Thời gian báo giảm BHXH - nghỉ thai sản:

Liên hệ QC

matbuon4321

Thành viên mới
Tham gia
15/4/10
Bài viết
15
Được thích
6
Mong các anh chị giúp đỡ em trong trường này với.
Công ty có một chị viết đơn xin nghỉ thai sản từ tháng 11/2010 - 02/2011, nhưng thực tế tháng 12/2010 mới sinh, em lên hỏi BHXH thì chị phòng thu hướng dẫn khi nào có hồ sơ thai sản thì báo giảm và công ty nộp tạm ứng cho người lao động tháng 11 sau này có hs thai sản sẽ báo giảm vào tháng 11 và hoàn trả lại tháng 11 đã đóng. Khi làm hs em báo cáo với sếp như vậy. Tháng 12 em nộp hồ sơ thai sản thì BHXH nói về làm báo giảm từ tháng 12, ( nghỉ thai sản từ tháng 12/2010 - 03/2011).
Vấn đề phát sinh như sau:
+ Thực tế người lao động xin nghỉ thai sản từ tháng 11/2010 - 02/2010.
+ BHXH giải quyết nghỉ thai sản từ tháng 12/2010 - 03/2010.
- Vậy số tiền nộp BHXH tháng 11 sẽ giải quyết như nào? ai phai nộp khoản này.
- Đến tháng 03 người lao động đi làm thì trên thồ sơ bảo hiểm lại ghi nghỉ thai sản? tiền lương, bảng chấm công sẽ hạch toán như thế nào trong tháng 3?
Rất mong nhận được sự tư vấn của anh chị!
Trân trọng cảm ơn!
 
Chế độ Thai sản là một trong những quyền lợi BHXH người lao động được hưởng.
Người lao động chỉ được hưởng quyền lợi này khi được cơ quan BHXH công nhận, nghĩa là: Khi người lao động được xét duyệt hưởng chế độ TS thì mới được coi là nghỉ TS.
Trường hợp của bạn, cơ quan BHXH trả lời là hoàn toàn chính xác.
Thực chất bạn nộp BHXH tháng 11 là đúng. Người sử dụng lao động và người lao động phải nộp khoản này như thường lệ. Có điều giữa bảng lương và khoản trích nộp BHXH chênh lệch nhau về thời gian ( của bạn: 11/2010->02/2011, của BHXH: từ 12/2010 -> 03/2011 (4 tháng)). Bạn chỉ cần điều chỉnh lại hồ sơ nghỉ của người lao động phù hợp với cơ quan BHXH là OK.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Các anh chị ơi cho em hỏi xíu nhé!
Vì Cty em ko có kế toán mà chỉ có thủ quỹ còn kế toán thì thuê. Em thì đang bầu bì ko biết trình tự thủ tục thai sản như thế nào? Mong các anh/ chị giúp:

Trường hợp của em như sau:

Cuối tháng 11/2012 em sinh, nhưng tình hình công ty lúc này làm ăn ko được ok lại muốn giảm biên chế nên sẵn em muốn nghỉ sớm ở nhà dưỡng thai. Nếu như nghỉ sớm vậy em có được hưởng chế độ thai sản ko, em tham gia bảo hiểm liên tục được 3 năm rồi.
- Nếu như em nghỉ sớm từ ngày 1/10/2012 thì có làm thủ tục báo giảm lao động ko ah? Và nếu nghỉ thì có phải thu lại thẻ bảo hiểm ko? Trường hợp sau khi sinh xong nếu cty ko còn hoạt động nữa thì việc giải quyết chế độ thai sản cho em như thế nào? Em ví dụ đó là trường hợp xấu nhất.

Mong anh/ chị nào biết tư vấn giúp em. Cảm ơn anh chị nhìu!
 
*Trường hợp 1: Em nghỉ việc hẳn.
Người lao động nghỉ thai sản trong trường hợp nghỉ việc vẫn được hưởng chế độ thai sản khi có thời gian tham gia bảo hiểm từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng liên tục. Em vẫn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. vì em vẫn đóng BH từ tháng 1 đến tháng 9 (nếu là tháng 10 nghỉ). Theo nguyên tắc thì nghỉ việc là trả thẻ BHYT, nếu không sẽ khấu trừ tiền lương cho thời gian còn giá trị sử dụng của thẻ tính từ khi em nghỉ và báo giảm BH.

Trường hợp của em nên làm cả thủ tục bảo hiểm thất nghiệp. (nếu có trường hợp xấu nhất là nghỉ việc)
Nếu em làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp thì em có thể trả lại thẻ BHYT cho công ty, vì khi làm hưởng bảo hiểm thất nghiệp em được cấp 1 thẻ BHYT bằng đúng thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp của em. Rất nhiều người lao động không quan tâm đến chế độ bảo hiểm thất nghiệp nên bị thiệt thòi.

Công ty sẽ làm cho e 1 cái quyết định nghỉ việc. Tính từ ngày trên quyết định nghỉ việc, trong vòng 7 ngày, (tính theo ngày làm việc) em phải đến đăng ký thất nghiệp với Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở LĐTB&XH (ví dụ như ở Hà Nội là trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, 85 Trung Kính chẳng hạn). Họ sẽ cho 1 tờ khai thất nghiệp, sau đó họ hẹn em 15 ngày em hoàn thiện hồ sơ thất nghiệp.
Hồ sơ hưởng BHTN gồm:
+ Đơn đề nghị hưởng BHTN (theo mẫu);
+ Bản sao HĐLĐ (HĐLV) đã hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt HĐLĐ (HĐLV) hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp;
+ Xuất trình sổ BHXH đã được cơ quan BHXH trực tiếp quản lý xác nhận(bản sao); (sổ đã chốt)
+ Bản sao giấy tờ cá nhân CMTND (hoặc Hộ chiếu, Hộ khẩu.....);

Sau khi em hoàn thiện hồ sơ này họ sẽ ra 1 quyết định: hưởng trợ cấp thất nghiệp cho em với mức và thời gian căn cứ theo quy định của nhà nước. Trên QĐ ghi rõ nơi em sẽ nhận tiền hàng tháng (khoản này nhà nước trả từng tháng chứ không trả 1 lần như thai sản nhé) và hẹn hàng tháng em đến trung tâm khai báo việc mình chưa có việc làm (nhưng mẹo nhỏ, em nói em bầu bì, nên trong thời gian này không đi xin việc được, họ sẽ cho em mấy bản khai báo chưa xin được việc làm ký luôn 1 thể, thì em sẽ không phải lóc cóc hàng tháng đến trung tâm đó nữa).
Như vậy, em ở nhà dưỡng thai mà vẫn có tiền bảo hiểm thất nghiệp.
Sau khi sinh xong, em sẽ phải tự đi thanh toán tiền thai sản. hiện nay, việc thanh toán bảo hiểm thai sản cho các đối tượng vãng lai (không đóng BH theo công ty) cũng dễ dàng và nhanh chóng lắm. Và được thanh toán tại cơ quan BHXH huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của em.
Hồ sơ chị sẽ tư vấn sau (nếu là em nghỉ việc thật).

*Trường hợp 2: Em nghỉ việc sớm để dưỡng thai (vẫn trong biên chế công ty)
Tháng 10 em nghỉ, công ty sẽ báo giảm BH, khi thanh toán thai sản có cơ quan BH tính thời gian hưởng thai sản của em tính từ ngày em nghỉ là 1/10/2012. Nhưng cũng có cơ quan tính theo giấy khai sinh của con em là tháng 11. Không ảnh hưởng gì đến tổng giá trị tiền em được nhận, chỉ là nếu tính theo thời gian từ lúc em nghỉ thì em sẽ đi làm lại sớm mất vài tháng khi sức khỏe chưa hồi phục, (thì cũng phải chấp nhận thôi, vì em nghỉ trước mất rồi)
Và khi em đi làm lại công ty sẽ làm thủ tục với cơ quan bảo hiểm cho em.
Và thường thì các công ty có ứng lương cho người lao động khi nghỉ thai sản, khi thanh toán, trừ lại phần đã ứng của em.

Chị vừa giải quyết cho 3 trường hợp nhân viên của chị nghỉ như thế này. Nói chung, phụ nữ luôn hi sinh cho gia đình ở việc này, bị gián đoạn thời gian làm việc do sinh con. Nhưng trên tất cả là tình yêu với gia đình và hạnh phúc khi có con yêu đang lớn dần trong bụng phải không?

Chúc em dưỡng thai khỏe mạnh và sinh mẹ tròn con vuông.
Chúc em luôn hạnh phúc với thiên chức làm mẹ....!!!}}}}}
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Các anh chị ơi cho em hỏi xíu nhé!
Vì Cty em ko có kế toán mà chỉ có thủ quỹ còn kế toán thì thuê. Em thì đang bầu bì ko biết trình tự thủ tục thai sản như thế nào? Mong các anh/ chị giúp:

Trường hợp của em như sau:

Cuối tháng 11/2012 em sinh, nhưng tình hình công ty lúc này làm ăn ko được ok lại muốn giảm biên chế nên sẵn em muốn nghỉ sớm ở nhà dưỡng thai. Nếu như nghỉ sớm vậy em có được hưởng chế độ thai sản ko, em tham gia bảo hiểm liên tục được 3 năm rồi.
- Nếu như em nghỉ sớm từ ngày 1/10/2012 thì có làm thủ tục báo giảm lao động ko ah? Và nếu nghỉ thì có phải thu lại thẻ bảo hiểm ko? Trường hợp sau khi sinh xong nếu cty ko còn hoạt động nữa thì việc giải quyết chế độ thai sản cho em như thế nào? Em ví dụ đó là trường hợp xấu nhất.

Mong anh/ chị nào biết tư vấn giúp em. Cảm ơn anh chị nhìu!
@xuan.nguyen82 & hoasụ6: Mình nêu giải pháp này bạn xuan.nguyen82 xem thử được ko nha (cty mình cũng đã làm rồi): Nếu trương hợp bạn muốn xin nghỉ sớm từ tháng 10 bạn có thể làm đơn xin nghỉ o lương nhưng vẫn đóng BHYT (để giữ thẻ trong tháng này) và đơn vị sẽ báo giảm bạn nghĩ ko lương và đóng bổ sung 4.5% BHYT cho bạn. Sau đó khi bạn sanh thì bạn chỉ gọi báo cho người làm BH của đvị bạn biết và họ tự báo bạn nghĩ sang chế độ TS.
@xuan.nguyen82 cho mình ý kiến nha. Mình làm cho BHXH TBình (HCM)
VÌ tình yêu bao la vĩ đại của các bà mẹ ^^ dành cho con cái là nhất mà
}}}}}


 
Theo mình thì giải pháp của các bạn tựu chung lại là:
1/Bạn nghỉ không lương mà vẫn tham gia BHXH thì việc nghỉ của bạn chỉ có vấn đề riêng với công ty của bạn mà thôi. Đối với Cty BHXH thì bạn vẫn tham gia liên tục mà.
2/Thời gian bắt đầu hưởng chế độ thai sản phải căn cứ vào giấy chứng sinh của bệnh viện chứ sao lại tùy tiện thay đổi được.
 
@xuan.nguyen82 & hoasụ6: Mình nêu giải pháp này bạn xuan.nguyen82 xem thử được ko nha (cty mình cũng đã làm rồi): Nếu trương hợp bạn muốn xin nghỉ sớm từ tháng 10 bạn có thể làm đơn xin nghỉ o lương nhưng vẫn đóng BHYT (để giữ thẻ trong tháng này) và đơn vị sẽ báo giảm bạn nghĩ ko lương và đóng bổ sung 4.5% BHYT cho bạn. Sau đó khi bạn sanh thì bạn chỉ gọi báo cho người làm BH của đvị bạn biết và họ tự báo bạn nghĩ sang chế độ TS.@xuan.nguyen82 cho mình ý kiến nha. Mình làm cho BHXH TBình (HCM)VÌ tình yêu bao la vĩ đại của các bà mẹ ^^ dành cho con cái là nhất mà }}}}}

Trường hợp như công ty bạn làm thì giống như ý kiến anh Sealand: có nghĩa là xin nghỉ không lương nhưng vẫn đóng 100% tiền BHXH, YT trong thời gian nghỉ không lương, vấn đề này chỉ liên quan đến người lao động và công ty thôi, không liên quan đến bảo hiểm. Và hoàn toàn có thể thực hiện cũng không trái PL. Nhưng lưu ý là người lao động tự đóng 100% BHXH, YT nhé. Nếu chỉ đóng BHYT thì bị mất 1 tháng gián đoạn đóng BHXH sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.

1/Bạn nghỉ không lương mà vẫn tham gia BHXH thì việc nghỉ của bạn chỉ có vấn đề riêng với công ty của bạn mà thôi. Đối với Cty BHXH thì bạn vẫn tham gia liên tục mà.

To anh Sealand: Đúng là việc cơ quan BH sẽ căn cứ vào giấy chứng sinh của con để xác định thời gian hưởng chế độ thai sản. Đó là căn cứ và cơ sở Pháp lý chính xác nhất.

2/Thời gian bắt đầu hưởng chế độ thai sản phải căn cứ vào giấy chứng sinh của bệnh viện chứ sao lại tùy tiện thay đổi được.

Nhưng trên thực tế, theo thông tin em đã tham khảo dưới đây thì việc tính thời gian bắt đầu hưởng chế độ thai sản sẽ được linh hoạt: cách đúng nhất là tính theo giấy chứng sinh, cách linh hoạt thứ 2 (mà hiện nay hầu như các cơ quan bảo hiểm đều thực hiện linh hoạt như vậy) là tính từ mốc thời gian nhân viên nghỉ việc làm căn cứ theo dẫn chứng dưới đây ạ:



Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời:

Thời gian hưởng chế độ khi sinh con được quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 31 Luật BHXH như sau: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thời gian 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường.
Trường hợp người lao động nghỉ việc để chuẩn bị sinh con từ ngày 1/8/2011, ngày 15/9/2011 thì sinh con.
Đối chiếu Luật BHXH và các văn bản dưới Luật BHXH như Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, Thông tư số 03/2007/TT-LĐTBXH, Thông tư số 19/2008/TT-LĐTBXH, Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH không thấy quy định, hướng dẫn thời điểm bắt đầu nghỉ sinh con để hưởng chế độ nghỉ thai sản 4 tháng. Nhưng trên thực tế, theo chỉ định của bác sỹ, hoặc do tình hình sức khỏe, hoặc do chuẩn bị việc sinh, lao động nữ có thể nghỉ chế độ trước ngày sinh con. Có cơ quan BHXH đã chi trả chế độ bắt đầu từ ngày mùng 1 của tháng sinh con; có cơ quan BHXH lại căn cứ vào giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh để tính thời điểm bắt đầu hưởng chế độ này.
Mặc dù không thấy có quy định cụ thể về thời điểm bắt đầu nghỉ sinh con để hưởng chế độ nghỉ thai sản 4 tháng, nhưng việc cơ quan BHXH căn cứ vào ngày sinh ghi trong giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh để xác định thời điểm sinh làm căn cứ trả chế độ nghỉ thai sản là có cơ sở pháp lý.
Tuy nhiên, theo luật sư, khi giải quyết chế độ cần xem xét thực tiễn để vận dụng linh hoạt, vì rất nhiều lao động nữ thường nghỉ trước khi sinh vào khoảng đầu tháng dự kiến sinh con. Nếu bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương của đơn vị thể hiện việc lao động nữ đã nghỉ chế độ sinh con trước thời điểm sinh thì lấy mốc người lao động xin nghỉ đó làm căn cứ trả chế độ. Nếu bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương của đơn vị thể hiện việc lao động nữ đã nghỉ chế độ sinh con vào đúng ngày sinh con thì lấy mốc ngày sinh con làm căn cứ trả chế độ.
vì vậy việc giải quyết chế độ cần phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người tham gia BHXH.
Luật sư Trần Văn ToànVPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Các bạn phải lưu ý 1 chút:
1/Đối với người sử dụng Lao động, 4 tháng nghỉ chế độ phải tính từ ngày đến ngày (Trừ trường hợp các Cty linh động khi sinh cuối tháng có thể tính nghỉ vào đầu tháng sau).
2/Đối với BHXH thì sinh vào đầu tháng, kịp làm thủ tục giảm danh sách đóng BHXH thì tính từ tháng đẻ, ngược lại thì tính từ tháng sau. Các ban để ý bảng kê điều chỉnh danh sách theo tháng thì sao tính từ ngày đến ngày được. Cơ quan BHXH người ta cũng điều chỉnh từ tháng đến tháng mà.

Như vậy, thời gian thực hiện quyền lợi nghỉ chế độ thai sản và thời gian xác định nghĩa vụ đóng BHXH có thể khác nhau. Trên thực tế vận dụng điều này có thể linh động. Ví dụ Y tế xác nhận nữ LĐ bị động thai không an toàn cho thai nhi và nữ LĐ có đơn xin nghỉ trước khi sinh thì linh động có sao đâu vì đằng nào thì sau khi sinh nữ LĐ cũng phải nghỉ thêm không lương (Vì nghỉ 4 tháng từ khi sinh là chế độ xác định mức nghỉ hợp lý hồi phục sức khoẻ). Nói thật, trừ phi có đề nghị của người lao động chứ đã cho nghỉ trước ngày đẻ nhiều rồi yêu cầu họ đi làm sớm nếu xảy ra chuyện sẽ rách việc lắm. Ví dụ, không may xảy ra tai nạn do lỗi của công nhân nhưng do họ chưa thực sự bình phục sức khoẻ theo Luật thì cũng rắc rối cho người sử dụng lao động lắm.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tóm lại, các câu trả lời và hướng dẫn theo các bài trên đều là có cơ sở Pháp lý và hoàn toàn đúng Luật.

Còn việc xin nghỉ trước thơi hạn và đi làm sớm sau sinh bao giờ cũng có thủ tục hồ sơ đầy đủ mới cho người lao động đi làm.
Xin nghỉ trước thời hạn cũng phải có đơn và được người sử dụng lao động đồng ý trên cơ sở thỏa thuận về thời gian nghỉ không lương, trách nhiệm đóng BHXH...trình bày lý do rõ ràng và đó là sự tự nguyện.
-Trường hợp đi làm sớm theo điều 36 Luật BHXH có ghi:
-Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con nhưng phải đủ điều kiện:
+Sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên.
+Có xác nhận của cơ sở ý tế về tình trạng sức khỏe mà đi làm sớm không có hại.
+Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Còn nếu đã xin nghỉ sớm thì phải đi làm sớm, Trường hợp này công ty cũng yêu cầu có xác nhận của cơ sở y tế về tình trạng sức khỏe + đơn của người lao động...nếu không đủ điều kiện sức khỏe, công ty sẽ vẫn cho nghỉ không lương. Vì việc xin nghỉ trước thời hạn là do người lao động tự nguyện, họ đã chấp nhận nghỉ không lương để đảm bảo an toàn giai đoạn trước và sau khi sinh con. Quyền lợi về BHXH họ đã hưởng đầy đủ.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trường hợp như công ty bạn làm thì giống như ý kiến anh Sealand: có nghĩa là xin nghỉ không lương nhưng vẫn đóng 100% tiền BHXH, YT trong thời gian nghỉ không lương, vấn đề này chỉ liên quan đến người lao động và công ty thôi, không liên quan đến bảo hiểm. Và hoàn toàn có thể thực hiện cũng không trái PL. Nhưng lưu ý là người lao động tự đóng 100% BHXH, YT nhé. Nếu chỉ đóng BHYT thì bị mất 1 tháng gián đoạn đóng BHXH sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.


Trong ý đó của mình bao gồm cả việc khi người lao động nghỉ không lương (ol) và cắt giảm 26% BHXH, vẫn đóng BHYT. NHưng khi nghỉ hưởng chế độ TS vẫn hưởng đầy đủ.Ex: Mình ở Q.Tân Bình (HCM) cty mình có 1 trường hợp là nghỉ ol từ tháng 05/2012 và nghỉ thai sản 06/2012 nhưng khi mình làm hồ sơ thai sản mình tính từ tháng 04/2012 trở lùi lại 6 tháng (11/2011) bên BHXH họ vẫn duyệt hồ sơ.
Cho nên mình ko bít ở các chỗ khác như thế nào?
Nhưng trên thực tế, theo thông tin em đã tham khảo dưới đây thì việc tính thời gian bắt đầu hưởng chế độ thai sản sẽ được linh hoạt: cách đúng nhất là tính theo giấy chứng sinh, cách linh hoạt thứ 2 (mà hiện nay hầu như các cơ quan bảo hiểm đều thực hiện linh hoạt như vậy) là tính từ mốc thời gian nhân viên nghỉ việc làm căn cứ theo dẫn chứng dưới đây ạ:
Khi làm hồ sơ Thai sản mình thường là làm trễ sau 1 tháng (sau khi ld nữ sinh 1 tháng và có giấy chứng sanh (bản sao)) thì khi làm hồ sơ bên cơ quan bảo hiểm nó mới duyệt. Và trước đó mình đã phải báo giảm nghỉ hưởng chế độ thai sản cho người đó rồi.
Quay lại ví dụ của mình: Trong Tháng 05/2012: mình báo giảm nghỉ ol và ko trả thẻ BHYT (báo trên bảng D02-TS), (việc đóng BHYT này bên cty mình là do nld chịu 4.5%) và sang tháng 06/2012 mình báo giảm nghỉ hưởng chế độ thai sản trên bảng D02-TS. Sang tháng 07/2012 thì khi mình nhận được giấy khai sanh (bản sao) thì mình làm hồ sơ nghỉ hưởng thai sản C67a-HD cho người lao động.
 
Các anh chị ơi, Trường hợp của em tréo ngoe lắm. Giờ em không biết giải quyết thế nào đây ạ. Chị này nghỉ việc từ 15/05, sinh con vào ngày 21/05. Nhưng khi em đi báo giảm thai sản cho chị ý thì em lại báo giảm tháng 06/2013( Tức là sau khi chị ý sinh con). Bây giờ em phải điều chỉnh như thế nào cho đúng được ạ? Cảm ơn các anh chị nhiều.
 
Các anh chị ơi, Trường hợp của em tréo ngoe lắm. Giờ em không biết giải quyết thế nào đây ạ. Chị này nghỉ việc từ 15/05, sinh con vào ngày 21/05. Nhưng khi em đi báo giảm thai sản cho chị ý thì em lại báo giảm tháng 06/2013( Tức là sau khi chị ý sinh con). Bây giờ em phải điều chỉnh như thế nào cho đúng được ạ? Cảm ơn các anh chị nhiều.

Vậy thì bạn cho thế nào là đúng để ta cùng tìm thuốc chữa?
 
Web KT
Back
Top Bottom