Tính giá thành sản phẩm bằng phương pháp nào cho hợp lý?

Liên hệ QC

cadafi

Thành viên gạo cội
Thành viên BQT
Administrator
Tham gia
27/5/07
Bài viết
4,291
Được thích
11,364
Donate (Paypal)
Donate
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
Business Man
Hiện tại em đang vướng khâu tính giá thành sản phẩm sản xuất. Em xin nêu ra để mọi người có kinh nghiệm giúp đỡ em trong vấn đề này, em xin cảm ơn trước.

Tóm tắt:
- Cty em mua nguyên liệu thô ngoài thị trường, giá cả biến động theo giá thị trường, vì đây là hàng nông sản.
- Xuất nguyên liệu vào sản xuất tạo ra sản phẩm A, B, C, D, E, F, G, v.v...;
- Sau đó tái sử dụng sản phẩm A,D,F,G vào sản xuất để tạo ra A,B,C,D,E,.v.v.....
- Vẫn có phát sinh thường xuyên trường hợp sử dụng thành phẩm tồn kho đầu kỳ để đưa vào sản xuất tạo ra sản phẩm khác.
Như vậy sẽ xuất hiện tình trạng một sản phẩm trong kỳ được tạo ra và cũng được xuất vào sản xuất để tạo ra SP khác. Và thủ tục này lặp đi lặp lại nhiều lần trong 1 tháng (n lần).

- Vấn đề đặt ra là làm sao tính được giá trị hàng thành phẩm tái xuất vào sản xuất.

Anh chị có rành về lĩnh vực phần mềm, hoặc đã có giải pháp xin góp ý giúp em.

Chân thành cảm ơn các anh chị.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Dear Ca_dafi,
-------------
Định không trả lời nhưng thấy em có câu hỏi buồn cười... không ngủ được! Em hỏi về hạch toán kế toán hay làm phần mềm (hay cả hai) vậy?

- Sau đó tái sử dụng sản phẩm A,D,F,G vào sản xuất để tạo ra A,B,C,D,E,.v.v.....
Như vậy sẽ xuất hiện tình trạng một sản phẩm trong kỳ được tạo ra và cũng được xuất vào sản xuất để tạo ra SP khác. Và thủ tục này lặp đi lặp lại nhiều lần trong 1 tháng (n lần).
Cách đặt vấn đề hơi khó hiểu, có phải ý chỗ này A, D, F, G là bán thành phẩm không? Còn nếu là "tái sử dụng" thì phải xác định được sản phẩm đã sử dụng bao nhiêu %?

Nếu sản xuất một sản phẩm mà quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn thì việc tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm phải theo từng công đoạn. Trong đó, cần chú ý xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và việc tính phân bổ chí phí của cùng một vật liệu, nhân công, chi phí chung... cho nhiều loại sản phẩm. (Chi phí của công đoạn sau bằng giá thành của công đoạn trước cộng chi phí phát sinh thêm của công đoạn đó trừ chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ).

Cái này là lý thuyết, ai cũng nói! Để hiểu rõ hơn em nên đưa ra số liệu cụ thể!--=--
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Dear anh Cường,
Có lẽ anh thấy buồn cười thật, nhưng thực tế nó là vậy và hiện giờ 1 công ty phần mềm lớn cũng bó tay về vấn đề này.

Về hạch toán kế toán thì ai cũng biết, cái này có lẽ không cần bàn tới. Vấn đề cần bàn tới là con số để bỏ vào cái định khoản đó là số mấy!?

Cách đặt vấn đề hơi khó hiểu, có phải ý chỗ này A, D, F, G là bán thành phẩm không? Còn nếu là "tái sử dụng" thì phải xác định được sản phẩm đã sử dụng bao nhiêu %?
Em khẳng định lại, đây không phải là bán thành phẩm.
Nếu sản xuất một sản phẩm mà quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn thì việc tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm phải theo từng công đoạn
Em xin khẳn định lại, đây không phải là quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn, vì nó chỉ có mỗi 1 công đoạn là đưa vào máy và trộn/phân loại, sau đó đóng gói mà thôi. Vì trong 1 chu kỳ sản xuất (tháng) có thể lặp đi lặp lại thao tác này nhiều lần, không thể gọi là nhiều công đoạn được.

Nếu gọi là quy trình sản xuất nhiều công đoạn thì giống như sơ đồ sau:
Nguyên liệu --> Công đoạn 1 ---> Công đoạn 2 --> Công đoạn 3 ...... -->
Thành phẩm --> Xuất bán.

Em khẳng định lại, quy trình sản xuất cty em không theo quy trình trên.

---------------------------------------------------------------------------------------
Để dễ hình dung, ta có thể xem mô hình sau:

1. Nguyên liệu Z --> sản xuất ---> Thành phẩm A --> Xuất bán
2. Nguyên liệu Z + Thành phẩm A ---> Sản xuất -->Thành phẩm A --> Xuất bán.
3. Thành phẩm A --> Sản xuất --> Thành phẩm B --> Xuất bán
4. Thành phẩm A + Thành phẩm B + Nguyên Liệu Z ---> Sản xuất --> Thành phẩm A + Thành phẩm C --> Xuất bán.
5. Thành phẩm C --> Sản xuất --> Thành phẩm A + Thành Phẩm B --> Xuất bán.
......................................................
n. ..................................................

Có thể anh nói công ty gì mà buồn cười nhỉ! Có lẽ thế, nhưng đó là đặc trưng của ngành sản xuất kinh doanh nông sản đấy anh).

Em lấy 1 ví dụ cụ thể như sau:

1. Cty mua 100 tấn cà phê thô từ các hộ nông dân (gọi là RC)
Giá 1.000 USD/tấn

2. Đưa RC vào sản xuất thu được:
50 tấn cà phê loại 2 sàn 13 0% ( R2 5%);
30 tấn cà phê loại 1 sàn 13 5% (R1 13 5%);
10 tấn cà phê loại 1 sàn 16 2% (R1 16 2%);
05 tấn cà phê loại 2 sàn 16 0% (R2 16 0%);
04 tấn cà phê Cherry (Cherry);
01 tấn phế phẩm (trấu, vỏ, đá, hạt bể không đạt chất lượng);

3. Mua tiếp 20 tấn cà phê thô từ hộ nông dân giá 1.100 USD/tấn

4. Đưa RC vào sản xuất thu được chính nó là:
19.78 tấn cà phê thô
00.22 tấn vỏ, trấu, đá, tạp chất.

5. Xuất bán 10 tấn cà phê thô sau khi sản xuất này cho khách hàng.
Giá bán 1.500 USD/tấn

6. Xuất bán 20 tấn cà phê loại 2 sàn 13 0% ( R2 5%) cho khách hàng.
Giá bán 1,800 USD/tấn

7. Đưa 9.78 tấn cà phê thô (còn lại ở bước 4) và 10 tấn cà phê loại 2 sàn 13 0% (ở bước 2) vào sản xuất tiếp, thu được:
17.00 tấn cà phê loại 2 sàn 13 5% (R2 5%)
02.50 tấn cà phê loại 1 sàn 16 2% (R1 16 2%);
00.28 tấn tạp chất, đá, vỏ trấu.

v.v...............................
(Chúng ta có thể dừng lại ở bước 7 để việc tính toán đơn giản hơn, vấn đề quan trọng là giải pháp).
----------------------------------------------------------------------------
Tổng chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) trong tháng là : 2,000 USD
Tổng chi phí sản xuất chung (TK 627) trong tháng là : 15,000 USD

Công ty áp dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền cuối kỳ.

Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số tương đương.
----------------------------------------------------------------------------
Yêu cầu:
a. Tính giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng
b. Tính giá vốn hàng bán trong tháng.
c. Tính trị giá tồn kho cuối tháng cho từng sản phẩm tồn kho.
----------------------------------------------------------------------------

Các anh chị nào rành về phần mềm/quy trình xin cho em 1 giải pháp tính giá thành cho bài toán trên.


Chân thành cảm ơn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
nhưng thực tế nó là vậy và hiện giờ 1 công ty phần mềm lớn cũng bó tay về vấn đề này.

Lớn hoặc to chưa hẳn là đã có thể đưa ra giải pháp phù hợp.

Các anh chị nào rành về phần mềm/quy trình xin cho em 1 giải pháp tính giá thành cho bài toán trên.

Chân thành cảm ơn.

Nếu để tìm giải pháp đáp ứng thì nên đưa bài toán đó sang bên này, sẽ có 1 số nhà làm PM (hoặc tư vấn) có thể tham gia trả lời chi tiết về giải pháp quy trình và cách thực hiện trên phần mềm của họ. Hiện nay ở GPE làm gì có mấy NCC phần mềm kế toán tham gia đâu, nếu có thì rất ít hoặc là người làm kế toán (có thể có KN) và có sử dụng 1 vài PM nào đó mà thôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Để dễ hình dung, ta có thể xem mô hình sau:

1. Nguyên liệu Z --> sản xuất ---> Thành phẩm A --> Xuất bán
2. Nguyên liệu Z + Thành phẩm A ---> Sản xuất -->Thành phẩm A --> Xuất bán.
3. Thành phẩm A --> Sản xuất --> Thành phẩm B --> Xuất bán
4. Thành phẩm A + Thành phẩm B + Nguyên Liệu Z ---> Sản xuất --> Thành phẩm A + Thành phẩm C --> Xuất bán.
5. Thành phẩm C --> Sản xuất --> Thành phẩm A + Thành Phẩm B --> Xuất bán.
......................................................
n. ..................................................

Dear Ca_dafi,
-------------
Cần mô tả chính xác lại quy trình vì anh thấy vãn chưa rõ ràng lắm:

Anh có thể diễn đạt bằng nhời xem có phải thế này không nhé:

1. Nguyên liệu Z được sản xuất ra sản phẩm A, B, C, D: Cà phê thô đưa vào sơ chế thành Cà phê loại I và loại II (trong mỗi loại có phân chia thành sàn 13 0% và sàn 16 2%). Ở bước này (gọi là công đoạn cũng được) các sản phẩm A, B, C, D có thể được bán ngay ra thị trường (bán lẻ chẳng hạn).
2. Thành phẩm A ---> Sản xuất -->Thành phẩm A, Đưa RC vào sản xuất thu được chính nó
Không thể có quy trình như vậy được mà nên hiểu là A - Sản xuất - A'. Nghĩa là, ví dụ, cà phê loại I
tiếp tục đưa vào chế biến (sản xuất) sẽ thu được vẫn là cà phê nhưng phẩm chất khác hơn. Thường ở bước này không làm thay đổi hình dáng, chất lượng nhưng xét về cơ cấu sản phẩm thì có sự thay đổi (như bước làm sạch, phân loại, loại bỏ tạp chất...). Trong bước 2 này nguyên liệu Z cũng được bổ sung vào (chắc là để thay thế phần sản phẩm A không đủ tiêu chuẩn hoặc bị hao hụt). Túm lại, ở bước này, sản phẩm thu được phải là A', B', C', D' chứ không thể là chính nó được.

3. Cũng như ở bước 1, sản phẩm A', B', C', D' tiếp tục đưa vào chế biến để thu được A", B", C", D", một phần có thể được xuất bán.

Nếu đúng như vậy thì quy trình chỉ cần diễn tả qua 2 bước trên là đủ. Và có thể coi thành phẩm được chế biến ở bước cuối cùng là sản phẩm chính, chúng ta đang bàn cách tính giá thành cho nó.
 
Nguyên liệu Z + Thành phẩm A ---> Sản xuất -->Thành phẩm A

Thế cái "Nguyên liệu Z" cho thêm vào lại chả có "xi nhê" (tác dụng làm biến đổi) gì à? Cái SP cuối cùng dù có cùng tên gọi thì về mặt "khoa học" mà nói cũng sẽ là 1 Item khác (A') chứ không thể giống như A ở trạng thái ban đầu.

Ah, nói thế này cho dễ hiểu (kiểu nông dân):

Con gà A + Nhồi tý bún --> Con gà A (nhưng có cân nặng hơn, bán được nhiều tiền hơn)
Như vậy, khi quản lý, Con gà A ban đầu có mã là "A001", sau khi cộng thêm Bún thì nó sẽ có mã mới "A001_New". Có thể "A001_New" vẫn có tên gọi là "Con gà A" (vì thị trường nó ko muốn nghe thành tên khác, NSX cũng chả muốn đổi tên khác)
 
2. Thành phẩm A ---> Sản xuất -->Thành phẩm A, Đưa RC vào sản xuất thu được chính nó
Không thể có quy trình như vậy được mà nên hiểu là A - Sản xuất - A'. Nghĩa là, ví dụ, cà phê loại I
tiếp tục đưa vào chế biến (sản xuất) sẽ thu được vẫn là cà phê nhưng phẩm chất khác hơn. Thường ở bước này không làm thay đổi hình dáng, chất lượng nhưng xét về cơ cấu sản phẩm thì có sự thay đổi (như bước làm sạch, phân loại, loại bỏ tạp chất...). Trong bước 2 này nguyên liệu Z cũng được bổ sung vào (chắc là để thay thế phần sản phẩm A không đủ tiêu chuẩn hoặc bị hao hụt). Túm lại, ở bước này, sản phẩm thu được phải là A', B', C', D' chứ không thể là chính nó được.
Giả định em có n lần thao tác như vậy trong 1 năm, như vậy cũng 1 mặt hàng nhưng lại có tới n mã hàng cho 1 sản phẩm, như vậy có vẻ không hợp lý chút nào về mặt quản lý tồn kho? Chưa nói tới việc quản lý bằng mã vạch!
Như ví dụ em nêu, ta có thể thấy:

10 tấn RC + 10 tấn R2 5% --> sản xuất --> 19 tấn R2 5% là chuyện thường xảy ra.

Tuy nhiên người ta sẽ không làm cái thao tác đem 10 tấn RC --> sản xuất --> 9 tấn R2 5%.
Còn lý do tại sao thì chắc hỏi những người làm cà phê sẽ rõ.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Giả định em có n lần thao tác như vậy trong 1 năm, như vậy cũng 1 mặt hàng nhưng lại có tới n mã hàng cho 1 sản phẩm, như vậy có vẻ không hợp lý chút nào về mặt quản lý tồn kho? Chưa nói tới việc quản lý bằng mã vạch!

Cho mình về số lượng giao dịch có thể xảy ra đi.

Và chú ý thêm:
- Phần mềm cho phép copy bất cứ 1 hành động nào (Những actions tương tự nhau sẽ thường được thực hiện kiểu copy from... rất dễ dàng, sau đó chỉ sửa đổi lại cho phù hợp). Việc quản lý bằng mã vạch cũng rất đơn giản khi tạo ra sản phẩm có mã khác (có thể tự động đặt lịch in hoặc các option để in mã vạch mới cho SP mới sử dụng các máy in mã vạch chuyên dụng trong môi trường SX)
- Phần mềm cho phép quản lý với hàng triệu giao dịch/năm, hàng trăm ngàn đối tượng.

10 tấn RC + 10 tấn R2 5% --> sản xuất --> 19 tấn R2 5% là chuyện thường xảy ra.

A + B ==> B

Tính giá thành ra sao?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cho mình về số lượng giao dịch có thể xảy ra đi.

Và chú ý thêm:
- Phần mềm cho phép copy bất cứ 1 hành động nào (Những actions tương tự nhau sẽ thường được thực hiện kiểu copy from... rất dễ dàng, sau đó chỉ sửa đổi lại cho phù hợp). Việc quản lý bằng mã vạch cũng rất đơn giản khi tạo ra sản phẩm có mã khác (có thể tự động đặt lịch in hoặc các option để in mã vạch mới cho SP mới sử dụng các máy in mã vạch chuyên dụng trong môi trường SX)
- Phần mềm cho phép quản lý với hàng triệu giao dịch/năm, hàng trăm ngàn đối tượng.
Cảm ơn anh nhiều lắm. Trước mắt là có 7 giao dịch tại bài số 3 em nêu ra. Có thể được, xin cho em 1 vài giải pháp để giải quyết 7 giao dịch đó.

Ps: em cảm ơn anh, anh đã cho em link đế trang ERP solution mà em quên mất.
 
Dear Ca_dafi,
-------------
Khoan hãy nói đến vấn đề "mã hoá", "phần mềm" hay hạch toán kế toán! Phải hiểu đúng vấn đề và tên gọi thì mới xác định được đúng đối tượng để tập hợp chi phí. Rõ ràng, A và A' vẫn là một nhưng, đúng như anh hai2hai nói, đó chỉ là cách nghĩ của người tiêu dùng chứ trong sản xuất người quản lý phải nắm bắt được các hao phí để sản xuất ra A' là bao nhiêu, chi tiết gồm những gì:

4. Đưa RC vào sản xuất thu được:
19.78 tấn cà phê thô
00.22 tấn vỏ, trấu, đá, tạp chất.
Như vậy RC đã thu được RC' (là 19.78 tấn cà phê thô) và 00.22 tấn vỏ, trấu, đá, tạp chất và các chi phí khác như nhân công, máy, chính là các hao phí cho thành phẩm ở công đoạn này.

Tất nhiên, cách tính giá thành không phức tạp mà bởi vì do có quá nhiều phân loại (do liên quan đến mã hoá mà) đúng không?
 
Tất nhiên, cách tính giá thành không phức tạp mà bởi vì do có quá nhiều phân loại (do liên quan đến mã hoá mà) đúng không?
Có lẽ như vậy anh Cường ơi! Bên phần mềm họ nói với em đây là bài toán "Con gà và quả trứng". Tuy nhiên, cũng phải có cách xử lý chứ nhỉ?

Nếu trong 1 tháng, việc tái sản xuất này xảy ra ít thì mức độ sai lệch về giá thành còn chấp nhận được. Tuy nhiên nếu quá trình phân loại tái sản xuất xảy ra liên tục (vào mùa cao điểm) thì hỡi ôi!.....

Thêm vào đó, việc này cũng trực tiếp ảnh hưởng đến việc tính giá xuất bình quân cho những phiếu xuất thành phẩm vào sản xuất.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
(1) A + B ==> B (2)

Sau khi tính giá thành cho B xong, thì đầu vào B ở vế (1) trong hệ thống phần mềm cũng đã thay đổi.

Có 1 cách khác để thực hiện: (Sử dụng kho ảo)
- B ở vế (1) để ở kho NVL
- B ở vế (2) để ở kho Thành phẩm
Khi tính giá thành thì tính theo kho, không tính cho kho NVL mà chỉ tính cho kho thành phẩm.
Muốn cho B thành phẩm trở thành NVL thì lại làm động tác chuyển kho từ kho Thành phẩm sang kho NVL (Dĩ nhiên giá vốn của NVL chính là giá thành ở bên kho Thành phẩm)

Nhưng mà, về "khoa học" mà nói, cách tạo mã mới là chuẩn hơn. Vì về bản chất theo cách này thì (B + Kho NVL) và (B + Kho Thành phẩm) chính là việc tạo ra 2 mã khác nhau (2 thông tin để tạo thành 1 cặp khóa duy nhất). Còn theo cách 1, mỗi mã đại diện cho sự duy nhất.

Nếu cadafi có nhu cầu thực sự về giải pháp và cần demo trên PM theo cách 1 hoặc cách 2, thì hãy liên hệ với Skype nick: Augges
 
Lần chỉnh sửa cuối:
vậy anh có thể theo dõi chi phí tập trung cho từng mặt hàng được ko?
VD: theo dõi từng quy trình, từng lô, như theo dõi riêng biệt lô 1, 2, 3, 4, 5, ...
1. Nguyên liệu Z --> sản xuất ---> Thành phẩm A --> Xuất bán
2. Nguyên liệu Z + Thành phẩm A ---> Sản xuất -->Thành phẩm A --> Xuất bán.
3. Thành phẩm A --> Sản xuất --> Thành phẩm B --> Xuất bán
4. Thành phẩm A + Thành phẩm B + Nguyên Liệu Z ---> Sản xuất --> Thành phẩm A + Thành phẩm C --> Xuất bán.
5. Thành phẩm C --> Sản xuất --> Thành phẩm A + Thành Phẩm B --> Xuất bán.
Nếu anh theo dõi được riêng biệt như trên thì mình tính như sau:
CPNVLTT (đã theo dõi riêng nên có thể biết được)
CPNCTT ((đã theo dõi riêng nên có thể biết được), chỉ CP lương thôi nhé.
CPSXC bao gồm nhiều loại, nhưng ko biết bên anh phân bổ theo tiêu thức nào? Nếu bên anh sử dụng máy móc là chính thì phân bổ khấu hao theo số giờ máy hoạt động. BHXH, BHYT, BHTN bỏ hết vào đây, các CP khác phân bổ theo tiêu thức. Nếu bên anh làm thủ công nhiều thì phân bổ các CP theo số giờ nhân công lao động trực tiếp trên mỗi lô. Trường hợp còn lại phân bổ theo NVL.

Còn về phần mềm em cũng ko rành lắm.
 
vậy anh có thể theo dõi chi phí tập trung cho từng mặt hàng được ko?
VD: theo dõi từng quy trình, từng lô, như theo dõi riêng biệt lô 1, 2, 3, 4, 5, ...
1. Nguyên liệu Z --> sản xuất ---> Thành phẩm A --> Xuất bán
2. Nguyên liệu Z + Thành phẩm A ---> Sản xuất -->Thành phẩm A --> Xuất bán.
3. Thành phẩm A --> Sản xuất --> Thành phẩm B --> Xuất bán
4. Thành phẩm A + Thành phẩm B + Nguyên Liệu Z ---> Sản xuất --> Thành phẩm A + Thành phẩm C --> Xuất bán.
5. Thành phẩm C --> Sản xuất --> Thành phẩm A + Thành Phẩm B --> Xuất bán.
Nếu anh theo dõi được riêng biệt như trên thì mình tính như sau:
CPNVLTT (đã theo dõi riêng nên có thể biết được)
CPNCTT ((đã theo dõi riêng nên có thể biết được), chỉ CP lương thôi nhé.
CPSXC bao gồm nhiều loại, nhưng ko biết bên anh phân bổ theo tiêu thức nào? Nếu bên anh sử dụng máy móc là chính thì phân bổ khấu hao theo số giờ máy hoạt động. BHXH, BHYT, BHTN bỏ hết vào đây, các CP khác phân bổ theo tiêu thức. Nếu bên anh làm thủ công nhiều thì phân bổ các CP theo số giờ nhân công lao động trực tiếp trên mỗi lô. Trường hợp còn lại phân bổ theo NVL.

Bạn để ý thấy trường hợp số 4 có sử dụng đầu vào là thành phẩm A, nghĩa là trong trường hợp này thành phẩm A được coi như nguyên liệu (Định khoản Nợ 621/Có 155). Vấn đề về lượng thì khỏi bàn, nhưng ta đang bàn về giá trị thành phẩm A đưa vào là bao nhiêu!? (Cty mình sử dụng PP tính giá xuất bình quân).
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Dear all,
--------
Việc tạo thêm mã mới theo em phải cân nhắc xem số lượng các loại sản phẩm đầu ra ở mỗi công đoạn có nhiều quá không, có ổn định hay theo dõi 1 lần. "Gà đói", "Gà nhồi bún" rồi sau này còn nhồi bằng nhiếu thứ khác nữa thì lại phải đi theo đặt tên à!. Quan trọng nữa là cách gọi tên khác có làm thay đổi tập quán, thói quen của người sản xuất hay không, cả một hệ thống lớn mà!

Hơn nữa, cụ thể đây là cà phê chứ không phải gà, tức là qua có công đoạn sản xuất không làm gia tăng giá trị của 1 đơn vị sản phẩm mà thuần tuý là loại bỏ tạp chất để thu được phẩm cấp tốt hơn. Nên theo em cấp độ quản lý ở đây là thứ hạng sản phẩm.
 
@ ca_dafi: "Bạn để ý thấy trường hợp số 4 có sử dụng đầu vào là thành phẩm A, nghĩa là trong trường hợp này thành phẩm A được coi như nguyên liệu (Định khoản Nợ 621/Có 155). Vấn đề về lượng thì khỏi bàn, nhưng ta đang bàn về giá trị thành phẩm A đưa vào là bao nhiêu!? (Cty mình sử dụng PP tính giá xuất bình quân)".
Tất nhiên anh phải tính được giá thành của A trước rồi mới đưa nó vào sx các sp tiếp theo chứ. Theo em, nếu công ty tính theo giá xuất bình quân thì anh đưa giá trị = giá thành bình quân của A đã sản xuất được, cuối năm mình sẽ điều chỉnh phần chênh lệch tất cả các lần xuất vào Giá vốn hết.
 
@ ca_dafi: "Bạn để ý thấy trường hợp số 4 có sử dụng đầu vào là thành phẩm A, nghĩa là trong trường hợp này thành phẩm A được coi như nguyên liệu (Định khoản Nợ 621/Có 155). Vấn đề về lượng thì khỏi bàn, nhưng ta đang bàn về giá trị thành phẩm A đưa vào là bao nhiêu!? (Cty mình sử dụng PP tính giá xuất bình quân)".
Tất nhiên anh phải tính được giá thành của A trước rồi mới đưa nó vào sx các sp tiếp theo chứ. Theo em, nếu công ty tính theo giá xuất bình quân thì anh đưa giá trị = giá thành bình quân của A đã sản xuất được, cuối năm mình sẽ điều chỉnh phần chênh lệch tất cả các lần xuất vào Giá vốn hết.

Vâng, tất nhiên là như vậy rồi. Nhưng vấn đề mình hỏi ở bài 1 và bài 3 là: làm sao tính được giá thành của A đây!?

Tất nhiên anh phải tính được giá thành của A trước rồi mới đưa nó vào sx các sp tiếp theo chứ. Theo em, nếu công ty tính theo giá xuất bình quân thì anh đưa giá trị = giá thành bình quân của A đã sản xuất được, cuối năm mình sẽ điều chỉnh phần chênh lệch tất cả các lần xuất vào Giá vốn hết.

Xin được nói thêm, muốn tính được giá thành bình quân thì tối thiểu chúng ta phải tính được giá bình quân đầu vào!? Mà đầu vào ở đây lại là thành phẩm?

Nếu chúng ta chuyển bài toán thành tính giá thành theo lô (Batch/Lot) thì chúng ta phải thay đổi toàn bộ phương pháp tính giá xuất. Nghĩa là chuyển sang sử dụng giá xuất đích danh và phải theo dõi được thành phẩm theo lô.

Các anh chị có thể tư vấn giúp em, hiện nay có phần mềm nào hỗ trợ tính giá thành theo lô để em tham khảo. Chân thành cảm ơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đề tài này hay thật!

Tôi xin có một vài tóm tắc yêu cầu của tác giả như sau:
Cứ xem như đây là mô hình của một công ty sản xuất cà phê, có nhiều xưởng, mỗi xưởng cho ra một loại sản phẩm cà phê (tùy theo các thành phần pha trộn vào). Mỗi xưởng có thể bán hàng trực tiếp ra thị trường và cũng có thể cung cấp cho xưởng khác để ra sản phẩm mới.

Từ giả thiết trên, ta có các xưởng và sản phẩm như sau:

Xưởng A -> sản phẩm A
Xướng B -> sản phẩm B
Xưởng C -> sản phẩm C
...

Các sản phẩm được cấu thành theo cách chế biến khác nhau:
Sản phẩm A : từ nguyên liệu a1
Sản phẩm B: từ nguyên liệu b1 (sản phẩm A), b2, ...
Sản phẩm C: từ nguyên liêu c1 (có thể sản phẩm A), c2 (có thể sản phẩm B), c3 ...

Từ cơ sở trên, phương pháp tính giá nên áp dụng là tính theo giá tiêu chuẩn: Nguyên tắc là dựa vào mức tiêu hao tiêu chuẩn x đơn giá chuẩn cho từng sản phẩm.

Chênh lệch giá cuối kỳ sẽ được hạch toán vào lãi lỗ trong kỳ. Định kỳ, phân tích phần chênh lệch để điều chỉnh giá chuẩn và mức tiêu hao chuẩn.

Theo như cách tính trên, mô hình hạch toán và tính giá thành cực kỳ đơn giản.
1. Sản phẩm từng xưởng sẽ được nhập kho thành phẩm.
2. Khi xuất sang xưởng khác, chuyển từ kho thành phẩm sang kho nguyên liệu của xưởng mới
3. Cách tính giá thành như bình thường.
4. Khi xuất kho bán hàng, hạch toán như bình thường.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Từ cơ sở trên, phương pháp tính giá nên áp dụng là tính theo giá tiêu chuẩn: Nguyên tắc là dựa vào mức tiêu hao tiêu chuẩn x đơn giá chuẩn cho từng sản phẩm.

Chênh lệch giá cuối kỳ sẽ được hạch toán vào lãi lỗ trong kỳ. Định kỳ, phân tích phần chênh lệch để điều chỉnh giá chuẩn và mức tiêu hao chuẩn.
Em đã có nghĩ đến giải pháp áp giá chuẩn. Tuy nhiên, như chúng ta biết, tỉ trọng nguyên liệu của cà phê thành phẩm chiếm đến 95%-99% trị giá thành phẩm, và giá cả của mặt hàng cà phê trên thị trường thì biến động thất thường và không ổn định. Như vậy, liệu áp dụng phương pháp tính giá chuẩn (standard Cost) có phù hợp hay không?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Em đã có nghĩ đến giải pháp áp giá chuẩn. Tuy nhiên, như chúng ta biết, tỉ trọng nguyên liệu của cà phê thành phẩm chiếm đến 95%-99% trị giá thành phẩm, và giá cả của mặt hàng cà phê trên thị trường thì biến động thất thường và không ổn định. Như vậy, liệu áp dụng phương pháp tính giá chuẩn (standard Cost) có phù hợp hay không?

Dù có thay đổi thế nào đi nữa, vẫn có thể thay đổi giá chuẩn được mà. Vấn đề là tiêu chí để xác định lại giá chuẩn thế nào? Có thể có một thủ tục để tuân thủ. Ví dụ: giá thị trường tăng / giảm bao nhiêu phần trăm; hoặc thời hạn là bao lâu; ...

Với cách tính giá chuẩn, không những tính giá thành dễ dàng mà còn có thể viết chương trình tính giá thành tự động và theo từng lô / đơn đặt hàng nữa.

Giả sử chênh lệch trong kỳ quá lớn, chúng ta có thể giữ lại để phân bổ cho kỳ sau.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom