Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN???

Liên hệ QC

Trần Thị Thanh Mai

Giải bài tập Excel
Tham gia
23/7/08
Bài viết
244
Được thích
890
Tiểu muội là người ngoại đạo, thường thấy các sư huynh/tỉ hay thắc mắc vấn đề trích BHXH, BHYT, BHTN trên mức lương nào?

Tình cờ lang thang trên mạng thấy bài này của lão già gân, xin phép post lại đây để các sư huynh/tỉ tham khảo thêm
http://webketoan.vn/forum/showthread.php?t=69773

Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN:

  • Người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương theo ngạch, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.

  • Người lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động gồm mức lương chính hoặc tiền công và phụ cấp ghi tại khoản 1 Điều 3 trong bản hợp đồng lao động

  • Trường hợp mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung

+ và phụ cấp ghi tại khoản 1 Điều 3 trong bản hợp đồng lao động ---> Phải lập HDLĐ như thế nào?

 
...tiền công ghi trong hợp đồng lao động gồm mức lương chính hoặc tiền công và phụ cấp ghi tại khoản 1 Điều 3 trong bản hợp đồng lao động...

Theo tôi hiểu thì

Thông thường đối với HĐLĐ Khoản 1 Điều 3 quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Nó gồm có quy định về tiền lương hoặc tiền công + phụ cấp

Như vậy:
Nếu người SDLĐ trả lương theo tháng thì tính theo mức lương chính. Nếu trả theo tiền công thì +thêm phụ cấp theo quy định đặc thù của từng doanh nghiệp.

Các khoản này sẽ là căn cứ để tính trích nộp BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.
 
Tiểu muội là người ngoại đạo, thường thấy các sư huynh/tỉ hay thắc mắc vấn đề trích BHXH, BHYT, BHTN trên mức lương nào?

Tình cờ lang thang trên mạng thấy bài này của lão già gân, xin phép post lại đây để các sư huynh/tỉ tham khảo thêm
http://webketoan.vn/forum/showthread.php?t=69773

Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN:

  • Người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương theo ngạch, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.

  • Người lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động gồm mức lương chính hoặc tiền công và phụ cấp ghi tại khoản 1 Điều 3 trong bản hợp đồng lao động

  • Trường hợp mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung

+ và phụ cấp ghi tại khoản 1 Điều 3 trong bản hợp đồng lao động ---> Phải lập HDLĐ như thế nào?


Tham khảo Công văn 3621/BHXH-THU ngày 07/12/2009 của BHXH TP. HCM về việc hướng dẫn tỷ lệ đóng BHXH,BHYT,BHTN, mức lương tối thiểu vùng


Đây là điểm nổi bật, công khai của cơ quan BHXH-TP.HCM đối với DN. Thủ tục này giúp cho các cơ quan BHXH quận/huyện TP. HCM không bắt bẻ các DN. Mỗi nơi hướng dẫn và thu BHXH khác nhau.

Đây cũng là nguyện vọng mà các DN có phát biểu trong lần đối thoại với DN tại đây http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/kinhte/419429/index.html
 
Mọi người cho em hỏi. Ở công ty em, có một số anh chị làm việc bán thời gian, về nguyên tắc NLĐ chỉ đăng ký tham gia BHXH tại đơn vị chính, và ko tham gia đóng BHXH ở cty em nữa. Như vậy phần tiền lương chính của họ sẽ thể hiện như thế nào cho đúng với quy định trong hợp đồng lao động?
 
Mọi người cho em hỏi. Ở công ty em, có một số anh chị làm việc bán thời gian, về nguyên tắc NLĐ chỉ đăng ký tham gia BHXH tại đơn vị chính, và ko tham gia đóng BHXH ở cty em nữa. Như vậy phần tiền lương chính của họ sẽ thể hiện như thế nào cho đúng với quy định trong hợp đồng lao động?

Việc tuyển dụng nhân viên bán thời gian cho DN bạn, tùy vào cách thỏa thuận thời gian làm việc của DN với người lao động.

Trường hợp, người lao động đã tham gia BHXH ở 1 nơi khác thì không nhất thiết để tham gia BHXH nữa.
Nếu được, đề nghị lao động xuất trình, bổ sung cho bạn bản photo số sổ BHXH - nên làm chắc ăn. Nhằm tránh khi cơ quan BHXH, lao động thanh kiểm tra để bạn có cơ sở giải trình về việc không tham gia BHXH

Tham khảo thêm: Thông tư số: 17 /2009/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 5 năm 2009 của BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động

Qui định:

Điều 1. Sửa đổi khoản 2, mục II, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH như sau:
“2.Hợp đồng lao động giao kết với người đang hưởng lương hưu hàng tháng và người làm việc có thời hạn dưới 03 tháng thì ngoài phần tiền lương theo công việc, người lao động còn được người sử dụng lao động thanh toán khoản tiền tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với tiền lương theo hợp đồng lao động, gồm:
a) Bảo hiểm xã hội: từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến tháng 12 năm 2009 là 15%; từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 là 16%; từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 là 17%; từ tháng 01 năm 2014 trở đi là 18%.
b) Bảo hiểm y tế 2%. Khi Chính phủ quy định tăng mức đóng bảo hiểm y tế đối với người sử dụng lao động thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
c) Nghỉ hàng năm 4%.
d) Tiền tàu xe đi lại khi nghỉ hàng năm do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động.

Như vậy, phải biết cách lập HDLD để ghi mức lương như thế nào rồi đấy.
 
Vấn đề các bác quan tâm, em xin trích dẫn lộ trình của BHXH tại
LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 71/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2006

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.
5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người lao động.

Điều 88. Nguồn hình thành quỹ
1. Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 92 của Luật này.
2. Người lao động đóng theo quy định tại Điều 91 của Luật này.
3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
4. Hỗ trợ của Nhà nước.
5. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 89. Các quỹ thành phần
1. Quỹ ốm đau và thai sản.
2. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Quỹ hưu trí và tử tuất.

Điều 91. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động
1. Hằng tháng, người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.

Khoản 1 Điều 2
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

2. Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.
3. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này do Chính phủ quy định.

Điều 92. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.

2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
3. Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.

Như vậy, từ 01-2010 trở đi

BHXH: 22% (trong đó: Người sử dụng lao động: 16% và người lao động: 6%)

+ Người sử dụng lao động (NSDLĐ) đóng 16% được trích lập từ điều 92
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.
Triển khai điểm c như sau:
2010 - 12% vào quỹ hưu trí và tử tuất
2012 - 13% vào quỹ hưu trí và tử tuất
2014 - 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất

+ Người lao động (NLĐ) đóng 6% được trích lập từ điều 91
1. Hằng tháng, người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.
Triển khai:
2010 - 6%
2012 - 7%
2014 - 8%

Tổng kết lộ trình tỉ lệ tham gia BHXH được qui định tại LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 71/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2006, như sau:

Năm 2010: tỉ lệ tham gia BHXH: 22% (trong đó: Người sử dụng lao động: 16% và người lao động: 6%)

Năm 2012: tỉ lệ tham gia BHXH: 24% (trong đó: Người sử dụng lao động: 17% và người lao động: 7%)

Năm 2014: tỉ lệ tham gia BHXH: 26% (trong đó: Người sử dụng lao động: 18% và người lao động: 8%)
 
Xem thêm Nghị định 62/2009 NĐ - CP ngày 27/07/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

Lộ trình thực hiện BHYT và tỉ lệ % mức đóng của các đối tượng

Kể từ ngày 1/1/2010, mức đóng BHYT của các đối tượng trên là 4,5% của mức tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và bằng 3% mức lương tối thiểu đối với học sinh, sinh viên.

Từ ngày 1/1/2012, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức đóng góp bằng 4,5% mức lương tối thiểu.

Từ ngày 1/1/2014, mức đóng BHYT của thân nhân người lao động có hưởng lương là 3% mức lương tối thiểu; 4,5% mức lương tối thiểu được áp dụng cho xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.

Cũng theo Nghị định, ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% mức đóng cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo từ ngày 1/7/2009. Hỗ trợ tối thiểu bằng 50% mức đóng đối với học sinh, sinh viên mà thuộc hộ cận nghèo và hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng đối với học sinh, sinh viên mà không thuộc hộ cận nghèo, chính sách này được thực hiện từ ngày 1/1/2010.

Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình được nhà nước hỗ trợ tối thiểu bằng 30% mức đóng BHYT từ ngày 1/1/2012.

Người thuộc hộ gia đình cận nghèo và người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có từ 2 thân nhân trở lên tham gia BHYT thì người thứ nhất đóng bằng mức quy định; người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 90%, 80%, 70% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.

Từ ngày 1/7/2009, học sinh, sinh viên đóng 60.000 đồng/người (khu vực thành thị) và 50.000 đồng/người (khu vực nông thôn, miền núi)…

Từ ngày 1/1/2010, mức đóng góp hằng tháng đối với đối tượng tự nguyện tham gia BHYT bằng 4,5% mức lương tối thiểu và do đối tượng đóng.

Tải file Nghị định 62/2009 NĐ - CP ngày 27/07/2009 dạng pdf

Tải file Nghị định 62/2009 NĐ - CP ngày 27/07/2009 dạng Word
 
Tỉ lệ trích nộp BHXH, BHYT

Em chào các anh chị trên diễn đàn!
Anh chị ơi cho em hỏi một chút về BHXH ai biết thì trả lời gìum em với ạ.
Công ty em có 16 người thì tỉ lệ trích nộp BHXH là bao nhiêu ạ?
Em biết có tỉ lệ 28.5% nhưng đó là cho doanh nghiệp trên 20 người còn doanhnghiệp em có 16 thôi ạh.
Anh chị nào biết xin bảo em với ạh.
Em xin được cảm ơn!
 
Tỉ lệ trích nộp BHXH, BHYT, BHTN trong luật đâu có qui định số lượng nhân viên trong DN là bao nhiêu đâu? Ngoại trừ BHTN, DN có dưới 10 lao động không nhất thiết tham gia BHTN nhe
 
Tỉ lệ trích nộp BHXH, BHYT, BHTN trong luật đâu có qui định số lượng nhân viên trong DN là bao nhiêu đâu? Ngoại trừ BHTN, DN có dưới 10 lao động không nhất thiết tham gia BHTN nhe
Cảm ơn bác Kế toán già gân! vì em lên bhxh quận nghe họ nói " 24 lao động tỉ lệ 28.5% là đúng rồi" nên hỏi thế ạ! Lần nữ cảm ơn bác!
 
cảm ơn kế tóa già gân nhiều nhe
 
Mức lương đóng bảo hiểm từ ngày 1/10/2011????

T- heo Nghị định 70/2011/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu tăng lên từ 1.4 - 2 triệu. Em không biêt là đến 1/10/2011 thì mức lương đóng bảo hiểm sẽ là bao nhiêu nếu thang bảng lương theo hệ số.
- Em có 1 chút thắc mắc là không biêt là mức lương tối thiểu ở 70/2011/NĐ-CP là 1.4 - 2 triệu là như thế nào?
Công ty em làm thang bảng lương theo hệ số nhà nước. Nếu lương = Hệ số x lương tối thiểu
VD: 830.000 x 2.34 = 1.942.200 như vậy theo nghị định mới thì em có phải tăng lên thàng 2 tr không?
- Em không nhớ chính xác thì hình như tỷ lệ đóng bảo hiểm sẽ thay đổi. Cứ 2 năm thì tăng 1 lần. Vậy năm 2012 tỷ lệ đóng BH như thê nào?
Các AC giúp em vơi ah.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Công ty bạn sử dụng thang bảng lương nhà nước, chỉ thay đổi mức đóng khi nhà nước thay đổi mức lương tối thiểu chung (hiện nsay là 830.000). NĐ 70 quy định mức lương tối thiểu vùng và chỉ những DN tự xây dựng thang bảng lương mới phải điều chỉnh mức đóng BHXH. Bạn xem kỹ phần đối tượng điều chỉnh trong nghị định sẽ rõ.
Năm 2012 tỷ lệ thu sẽ thay đổi, mức thay đổi này quy định rõ trong Luật BHXH, BHYT, bạn có thể stham khảo lại
Chúc bạn thành công
 
T- heo Nghị định 70/2011/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu tăng lên từ 1.4 - 2 triệu. Em không biêt là đến 1/10/2011 thì mức lương đóng bảo hiểm sẽ là bao nhiêu nếu thang bảng lương theo hệ số.
- Em có 1 chút thắc mắc là không biêt là mức lương tối thiểu ở 70/2011/NĐ-CP là 1.4 - 2 triệu là như thế nào?
Công ty em làm thang bảng lương theo hệ số nhà nước. Nếu lương = Hệ số x lương tối thiểu


VD: 830.000 x 2.34 = 1.942.200 như vậy theo nghị định mới thì em có phải tăng lên thàng 2 tr không?
- Em không nhớ chính xác thì hình như tỷ lệ đóng bảo hiểm sẽ thay đổi. Cứ 2 năm thì tăng 1 lần. Vậy năm 2012 tỷ lệ đóng BH như thê nào?
Các AC giúp em vơi ah.
chào bạn!
1. Theo Nghị định trên thì Cty bạn chưa thay đổi gì cả về mức lương tối thiểu.
2. Về BHXH thì như sau:
- Theo quy định từ năm 2010 thì cứ 2 năm 1 lần:
+ DN sẽ đóng BHXH thêm 2% cho đến khi đạt 22%
+ Người LĐ sẽ đóng BHXH thêm 1% cho đến khi đạt 8%
VD: Hiện tại: DN: 16%; Người LĐ: 6%
Đến 2012: DN 18%; Người LĐ: 7%
 
Nghị định 70/2011/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu tăng lên là MLTT vùng (từ 1.4 - 2 triệu) theo vùng 1;2;3;4. ko áp dụng cho hành chính sư nghiêp hoăc DN áp dụng thang bảng lương theo nghi đinh 204/2005 & 205/2005. còn mức đóng BHXH hiện tại năm 2011 là 28,5 % DN Đóng 20%; NLD đóng 8,5% (trong đó: 6% BHXH; 1,5% BHYT; 1% BHTN NLD) DN (16% BHXH; 3% BHYT; 1% BHTN ).-=.,,
 
Công ty bạn sử dụng thang bảng lương nhà nước, chỉ thay đổi mức đóng khi nhà nước thay đổi mức lương tối thiểu chung (hiện nsay là 830.000). NĐ 70 quy định mức lương tối thiểu vùng và chỉ những DN tự xây dựng thang bảng lương mới phải điều chỉnh mức đóng BHXH. Bạn xem kỹ phần đối tượng điều chỉnh trong nghị định sẽ rõ.
Năm 2012 tỷ lệ thu sẽ thay đổi, mức thay đổi này quy định rõ trong Luật BHXH, BHYT, bạn có thể stham khảo lại
Chúc bạn thành công
Chào a, cty e là cty cổ phần cũng sử dụng thang bảng lương theo nhà nước, vậy bên e có được tính theo cách: hệ số x với lương tối thiểu chung(cách 1) k hay bắt buộc phải tính theo hệ số x mức lương tối thiểu vùng (cách 2) (hiện cty e đang tính theo cách này) do bên e dùng lương này để đóng BH nên bây giờ tiền đóng BH nhiều quá. Có ng mách e là tính theo cách 1 thôi cho đỡ, e băn khoăn quá k biết có áp dụng như vậy được k, liệu bên Phòng lao động TBXh có chấp nhận k ạ.
E còn việc nữa muốn a/c chỉ giúp cho e, đó là trường hợp 1 người đang đóng BH với mức tiền là 5.157.000, bây giờ ng này muốn tiền đóng bảo hiểm thấp xuống 1 chút, nếu theo nguyện viọng của ng này mà Cty e làm 1 cái phụ lục thay đổi mức lương BHXH (đang ở mức cao giờ xuống thấp hơn) như vậy bên BH họ có chấp nhận k ạ, hay là chỉ đc tăng lên mà k giảm xuống được.
Mong a/c giúp e. E cảm ơn!
 
Xin hỏi các bác ở Thanh hóa thì mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm XH thuộc vùng mấy, số tiền là bao nhiêu làm ơn cho biết!
 
Xin hỏi các bác ở Thanh hóa thì mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm XH thuộc vùng mấy, số tiền là bao nhiêu làm ơn cho biết!

Thú thật về địa lý, 63 Tỉnh Thảnh muội dốt đặc, chỉ lần mò các quy định để mà mần. Đọc thêm Điều 3 - Mức lương tối thiểu vùng, khoản 3 của TT 23/2011/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động để hiểu thêm quy định về địa bàn/vùng mà áp dụng.


2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ.

3. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:


a) Địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời thực hiện theo mức lương tối thiểu vùng đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách; trường hợp địa bàn được thành lập mới từ các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; trường hợp thành lập thành phố trực thuộc tỉnh từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với địa bàn thuộc vùng III.

b) Doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn liền nhau có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.

c) Khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất đó thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất có các phân khu nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì doanh nghiệp hoạt động trong phân khu nằm trên địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.



PHỤ LỤC
DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG
TỪ NGÀY 01 THÁNG 10 NĂM 2011
(Ban hành kèm theo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ)


1. Vùng I, gồm các địa bàn:

- Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng;
- Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.


2. Vùng II, gồm các địa bàn:


- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
- Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các thành phố Hạ Long, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;
- Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Thành phố Nha Trang và thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thị xã Long Khánh và các huyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương;
- Huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước;
- Thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
- Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang;
- Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.​

3. Vùng III, gồm các địa bàn:


- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng II);
- Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
- Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Các huyện Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả và các huyện Hoành Bồ, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Thị xã Sông Công và các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
- Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;
- Thị xã Tam Điệp và các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa;
- Huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;
- Thị xã Hương Thủy và các huyện Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế;
- Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;
- Thị xã Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên;
- Các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;
- Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;
- Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Các thị xã Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long và các huyện Đồng Phú, Hớn Quản thuộc tỉnh Bình Phước;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;
- Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Các huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;
- Thị xã Gò Công và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;
- Các huyện Bình Minh, Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;
- Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thị xã Hà Tiên và các huyện Kiên Lương, Phú Quốc, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Các thị xã Châu Đốc, Tân Châu thuộc tỉnh An Giang;
- Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;
- Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.​


4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.

Muội cầu trời khẩn Phật, sớm bãi bỏ và thống nhất không còn phân chia điạ bàn/vùng nữa ạ.
Nhiếu bất cấp trong văn bản pháp luật (VBPL) ví dụ như công ty mẹ đóng tại vùng 4 thì mọi CBNV thì phải đăng ký thang lương bảng lương theo vùng 4, trong khi các chi nhánh thì lại phải thực hiện theo mức lương tối thiểu vùng theo điạ bàn "vùng" mà chi nhánh đóng. Mần sao để biết công ty mẹ sẽ có phát triển để có thể thành lập các chi nhánh khác để lấy "áp dụng" mức lương tối thiểu vùng cao nhất hoặc ngược lại.

Ví dụ: Công ty mẹ đóng tại vùng IV thì phải áp dụng mức lương 1.400.000 đồng/người/tháng, trong khi các chi nhánh đóng tại vùng I thì lại áp dụng mức lương 2.000.000 đồng/người/tháng, hoặc ngược lại. Điều này không khuyến khích người lao động có thể đi làm công tác vùng sâu vùng xa được, dù DN có các chế độ phụ cấp ưu đãi khác.

Đây cũng là điểm bất cập trong việc quy định mức lương tối thiểu vùng hiện này. Cần phải xoá bỏ cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu cho từng vùng, nên ban hành VBPL duy nhất "tăng mức lương tối thiểu" là đủ.

Điểm mới trong năm nay, theo TT 23/2011/TT-BLĐTBXH h/dẫn t/hiện mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 70/2011 đã nhích gần lại: "không còn phân biệt doanh nghiệp trong và ngoài nước cả". Hiện mức lương tối thiểu chung 830.000 đồng áp dụng vẫn còn quá thấp so với CBNV công chức. Để điều chỉnh thì không có ngân sách, trong khi ngân sách thì rải khắp nơi, làm những chuyện không cần phải làm.
 
Nghị định 70/2011/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu tăng lên là MLTT vùng (từ 1.4 - 2 triệu) theo vùng 1;2;3;4. ko áp dụng cho hành chính sư nghiêp hoăc DN áp dụng thang bảng lương theo nghi đinh 204/2005 & 205/2005. còn mức đóng BHXH hiện tại năm 2011 là 28,5 % DN Đóng 20%; NLD đóng 8,5% (trong đó: 6% BHXH; 1,5% BHYT; 1% BHTN NLD) DN (16% BHXH; 3% BHYT; 1% BHTN ).-=.,,

Như vậy thì mức trần đóng BHXH vẫn là 20 lần x 830.000 = 16.600.000 đ phải ko bạn ?
 
Web KT
Back
Top Bottom