tính tổng trọng lượng thép

Liên hệ QC

nguyenvanthe8730

Thành viên mới
Tham gia
17/4/07
Bài viết
1
Được thích
0
làm thế nào để tính tổng trọng lượng thép tương ứng với đường kính thép từ D10 đến D18
 
Nếu là thép có gân thì bạn cũng đem cân chính xác & từ đó lập bảng để tra sự phụ thuộc giữa chiều dài & khối lượng!

Thân ái! :-=
 
Nếu là thép có gân thì bạn cũng đem cân chính xác & từ đó lập bảng để tra sự phụ thuộc giữa chiều dài & khối lượng!

Thân ái! :-=
Chỉ có sư phụ mới nghĩ ra cái vụ.. CÓ GÂN này... lợi hại thật!
(chắc nhậu gân bò nhiều)
Nghe tuy buồn cười nhưng rất hợp lý ---> Khối lượng thì liên quan đến kích thước và khối lượng riêng ---> Nội cái khối lượng riêng này cũng đủ đau đầu rồi (thép các loại, tốt khác, dỏm khác)
 
Thông thường người ta tính như thế này :
KL của 1 m dài thép đường kính D = KL riêng của thép * Thể tích của thanh thép có đường kính D dài 1m = 7,85 (T/m3) * PI*(D^2)/4*1.
Đây là cách mà các bảng tra khối lượng thép vẫn dùng.
 
làm thế nào để tính tổng trọng lượng thép tương ứng với đường kính thép từ D10 đến D18

Có nhiều cách tính lắm bạn ơi. Tất cả đều dựa trên công thức tính thể tích của đoạn thép dài 1m và trọng lượng riêng của thép. Có điều người sử dụng tự quy thành các công thức tổng quát khác nhau để tiện sử dụng.
Mình hay dùng cái này vừa ngắn gọn lại dễ nhớ:
Trọng lượng của 1 mét dài thanh thép có đường kính Dn là = 0,222*n^2/36
Ví dụ:
Thép D10 = 0,222*10^2/36 = 0.617 kg/md
Thép D12 = 0,222*12^2/36 = 0.888 kg/md
 
Nếu là thép có gân thì bạn cũng đem cân chính xác & từ đó lập bảng để tra sự phụ thuộc giữa chiều dài & khối lượng!

Thân ái! :-=
Đúng là phải xét đến loại thép có gân hay thép trơn, 2 cái này khác hẳn nhau đấy. Ngay việc đo đường kính thép có gân cũng thế, người thì bảo là kẹp vào sống dọc người thì bảo là kẹp 1 âm, 1 dương, chẳng có sách nào quy định việc này cả, thế mới lạ.
Còn nếu tính trọng lượng thép theo kiểu thể tích nhân với trọng lượng riêng thì khá hay.
Ví dụ:
Khi mua thép tại nhà máy người ta luôn giao theo số liệu cân thực tế từng lô hoặc từng bó, khi về giao cho các đội thì lại đếm cây rồi tính theo kiểu (D/2)^2*pi()*L*7850 thì hơi bị lãi.
 
Có nhiều cách tính lắm bạn ơi. Tất cả đều dựa trên công thức tính thể tích của đoạn thép dài 1m và trọng lượng riêng của thép. Có điều người sử dụng tự quy thành các công thức tổng quát khác nhau để tiện sử dụng.
Mình hay dùng cái này vừa ngắn gọn lại dễ nhớ:
Trọng lượng của 1 mét dài thanh thép có đường kính Dn là = 0,222*n^2/36
Ví dụ:
Thép D10 = 0,222*10^2/36 = 0.617 kg/md
Thép D12 = 0,222*12^2/36 = 0.888 kg/md

Theo mình nếu đã dùng Excel thì nên tính chính xác với giá trị PI() và đường kính D luôn, mình nghĩ cách của bạn là quy tất cả về các phi về phi6 đúng không? vì KL 1 m dài phi6 là 0,222 Kg.
 
Mình hay dùng cái này vừa ngắn gọn lại dễ nhớ:
Trọng lượng của 1 mét dài thanh thép có đường kính Dn là = 0,222*n^2/36

Nhưng các nhà sản xuất thép của VN thì bao giờ cũng cho cán dung sai âm cho phép;
Nên cũng rất cần cân đo đong đếm như thường, chớ chử quan! :-=

DUNG SAI CHO PHÉP VỀ KÍCH THƯỚC THÉP CÓ ĐỐT CÁN NÒNG
(Thép vằn, thép gân)​
ĐK danh nghĩa| d|d1|h|h1|a|b
6 - 9| |+.8-1.0|+-.25|+.5-2.5|+-.5|+.5-.25
10-14|+.3-.5 |+-1.5|+-.5|+1.0-.5|+-1.0|+.7-.3
| . . . |||||
28-50| +.4-.7|+2.0-2.2|+-.7|+1.5-.7||+1.0-.5
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
làm thế nào để tính tổng trọng lượng thép tương ứng với đường kính thép từ D10 đến D18

Giờ đọc lại đề bài của bạn mới thấy mình trả lời nhầm :-=:-=:-=
Có phải ý bạn muốn cộng tổng trọng lượng các loại thép tương ứng với đường kính thép từ D10 đến D18 (trong bảng thống kê thép có rất nhiều loại thép có đường kính khác nhau, bạn chỉ muốn cộng trọng lượng của thép có đường kính từ D10 đến D18)
Nếu thế thì bạn dùng hàm SUMIF() là được. Bạn tham khảo file đính kèm, mọi người thường tổng hợp thép như vậy.
 

File đính kèm

  • TONG HOP THEP.xls
    13.5 KB · Đọc: 1,368
Chào bạn,
Thật ra thép xây dựng loại không gân là từ pi10 trở xuống, còn pi10 trở lên đều có gân.
Tùy theo nhà sản xuất thép mà đường kính có khác nhau.Đối với thép Vinakioe chẳng hạn, trong catalog có ghi "đường kính danh nghĩa".
Bạn có thể lấy đường kính này để tính toán thì sẽ chính xác hơn.
Còn trong thực tế, có thể nhà thầu dùng thép không có nhãn hiệu, chắc chắn là đường kính nhỏ hơn nên không thể đo trực tiếp được.
Chút góp ý nhỏ, mong được học hỏi thêm.
 
Theo mình nếu đã dùng Excel thì nên tính chính xác với giá trị PI() và đường kính D luôn, mình nghĩ cách của bạn là quy tất cả về các phi về phi6 đúng không? vì KL 1 m dài phi6 là 0,222 Kg.

Đúng là quy về thép Pi 6 để tính. Trong thi công người ta hay dùng cái này để tính cho dễ nhớ, dễ tính nhẩm.
 
Cách tính của huycuongxd cũng vẫn còn phiền toái. Ta biết rằng có 2 đại lượng cố định đó là Pi và trọng lượng riêng của thép vậy ta chỉ cần quan tâm đến đường kính nên ta có công thức tính trọng lượng 1m dài là (d/2)^2*0,02466.
Ví dụ:
thép Ø 6 = 3^2*0,02466 = 0,22194
thép Ø 12 = 36*0,02466 = 0,88776
thép Ø 10 = 25*0,02466 = 0,6165
 
Cách tính của huycuongxd cũng vẫn còn phiền toái. Ta biết rằng có 2 đại lượng cố định đó là Pi và trọng lượng riêng của thép vậy ta chỉ cần quan tâm đến đường kính nên ta có công thức tính trọng lượng 1m dài là (d/2)^2*0,02466.
Ví dụ:
thép Ø 6 = 3^2*0,02466 = 0,22194
thép Ø 12 = 36*0,02466 = 0,88776
thép Ø 10 = 25*0,02466 = 0,6165

Ở bài 5 mình đã nói là cái này do người sử dụng tự lập nên các công thức tổng quát để tiện cho việc sử dụng. Tính bằng cách nào thì kết quả nó cũng " sêm sêm" nhau. Vấn đề là lập nên công thức sao cho thật dễ nhớ. Mỗi khi cần tính trọng lượng thép là mình nhẩm phát "không phẩy hai hai hai nờ bình phương trên ba sáu" là có kết quả ngay.:-=:-=:-=
Thân!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
rất cảm ơn các bạn mong các bạn đóng góp thật nhiều hơ nữa
 
Web KT
Back
Top Bottom