Văn bản quy định lương cao hon 5% cho công việc nặng nhọc, nguy hiểm độc hại?

Liên hệ QC

nang_alone

Thành viên mới
Tham gia
6/10/11
Bài viết
7
Được thích
0
Nghề nghiệp
HR
Chú Trí ơiChú cho cháu hỏi Văn bản quy định lương cao hon 5% cho công việc nặng nhọc, nguy hiểm độc hại? Quy định này có áp dụng cho người lao động ký hợp đồng học việc và thử việc không ạ?



 
Văn bản quy định lương cao hon 5% cho công việc nặng nhọc, nguy hiểm độc hại?

1.- Không rõ ý bạn phải cần quy định nào nói về:

Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường.

Nếu đúng như thế, thì xem tại Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội sửa đổi thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương.

1. Sửa đổi khoản 1, khoản 2 mục III Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và khoản 1, khoản 2 mục III Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH như sau:

"1/ Thang lương, bảng lương theo khoản 1 và khoản 3, Điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

a) Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương, nâng bậc lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động.

b) Việc xây dựng thang lương, bảng lương phải bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, trong đó:

- Khoảng cách của các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích để người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích luỹ kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%;

- Mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

- Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.​

Quy định này có áp dụng cho người lao động ký hợp đồng học việc và thử việc không ạ?

Áp dụng tất cả cho đối tượng đang làm công việc độc hại, nguy hiểm bạn nhé.

Thông tư 23/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động


4. Khi áp dụng các quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.​

Chú ý:

Học việc được thực hiện


Điều 23 - Bộ Luật lao động


1– Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động và đào tạo lại trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác trong doanh nghiệp.

2– Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề thì không phải đăng ký và không được thu học phí. Thời gian học nghề, tập nghề được tính vào thâm niên làm việc tại doanh nghiệp. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp thì người học nghề, tập nghề được trả công theo mức do hai bên thỏa thuận.


Thử việc:

Lương thử việc phải bằng ít nhất 70% mức lương cấp bậc của công việc đó.

Điều 32 - Bộ Luật lao động

Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác.
 
nang_alone ơi, Tiểu Thư Hoa Quỳnh trả lời cho bạn vậy được không? Sao thấy im lìm vậy? Hay phải đợi chú Trí gì ấy trả lời cho bạn, bạn mới yên tâm!!! Trên GPE đầy đủ các sư huynh, sư thúc làm về nhân sự nhe, không nên mong đợi câu trả lời của chú Trí ạ. Bạn ghi đích danh chú Trí như thế, có ai vào trả lời đâu?
 
nang_alone ơi, Tiểu Thư Hoa Quỳnh trả lời cho bạn vậy được không? Sao thấy im lìm vậy? Hay phải đợi chú Trí gì ấy trả lời cho bạn, bạn mới yên tâm!!! Trên GPE đầy đủ các sư huynh, sư thúc làm về nhân sự nhe, không nên mong đợi câu trả lời của chú Trí ạ. Bạn ghi đích danh chú Trí như thế, có ai vào trả lời đâu?

Đây có Sư phụ Hoa Quỳnh, tớ đợi mãi cả ngày không thấy ai Help tớ cả, hôm nay tớ mới nhận được
Cám ơn sư phụ, rất chi tiết.
tớ còn thắc mắc nữa nhờ Sư phụ chỉ giáo:
Giờ làm đêm được tính từ mấy giờ ở Miền Nam, cụ thể là An Giang?
Thanks Hoa QUỳnh nhé !
Love love, chúc Sư phụ Ngày Phụ Nữ vui vẻ ngheng !
 
Bạn có thể chỉnh lại bài viết, bỏ từ tớ được hông nhỉ? Dân Miền Tây An Giang sao lại dùng từ này nhỉ? Tiểu Thư Hoa Quỳnh gái quê làng Bắc Ninh còn chưa dùng từ này nữa.
Rất nhạy cảm từ Tớ. Xin được thứ lỗi toàn thể.

Hôm kia, bạn nói Tiểu Thư Hoa Quỳnh không được một nửa của huynh KTGG mà, sao hôm nay lại ra mắt sư phụ đây!!!
 
Bạn có thể chỉnh lại bài viết, bỏ từ tớ được hông nhỉ? Dân Miền Tây An Giang sao lại dùng từ này nhỉ? Tiểu Thư Hoa Quỳnh gái quê làng Bắc Ninh còn chưa dùng từ này nữa.
Rất nhạy cảm từ Tớ. Xin được thứ lỗi toàn thể.

Chắc là có vấn đề gì về TỚ hử? ngó bộ nhà kia dị ứng quá. Xuân Xanh đã sống ở Bắc 1 thời gian, và chuyễn vào làm việc trong Nam
Nên đừng quá lạ lùng vì sao mình lại sử dụng từ đó.
Ok nhá.
Thanks về tất cả.
 
cách tính lương cho người làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại

Xin hỏi, đối với người làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại, sau khi thử việc phải tăng thêm 12%(5% độc hại, 7% đã qua học nghề)
Thí dụ lương cơ bản là 2,350,00 thì lương được tính là 2,350,00+(2,350,000*12%)=2,632,000
Hay là : (2,350,000*5%)*7%=2,640,225
anh chị nào biết xin chỉ giùm
Cám ơn
 
Xin hỏi, đối với người làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại, sau khi thử việc phải tăng thêm 12%(5% độc hại, 7% đã qua học nghề)
Thí dụ lương cơ bản là 2,350,00 thì lương được tính là 2,350,00+(2,350,000*12%)=2,632,000
Hay là : (2,350,000*5%)*7%=2,640,225
anh chị nào biết xin chỉ giùm
Cám ơn

Vấn đề này hỏi lâu rùi giờ "khai quật" nó lên vậy:

Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Danh mục nghề, công việc độc lại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Ý thứ 2 về 7% của bạn chắc là ý này:
- Mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

Bình thường mình vẫn tính là:
(2350.000*7%)*5% =2.640.225.đ

Bởi bạn phải tính trên lương đã qua thử việc của họ, rồi tính thêm các khoản tăng phụ cấp độc hại, hoặc các phụ cấp khác nếu có.
Giống như ví dụ: tôi trả anh 2.000đ khi thử việc, 2200đ khi qua thử việc, Vậy khi qua thử việc tất cả phải tính trên lương qua thử việc là 2200đ rồi mới cộng hay nhân các khoản a,b,c vào = lương chính thức.

Cách tính ra kết quả như nhau nhưng mình phân tích là như vậy.
Không biết chỗ bạn thì thế nào?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom