịch qua ngân hàng giữa ngân hàng Yngân hàng Z.

Nếu có khác là khác ở chỗ nguồn tiền để chuyển khoản mà thôi (một cái là lấy tiền mặt nộp vào để chuyển, một cái là lấy từ tài khoản để chuyển)
 
Bác KTGG à, em điện theo số của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước thì họ nói thừa nhận giấy nộp tiền là hình thức thanh toán qua Ngân hàng. Lưu ý phân biệt 2 trường hợp:
1/Chi quỹ nộp vào TK không được coi là thanh toán qua NH (Không chuyển quyền sở hữu)
2/Người mua nộp vào TK người bán chấp nhận là thanh toán qua Ngân hàng (Có chuyển quyền sở hữu)

Vậy kết luận của bác KTGG phải hiệu đính 1 chút

Ngay cả cán bộ nhân viên làm ngân hàng, họ chỉ biết nộp tiền mặt vào ngân hàng là thanh toán qua ngân hàng thôi bác ơi.

Bác thử điện số máy này thử nhé, xem cán bộ cùng làm ngân hàng Nhà nước họ trả lời cho bác như thế nào nhe : 084 38217 912 (Liên hệ anh Dũng) hoặc 084 38231 855 (Liên hệ chị Huệ)

Cục Thuế TP. HCM : Phó phòng tuyên truyền - Thầy Tuấn (0913 807 435)

Phòng thanh tra của bác điện, họ có trích dẫn về nghiệp vụ ngân hàng không bác ? Có tài liệu ngân hàng nào nói về việc nộp tiền mặt vào ngân hàng xem như là 1 nghiệp vụ chuyển khoản không ?


Bác xem câu bác nhe :
1/Chi quỹ nộp vào TK không được coi là thanh toán qua NH (Không chuyển quyền sở hữu)
2/Người mua nộp vào TK người bán chấp nhận là thanh toán qua Ngân hàng (Có chuyển quyền sở hữu)

Vậy cho em hỏi, bác lấy tiền mặt (từ quỹ) nào để bác nộp vào ngân hàng vậy ???

Xét nghiệp vụ dưới đây là 1 hình thức chuyển khoản thôi bác à.

Cty A đến ngân hàng Y mà ngân hàng Y này là nơi mở tài khoản của Cty A và trình: Giấy nộp tiền mặt ghi tên người thụ hưởng và tài khoản thụ hưởng B ----> yêu cầu ngân hàng Y chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng B tại ngân hàng Z. Như vậy rõ ràng là có giao dịch qua ngân hàng giữa ngân hàng Y và ngân hàng Z.

Còn trường hợp này, no OK

Đại diện Cty A (đến ngân hàng Y của nhà cung cấp B) làm Giấy nộp tiền mặt ghi tên người thụ hưởng và tài khoản thụ hưởng là nhà cung cấp B ----> yêu cầu ngân hàng Y chuyển tiền vào tài khoản của người nhà cung cấp B tại ngân hàng Y.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nói chung, chúng ta không nên tranh luận nữa! Bác Sealand lập một công văn hỏi thẳng cục thuế về vấn đề này rồi share với anh em văn bản trả lời của cục thuế là sẽ rõ!
 
Tôi đông ý, theo quy định của NĐ123 và TT129 thì việc cơ quan quản lý yêu cầu khấu trừ thuế cần có chứng từ thanh toán qua ngâng hàng để đảm việc thanh toán đó là có thật tránh trường hợp mua bạn hóa đơn, tránh trường hợp doanh nghiệp chưa thanh toán tiền cho khách hàng (chưa mất vốn) mà đã được giảm trừ hay hoàn thuế của nhà nước. Không đâu quy định chứng từ thanh toán qua ngân hàng là phải từ tài khoản này sang tài khoản khác. Ai tìm được quy định thế nào là chứng từ thanh toán qua ngân hàng là quy định phải từ tài khoản này sang tài khoản khác và nộp tiền vào tài khoản nhà cung cấp là không phải chứng từ thanh toán ngân hàng thì cho em xin để update kiến thức.
 
To hoailinh 199:
Mình đã gọi điện đến Cục Thuế TP. HCM : Phó phòng tuyên truyền - Thầy Tuấn (0913 807 435) hỏi về vấn đề này thì nhận được câu trả lời thẳng băng là không được, không cần biết lý do nếu không chuyển từ TK sang TK là không được. Mình cũng chưa tìm ra căn cứ của việc hành xử như vậy.
 
Theo tôi thì việc cơ quan thuế phân biệt chứng từ thanh toán qua ngân hàng là phải chuyển từ tài khoản công ty này sang công ty khác không chấp nhận nộp tiền vào tài khoản được coi là chuyển qua ngân vì việc nộp tiền vào tài khoản vẫn còn rủi ro mua bán hóa đơn như ngày xưa tức là 1 cá nhân đi tiêu dùng cho cá nhân và nộp tiền vào tài khoản nhà cung cấp rồi về cho công ty khấu trừ thì công ty sẽ làm động thái giảm tiền mặt đi, việc này cơ quan quản lý khó kiểm soát được, còn chuyển khaỏn từ ngần hàng này sang ngân hàng khác thì sẽ dễ kiểm soát hơn, công ty khó làm gian dối hơn. nên việc phân biệt đó cũng có lý trên góc độ quản lý của cơ quan thuế.
 
Mình có liên hệ với Tổng Cục Thuế - Anh Cao Tuấn (Trưởng ban chính sách Thuế) Số điện thoại : 04 39712 195; phản ánh vướng mắc của doanh nghiệp v/v khấu trừ VAT cho các hóa đơn có giá trị >20 triệu :

+ Đai diện bên người mua thanh toán cho nhà cung cấp được lập bởi "Giấy nộp tiền mặt" tại ngân hàng của nhà cung cấp
+ Chi phí công tác, lưu trú thanh toán bằng tiền mặt
+ ....
Và được anh Cao Tuấn - Tổng Cục Thuế lưu ý sẽ sớm có văn bản hướng dẫn cho doanh nghiệp để tháo gỡ việc này.
 
Thông tư số 13/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 tại điều 3-Mục 1 có ghi:
"1.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng với tất cả các hàng hóa, dịch vụ nêu tại điều 1 Thông tư này tử ngày 01/02/2009 đến hết ngày 31/12/2009"
Vậy việc giao dịch hàng hóa, dịch vụ nêu tại điều 1 Thông tư này tử ngày 01/02/2009 đến hết ngày 5/3/2009 áp dụng ra sao đây? (Trong thời gian này thông tư chưa có hiệu lực)

Thật hết nói về sơ xuất trong văn bản Pháp luật!!!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lại phải phiền các bạn nữa rồi, Công ty mình có hoạt động kinh doanh sắt thép phế liệu và bán cho 1 đơn vị sản xuất và cán ra phôi thép. Chẳng nói các bạn cũng biết khả năng tiêu thụ phôi thép hiện nay. Vậy là đối tác đổi bài, mua nguyên liệu và trả 1 phần bằng thành phẩm ( Phôi thép ). Nảy ra vấn đề là số phôi thép này đâu có thanh toán cho nhau bằng tiền mà khấu trừ vào tiền bán phế liệu, lấy đâu ra chứng từ để chứng minh là thanh toán cho nhau qua Ngân hàng để khấu trừ thuế.
Trường hợp này mình phải làm gì? Chuẩn bị những gì? Bọn mình lo lắm, chỉ cần cơ quan thuế từ chối là lập tức phải ứng tiền nộp thuế khổng lồ và bao giờ mới hoàn được số tiền này.
 
Theo tôi, mọi thứ phải có trong hợp đồng mua bán. Thí dụ:
1. Mặt hàng: Sắt thép phế liệu: trị giá 1 tỷ đồng
2. Phương thức thanh toán:
- 80% bằng tiền và chuyển khoản qua NH
- 20% trả bằng phôi thép theo giá này sẽ là bằng này tấn, trị giá là bằng này tiền (200 triệu)
- Tổng giá trị thanh toán qua ngân hàng là: 800 triệu đồng
- thời hạn thanh toán là x tháng kể từ ngày y

Hic hic, phải coi lại hết mấy cái hợp đồng thôi.

Còn không, thì yêu cầu bên kia xuất hóa đơn phôi thép qua cho mình, để có đầu vào và để khấu trừ. Ngoài ra, khi bán phôi thép cho bên thứ 3 (chứ chẳng lẽ để ngó), có căn cứ đầu vào mà bán đầu ra.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cám ơn Ptm0412, trong hợp đồng có ghi thanh toán bù trừ công nợ nhưng không ghi rõ tỷ lệ (Mục đích của Cty mình mà, khi nhận lại bằng SP bao nhiêu thì phải bù lỗ bấy nhiêu. Ghi vậy, để điều đình lượng càng ít càng tốt). Riêng Hóa đơn thì hai bên phải cấp cho nhau đầy đủ chứ sao có nguồn viết hóa đơn bán ra.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nếu hợp đồng có ghi rõ phương thức thanh toán là cấn trừ công nợ, thì là tốt rồi. Bây giờ chỉ cần khi nhận hoá đơn phôi thép, yêu cầu họ ghi rõ hoá đơn này xuất cho hợp đồng số mấy, làm thêm 1 cái thoả thuận:
- Căn cứ điều khoản i hợp đồng số abc về phương thức thanh toán
- Căn cứ vào thoả thuận số lượng ngày x
- nay công ty A đồng ý nhận của công ty B y tấn hàng z, trị giá t đồng, để thanh toán cho hợp đồng abc nói trên
...

Tôi nghĩ như vậy là ổn.
 
Cám ơn Ptm0412, bạn giải thích vậy mình cũng yên tâm và hiểu hơn cách giải quyết trwờng hợp này.
 
Ngay trong nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính Phủ cũng đã nói rõ về việc thanh toán bù trừ mà bác:
Nghị định số 123/2008/NÐ-CP, ngày 8-12-2008 của Chính phủ quy định về điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:

a) Có hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hóa ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp mua dịch vụ theo quy định.
b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.

Ðối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hơn 20 triệu đồng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Ðến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ.

Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng; trường hợp sau khi bù trừ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng, nhưng mua nhiều lần trong cùng ngày có tổng giá trị hơn 20 triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
 
Ngay trong nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính Phủ cũng đã nói rõ về việc thanh toán bù trừ mà bác
Biết vậy, nhưng vẫn phải làm rõ ràng ra bằng hợp đồng, thoả thuận, hoá đơn ghi rõ số hợp đồng, v.v... cho an toàn.
 
Biết vậy, nhưng vẫn phải làm rõ ràng ra bằng hợp đồng, thoả thuận, hoá đơn ghi rõ số hợp đồng, v.v... cho an toàn.

Dạ đúng vậy! Trước khi có nghị định 123 này, việc thanh toán bù trừ vẫn phải ghi rõ trong hợp đồng, thỏa thuận, hóa đơn, Annex, v.v..... như thế mà! Đâu phải trước đó ta không làm, sau khi có nghị định 123 ta mới làm đâu!Hehe...(hun cái)

Vấn đề ở đây em muốn nhấn mạnh là chứng từ chứng minh việc bù trừ thanh toán đó vẫn được xem là cơ sở để khấu trừ thuế GTGT theo luật thuế GTGT 2009
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em nghĩ là được. Theo như anh trình bày thì có phải nó như vầy:
  • Bên A đặt mua hàng của bên B.
  • Bên A mang theo tiền, đến kho của bên B kiểm hàng.
  • Sau khi thấy hàng đạt chất lượng, bên B xuất hóa đơn, ghi chỗ Thanh toán là chuyển khoản, bên A mang tiền ra ngân hàng chuyển khoản cho bên B.
  • Bên A mang ủy nhiệm chi về cho bên B, và lấy hàng.
Có phải vậy không ạ? Nếu đúng là như vậy thì trường hợp này "theo đúng quy trình" và đương nhiên là được khấu trừ.

Tôi đồng ý với bác, cty mình đã làm trường hợp này rồi
Còn trường hợp khách hàng ứng tiền trước của năm 2008 đến cuối tháng 12/2008 tiền hàng ứng trước chưa sử dụng hết và đến qua năm 2009 thì bên bán xuất hóa đơn khi khách hàng mua hàng quá 20tr thì sao?
Các bác cho ý kiến.
 
Web KT
Back
Top Bottom