Xác định nhu cầu vốn lưu động của dự án đầu tư?

Liên hệ QC

voanhtuan1508

Thành viên mới
Tham gia
11/12/08
Bài viết
3
Được thích
0
Em đang xác định dòng tiền một dự án đầu tư, nhưng đến phần nhu cầu vốn lưu động ròng thì không biết làm thế nào cho đúng. Các bác giúp em với :((!$@!!
 
Bài bạn post ở trên
tôi còn cố để trả lời chứ yêu cầu này của bạn:

Em đang xác định dòng tiền một dự án đầu tư, nhưng đến phần nhu cầu vốn lưu động ròng thì không biết làm thế nào cho đúng. Các bác giúp em với :((!$@!!
thì quả thật là ...**~**

Bạn cứ làm đi, sai đúng tính sau. Bạn up file lên diễn đàn, lúc đó thì mọi người cũng dễ hình dung hơn bạn nhé !
 
em giờ cũng đang bí trong việc xác định dòng tiền, các anh chị giúp em với nhé, cảm ơn nhiều... em cũng chưa biết cách post bài luôn.... chi mà tệ tệ lắm hề...
Bảng 9BẢNG TÍNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNGĐVT:đồngTTKhoản mụcNhu cầuNăm 1Năm 2Năm 3Năm 4Năm 5Năm 6Năm 7Năm 8 70%100%100%100%100%100%100%100%1Lương cán bộ công nhân viên 2,032,800,000 2,904,000,000 2,904,000,000 2,904,000,000 2,904,000,000 2,904,000,000 2,904,000,000 2,904,000,000 2BHXH, BHYT 386,232,000 551,760,000 551,760,000 551,760,000 551,760,000 551,760,000 551,760,000 551,760,000 3Nhiên liệu, đào tạo 304,500,000 435,000,000 435,000,000 435,000,000 435,000,000 435,000,000 435,000,000 435,000,000 4Điện nước, ĐT 10,500,000 15,000,000 15,000,000 15,000,000 15,000,000 15,000,000 15,000,000 15,000,000 5Tổng cộng 2,734,032,000 3,905,760,000 3,905,760,000 3,905,760,000 3,905,760,000 3,905,760,000 3,905,760,000 3,905,760,000 6Thay đổi nhu cầu vốn lưu động
 
Em đang xác định dòng tiền một dự án đầu tư, nhưng đến phần nhu cầu vốn lưu động ròng thì không biết làm thế nào cho đúng. Các bác giúp em với :((!$@!!

Nhu cầu VLĐ= G/trị TSLĐ - Nguồn vốn ngắn hạn phi Ngân hàng - Nợ dài hạn có thể sử dụng.

Bạn thấy có đúng không? Nếu bạn xác định được công thức, bạn sẽ dễ dàng nhận định được làm sao cho đúng mà.
 
Nhu cầu VLĐ= G/trị TSLĐ - Nguồn vốn ngắn hạn phi Ngân hàng - Nợ dài hạn có thể sử dụng.

Bạn thấy có đúng không? Nếu bạn xác định được công thức, bạn sẽ dễ dàng nhận định được làm sao cho đúng mà.

Công thức của bạn thế này là thế nào ?
Hai chỗ đỏ đỏ đó đã bằng nhau rồi, bạn trừ đí cái thứ xanh xanh làm sao mà cân bằng được ?
Bạn thuy208 hỏi về vốn lưu ròng của dự án đấy nhé !
Em đang xác định dòng tiền một dự án đầu tư, nhưng đến phần nhu cầu vốn lưu động ròng thì không biết làm thế nào cho đúng. Các bác giúp em với
 
Công thức của bạn thế này là thế nào ?
Hai chỗ đỏ đỏ đó đã bằng nhau rồi, bạn trừ đí cái thứ xanh xanh làm sao mà cân bằng được ?
Bạn thuy208 hỏi về vốn lưu ròng của dự án đấy nhé !

Sorry, mình nhầm 1 tí.Mình không biết quan điểm của Kế toán doanh nghiệp thế nào nhưng theo quan điểm ngân hàng thì xác định Nhu cầu VLĐ cho dự án như sau:
Nhu cầu VLĐ= Tồn quỹ tiền mặt+Khoản phải thu + Tồn kho - Khoản phải trả.

Nếu còn thiếu chi tiết nào AE bên doanh nghiệp bổ sung giúp nhé.
 
Sorry, mình nhầm 1 tí.Mình không biết quan điểm của Kế toán doanh nghiệp thế nào nhưng theo quan điểm ngân hàng thì xác định Nhu cầu VLĐ cho dự án như sau:
Nhu cầu VLĐ= Tồn quỹ tiền mặt+Khoản phải thu + Tồn kho - Khoản phải trả.

Nếu còn thiếu chi tiết nào AE bên doanh nghiệp bổ sung giúp nhé.
Bạn ở NH nào đó! Tôi cũng loay hoay mãi về cái này bây giờ mới biết được công thức này, thì ra nó cũng đơn giản thật (vì tôi làm KT DN mà thấy NH họ xác định có vẻ huyền bí quá thì ra ..... Chỉ tội bây giờ tôi mới biết). Cám ơn bạn nhé!
 
Tôi thấy có gì hơi nhầm lẫn ở đây, ta phải phân biệt 2 khái niệm: Nhu cầu Vốn lưu động Nhu cầu vay vốn Ngân hàng (Vay ngắn hạn). Hai cái này là hoàn toàn khác nhau nhé !.

Nhu cầu Vốn lưu động
- Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm 2 phần: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông.

+ Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu … và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất.
+ Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước …
(Nguồn http://www.saga.vn)

Như vậy, nhu cầu vốn lưu động = Giá trị Tài sản lưu động của DN tại 1 thời điểm bất kỳ
= Tiền mặt+ HTK+KPT + …

Nhu cầu Vay vốn lưu động ngân hàng (Ngân hàng gọi là Hạn mức tín dụng)
Cái này đã từng được thảo luận tại đây rồi:
http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?t=16010
Còn công thức:
Nhu cầu VLĐ= Tồn quỹ tiền mặt+Khoản phải thu + Tồn kho - Khoản phải trả.
Công thức này tôi chưa thấy ở đâu cả. Nếu xác định nhu cầu VLĐ thì thiếu , mà xác định nhu cầu cần tài trợ cũng chưa đủ.
 
Như vậy, nhu cầu vốn lưu động = Giá trị Tài sản lưu động của DN tại 1 thời điểm bất kỳ
= Tiền mặt+ HTK+KPT + …
Cảm ơn bạn nhé. Qua công thức trên của bạn tự nhiên tôi lại thấy nó chưa hẳn như vậy mà hình như là:
Vốn lưu động hay Giá trị Tài sản lưu động của DN tại 1 thời điểm bất kỳ = Tiền mặt+ HTK+KPT + …- .....
Các bạn thử xem có đúng không.
Còn nhu cầu VLĐ của DN thì có khác 1 tý, vì có thể VLĐ của DN vào thời điểm đó chưa chắc đã là nhu cầu vốn LĐ ( cần thiết ) cho hoạt động của DN vì biết đâu DN vừa đòi được một/một vài khoản nợ lớn đồng thời lại thanh lý hay vừa có được một nguồn tài trợ lớn cùng một lúc bộn tiền ( hoặc là có nhiều tình huống khác nữa) thì: Tiền mặt+ HTK+KPT + … có phải là nhu cầu VLĐ của DN tại thời điểm đó đâu vì nhu cầu của họ đâu cần đến thế (và ngược lại).
Vậy Nhu cầu VLĐ của DN xác định như thế nào là chuẩn nhỉ, ta thử bàn xem!

 
Như này nhé ! Tôi thử lấy 1 ví dụ để minh họa xem có rõ hơn không nhé !

Giả sử tôi thành lập 1 DN hoạt động kinh doanh thương mại đơn thuần, kinh doanh bia chai Hà Nội.
Tôi có 80 triệu ban đầu, không vay nợ ai cả.
Tôi bắt đầu kinh doanh nhé !

Ngày 1/1: Tôi dùng 40 triệu để mua 400 két bia (VD:100k/1 két bia), còn 40 triệu để đó (Chưa dùng đến vì mùa này đang lạnh, nhu cầu chưa lớn)

Ngày 1/2: Số bia đã bán được 200 két, trong kho vẫn còn 200 két. 200 két tôi bán được, thu tiền được 100 két. 100 két vẫn chưa thu được tiền hàng

Ngay lập tức, tôi mua thêm 200 két bia nữa: Vì đã là khách quen (Sau 1 lần giao dịch), lần này tôi được chậm trả Habeco 1 tháng.

Như vậy, jờ này, tài sản lưu động của tôi là:

- Tiền mặt:40 triệu ban đầu + 11 triệu (thu tiền từ việc bán 100 két bia với giá 11.000)
- Hàng tồn kho: 400 két bia (40 triệu)
- Các khoản phải thu: Tiền hàng của 100 két bia (11 triệu)

Như vậy, Vốn lưu động của tôi là: TM+KPT+HTK = 102 triệu
Nhưng thực tế, 40 triệu ban đầu chưa dùng đến, không liên quan gì đến hoạt động KD của tôi.
Vậy nhu cầu VLĐ của tôi là: 102-40 = 62 triệu

Vốn lưu động này được tài trợ từ 3 nguồn:
+ Vốn của tôi: 40 triệu
+ Vốn chiếm dụng:20 triệu (mua 200 két của Habeco chưa trả tiền)
+ Lãi sau chu kỳ kinh doanh thứ nhất: 2 triệu

Giả sử, DN cứ hoạt động như này, đến ngày 1/6, lúc này thị trường đang "khát bia", tôi ném nốt 40 triệu chưa sử dụng vào. Lúc đó, bỏ qua phần lợi nhuận tích lũy được từ đầu năm đến giờ, bỏ qua các yếu tố về giá cả, đầu vào, đầu ra ... Như vậy hoạt động DN sẽ tăng quy mô lên gấp 2 lần. Vốn lưu động tăng gấp đôi.

Vậy có thể KL:

- Nhu cầu vốn lưu động của DN phụ thuộc vào từng thời kỳ, không cố định.

- Có thể xác định được nhu cầu VLĐ thông qua việc dự báo: Dự báo VLĐ cần có vào thời điểm "cao trào" nhất, từ đó xác định đây chính là nhu cầu VLĐ cần phải chuẩn bị. Việc dự báo này dựa trên Nguyên tắc thận trọng, thừa thì không sao, có thể jảm hiệu quả sử dụng vốn 1 chút, nhưng thiếu thì sẽ ả hưởng đến HĐKD

- Cần phân biệt nhu cầu VLĐ và Nhu cầu cần tài trợ. Việc được chậm trả nhiều hơn hay tăng vốn chủ sở hữu ... không ảnh hưởng đến nhu cầu Vốn lưu động, mà nó chỉ là nguồn để tạo ra mà thôi.

- Các DN sản xuất khi đi vào hoạt động ổn định rất dễ để dự báo nhu cầu VLD. Ví dụ: Tiền mặt phải tồn quỹ bao nhiêu (để trả tiền lương, điện, nước ...), hàng tồn kho phải tồn bao nhiêu (để hoạt động sx được liên tục, không bị chậm trễ), phải thu ở mức bao nhiêu (chính sách công nợ của công ty).
- Các DN TM đặc biệt là các anh chàng hay "đánh quả lẻ" thì chỉ có "trời" và ... chính họ mới xác định nhu cầu VLĐ của họ là bao nhiêu thôi ...
 
......
Như vậy, Vốn lưu động của tôi là: TM+KPT+HTK = 102 triệu
Nhưng thực tế, 40 triệu ban đầu chưa dùng đến, không liên quan gì đến hoạt động KD của tôi.
Vậy nhu cầu VLĐ của tôi là: 102-40 = 62 triệu
........
.
Trích dẫn trên là bài "11" và Đây là bài viết số "9" của bạn:

Nhu cầu Vốn lưu động
- Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp.

Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm 2 phần: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông.

+ Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu … và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất.
+ Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước …
(Nguồn http://www.saga.vn)

Như vậy, nhu cầu vốn lưu động = Giá trị Tài sản lưu động của DN tại 1 thời điểm bất kỳ
= Tiền mặt+ HTK+KPT + …


 
Không biết nói thế nào, nếu 01 bên là đi vay và một bên là cho vay thì có lẽ sẽ khác nhau.
1/ Xét nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp đi vay ngắn hạn thì ngân hàng sẽ áp dụng công thức đầu tiên của mình post
2/ Xét nhu cầu VLĐ cho dự án thì theo công thức thứ 2 mình đã post
* Hạn mức tín dụng là khoản tiền mà ngân hàng chấp thuận cho doanh nghiệp vay sau khi thẩm định và giải ngân.
Nếu đứng ở góc độ doanh nghiệp mà nói về nghiệp vụ ngân hàng thì làm sao chính xác nhỉ. Chẳng lẽ doanh nghiệp muốn vay bao nhiêu là được hết sao nhỉ..?
 
về Npv và irr

Các bạn phải trả lời trực tiếp câu hỏi mà người ta hỏi chứ!người ta đang bí về dòng tiền thì làm sao phải giải thích cho họ hiểu dòng tiền chư.theo mình thế này!
-dòng tiền là tất cả dòng ngân lưu ra và vào doanh nghiệp gồm các khoản chi phí,thu nhập,thuế phải trả,lưuowng,...tức là các khoản doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản hoặc lợi nhuận có thể gọi là đầu tư.
-Dòng tiền dùng để làm gì? Theo mình thì là dòng tiền là để xem xét hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp tổ chức mình. Vậy theo mình thì phân tichs hiệu quả đầu tư thì làm như nào.thì các bạn phải học thôi vì nó cũng ko phải dễ!
Tớ học trong trường có một chương phân tích hiệu quả đầu tư dự án! Mong các bạn tham khảo thêm ra góp cho mình
 
.
Trích dẫn trên là bài "11" và Đây là bài viết số "9" của bạn:

Nhu cầu Vốn lưu động
- Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm 2 phần: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông.

+ Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu … và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất.
+ Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước …
(Nguồn http://www.saga.vn)

Như vậy, nhu cầu vốn lưu động = Giá trị Tài sản lưu động của DN tại 1 thời điểm bất kỳ
= Tiền mặt+ HTK+KPT + …

@ Xuân Sơn !

Không sai đâu. Công thức đấy đúng khi DN đã đi vào hoạt động ổn định, và Tiền mặt là nhu cầu thực sự của DN. Vd: DN dự trữ tiền mặt để trả tiền điện, nước, nhân công cuối tháng (Tôi nhớ trong giáo trình TCDN của HVTC còn có công thức tính lượng dư tiền mặt tại quỹ của DN thế nào là hợp lý cơ) ...
Còn tại VD trên, tôi cố tình cho thừa vài chục triệu tiền đầu kỳ không dùng đến để chứng minh tại mỗi thời điểm, nhu cầu VLD là khác nhau. Tháng 1, lượng TM này không cần đến nên thực tế có thế ...cất đi, nhưng đến tháng 6 lại phải đưa vào.
Thân;
 
Theo tôi bạn phải tính toán các bước như sau:
1. Tính toán doanh thu trong năm của bạn không tính DT hoạt động tài chính và DT bất thường.
2. Tính nhu cầu vốn lưu động trong năm = Nhu cầu vốn ở khâu dự trữ + Khâu sản xuất + khâu lưu thông
3. Tính vòng quay vốn lưu động = DThu SXKD/nhu cầu vốn lưu động
4. Số ngày luân chuyển = 360/số vòng quay
5. Vốn lưu động tự có: chính là số vốn lưu động bình quân năm trước đây trong tài khoản 411 phân ra thành 4111 và 4112 bạn lấy 4112
6. Vốn lưu động đi vay = Nhu cầu vốn lưu động - vốn lưu động tự có
 
mình cũng đang tìm công thức: Nhu Cầu VỐn Lưu Động Của Dự Án.
Nhu Cầu VỐn Lưu Động Của Dự Án # Nhu Cầu VỐn Lưu Động Của Doanh nghiệp
 
Để xác định nhu cầu vlđ trong một cho một phương án hay dự án theo mình nên xác định như sau
1. xác định doanh thu kế hoạch, con số này căn cứ vào số liệu doanh thu lịch sử nếu có hoặc thị trường nhìn thấy được + một số khoản doanh thu có thể phát sinh trong kỳ
2. xác định giá vốn, cái này là cơ sở để xác định
3. Giá vốn được xác định trên cơ sở: giá nguyên vật liệu, giá nhân công, các chi phí liên quan khác để đưa vào giá vốn
4. xác định nguồn vốn ngắn hạn đang có: phải trả bình quân, vốn chiếm dụng ngắn hạn bình quân, vốn chủ sở hữu còn lại sau khi đầu tư ts dài hạn hoặc đầu tư dài hạn
sau khi xác định được các thông số đó
xác định số vòng quay vốn của phương án kinh doanh, bao gồm
số ngày sản xuất
số ngày bảo quản lưu trữ, tồn kho
số ngày vận chuyển, giao hàng
số ngày thu tiền được
tổng các số ngày lại, lấy 360/số ngày = số vòng quay vốn
nhu cầu vốn = (giá vốn - vốn ngắn hạn có)/vòng quay
cơ bản là vậy, mình có cái file excel để tính để hôm nào up, giờ lục chưa thấy
 
Cảm ơn bạn nhé. Qua công thức trên của bạn tự nhiên tôi lại thấy nó chưa hẳn như vậy mà hình như là:
Vốn lưu động hay Giá trị Tài sản lưu động của DN tại 1 thời điểm bất kỳ = Tiền mặt+ HTK+KPT + …- .....
Các bạn thử xem có đúng không.
Còn nhu cầu VLĐ của DN thì có khác 1 tý, vì có thể VLĐ của DN vào thời điểm đó chưa chắc đã là nhu cầu vốn LĐ ( cần thiết ) cho hoạt động của DN vì biết đâu DN vừa đòi được một/một vài khoản nợ lớn đồng thời lại thanh lý hay vừa có được một nguồn tài trợ lớn cùng một lúc bộn tiền ( hoặc là có nhiều tình huống khác nữa) thì: Tiền mặt+ HTK+KPT + … có phải là nhu cầu VLĐ của DN tại thời điểm đó đâu vì nhu cầu của họ đâu cần đến thế (và ngược lại).
Vậy Nhu cầu VLĐ của DN xác định như thế nào là chuẩn nhỉ, ta thử bàn xem!

/QUOTEâBầi
Bài viết hay và chuẩn.
 
Web KT
Back
Top Bottom