Công thức tính lãi vay

Liên hệ QC

ketoancom

Thành viên mới
Tham gia
4/11/08
Bài viết
16
Được thích
0
Xin chào ,

Tôi gặp rắc rối khi tính lãi tiền vay , nhờ các bạn giúp dùm công thức tính để khi thay đổi bất kỳ dữ liệu nào thì số lãi sẽ được tính tương ứng.

Tiền vay USD 90,000
Thời gian Tỷ giá Lãi suất Lãi vay
09/02/2008 - 12/05/2008 16.002 5.98%/năm ?
13/05/2008 - 29/06/2008 16.844 7%/năm ?
30/06/2008 - 29/07/2008 16.810 8.5%/năm ?
30/07/2008 - 30/11/2008 16.977 9%/năm ?

Xin cảm ơn
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin chào ,

Tôi gặp rắc rối khi tính lãi tiền vay , nhờ các bạn giúp dùm công thức tính để khi thay đổi bất kỳ dữ liệu nào thì số lãi sẽ được tính tương ứng.

Tiền vay USD 90,000
Thời gian Tỷ giá Lãi suất Lãi vay
09/02/2008 - 12/05/2008 16.002 5.98%/năm ?
13/05/2008 - 29/06/2008 16.844 7%/năm ?
30/06/2008 - 29/07/2008 16.810 8.5%/năm ?
30/07/2008 - 30/11/2008 16.977 9%/năm ?

Xin cảm ơn

Bạn thử xác định lại xem, nếu các mốc thay đổi đó được áp dụng cho tất cả các khoản vay thì bạn nên lập ra một bảng tính, tôi nghĩ là cũng rất đơn giản thôi. Tôi thử làm trên fỉle đính kèm bạn thử xem có đúng ý không nhé. Thân
 

File đính kèm

  • tygia.xls
    16.5 KB · Đọc: 705
Bạn thử xác định lại xem, nếu các mốc thay đổi đó được áp dụng cho tất cả các khoản vay thì bạn nên lập ra một bảng tính, tôi nghĩ là cũng rất đơn giản thôi. Tôi thử làm trên fỉle đính kèm bạn thử xem có đúng ý không nhé. Thân
Mình nghĩ tính ra được lãi vay theo các mốc cố định thì dễ rồi. Nhưng bây giờ ví dụ:
tính lãi vay từ ngày 20/05/2008 --> 18/07/2008 thì tính như thế nào?

Nếu tính bằng tay thì cũng ra thôi, nhưng mình đang suy nghĩ đến một công thức tổng quát, chỉ cần gõ số tiền, từ ngày, đến ngày là sẽ ra tiền lãi dựa trên bảng thay đổi lãi suất cho trước đó!?
 
Mình nghĩ tính ra được lãi vay theo các mốc cố định thì dễ rồi. Nhưng bây giờ ví dụ:
tính lãi vay từ ngày 20/05/2008 --> 18/07/2008 thì tính như thế nào?

Nếu tính bằng tay thì cũng ra thôi, nhưng mình đang suy nghĩ đến một công thức tổng quát, chỉ cần gõ số tiền, từ ngày, đến ngày là sẽ ra tiền lãi dựa trên bảng thay đổi lãi suất cho trước đó!?
Mình cũng nghĩ như bạn CA_DAFI, có người bạn nhờ mình giúp và mình đã làm một file nhưng rất rườm rà. Nhờ CA_DAFI và các bạn chỉnh sửa cho gọn lại nhé. Thân!
 

File đính kèm

  • Khoan vay.rar
    114.4 KB · Đọc: 836
Lần chỉnh sửa cuối:
Làm như bạn thivantan thì được rồi.
Nhưng cho hỏi để phát triển thêm:Nếu dưới tiền vay có ghi thêm ngày vay (10/2/2008), ngày trả (29/11/2008) thì làm sao? Xin giúp đỡ.

Nhờ bạn thivantan giúp đỡ ngày vay(10/2/2008), ngày trả (29/11/2008) thì tính lãi như thế nào?
 

File đính kèm

  • tygia_kien.xls
    16.5 KB · Đọc: 203
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nhờ bạn thivantan giúp đỡ ngày vay(10/2/2008), ngày trả (29/11/2008) thì tính lãi như thế nào?
Cho tôi hỏi khoản vay đó từ lúc vay đến lúc trả có các mốc thay đổi lãi suất không, nếu có bạn phải nêu là mấy mốc và tương ứng với mỗi mốc là lãi suất là bao nhiêu?. Có như vậy mới tính được. Trong file của tôi chỉ cần bạn thay đổi các mốc lãi suất tại sheet "LS" thì bạn có thể tính số lãi phải nộp đến bất cứ thời điểm nào bạn muốn. Nếu tính từ ngày vay đến ngày đến hạn thì tại mục "tính tất toán đến ngày" bạn gõ ngày tất toán vào là xong. Thân
 
Cho tôi hỏi khoản vay đó từ lúc vay đến lúc trả có các mốc thay đổi lãi suất không, nếu có bạn phải nêu là mấy mốc và tương ứng với mỗi mốc là lãi suất là bao nhiêu?. Có như vậy mới tính được. Trong file của tôi chỉ cần bạn thay đổi các mốc lãi suất tại sheet "LS" thì bạn có thể tính số lãi phải nộp đến bất cứ thời điểm nào bạn muốn. Nếu tính từ ngày vay đến ngày đến hạn thì tại mục "tính tất toán đến ngày" bạn gõ ngày tất toán vào là xong. Thân
Xin được nói rõ ý:
Lãi suất thì như ketoancom, tôi muốn chỉ cần nhập số tiền vay, ngày vay, ngày trả (bất kỳ) thì sẽ có ngay kết quả. Cảm ơn bạn trước
 
Xin được nói rõ ý:
Lãi suất thì như ketoancom, tôi muốn chỉ cần nhập số tiền vay, ngày vay, ngày trả (bất kỳ) thì sẽ có ngay kết quả. Cảm ơn bạn trước

Bạn tải file và xem đã đúng ý của bạn chưa! Thân
 

File đính kèm

  • tygia_kien.xls
    48.5 KB · Đọc: 433
Bạn tải file và xem đã đúng ý của bạn chưa! Thân
Quả thật em thấy vấn đề tính lãi vay là một bài toán rất khó, em cũng làm cùng ngành như các anh chị, em có đọc trên diễn đàn bài viết về tính lãi NH. Nhưng có lẽ để lập ra công thức tổng quát chắc là phải công phu lắm. Em theo dõi để tài này ở đây anh Kiệt có viết chương trình rất hay . Nhưng để tính lãi suất theo kiểu cho vay, rút ra liên tục thì chưa có đáp số cuối cùng. Mong mọi người trên diễn đàn góp ý để chúng em có thể học tập
 
Quả thật em thấy vấn đề tính lãi vay là một bài toán rất khó, em cũng làm cùng ngành như các anh chị, em có đọc trên diễn đàn bài viết về tính lãi NH. Nhưng có lẽ để lập ra công thức tổng quát chắc là phải công phu lắm. Em theo dõi để tài này ở đây anh Kiệt có viết chương trình rất hay . Nhưng để tính lãi suất theo kiểu cho vay, rút ra liên tục thì chưa có đáp số cuối cùng. Mong mọi người trên diễn đàn góp ý để chúng em có thể học tập
Thông thường thì các ngân hàng đều có phần mềm giao dịch và nó giải quyết hầu hết các nghiệp vụ, ở đây chúng ta chỉ thảo luận những vấn đề có thể dùng EXCEL hỗ trợ cho công việc khi cần thiết. Nếu không biết về VBA thì chúng ta có thể dùng công thức thì vẫn giải quyết được tuy nhiên dùng VBA sẽ nhanh hơn nhiều. Tôi cũng không biết về VBA xong cũng cố gắng tìm hiểu để vận dụng vào công việc của mình, nếu hiểu nhanh ta sẽ làm nhanh, nếu hiểu chậm ta làm chậm. Bạn có thể vận dụng đa dạng các hướng dẫn trên diễn đàn GPE để giải quyết một vấn đề. Tôi tin là dần từ không biết chúng ta sẽ vận dụng tốt cho công việc của mình. Chúc thành công.
 
Thực sự mà nói vấn đề mà topic này đưa ra là một vấn đề khó! Mình cũng suy nghĩ về vấn đề này nhiều lắm! Tuy nhiên, do kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng còn kém quá cho nên mình bị hạn chế về thuật giải và phương thức tính toán.

Các anh chị và các bạn làm trong ngành NH nếu được có thể chia sẻ cách thức cập nhật/lưu trữ dữ liệu ngân hàng từ lúc cho vay cho đến lúc khách hàng trả tiền, cập nhật/lưu trữ thông tin về lãi suất theo thời gian như thế nào (bằng tay). Từ đó chúng ta sẽ rút ra lý luận/quy luật chung để có thể đưa vào chương trình để excel tự tính toán thì hay quá! Mong được sự đóng góp và chia sẻ của các anh chị và các bạn về vấn đề này!
 
Thực sự mà nói vấn đề mà topic này đưa ra là một vấn đề khó! Mình cũng suy nghĩ về vấn đề này nhiều lắm! Tuy nhiên, do kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng còn kém quá cho nên mình bị hạn chế về thuật giải và phương thức tính toán.

Các anh chị và các bạn làm trong ngành NH nếu được có thể chia sẻ cách thức cập nhật/lưu trữ dữ liệu ngân hàng từ lúc cho vay cho đến lúc khách hàng trả tiền, cập nhật/lưu trữ thông tin về lãi suất theo thời gian như thế nào (bằng tay). Từ đó chúng ta sẽ rút ra lý luận/quy luật chung để có thể đưa vào chương trình để excel tự tính toán thì hay quá! Mong được sự đóng góp và chia sẻ của các anh chị và các bạn về vấn đề này!
Tôi đã từng công tác trong lĩnh vực ngân hàng. Theo tôi được biết trong năm 2008 do tình hình suy thoái của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng Việt Nam do đó các ngân hàng áp dụng cơ chế cho vay thả nổi theo lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước. Tóm lại là một khoản vay từ lúc trả có thể có nhiều mốc lãi suất. ( Khách hàng có thể trả nợ gốc nhiều lần trong thời gian vay vốn tuỳ theo quy định của từng ngân hàng). Hiện nay các ngân hàng có rất nhiều phương thức cho vay, nhưng thông dụng nhất thường có hai hình thức vay vốn chủ yếu sau:
+ Thứ nhất là vay từng lần: Có nghĩa là chỉ được nhận tiền tối đa bằng số tiền ghi trên hợp đồng tín dụng.
+ Thứ hai là vay theo hạn mức tín dụng: Có nghĩa là không khống chế số tiền nhận nợ nhưng dư nợ không được vượt quá số tiền ghi trên hợp đồng tín dụng.
Vấn đề đặt ra là khi tính tất toán khoản vay ngoài việc phải xác định các mốc lãi suất thay đổi trong thời gian vay vốn ta còn phải biết các thời điểm khách hàng trả bớt nợ gốc hoặc nhận thêm tiền để tính lãi cho chính xác đảm bảo đúng cơ chế. Các khoản vay trong ở từng thời điểm lại có những thời điểm thay đổi lãi suất khác nhau (Ví dụ nếu vay từ ngày 1/4/2008 đến nay sẽ có 10 mốc thay đổi lãi suất, nhưng có khoản vay chỉ vay sau đó 10 ngày nhưng chỉ có 6 mốc thay đổi suất...).
Quan trọng là kế toán của ngân hàng phải theo dõi và tổng hợp được từng thời điểm vay thì ứng với bao nhiêu mốc thay đổi lãi suất ( Đây là điều kiện cốt lõi để tính chính xác lãi suất phải trả của khách hàng) đồng thời phải xác định trong thời gian vay vốn trả nợ và vay vốn ở từng thời điểm là bao nhiêu. Theo tôi đây chính là điều kiện để đưa vào chương trình EXCEL.
Bình thường nếu phải tính bằng thủ công thì việc tính lãi rất mất thời gian, nếu có sự hỗ trợ để đưa vào chương trình như CA_DAFI nói thì thực sự sẽ giảm tải đáng kể công việc của cán bộ kế toán ngân hàng. Thân.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
(*)Tóm lại là một khoản vay từ lúc trả có thể có nhiều mốc lãi suất. ( Khách hàng có thể trả nợ gốc nhiều lần trong thời gian vay vốn tuỳ theo quy định của từng ngân hàng).
Hiện nay các ngân hàng có rất nhiều phương thức cho vay, nhưng thông dụng nhất thường có hai hình thức vay vốn chủ yếu sau:
+ Thứ nhất là vay từng lần: Có nghĩa là chỉ được nhận tiền tối đa bằng số tiền ghi trên hợp đồng tín dụng.
+ Thứ hai là vay theo hạn mức tín dụng: Có nghĩa là không khống chế số tiền nhận nợ nhưng dư nợ không được vượt quá số tiền ghi trên hợp đồng tín dụng.

Vấn đề đặt ra là khi tính tất toán khoản vay ngoài việc (1) phải xác định các mốc lãi suất thay đổi trong thời gian vay vốn ta còn phải biết các (2) thời điểm khách hàng trả bớt nợ gốc hoặc (3) nhận thêm tiền để tính lãi cho chính xác đảm bảo đúng cơ chế. Các khoản vay trong ở từng thời điểm lại có những thời điểm thay đổi lãi suất khác nhau (Ví dụ nếu vay từ ngày 1/4/2008 đến nay sẽ có 10 mốc thay đổi lãi suất, nhưng có khoản vay chỉ vay sau đó 10 ngày nhưng chỉ có 6 mốc thay đổi suất...).
Quan trọng là kế toán của ngân hàng phải theo dõi và (4) tổng hợp được từng thời điểm vay thì ứng với bao nhiêu mốc thay đổi lãi suất ( Đây là điều kiện cốt lõi để tính chính xác lãi suất phải trả của khách hàng) đồng thời phải xác định trong thời gian vay vốn trả nợ và vay vốn ở từng thời điểm là bao nhiêu. Theo tôi đây chính là điều kiện để đưa vào chương trình EXCEL.

1. Trong bốn (4) vấn đề bạn nêu ra bên trên (phần tô đậm), hiện nay bạn thao tác thực hiện như thế nào? Bạn có thể nói rõ hơn không?

Thêm vào đó,
Khi khách hàng trả tiền, số tiền đó là thuần túy trả nợ gốc hay trả lãi? Hay chúng ta có phân biệt rõ ra số tiền trả lãi và số tiền trả vốn gốc riêng (hai nghiệp vụ riêng)
a. Nếu là trả vốn gốc: Tại sao chúng ta không tính lãi để trả ngay thời điểm trả vốn gốc?
b. Nếu trả lãi:
- Khi khách hàng đã trả lãi vào một thời điểm nhất định (ví dụ: ngày cuối tháng) thì việc tính lãi phải tính lại, không phải tính từ mốc vay nữa mà tính từ mốc khách hàng đã trả lãi! Như vậy có đúng hay không?
c. Nếu trả cả vốn gốc và lãi:
- Khi khách hàng trả cả vốn gốc và lãi thì hiện giờ bạn tính như thế nào, ý mình là tính bằng tay như thế nào?

2. Trong vấn đề quản lý vốn vay hiện tại, file của bạn quản lý hợp đồng vay như thế nào? Bạn có thể đưa lên một file ví dụ cụ thể không?
Cấu trúc quản lý file có thể như thế này không:
Mã KH​
|
Số H.đồng vay​
|
Ngày vay​
|
Loại tiền vay​
|
Số tiền Vay​
|
Tỷ Giá tại ngày vay​
|
KH001|HDV-200902/001XD|
1/1/2009​
|VND|
3000000000​
|
1​
|
KH002|HDV-200902/002XD|
2/1/2009​
|VND|
400000000​
|
1​
|
KH003|HDV-200902/003XD|
3/1/2009​
|USD|
32000​
|
17500​
|
KH004|HDV-200902/004XD|
4/1/2009​
|VND|
865000000​
|
1​
|
KH005|HDV-200902/005XD|
5/1/2009​
|USD|
43000​
|
17800​
|
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thực sự mà nói vấn đề mà topic này đưa ra là một vấn đề khó! Mình cũng suy nghĩ về vấn đề này nhiều lắm! Tuy nhiên, do kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng còn kém quá cho nên mình bị hạn chế về thuật giải và phương thức tính toán.

Các anh chị và các bạn làm trong ngành NH nếu được có thể chia sẻ cách thức cập nhật/lưu trữ dữ liệu ngân hàng từ lúc cho vay cho đến lúc khách hàng trả tiền, cập nhật/lưu trữ thông tin về lãi suất theo thời gian như thế nào (bằng tay). Từ đó chúng ta sẽ rút ra lý luận/quy luật chung để có thể đưa vào chương trình để excel tự tính toán thì hay quá! Mong được sự đóng góp và chia sẻ của các anh chị và các bạn về vấn đề này!
Cảm ơn ca_dafi đã giúp đỡ mọi người, thực ra khi em đọc các ví dụ đó em chỉ băn khoăn cách giải quyết vấn đề viết công thức thôi. Còn về nghiệp vụ vấn đề không có gì khó hiểu anh ạh, trong bài toán đưa ra chỉ có vấn đề là khách hàng vay theo hạn mức (giả sử bọn em cấp cho họ hạn mức là 35 tỷ trong vòng 1 năm thì họ chỉ được vay tối đa là 35 tỷ thôi) Trong 35 tỷ đó có thể là khách hàng có thể vay thành nhiều lần, trả nhiều lần tuân theo quy luật (khoản nào vay trước thì trả trước, các lần vay thường áp dụng lãi suất khác nhau). Vì chưa có chương trình tính lãi nên để tính lãi trong một tháng mọi người thường chia ra làm các khoảng thời gian khác nhau. Em Post lên một ví dụ anh có thể hiểu được ngay. Khi khách hàng trả nợ thì là trả gốc thôi anh ạh.
 

File đính kèm

  • Vi du.xls
    81.5 KB · Đọc: 549
Lần chỉnh sửa cuối:
Như vậy thì mình có một số nhận xét như sau:
- Số tiền lãi sẽ tính vào cuối tháng và khách hàng sẽ trả vào cuối tháng và đây là nghiệp vụ riêng;
- Khách hàng có thể vay và trả trong các thời điểm khác nhau trong tháng;
- Số tiền khách hàng trả trong tháng là tiền vốn gốc;
- Khách hàng trả tiền tuân thủ theo nguyên tắc FIFO, khoản vay nào phát sinh trước và còn dư nợ thì trả trước.
- Lãi suất sẽ thay đổi (liên tục) trong tháng theo các mốc thời gian khác nhau, và các mốc thời gian này là xác định được.
- Cuối tháng, chốt khoản nợ gốc, chuyển sang tháng sau! Tháng sau tính lãi thì dựa theo số dư này của tháng trước.
- Số ngày tính cho 1 năm quy ước là 360 ngày.
Mình nhận xét như vậy có đúng không?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Như vậy thì mình có một số nhận xét như sau:
Mình nhận xét như vậy có đúng không?
Dạ anh hiểu hoàn toàn đúng rồi đấy ạh. Em có đọc các bài viết trước mới dừng lại ở khâu tính dư nợ của các chủ đầu tư, nếu tổng hợp đi đến kết quả cuối cùng của tất cả các chủ đầu tư như bảng trê thì rất khó. Em đã nghĩ mãi mà chưa có phương án cuối cùng. Mong anh chỉ giúp
 
Vấn đề này đúng là hơi đi sâu vào chuyên ngành Ngân hàng, tuy nhiên, để có thể làm rõ vấn đề, tôi cũng xin phép đóng góp một chút kiến thức hạn hẹp về Ngành ngân hàng để từ đó chúng ta xây dựng được 1 file excel theo dõi lãi vay hoàn chỉnh.

@ Anh Ca_dafi: Các câu hỏi của anh đã được em trình bày xuyên xuốt trong bài. Anh xem và tổng hợp nhé !

- Phương thức quản lý từng khoản vay:

Như các anh đã nói ở trên, Có thể có phương thức cho vay từng lần (theo món) hay hạn mức (giới hạn tín dụng). Tuy nhiên, cách quản lý của Ngân hàng đối với mỗi khách hàng là THEO TỪNG KHẾ ƯỚC NHẬN NỢ (bảng kê rút vốn) và DƯ NỢ THỰC TẾ

Tại sao lại quản lý theo cách này ? Giả sử bạn được ACB cấp 01 hạn mức tín dụng bổ sung vốn lưu động là 500 tỷ VND, bạn và BIDV đã ký hợp đồng tín dụng trung hạn trị giá 100 triệu USD để mua 1 con tàu 100.000 DWT … Những con số lớn lao trên có nghĩa lý gì nếu … bạn không thực hiện rút vốn vay ? Lý do ư ? Kinh tế suy thoái, không xuất được hàng nên tôi tạm dừng sản xuất, tôi không đóng tàu nữa …

Vì vậy, tất cả các ngân hàng tôi biết đều quản lý theo từng khế ước nhận nợ, và dư nợ thực tế.

Nội dung từng khế ước bao gồm những thứ gì ?
- Ngày vay vốn, ngày phải trả nợ gốc
- Số tiền vay, loại tiền vay
- Lãi suất (có thể có, có thể không)
- Kỳ hạn điều chỉnh lãi suất (có thể có, có thể không – nếu áp dụng lãi suất thả nổi)

Và định kỳ cuối tháng, cuối tuần hay thậm chí đầu ngày, mỗi Ngân hàng thường “chạy” ra 1 file theo dõi dư nợ (được chiết xuất ra file *.xls) . Như vậy, mỗi khách hàng thường có thể có một hay nhiều khế ước nhận nợ và sẽ vinh dự được hiện lên tại 1 hay vài dòng trên file dư nợ chung đó.

- Xác định lãi suất
Lãi suất có thể được hai bên xác định như sau:
Lãi suất cố định 1 lần trong toàn bộ thời gian vay vốn. Ví dụ: 10%/năm chẳng hạn
Lãi suất thả nổi: Được định kỳ thay đổi theo một thời gian nhất định (1 tháng,3 tháng,6 tháng …) với công thức xác định trước. Ví dụ như: “ Thay đổi 3 tháng 1 lần vào ngày 1 hàng tháng hoặc vào ngày làm việc tiếp theo nếu ngày 01 là ngày nghỉ, lễ tết theo công thức Libor 6 tháng tại thời điểm xác định (Lãi suất cơ sở)+ 3%/năm (margin)” - Đây là em ví dụ thế, thực tế còn “khù khoằm” hơn nhiều, ngân hàng thì lấy lãi suất tiết kiệm 12 tháng, Sibor, Bình quân tiết kiệm 4 Ngân hàng lớn …

- Lãi vay được tính như thế nào ?
Một nguyên tắc chung là lãi suất được tính theo dư nợ giảm dần
(hãy bỏ qua trường hợp lãi suất add on – Lãi suất cho toàn bộ dư nợ trong suốt thời gian vay, nếu cần thiết, tôi sẽ có bài viết kỹ hơn về loại lãi suất cho vay này)

Với hầu hết các ngân hàng, lãi của các khoản vay sẽ được thanh toán vào ngày 25 hàng tháng. Trường hợp khác là do thỏa thuận riêng giữa Ngân hàng và khách hàng.

Tại sao lại phải trả vào ngày 25 hàng tháng ? mà không phải là ngày khác hay trả lãi 1 lần vào cuối kỳ ?

Lãi vay về cơ bản là doanh thu của một ngân hàng (lãi, phí chứ không phải là Dư nợ nhé). Lãi huy động (Cái mà bạn nhận được khi bạn gửi tiết kiệm đó) được coi là chi phí.
Trong khi bạn gửi tiết kiệm, hầu hết đều được nhận lãi cuối kỳ vậy sao bạn vay vốn bạn lại không được trả lãi cuối kỳ mà phải trả hàng tháng ?

Đừng thắc mắc nữa, hay coi đó là đặc quyền, đặc lợi của Ngân hàng đi. Nếu tính chi li ra, chi phí thời gian của tiền lãi đó đối với bạn không đáng kể đâu, nhưng đối với hàng triệu khách hàng thì 0… Nếu cứ cố hỏi, bạn sẽ nhận được câu trả lời: “ hàng tháng, chúng tôi phải trả bao nhiêu là chi phí, chi phí thuê VP, trả lương, tiếp khách … mà các chi phí này đối với Ngành ngân hàng có phải ít đâu, vì vậy, CHÚNG TÔI PHẢi THU LÃI (DOANH THU ) HÀNG THÁNG để trang trải các chi phí trên – Hợp lý không hả bạn ?

Còn tại sao phải thu vào ngày 25 nhỉ ? Cuối tháng, các ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ. Nếu không trả được lãi trong tháng đó, Cả khoản vay (bao gồm cả gốc và lãi) sẽ trở thành quá hạn à xấu cho cả ngân hàng lẫn khách hàng
Vậy quy định trả lãi vào ngày 25 để cho các khách hàng còn có thời gian 5 ngày để mà “xoay tiền” trả lãi cho ngân hàng.

Như vậy, cứ đến 25 hàng tháng, căn cứ vào số dư nợ, lãi vay (tính từng khế ước nhận nợ 1) mà bạn phải nộp tiền lãi cho ngân hàng nhé !

Trường hợp bạn có 1 khoản tiền, bạn muốn thanh toán trước toàn bộ hay 1 phần nợ gốc của khoản vay, KHÔNG AI NGĂN CẢN BẠN CẢ. Ngay lập tức sau khi bạn trả gốc, lãi vay sẽ được tính trên số dư còn lại. Thậm chí nếu bạn muốn trả lãi trước ngày 25 ? Cũng được, nhưng chẳng ai làm thế cả (không thực tế, thà trả nợ gốc để lãi vay giảm xuống có hơn không ?)
Bàn thêm 1 chút: Khách hàng có phải tuân theo nguyên tắc FIFO không ? Câu trả lời ngắn gọn là không . Dài dòng một chút là “ Theo dòng tiền thực tế của phương án kinh doanh” Ngày 01/01 Bạn vay 100 để mua NVL sản xuất ra cái ghế, ngày 02/02, bạn vay 200 để mua NVL mua bàn. Dự kiến sau khi bán hàng 3 tháng sẽ thu tiền. Nhưng tự nhiên sau 1 tháng, ông mua bàn lại trả tiền hàng, vậy bạn phải trả tiền vay bàn chứ không phải vay ghế nhá.

- Lãi vay có thay đổi được hay không ?
Đã xác định lãi suất và phương thức tính lãi cụ thể như trên, vậy còn thay đổi ntn nữa ? Xin thưa với các bạn là VẪN. Đặc biệt là ở VN, nơi mà các hợp đồng trong đó có hợp đồng tín dụng thường xuyên bị vi phạm và điều chỉnh (Cái này mấy bác trong ngành xây dựng mà bàn về điều khoản thanh toán – trả tiền thì mới gọi là RÕ)

Giả sử: 01/06 Bạn vay 100 với lãi suất là 12 %/ năm, thời gian 09 tháng. Đến 01/09 Lãi suất huy động trên thị trường tăng cao chóng mặt. Ngân hàng bảo “Phải tăng lãi suất lên 21%/năm, không thì ngân hàng lỗ. Hợp đồng thế, phải ký lại phụ lục điều chỉnh lãi suất”
Đến tháng 12, NHNN can thiệp, lãi suất huy động giảm Khách hàng lại bảo “Bác Ngân hàng làm ơn điều chỉnh lại giúp em, thôi thì 18% cũng được”
Nếu các việc điều chỉnh trên chỉ áp dụng từ ngày ký phụ lục điều chỉnh thì đơn giản, nhưng lại back date mới chết chứ, tính lại từ đầu, thoái thu lãi hay thu thêm
Việc này mà tính tay có mà chết à ?!

- Chương trình quản lý và Sự cần thiết lập bảng theo dõi lãi vay
Không chết được, đã có chương trình quản lý tính hộ ngân hàng rồi. hiện tại, Ngân hàng nào cũng có chương trình quản lý. Trong đó, nổi tiếng nhất là hệ thống BDS của BIDV, Agri, VCB, Incombank và Maritime Bank . Đây là phần mềm do WB tài trợ trong dự án hiện đại hóa NH. Bản quyền của Mỹ, do Silver Lake mua lại và viết. Nó làm được mọi thứ, đủ các phân hệ: Tiền gửi, tiền vay, bảo lãnh, LC … à bạn không phải làm gì cả, chỉ nhập vào cho đúng là được. À quên, bạn còn phải làm thêm việc báo cáo thống kê (sau khi nó chiết xuất ra các file *.xls) à tôi biết ơn GPE vô cùng (thời gian làm báo cáo của tôi từ 2 tiếng /ngày với cả chục cái cột phụ rút xuống 15 phút ) !!!

- Vậy có cần thiết phải làm bảng theo dõi lãi vay không ? Rất cần !
Đối tượng: kế toán ngân hàng (để báo cáo, để theo dõi xem NH có tính “láo” cho mình không), Cán bộ tín dụng (để theo dõi)

- Phải lập bảng như thế nào ?

Với kế toán thì chỉ theo dõi cho công ty mình thôi thì không khó lắm vì không nhiều
Nhưng trường hợp của bạn đây, hình như cũng làm ngân hàng à cực khó (Chương trình phải đặt hàng các Công ty sản xuất phần mềm, giá tính bằng tiền ...Tỷ). Excel có thể không bằng được các phần mềm chuyên dụng, nhưng cũng cũng có thể đáp ứng phần nào nhu cầu của bạn. Mọi người cùng chung tay giúp sức.

Trên đây là ý kiến của mình, Hy vọng không làm mất thời gian của các bạn.

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mình tương đối hiểu phần nào rồi! Cảm ơn bạn phuong1604 và các bạn.
Tuy vậy, mình nghĩ để có được các mối liên hệ để tính toán như thế rất phức tạp, mình muốn giải quyết vấn đề này trên Access được không? Nghĩa là dùng Access để lưu trữ và tính toán, sau đó sẽ trích xuất ra excel! }}}}}

Ý mọi người như thế nào ạ?
 
Choài ! Lần trước đi off thấy các anh ấy bảo "Ca_dafi xuất thân từ Access". Không biết có phải vậy không ? Nếu thế thì đúng là gặp sở trường nhé !!!)*&^)

Có điều em chưa hiểu lắm. Bạn vantienhy không biết có phải làm ở Ngân hàng hay không ? Mục đích để theo dõi như vậy ? Một ngân hàng mà để nhân viên phải tự tính lãi vay, theo dõi từng khoản vay như vậy kể cũng hơi lạ ... ?
Mong bạn vantienhy giải đáp để mọi người có hướng giúp bạn hiệu quả nhất !
Thân;
 
Choài ! Lần trước đi off thấy các anh ấy bảo "Ca_dafi xuất thân từ Access". Không biết có phải vậy không ? Nếu thế thì đúng là gặp sở trường nhé !!!)*&^)

Có điều em chưa hiểu lắm. Bạn vantienhy không biết có phải làm ở Ngân hàng hay không ? Mục đích để theo dõi như vậy ? Một ngân hàng mà để nhân viên phải tự tính lãi vay, theo dõi từng khoản vay như vậy kể cũng hơi lạ ... ?
Mong bạn vantienhy giải đáp để mọi người có hướng giúp bạn hiệu quả nhất !
Thân;
Dạ em làm ở NH nhưng do đây là nghiệp vụ mới phát sinh nên bọn em chưa có phần mềm (lãi suất công bố tủy từng thời điểm cho phù hợp, còn khi chủ đầu tư trả nợ trong bảng tính tháng của em bên vay vốn một tháng có thể vay, trả gốc nhiều lần (trên cơ sở gốc trả cuối tháng bọn em tính lãi tại bảng và thông báo chủ đầu tư họ trả lãi).
Ca_dafi ơi, anh có thể nói qua cho em biết nếu dùng Access thì giải quyết sẽ có ưu điểm hơn Excel thông thường ở điểm nào vì em chưa nghiên cứu đến Access, anh có thể nói sơ qua ý tưởng này hộ em không? Cảm ơn anh nhiều
 
Web KT
Back
Top Bottom