Hạch toán kế toán đối với chi phí khuyến mại, quảng cáo

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Hạch toán kế toán đối với chi phí khuyến mại, quảng cáo.
Nguồn Tạp chí kế toán cập nhật: 27/08/2008

Một trong những nguyên lí cơ bản của thuế GTGT là nộp thuế ở khâu trước (khi mua hàng hoá, dịch vụ-HHDV) thì được khấu trừ hay hoàn lại ở khâu sau, ngược lại đã được khấu trừ hoàn lại ở khâu trước thì phải kê khai, nộp thuế khi HHDV sản xuất được bán ra hoặc xuất dùng vào các mục đích khác không phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh (SXKD) các HHDV chịu thuế GTGT.

Nếu có thuế GTGT đầu ra thì bao giờ cũng phải phát sinh thuế đầu vào và ngược lại (trường hợp thuế đầu ra bằng 0 như xuất khẩu với thuế suất 0% là do chính sách thuế quy định, không phải bản chất của thuế GTGT), thuế GTGT đầu vào có nguồn thanh toán là được khấu trừ với thuế đầu ra hay được hoàn lại thì thuế GTGT đầu ra cũng phải có nguồn thanh toán (nguồn từ công nợ của khách hàng nếu bán HHDV; nguồn quỹ tiền lương, thưởng…; nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn khác…) khi mà các HHDV đó không xuất dùng cho việc sản xuất HHDV chịu thuế GTGT (trong kế toán có thể tạm gọi là ghi nợ TK nguồn). Trong phạm vi bài viết này, xin chỉ đề cập đến việc hạch toán kế toán khoản thuế GTGT đầu ra của HHDV xuất dùng cho khuyến mại, quảng cáo (KMQC) có liên quan đến SXKD-HHDV chịu thuế GTGT của những tổ chức đăng ký, kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT không quy định cụ thể về việc phải kê khai thuế GTGT đầu ra đối với HHDV mua ngoài hay tự sản xuất dùng cho việc KMQC mà chỉ quy định đối với hàng hoá dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ…Việc KMQC được hiểu khi cho, biếu, tặng…những phục vụ cho SXKD-HHDV chịu thuế GTGT như biếu, tặng khi tổ chức hội nghị khách hàng, quảng cáo sản phẩm…Quy định này cho phép hiểu rằng dù phải kê khai thuế GTGT đầu ra thì cũng đựơc kê khai đầu vào để khấu trừ và hạch toán vào TK "Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ"-TK 133 chính số thuế GTGT đầu ra đó (Ghi Có TK 3331, đồng thời ghi Nợ TK 133)

Quy định về cách hạch toán này được thể hiện tại Thông tư số 100/1998/TT-BTC ngày 15/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn hạch toán về thuế GTGT và thuế TNDN khi hai luật thuế này có hiệu lực từ ngày 1/1/1999

Thông tư số 175/1998/TT-BTC ngày 24/12/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 bổ sung một số điều của Nghị định số 28/1998-NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung Thông tư số 89/1998/TT-BTC; các Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000, số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính (thay thế Thông tư số 122/2000/TT-BTC) không quy định phải kê khai khoản thuế GTGT đầu ra khi xuất dùng cho KMQC.

Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 158/2003/NĐ-CP, Nghị định số 148/2004/NĐ-CP và Nghị định số 156/2005/NĐ-CP thay thế cho Thông tư số 120/2003/TT-BTC và một số thông tư khác quy định về thuế GTGT đã yêu cầu các HHDV xuất dùng để KMQC…tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho SXKD-HHDV chịu thuế GTGT đều phải lập hoá đơn GTGT và kê khai thuế GTGT đầu ra như bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.

Quy định trên đây áp dụng cho tất cả các HHDV mua ngoài hoặc HHDV do DN sản xuất ra có xuất dùng cho việc KMQC, đồng thời, cũng đặt ra vấn đề về phương pháp hạch toán kế toán đối với khoản thuế GTGT đầu ra của HHDV xuất dùng cho KMQC

Quyết định số 15//2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán DN (thay thế cho Thông tư số 100/1998/TT-BTC) cũng không hướng dẫn cụ thể việc hạch toán kế toán khoản thuế GTGT đối với HHDV dùng cho KMQC. Việc yêu cầu kê khai thuế GTGT của HHDV dùng cho KMQC nhưng không quy định rõ ràng về hạch toán kế toán đối với một nghiệp vụ mới phát sinh trên đây dẫn đến có nhiều ý kiến khác nhau khi hạch toán kế toán.

Có ý kiến cho rằng do chính sách thuế GTGT quy định đối tượng chịu thuế là HHDV nên khi nhận khuyến mại người mua phải thanh toán khoản thuế GTGT theo quy định nên có thể hạch toán:
Ghi Nợ TK 641; 642…/Có TK 511-khoản giá không thuế;
Nợ TK 131, 111, 112 (thu của khách);
Có TK 3331- Khoản thuế GTGT đầu ra.
Hoặc có thể hạch toán thuế GTGT đầu ra vào TK Chi phí bán hàng, Chi phí quản lí (TK 641, 642), hay Chi phí khác (TK 811)

Cần hiểu rõ chính sách thuế GTGT không điểm nào quy định như vậy và thực tế khi KMQC, chủ hàng không bao giờ thu lại tiền thuế GTGT của khách hàng.

Cách hạch toán như trên là trái với nguyên lý của thuế GTGT, không phù hợp với quy định của Luật thuế TNDN (không thể hạch toán khoản thuế GTGT vào chi phí) cũng như không đúng với quy định của hạch toán kế toán hiện hành.

Hạch toán khi hàng hoá mua ngoài dùng cho khuyến mại, quảng cáo.​

Bút toán 1: Nợ TK 156- Giá không thuế của hàng hoá mua vào.
Nợ TK 133- Thuế GTGT của hàng hoá mua vào
Có TK 111; 112- tổng giá thanh toán

Bút toán 2: Nợ TK 3331/Có TK 133- Thuế đầu vào khi mua hàng hoá khấu trừ với thuế đầu ra khi KMQC

Bút toán 3: Nợ TK 641/Có TK 511- Giá không thuế (giá vốn) hàng hoá KMQC

Bút toán 4: Nợ TK 133/Có TK 3331- Thuế đầu ra khi KMQC kết chuyển vào TK 133 để khấu trừ kỳ sau

Xét nghiệp vụ trên, thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào của nghiệp vụ này từ lúc mua, lúc xuất cho KMQC đều không đổi

Bút toán (1) hạch toán khoản thuế GTGT đầu vào của hàng hoá mua vào dùng cho khuyến mại, quảng cáo ghi Nợ TK 133

Bút toán (4) hạch toán thuế GTGT đầu ra khi xuất HHDV để KMQC; đối tượng nhận nợ của khoản thuế GTGT kê khai, phải nộp này là TK 133 (có thể tạm gọi là TK vốn tài sản, chờ để hi Nợ với TK nguồn TK 3331) và về nguyên tắc, không thể hạch toán vào bất kỳ một TK nào khác để tất toán nghiệp vụ trên.

Nếu nhìn bút toán (1) và (4), có ý kiến cho rằng nghiệp vụ này đã được khấu trừ 2 lần, nhưng thực tế không đúng như vậy. Khoản thuế GTGT đầu vào khi mua HHDV kết chuyển hết với thuế GTGT đầu ra khi KMQC như bút toán (2) đã được đối trừ hết, còn thuế đầu vào ở bút toán (4) sẽ được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra tăng thêm do tăng doanh thu sau khi KMQC và do chính KMQC đem lại nếu xét về lý thuyết (trường hợp thuế GTGT đầu ra sau KMQC bằng 0 hay thấp hơn cả thuế đầu vào là do việc KMQC không hiệu quả)

Trường hợp hàng hoá, dịch vụ do DN sản xuất ra dùng cho KMQC

Bút toán 1: Nợ TK 133/Có TK 3331- Thuế GTGT đầu ra khi xuất dùng cho KMQC

Bút toán 2: Nợ TK 641/Có TK 511- Giá thành khi xuất kho thành phẩm (TK 155)
Hạch toán vào TK 133 để khấu trừ

Bút toán (1) hạch toán doanh thu và bút toán (2) là hạch toán khoản thuế GTGT đầu ra khi xuất HHDV dùng cho KMQC

Trường hợp này, thuế GTGT đầu vào của các HHDV mua vào để sản xuất ra loại HHDV dùng cho KMQC có thể đã được khấu trừ với thuế đầu ra ở kỳ trước, số thuế đầu vào kỳ này hạch toán như bút toán (2), về nguyên lý thực chất như trường hợp 1, để khấu trừ với thuế GTGT đầu ra khi mà doanh thu, thuế GTGT tiêu thụ tăng thêm ở kỳ sau do KMQC mang lại.

Cả hai trường hợp trên ta có thể hình dung nghiệp vụ kê khai đầu ra, hạch toán khấu trừ ngay thuế đầu vào như trường hợp DN phải mua ngay chính HHDV của mình để dùng cho KMQC, vì vậy, kê khai, hạch toán giá không thuế vào chi phí và hạch toán thuế đầu vào trên TK 133 là đương nhiên.

Như vậy, dù HHDV mua ngoài hay do DN sản xuất ra, khi xuất dùng cho KMQC phải hạch toán như trên mới đúng với nguyên lý của thuế GTGT, và phù hợp với Luật thuế TNDN, quy định về hạch toán kế toán đã được quy định tại Thông tư số 100/1998/TT-BTC, mặc dù Thông tư này đã được thay thế bởi Quyết định số 15/2006/TQĐ-BTC nhưng chưa được quy định cụ thể ở một văn bản pháp quy nào.

Nguyễn Mạnh Hùng-Cục Thuế Vĩnh Phúc (Tạp chí Kế toán)
 
Em xin có một số ý kiến như sau:
Trước khi có thông tư số 30/2008/TT-BTC:

1. Hạch toán mua hàng hóa (Không cần biết là mua để khuyến mãi hay bán)
Ghi Nợ Hàng hóa tồn kho (TK 156)
Ghi Nợ Thuế GTGT đầu vào (TK 1331 - nếu có) ''Vì không phải mặt hàng nào cũng chịu thuế GTGT.
Ghi Có Tiền (TK 111/112 - nếu trả tiền lấy hàng)/ Phải trả người bán (TK 331 - Nếu thanh toán chậm).

2. Hạch toán bán hàng cho khách hàng:
Ghi Nợ Phải thu khách hàng (TK 131)
Ghi Có Doanh thu bán hàng (TK 511)
Ghi Có Thuế GTGT đầu ra (TK 3331 - nếu có)

3. Hạch toán hàng khuyến mãi cho khách hàng:
Ghi Nợ Chi phí khuyến mãi, quảng cáo (TK 6418)
Ghi Có Doanh thu hàng khuyến mãi (TK 512)
Ghi Có Thuế GTGT đầu ra (TK 3331 - nếu có)
Bản chất của việc xuất hàng khuyến mãi là bán hàng nhưng không thu tiền. Gọi là bán hàng vì ta có động tác xuất kho giao cho khách hàng và ghi nhận doanh thu. Tuy nhiên, do không thu được tiền, chúng ta xem như đây là một khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện/vì một mục đích nào đó.

4. Cuối tháng cấn trừ thuế GTGT đầu ra/Đầu vào:
Ghi Nợ Thuế GTGT đầu ra (TK 3331)
Ghi Có Thuế GTGT đầu vào (TK1331)
Lưu ý thuế GTGT đầu ra đem cấn trừ này không phân biệt là thuế GTGT do bán hàng hay thuế GTGT từ hàng khuyến mãi!

Xét các bút toán tại bài #1:
Bút toán 1: Nợ TK 156- Giá không thuế của hàng hoá mua vào.
Nợ TK 133- Thuế GTGT của hàng hoá mua vào
Có TK 111; 112- tổng giá thanh toán

Bút toán 2: Nợ TK 3331/Có TK 133- Thuế đầu vào khi mua hàng hoá khấu trừ với thuế đầu ra khi KMQC

Bút toán 3: Nợ TK 641/Có TK 511- Giá không thuế (giá vốn) hàng hoá KMQC

Bút toán 4: Nợ TK 133/Có TK 3331- Thuế đầu ra khi KMQC kết chuyển vào TK 133 để khấu trừ kỳ sau
Điều này có nghĩa là hai bút toán số 2 và số 4 triệt tiêu nhau. Như vậy phần thuế GTGT đầu vào mà doanh nghiệp do mua hàng hóa đã trả tiền cho Nhà cung cấp, nó đã đi đâu!??

Hãy xem ví dụ đơn giản như sau:
A. Doanh nghiệp A mua 100 cái ly giá chưa thuế 100,000 đ. thuế GTGT 10,000 đ. Doanh nghiệp A đã trả đủ bằng tiền mặt cho nhà cung cấp là 110,000 đ
Hạch toán:
Ghi Nợ Hàng tồn kho (TK 156) 100,000
Ghi Nợ Thuế GTGT được khấu trừ (TK 1331) 10,000
Ghi Có Tiền mặt (TK 111) 110,000

B1. Giả sử hàng này doanh nghiệp đem đi bán thu tiền mặt và bán huề vốn:
Hạch toán:
Ghi Nợ Tiền mặt (TK 111) 110,000
Ghi Có Doanh thu (TK 511) 100,000
Ghi Có Thuế GTGT đầu ra (TK 3331) 10,000
Cuối tháng bù trừ thuế GTGT đầu ra/Đầu vào = 10,000 - 10,000 = 0. Tài khoản 1331 và 3331 không có số dư!


B2. Giả sử hàng này doanh nghiệp đem khuyến mãi cho khách hàng:
B.2.1 - TH 1:
Ghi Nợ Chi phí khuyến mãi, quảng cáo (TK 6418) 110,000
Ghi Có Doanh thu hàng khuyến mãi (TK 512) 100,000
Ghi Có Thuế GTGT đầu ra (TK 3331 - nếu có) 10,000
Cuối tháng bù trừ thuế GTGT đầu ra/Đầu vào = 10,000 - 10,000 = 0. Tài khoản 1331 và 3331 không có số dư! Như vậy phần thuế GTGT đã đi vào chi phí hàng khuyến mãi và doanh nghiệp không được khấu trừ nữa!

B.2.1 - TH 2:
Ghi Nợ Thuế GTGT đầu ra (TK 3331) 10,000
Ghi Có Thuế GTGT đầu vào (TK 1331 - nếu có) 10,000


Ghi Nợ Chi phí khuyến mãi, quảng cáo (TK 6418) 100,000
Ghi Có Doanh thu hàng khuyến mãi (TK 512) 100,000

Ghi Nợ Thuế GTGT đầu vào (TK 1331) 10,000
Ghi Có Thuế GTGT đầu ra (TK 3331 - nếu có) 10,000


Cuối tháng bù trừ thuế GTGT đầu ra/Đầu vào = 10,000 +10,000 - 10,000 -10,000-10,000 = - 10,0000. Như vậy doanh nghiệp còn được khấu trừ 10,000.

Xét quan điểm hạch toán tại bài #1, Bác Kế toán già gân nói đúng: Doanh nghiệp không được khấu trừ hai lần.

Tuy nhiên hạch toán phần thuế GTGT hàng khuyến mãi vào chi phí khuyến mãi hay hạch toán bù trừ kép!? Cái nào đúng, cái nào sai!?
Đúng/Sai chưa biết nhưng cảm giác có lẽ sẽ chọn cách của Bác Kế Toán già gân, vì vừa giảm được ngân sách chi phí khuyến mãi (bị khống chế), vừa được khấu trừ thuế!

Sau khi có thông tư số 30/2008/TT-BTC:
Chúng ta không hạch toán thuế GTGT hàng khuyến mãi nữa. Chỉ mỗi bút toán:

Ghi nợ Chi phí hàng khuyến mãi (TK6418)
Ghi Có Doanh Thu hàng khuyến mãi (TK 512)


Như thế này chắc sẽ đỡ phải nhức đầu hơn!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Theo em thì ta hạch toán như sau :

Giả sử xuất bán 10sp, tặng 1 sp, giá bán 1,000, giá vốn 800

Người bán :

N131 : 11,000
C511 : 10,000 (hàng bán chưa có KM)
C333 : 1,000

N632 : 8,000
N641 : 800x1 (hàng khuyến mãi)
C156 : 8,800

Người mua :

N156 : 10,000
N133 : 1,000
C331 : 11,000

N156 : 1,000
C711 : 1,000

Cái này nhìn có vẻ đơn giản, dễ hiểu. Các bạn cho ý kiến nha.

Theo em biết thì TK 512 dùng để phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ giữa các Cty trong Tổng Cty. Vì thế ta không thể dùng TK 512 để phản ánh doanh thu bán hàng khuyến mãi được.

Hàng KM là số SP ta tặng cho khách hàng nhằm phục vụ cho hoạt động SXKD của đơn vị, nên ta chỉ giảm trừ số hàng này ra khỏi kho và giá trị đưa vào CP bán hàng như trên.
 
Chào các bạn
Các bạn giúp mình trường hợp nhập số liệu trên phần mềm kế toán với, TH này thì hạch toán và làm thế nào là đúng, tổng tiền hàng chưa trừ KM thì tiền thuế là khác và tổng tiền hàng đã trừ KM lại là khác:
- Tên hàng: đá thanh: 700 viên đơn giá 8750 đ thành tiền 6 125 000
đá mài: 250 viên đơn giá 3250 đ thành tiền 812 500
Khuyến mại: 200 000
Cộng tiền sau khi đã trừ KM 7 137 000 đ
VAT 10%: 713 700
Tổng cộng: 7 850 700 đ
Cảm ơn các bạn
 
Bác trả lời hay quá

Em xin có một số ý kiến như sau:
Trước khi có thông tư số 30/2008/TT-BTC:

1. Hạch toán mua hàng hóa (Không cần biết là mua để khuyến mãi hay bán)
Ghi Nợ Hàng hóa tồn kho (TK 156)
Ghi Nợ Thuế GTGT đầu vào (TK 1331 - nếu có) ''Vì không phải mặt hàng nào cũng chịu thuế GTGT.
Ghi Có Tiền (TK 111/112 - nếu trả tiền lấy hàng)/ Phải trả người bán (TK 331 - Nếu thanh toán chậm).

2. Hạch toán bán hàng cho khách hàng:
Ghi Nợ Phải thu khách hàng (TK 131)
Ghi Có Doanh thu bán hàng (TK 511)
Ghi Có Thuế GTGT đầu ra (TK 3331 - nếu có)

3. Hạch toán hàng khuyến mãi cho khách hàng:
Ghi Nợ Chi phí khuyến mãi, quảng cáo (TK 6418)
Ghi Có Doanh thu hàng khuyến mãi (TK 512)
Ghi Có Thuế GTGT đầu ra (TK 3331 - nếu có)
Bản chất của việc xuất hàng khuyến mãi là bán hàng nhưng không thu tiền. Gọi là bán hàng vì ta có động tác xuất kho giao cho khách hàng và ghi nhận doanh thu. Tuy nhiên, do không thu được tiền, chúng ta xem như đây là một khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện/vì một mục đích nào đó.

4. Cuối tháng cấn trừ thuế GTGT đầu ra/Đầu vào:
Ghi Nợ Thuế GTGT đầu ra (TK 3331)
Ghi Có Thuế GTGT đầu vào (TK1331)
Lưu ý thuế GTGT đầu ra đem cấn trừ này không phân biệt là thuế GTGT do bán hàng hay thuế GTGT từ hàng khuyến mãi!

Xét các bút toán tại bài #1:

Điều này có nghĩa là hai bút toán số 2 và số 4 triệt tiêu nhau. Như vậy phần thuế GTGT đầu vào mà doanh nghiệp do mua hàng hóa đã trả tiền cho Nhà cung cấp, nó đã đi đâu!??

Hãy xem ví dụ đơn giản như sau:
A. Doanh nghiệp A mua 100 cái ly giá chưa thuế 100,000 đ. thuế GTGT 10,000 đ. Doanh nghiệp A đã trả đủ bằng tiền mặt cho nhà cung cấp là 110,000 đ
Hạch toán:
Ghi Nợ Hàng tồn kho (TK 156) 100,000
Ghi Nợ Thuế GTGT được khấu trừ (TK 1331) 10,000
Ghi Có Tiền mặt (TK 111) 110,000

B1. Giả sử hàng này doanh nghiệp đem đi bán thu tiền mặt và bán huề vốn:
Hạch toán:
Ghi Nợ Tiền mặt (TK 111) 110,000
Ghi Có Doanh thu (TK 511) 100,000
Ghi Có Thuế GTGT đầu ra (TK 3331) 10,000
Cuối tháng bù trừ thuế GTGT đầu ra/Đầu vào = 10,000 - 10,000 = 0. Tài khoản 1331 và 3331 không có số dư!


B2. Giả sử hàng này doanh nghiệp đem khuyến mãi cho khách hàng:
B.2.1 - TH 1:
Ghi Nợ Chi phí khuyến mãi, quảng cáo (TK 6418) 110,000
Ghi Có Doanh thu hàng khuyến mãi (TK 512) 100,000
Ghi Có Thuế GTGT đầu ra (TK 3331 - nếu có) 10,000
Cuối tháng bù trừ thuế GTGT đầu ra/Đầu vào = 10,000 - 10,000 = 0. Tài khoản 1331 và 3331 không có số dư! Như vậy phần thuế GTGT đã đi vào chi phí hàng khuyến mãi và doanh nghiệp không được khấu trừ nữa!

B.2.1 - TH 2:
Ghi Nợ Thuế GTGT đầu ra (TK 3331) 10,000
Ghi Có Thuế GTGT đầu vào (TK 1331 - nếu có) 10,000


Ghi Nợ Chi phí khuyến mãi, quảng cáo (TK 6418) 100,000
Ghi Có Doanh thu hàng khuyến mãi (TK 512) 100,000

Ghi Nợ Thuế GTGT đầu vào (TK 1331) 10,000
Ghi Có Thuế GTGT đầu ra (TK 3331 - nếu có) 10,000


Cuối tháng bù trừ thuế GTGT đầu ra/Đầu vào = 10,000 +10,000 - 10,000 -10,000-10,000 = - 10,0000. Như vậy doanh nghiệp còn được khấu trừ 10,000.

Xét quan điểm hạch toán tại bài #1, Bác Kế toán già gân nói đúng: Doanh nghiệp không được khấu trừ hai lần.

Tuy nhiên hạch toán phần thuế GTGT hàng khuyến mãi vào chi phí khuyến mãi hay hạch toán bù trừ kép!? Cái nào đúng, cái nào sai!?
Đúng/Sai chưa biết nhưng cảm giác có lẽ sẽ chọn cách của Bác Kế Toán già gân, vì vừa giảm được ngân sách chi phí khuyến mãi (bị khống chế), vừa được khấu trừ thuế!

Sau khi có thông tư số 30/2008/TT-BTC:
Chúng ta không hạch toán thuế GTGT hàng khuyến mãi nữa. Chỉ mỗi bút toán:

Ghi nợ Chi phí hàng khuyến mãi (TK6418)
Ghi Có Doanh Thu hàng khuyến mãi (TK 512)


Như thế này chắc sẽ đỡ phải nhức đầu hơn!

Cám ơn bác đã đóng góp. Có thể giúp mình chi tiết hơn không ?

B.2.1 - TH 2: DN được khấu trừ thêm 10.0000
Bạn có thể nói rọ hơn không ??

Ví dụ: DN A mua HHDV đầu vào là 3 hộp sữa (sản phẩm không thuộc HHDV do chính công ty trực tiếp sản xuất) Mục đích làm quà tặng KM giới thiệu sản phẩm. Tặng cho KH (Mong muốn của DN A được ghi HHDV va giam HDDR)

Mua tổng đơn hàng như sau:
3 hộp sữa 200.000 thuế 10% là 220.000

Làm cách nào để DN A được trừ thuế HDDV hợp lý (xét TH có xuất HD GTGT đầu ra cò diễn giải HH khuyến mãi cho KH và có thuế 10%)

Cách ghi HD GTGT và hạch toán (theo PP B.2.1 - TH 2) để DN được khấu trừ thêm 10.000

Xin chân thành cảm ơn
 
không biết mấy bazc nghỉ sao, riêng em hàng khuyến mãi đưa vào TK 521 (chiếc khấu thương mại)
 
Web KT
Back
Top Bottom