Hàm Excel dùng trong Ngân Hàng

Liên hệ QC

ptm0412

Bad Excel Member
Thành viên BQT
Administrator
Tham gia
4/11/07
Bài viết
13,777
Được thích
36,273
Donate (Momo)
Donate
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
Consultant
Một vài nhận xét về bài viết hàm Excel dùng trong Ngân Hàng đăng trên tạp chí PCWorld

Tác giả: Vũ Đỗ Din din_netcom@yahoo.com Trích từ Báo PCWorld

Excel có nhiều hàm hữu dụng trong cuộc sống, bài viết này tôi muốn giới thiệu 4 hàm tính toán rất hay dùng trong lĩnh vực ngân hàng: FV và PMT ứng dụng trong hoạt động gửi tiền còn PPMT và IPMT ứng dụng trong hoạt động vay tiền ngân hàng.

1. Hàm FV:

Hàm FV được dùng để xác định tổng số tiền mà bạn nhận được khi gửi một số tiền nhất định (định kỳ) vào một ngân hàng có lãi suất nhất định.

Ví dụ: Bạn muốn gửi số tiền là 500000 VND (định kỳ hàng tháng) vào ngân hàng A, với lãi suất là 11,50% /năm, trong thời gian 5 năm. Tổng số tiền mà bạn nhận được sau 5 năm sẽ được tính theo hàm FV(rate, nper, pmt, pv, type) như hình 1.

Trong đó:

- rate : Lãi suất

- nper: Tổng thời gian gửi

- pv : Tổng số tiền

- type : Kiểu, có hai giá trị là 1 hoặc 0 (1 là thanh toán vào đầu tháng, 0 là thanh toán vào cuối tháng)

Có thể thấy rằng vì thời gian gửi ở chương trình này được đổi thành 60 tháng nên giá trị của tham số lãi suất cũng được chia cho 12 để đảm bảo thu được giá trị chính xác trong 5 năm. Bạn cũng cần phải đặt dấu trừ trước hàm FV để thu được kết quả là số dương.

2. Hàm PMT:

Hàm PMT có chức năng ngược với FV, đó là khi bạn đã biết trước số tiền nhận được, thời gian gửi tiền và lãi suất ngân hàng thì tổng số tiền bạn cần phải gửi vào là bao nhiêu sẽ được tính qua hàm PMT.

Ví dụ: Bạn tiếp tục muốn gửi tiền vào ngân hàng B với lãi suất 5,66%/ năm trong khoảng thời gian 5 năm để thu được một khoản tiền là 59.707.554,34 VND thì tổng số tiền mà bạn cần gửi vào ngân hàng là bao nhiêu? Ta dùng hàm PMT để giải quyết bài toán trên như hình 2.
Cú pháp của hàm PMT tương tự như hàm FV, trong đó C2 là lãi suất/năm, C4 là thời gian (5 năm tương đương với 60 tháng), C5 là tổng số tiền mong muốn nhận được.

3. Hàm PPMT:

Hàm PPMT dùng để tính số tiền gốc mà bạn phải trả hàng tháng khi bạn vay tiền ở ngân hàng (đã biết trước lãi suất cho vay, số tiền vay và thời gian cho vay).

Ví dụ: Bạn đang cần số tiền là 35000000 VND và tiến hành vay tại ngân hàng A với lãi suất là 4,55% trong thời gian 120 tháng (10 năm). Ta sẽ dùng hàm PPMT để tính toán số tiền mà bạn sẽ phải trả hàng tháng cho ngân hàng như hình 3.

4. Hàm IPMT:

Hàm IPMT dùng để tính số tiền lãi mà bạn phải trả hàng tháng. Ta sẽ sử dụng hàm IPMT để tính cho trường hợp vay tiền ở ngân hàng A trên, tổng số tiền mà bạn phải trả cho ngân hàng bao gồm số tiền gốc (tính bằng hàm PPMT) và số tiền lãi (tính bằng hàm IPMT) (Hình 4).

Cụ thể, số tiền lãi hàng tháng được tính như sau: IPMT(B$2/12, A7, B$4, B$3)

Sau khi tính toán tất cả các tháng, các bạn cộng lại để kiểm tra tổng số tiền gốc và lãi phải trả sau 120 tháng (Hình 5).

Cụ thể trong ví dụ này, có thể thấy sau 120 tháng bạn đã trả đủ 35.000.000 VNĐ tiền vốn và 8.629.431,85 VNĐ tiền lãi cho ngân hàng.ÿ


=================================================================

NHẬN XÉT VỀ BÀI CỦA VŨ ĐỖ DIN (1)

1. Hàm FV:

Hàm FV được dùng để xác định tổng số tiền mà bạn nhận được khi gửi một số tiền nhất định (định kỳ) vào một ngân hàng có lãi suất nhất định.

Ví dụ: Bạn muốn gửi số tiền là 500000 VND (định kỳ hàng tháng) vào ngân hàng A, với lãi suất là 11,50% /năm, trong thời gian 5 năm. Tổng số tiền mà bạn nhận được sau 5 năm sẽ được tính theo hàm FV(rate, nper, pmt, pv, type) như hình 1.

Trong đó:

- rate : Lãi suất

- nper: Tổng thời gian gửi

- pv : Tổng số tiền

- type : Kiểu, có hai giá trị là 1 hoặc 0 (1 là thanh toán vào đầu tháng, 0 là thanh toán vào cuối tháng)

Xin thưa rằng bài viết có sai sót.
Xin hiệu đính nhự sau:

1. 500.000đ là số tiền gỏi hàng tháng bằng nhau trong nper kỳ, và 500.000d là tham số pmt trong hàm.

2. pv không phải tổng số tiền mà là giá trị hiện tại (Present value). Ý nghĩa của [pv] trong hàm là số tiền có sẵn trong NH vào thời điểm bạn gởi 500.000 đ lần đầu tiên. Mặc định nếu bỏ qua tham số này nghĩa là số tiền ban đầu bằng không.

3. nper là số kỳ gởi tiền không phải là tổng thời gian gởi. Tổng thời gian gởi tính theo đơn vị gì? Trong khi kỳ có thể là tuần, là tháng, là quý, là năm.

4. rate đúng là lãi suất nhưng phải nói rõ là lãi suất quy đổi theo kỳ gởi tiền. Nếu kỳ là 1 tháng, rate phải tính cho tháng, kỳ là quý, rate phải tính cho quý 3 tháng.

NHẬN XÉT VỀ BÀI CỦA VŨ ĐỖ DIN (2)
2. Hàm PMT:

Hàm PMT có chức năng ngược với FV, đó là khi bạn đã biết trước số tiền nhận được, thời gian gửi tiền và lãi suất ngân hàng thì tổng số tiền bạn cần phải gửi vào là bao nhiêu sẽ được tính qua hàm PMT.

Ví dụ: Bạn tiếp tục muốn gửi tiền vào ngân hàng B với lãi suất 5,66%/ năm trong khoảng thời gian 5 năm để thu được một khoản tiền là 59.707.554,34 VND thì tổng số tiền mà bạn cần gửi vào ngân hàng là bao nhiêu?
Sai sót không chỉ có 1:

Hàm pmt() có 5 tham số rate, nper, pv, [fv], type:

1. Hàm pmt() tính ra số tiền bằng nhau phải gởi ngân hàng mỗi kỳ không phải tính tổng số tiền phải gởi.
2. Các tham số khác không được nói đến mà ngầm hiểu như hàm fv(), nên cũng sai tuốt luốt:
- npersố kỳ gởi không phải thời gian gởi
- pv là present value = số tiền có sẵn trong ngân hàng tại thời điểm gởi tiền kỳ đầu tiên, thường là bằng không theo thí dụ cụ thể này. Mặc định của nó không bằng không.
- fv là giá trị tương lai (Future value), là số tiền mình mong mỏi sẽ nhận được sau khoảng thời gian tương đương nper kỳ gởi. Chính fv mới có mặc định bằng không nếu bỏ qua tham số.
- rate cũng phải quy về kỳ gởi.

GIẢI THÍCH TẠI SAO FV MẶC ĐỊNH BẰNG KHÔNG:

Pmt() được đặt ra để dùng tính số tiền bằng nhau phải trả mỗi kỳ trong nper kỳ, với lãi suất rate, cho 1 khoản vay hiện tại là pv; và đến cuối kỳ thứ nper, khoản vay được trả hết hoặc còn 1 khoản dư nợ fv.

Nói thêm:
Tham số nào có mặc định có thể bỏ qua thì trong cấu trúc hàm, nó được bao bằng dấu ngoặc vuông [].

NHẬN XÉT VỀ BÀI CỦA VŨ ĐỖ DIN (3)
3. Hàm PPMT:

Hàm PPMT dùng để tính số tiền gốc mà bạn phải trả hàng tháng khi bạn vay tiền ở ngân hàng (đã biết trước lãi suất cho vay, số tiền vay và thời gian cho vay).

Sai sót không chỉ là 2.

Cấu trúc hàm PPMT: PPMT(rate,per,nper,pv,[fv],[type])

Hàm ppmt() dùng để tính số tiền gốc phải trả tại kỳ thứ per trong tổng số nper kỳ, của 1 khoản tiền vay pv với lãi suất rate, mà sau kỳ thứ nper, số dư nợ của khoản vay còn là fv, mặc định fv =0

Như vậy rõ ràng ppmt() không phải để tính số tiền gốc mà bạn phải trả hàng tháng, mà chỉ tính số tiền gốc tại kỳ thứ per.
Tại sao phải tính riêng kỳ thứ per? Vì các khoản trả pmt là bằng nhau mỗi kỳ, nhưng với cách tính lãi trên dư nợ giảm dần thì lãi giảm dần, suy ra khoản trả gốc tăng dần: Khoản trả gốc không bằng nhau trong mỗi kỳ trả.

NHẬN XÉT VỀ BÀI CỦA VŨ ĐỖ DIN (4)

Hàm IPMT dùng để tính số tiền lãi mà bạn phải trả hàng tháng.

Sai sót không dừng lại.

Tương tự PPMT(), IPMT() có cấu trúc: IPMT(rate,per,nper,pv,[fv],[type])

Hàm IPMT() dùng để tính số tiền lãi phải trả tại kỳ thứ per trong tổng số nper kỳ, của 1 khoản tiền vay pv với lãi suất rate, mà sau kỳ thứ nper, số dư nợ của khoản vay còn là fv, mặc định fv =0

Như vậy, IPMT() không phải để tính số tiền lãi mà bạn phải trả hàng tháng, mà chỉ tính số tiền lãi tại kỳ thứ per.
Lý do tương tự Ppmt()

NHẬN XÉT VỀ BÀI CỦA VŨ ĐỖ DIN (5)

Vậy còn cái gì đúng?

- type : Kiểu, có hai giá trị là 1 hoặc 0 (1 là thanh toán vào đầu tháng, 0 là thanh toán vào cuối tháng)

Còn câu trên đúng. Duy nhất đúng.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:

File đính kèm

  • HAM VAY GUI TIEN.XLS
    36 KB · Đọc: 1,638
Lần chỉnh sửa cuối:
Tập tin mình đính kèm có coi được là một ví dụ tổng quát không các bạn nhỉ!?
1. Ô B9 của bạn là:
Annual Payment (trả/ gửi mỗi kỳ):
Kỳ trả/ gửi của bạn là tháng, nhưng Annual là hàng năm, bạn à. Nếu bạn muốn nói hàng tháng, thì là Monthly Payment. Nếu bạn muốn tổng quát cho kỳ trả là tháng, quý, 6 tháng, năm, thì bạn dùng Period Payment. Nhưng lúc đó bạn phải thêm và 1 ô là số kỳ trả 1 năm, để nhân với số năm trong ô D4 sẽ ra tổng số kỳ nper.

2. Bạn có thể cho thêm thí dụ về 3 hàm còn lại không?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
pmt0412, bạn nhận xét và gợi ý phát triển rất tinh tế! Các hàm dùng để thể hiện ý tưởng ứng dụng, về mấy hàm còn lại, mình nghĩ có thể thể hiện được ở ý tưởng tập tin đính kèm kia, ta thử xem nhỉ! %#^#$

_______

Lưu ý: Tập tin đính kèm dưới cùng bài này chưa hoàn thiện, chỉ mang tính minh họa diễn tiến đề tài (topic), mời tải xuống tập tin ứng dụng hoàn thiện nhất ở đây:
xls.gif
PMT VAY GUI TIEN final.xls http://www.giaiphapexcel.com/forum/showpost.php?p=127789&postcount=22
 

File đính kèm

  • HAM VAY GUI TIEN new.XLS
    36.5 KB · Đọc: 590
Lần chỉnh sửa cuối:
Góp ý về file đính kèm của Thankyou

Công thức tính PMT() trong ô C10 của Thankyou như sau:
=PMT(C5/C6, C4*C6, -C7, -C8, C9)

Xin có nhận xét:

1. Hai khoản tiền PV và FV luôn là 2 tham số trái dấu nhau. Tùy theo trường hợp thì PV dương, FV âm và ngược lại. Trường hợp trong file, 1 trong 2 tham sô bằng không, nên chưa thấy sai. Giải thích:

a. Trường hợp 1: Khi gửi tiền:​

- PV <> 0: PV là số tiền hiện có sẵn trong sổ tiền gửi tại thời điểm gởi tiền, đồng nghĩa với 1 khoản chi ngay tại thời điểm đó (payable). Theo quy ước thì khoản chi ra có giá trị âm.

- FV <> (đương nhiên), là khoản tiền sẽ nhận được trong tương lai (receivable). Theo quy ước thì khoản thu vào có giá trị dương.​
b. Trường hợp 2: Khi vay tiền:​

- PV <> 0 (đương nhiên), là khoản tiền nhận được khi vay tiền (receivable). Vậy PV > 0

- FV <> 0: là khoản tiền còn nợ lại sau 1 khoảng thời gian vay và trả dần. Khoản này cũng vẫn phải trả trong tương lai (payable), vậy FV < 0.​

c. Kết luận: PV và FV luôn trái dấu. Công thức trên của Thankyou với 2 dấu trừ sẽ sai trong trường hợp tổng quát.​

2. Dấu của PMT: Dấu của PMT luôn luôn âm. Tuy nhiên thường ta muốn hiển thị số dương (theo ý thích), hãy đặt dấu trừ phía trước PMT() hoặc dùng hàm ABS(), không đặt dấu trừ bên trong hàm.

3. Trong ngân hàng chỉ có các kỳ thanh toán là tháng, quý, 6 tháng, 1 năm, (không có kỳ 2 tháng). Vậy số kỳ trong 1 năm (periods per year, không phải period) sẽ là 12, 4, 2, 1, (không có 6 kỳ 1 năm)


Xem file kèm theo sẽ thấy trường hợp sai của bạn.
 

File đính kèm

  • Vay & Gui.XLS
    21.5 KB · Đọc: 952
Lần chỉnh sửa cuối:
cảm ơn ý kiến nhận xét phát triển

Cảm ơn những nhận xét phát triển của bạn ptm0412,

những nhận xét chứng tỏ bạn quả thực rất suất sắc, song mình cũng xin chia sẻ với góc nhìn hơi khác:

1. "Tiên đề" là: Hai khoản tiền PV và FV luôn là 2 tham số trái dấu nhau, tùy theo trường hợp thì PV dương, FV âm và ngược lại. Tiên đề này cũng không mâu thuẫn với:

Công thức tính PMT() trong ô C10 của Thankyou như sau: =PMT(C5/C6, C4*C6, -C7, -C8, C9)
nếu hiểu C7 = dương, C8 = âm, nghĩa là - C7 = âm, - C8 = dương.

Nói chung quy ước dấu trừ (-) để chỉ ra chiều của dòng tiền trong giao dịch. Tuy nhiên không một quy ước nào ôm trọn vẹn thực tế.

2.
Dấu của PMT luôn luôn âm. Tuy nhiên thường ta muốn hiển thị số dương (theo ý thích), hãy đặt dấu trừ phía trước PMT() hoặc dùng hàm ABS(), không đặt dấu trừ bên trong hàm.
Trong công thức mình cố để PMT luôn "thể hiện" là dương với dấu (-) trong hàm: để tránh những thắc mắc không cần thiết nếu nhìn thấy dấu trừ (-) ở phần "miêu tả":
Đáp số: -PMT(10%/12; 15x12; 0; 500.000 K; 0) = 1206 K
Song mình cũng xin sửa lại theo bạn ptm0412 như trên, nhưng cũng xin không gọi là "sửa lỗi",

3. cũng giống như dùng Periods hay Period:
Trong ngân hàng chỉ có các kỳ thanh toán là tháng, quý, 6 tháng, 1 năm, (không có kỳ 2 tháng). Vậy số kỳ trong 1 năm (periods per year, không phải period) sẽ là 12, 4, 2, 1, (không có 6 kỳ 1 năm)
Mình cũng đã cân nhắc song cuối cùng đã chọn, và giờ vẫn xin lấy Period.

Lời lẽ, câu chữ để diễn ý thôi mà.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
1. Vấn đề 1:
1. "Tiên đề" là: Hai khoản tiền PV và FV luôn là 2 tham số trái dấu nhau, tùy theo trường hợp thì PV dương, FV âm và ngược lại. Tiên đề này cũng không mâu thuẫn với:

Công thức tính PMT() trong ô C10 của Thankyou như sau: =PMT(C5/C6, C4*C6, -C7, -C8, C9)

nếu hiểu C7 = dương, C8 = âm, nghĩa là - C7 = âm, - C8 = dương.

Đúng là không mâu thuẫn, có thể nói 100% không mâu thuẫn. Nhưng khi đưa vào bảng tính thì bạn xem phần tôi tô đỏ, bạn có ghi đúng như thế không? (nếu như cả FV và PV <> 0)? Nếu bạn cho 1 thí dụ trong file trên của bạn với cả FV và PV đều <> 0 nhưng 1 dương 1 âm trong 2 ô C7 và C8, và ngược nhau trong 2 trường hợp vay và gởi, thì tôi đã nói thừa và xin chịu phạt!

2. Vấn đề 2: Rất vui vì bạn làm theo gợi ý của tôi

3. Vấn đề 3: period hay periods:

Phải, đúng là không quan trọng cái chữ s số nhiều. Nhưng vẫn quan trọng cái "per year", là cái mà tôi muốn nhấn mạnh.
 
cảm ơn ý kiến nhận xét phát triển (tiếp theo)

Xin quay trở lại với "vấn đề" chính:

Trường hợp trong file, 1 trong 2 tham sô bằng không, nên chưa thấy sai.

Có thể có các trường hợp đặc biệt như:

Khi vay tiền, nếu FV là khoản tiền còn nợ lại sau 1 khoảng thời gian vay và trả dần, khoản này cũng vẫn phải trả trong tương lai (payable): FV < 0 (âm).

Khi gửi tiền, nếu PV là số tiền hiện có sẵn trong sổ tiền gửi tại thời điểm gởi tiền, đồng nghĩa với 1 khoản chi ngay tại thời điểm đó (payable): PV < 0 (âm).

Song trong tập tin mình tạo đã loại trừ hai trường hợp này bằng thiết lập giá trị Data/ Validation.

picmh.jpg


Nghĩa là ta cứ yên tâm sử dụng: khi vay tiền mặc định giá trị FV = 0, khi gửi tiền đặt giá trị PV = 0. Thực tế không có công cụ nào có thể khái quát toàn bộ những gì ta muốn.

Quy ước, ký hiệu... hay hàm số chỉ là để thể hiện ý tưởng ứng dụng thực tế. Ý tưởng của mình khi tạo tập tin kia là để tính toán đúng, nhanh, gọn với trường hợp điển hình, sự tiếp nhận phổ thông và tư duy bình dân nhất.

Xem file kèm theo sẽ thấy trường hợp sai của bạn
Mình đang tìm hiểu, hi vọng có thể qua đó giúp tập tin tối ưu hơn. Nếu có thể phát triển một tập tin mới mang tính khái quát cao hơn, xin nhờ ở sự chủ động và tri thức bạn ptm0412.

Cảm ơn bạn ptm0412 và xin bạn tiếp tục nhận xét phát triển các giải pháp Excecl mới!

_______

Lưu ý: Tập tin đính kèm dưới cùng bài này chưa hoàn thiện, chỉ mang tính minh họa diễn tiến đề tài (topic), mời tải xuống tập tin ứng dụng hoàn thiện nhất ở đây: PMT VAY GUI TIEN final.xls http://www.giaiphapexcel.com/forum/showpost.php?p=127789&postcount=22


 

File đính kèm

  • HAM VAY GUI TIEN new.xls
    36.5 KB · Đọc: 464
Lần chỉnh sửa cuối:
Xin quay trở lại với "vấn đề" chính:
Tập tin mình đính kèm có coi được là một ví dụ tổng quát không các bạn nhỉ!?

Bạn hỏi file của bạn có thể coi như 1 thí dụ tổng quát không. Thế mà bạn lại nói:
Có thể có các trường hợp đặc biệt như:
- Khi vay tiền, nếu FV là khoản tiền còn nợ lại sau 1 khoảng thời gian vay và trả dần, khoản này cũng vẫn phải trả trong tương lai (payable): FV < 0 (âm).

- Khi gửi tiền, nếu PV là số tiền hiện có sẵn trong sổ tiền gửi tại thời điểm gởi tiền, đồng nghĩa với 1 khoản chi ngay tại thời điểm đó (payable): PV < 0 (âm).
Song trong tập tin mình tạo đã loại trừ hai trường hợp này bằng thiết lập giá trị Data/ Validation.

Loại trừ ra 2 trong 4 trường hợp điển hình của hàm PMT của Excel, thì còn gì là tổng quát nữa.

Bạn còn nói:
Thực tế không có công cụ nào có thể khái quát toàn bộ những gì ta muốn.

Bạn chưa làm được, tôi không làm được, không có nghĩa là không ai làm được.

Nói thêm: Trong file của bạn tôi thấy bạn ghi dòng chữ: Xin vui lòng liên hệ .... nên tôi đoán bạn đang hoặc sẽ dùng file này để phổ biến cho nhiều người. Nếu là tôi, tôi không dám:

- Hoặc tôi làm cho thật sự tổng quát (không loại trừ trường hợp nào). Nếu không, 1 người dùng nào đó lọt vào trường hợp bị loại trừ, và vẫn gõ 2 con số vào 2 ô PV và FV, kết quả sẽ sai, ảnh hưởng đến quyết định của họ và có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

- Nếu tôi muốn ràng buộc chỉ cho nhập số dương, tôi sẽ không dùng Validation, vì người dùng vẫn có thể vô tình copy con số ở đâu đó và paste vào, validation bị vô hiệu.
 
Tập tin đó xác định khả năng thực hiện một dự định nào đó (kế hoạch tài chính) ứng dụng hàm PMT(rate; nper; pv; [fv]; [type]) trong giới hạn của hàm này.

"Tập tin mình đính kèm có coi được là một ví dụ tổng quát không các bạn nhỉ!?" hỏi vậy đâu có nghĩa là thankyou khẳng định: tập tin ấy là hoàn hảo/ tổng quát đấy, và do đó bạn hãy dùng như bạn hiểu hay bạn muốn!

Trong tập tin mình gửi lên có viết " Mọi trao đổi, mời liên hệ", trong giới hạn tham gia diễn đàn này của thankyou, điều đó chỉ có thể hiểu là: nói về nội dung tập tin.

Theo đó nếu tập tin đưa ra ban đầu dù đã có ý phòng ngừa mà khả năng ai đó sử dụng ngoài mục đích tạo lập tập tin: áp dụng PMT với fv/ pv dấu âm có thể dẫn đến kết quả/ hậu quả không mong muốn.

Cảm ơn bạn đã chỉ ra điều đó, và xin được hỏi riêng bạn: tập tin mới sau khi đã được điều chỉnh như góp ý của bạn liệu đã có thể gọi được là "tổng quát" theo như ý của bạn chưa?

Ngoài ra, mong bạn dành thời gian giải thích giúp nội dung này trong tập tin "Vay & Gui.XLS" của bạn:

pmtmh1.jpg


Diễn đàn Giaiphapexcel.com có những tri thức của bạn thật là tốt! @$@^#
 
xin được hỏi riêng bạn: tập tin mới sau khi đã được điều chỉnh như góp ý của bạn liệu đã có thể gọi được là "tổng quát" theo như ý của bạn chưa?

Xin đựợc khẳng định là chưa.

Tuy nhiên có thể dựa vào ý tưởng trong file đó để lập ra 2 bảng khác nhau: 1 bảng cho tiền gởi, và 1 bảng cho tiền vay. Nếu bạn để ý sẽ thấy công thức PMT trong 2 bảng có khác nhau.
Dù vậy, bất kỳ file nào dù hoàn chỉnh đến đâu cũng phải có hướng dẫn sử dụng. Nếu tôi dùng ý tưởng đó làm ra 1 file với 2 bảng, thì cũng phải giới thiệu mỗi bảng dùng để tính cho mục đích gì, cách nhập liệu ra sao. Tuy vậy, khi tạo 2 bảng thì khuyến cáo duy nhất là hãy nhập số dương, và nhập đúng bảng.

Một cách khác chỉ cần dùng 1 bảng là dùng 2 option button để chọn tiền vay hoặc tiền gởi. Căn cứ vào option nào được chọn, công thức sẽ tự tính. (Không có VBA đâu nhé). Trường hợp này khuyến cáo duy nhất là nhập số dương. Để tôi làm rồi sẽ post lên bạn nhận xét dùm.

Ngoài ra, mong bạn dành thời gian giải thích giúp nội dung này trong tập tin "Vay & Gui.XLS" của bạn
Xin hẹn tối nay, bây giờ tôi phải ngưng rồi.
 
Đã làm xong file, giải thích cũng trong file cho tiện, vì có minh họa.

Các khuyến cáo cũng có sẵn, cộng thêm là thông báo nếu không làm theo khuyến cáo.

Các giải thích coi như là vài thí dụ về hàm FV
 

File đính kèm

  • Vay & Gui2.XLS
    29.5 KB · Đọc: 408
Bạn ptm0412 thân mến,

1.
Nếu bạn để ý sẽ thấy công thức PMT trong 2 bảng có khác nhau.
mình tuy thử bằng số thấy là vẫn đúng hết mà không phát hiện ra sự khác biệt công thức PMT với trường hợp Vay và trường hợp gửi tiền, đều là:
IF(AND(C7>=0;C8>=0;IF(D1=1;C8<C7;C7<C8));ABS(PMT(C5/C6;C4*C6;C7*IF($D$1=1;1;-1);C8*IF($D$1=1;-1;1);C9));"Số liệu sai")
Xin bạn diễn dịch giúp qua về nội dung công thức này và chỉ giúp sự "có khác nhau" nhé! Vì quả công thức PMT này có hơi phức tạp so với sự học hỏi có được của nhiều bạn, và cả Option button nữa mình cũng vừa biết và áp dụng.

vaygui.jpg


___________

2.
Ngoài ra, mong bạn dành thời gian giải thích giúp nội dung này trong tập tin "Vay & Gui.XLS" của bạn:
...
guitogui.jpg


Cảm ơn bạn, sau khi xem giải thích của bạn thankyou đã hiểu thêm nhiều về trường hợp này. Thực tế với một dự định trong tương lai người mà hiện ta đã có một khoản để dành rồi thì "công việc" sẽ dễ hơn rất nhiều, dù vẫn biết cuộc sống luôn có thể biến động.


____________

3. Với trường hợp này thì có vẻ khó để hiểu hơn so với khi gửi tiền:

vaytovay.jpg


Trong thực tế hoạt động tín dụng ngân hàng thì trường hợp này có ý nghĩa nhiều không bạn nhỉ?


 
1. Sự khác biệt:
mình tuy thử bằng số thấy là vẫn đúng hết mà không phát hiện ra sự khác biệt công thức PMT với trường hợp Vay và trường hợp gửi tiền
Sự khác biệt nằm ở tham số PV và FV trong hàm PMT:

PMT(C 5/C6;C4*C6;C7*IF($D$1=1;1;-1);C8*IF($D$1=1;-1;1);C9)

D1 là cell link của 2 option button, nó sẽ có giá trị là 1 nếu là vay tiền, và là 2 nếu là gửi tiền.
Hai hàm if sẽ xét ô D1 này, nếu D1 = 1 thì cho giá trị này, D2 = 2 sẽ cho giá trị kia.

Vậy nếu D1 = 1 (vay tiền), công thức trở thành:
PMT(C 5/C6;C4*C6;C7* (1);C8* (-1);C9) = PMT(C 5/C6; C4*C6; C7; -C8; C9)

ngược lại, D1 = 2 (gởi tiền), công thức trở thành:
PMT(C 5/C6;C4*C6;C7* (-1);C8* (1);C9) = PMT(C 5/C6; C4*C6; -C7; C8; C9)

Kết quả: C7 (PV) và C8 (FV) luôn trái dấu và đúng dấu với ý nghĩa payable và receivable của nó trong 2 trường hợp.

2. Ý nghĩa:
Trong thực tế hoạt động tín dụng ngân hàng thì trường hợp này có ý nghĩa nhiều không bạn nhỉ?
Giả sử người con muốn thực hiện việc làm ăn trị giá 100.000, nhưng chỉ có 40.000, còn cần 60.000 nữa. Ông bố có thể tài trợ nhưng chỉ muốn tài trợ 50.000, ông vay ngân hàng 60.000 trả trong 5 năm, đưa ngay cho người con, điều kiện là ông chỉ trả trong 5 năm đó số tiền 50.000, còn dư nợ 10.000, đứa con phải tự trả.
Vậy ông bố sẽ tính bằng công thức PMT với PV = 60.000, FV = 10.000, thời gian 5 năm.

Thực tế là NH sẽ tính thời hạn vay là 6 năm, người bố trả 5 năm, người con trả 1 năm. Nhưng đây chỉ là thí dụ.
 
Thưa,

Với vốn hiểu biết của mình, tập tin thankyou thực hiện và giới thiệu ban đầu với ý định là thể hiện trực quan với mọi số dương (bỏ dấu trừ trực quan), tuy nhiên điều này dẫn đến những bối rối và những sai sót có thể trong công thức với các trường hợp của hàm PMT.

Vừa rồi được bạn ptm0412 chỉ dẫn và chia sẻ. Bây giờ để soát xét và tổng hợp lại với những quy ước mặc định của PMT, xin bạn ptm0412 khẳng định giúp có phải 04 trường hợp điển hình của PMT là: PV/ FV = 0; PV/ FV trái dấu?
Loại trừ ra 2 trong 4 trường hợp điển hình của hàm PMT của Excel, thì còn gì là tổng quát nữa.
Ngoài ra, còn hai trường hợp được thử và cho ra những kết quả , mình cũng đang bối rối tự không biết diễn giải như thế nào, như để trống dưới đây (tập tin đính kèm), mong ptm0412 chia sẻ ý kiến của bạn!

pmts.jpg
 

File đính kèm

  • Vay & Gui 3.XLS
    43.5 KB · Đọc: 188
Bạn có nhầm lẫn 1 chút rồi. Khoản chi ra luôn luôn âm, khoản thu vào luôn luôn dương. Do đó PV và FV luôn luôn trái dấu: vay và trả, gửi và rút ra.
Hai trường hợp bạn để trống, PV và Fv đều dương (cùng dấu) nên sai.

Bốn trường hợp tôi nói là:

- Gởi: PV = 0, FV <> 0
- Gởi: PV <> 0, FV <> 0
- Vay: PV <> 0, FV = 0
- Vay: PV <>0, FV <> 0

(Không có trường hợp nào PV = FV = 0)

Giải thích thêm:
1. Các quy ước dấu (khoản chi ra luôn luôn âm, khoản thu vào luôn luôn dương) chỉ là quy ước của tài chính, nhưng lại là quy định phải tuân thủ của Excel. Nếu bạn làm theo quy định thì kết quả sẽ đúng dấu: PMT là khoản chi ra sẽ luôn luôn âm.

2. Trường hợp 2 (vay): Bạn cho PV = + 2.000.000, FV = + 100.000, Excel sẽ hiểu là bạn muốn nhận ngay 2 triệu, sau nper kỳ, bạn sẽ nhận tiếp 100.000 nữa. Excel sẽ bắt bạn phải chi mỗi kỳ nhiều hơn so với trường hợp 1

3. Trường hợp 4 (gửi): Bạn cho PV = + 100.000, FV = + 2.000.000, Excel sẽ hiểu là bạn muốn nhận trước 100.000, và sau nper kỳ gửi, bạn sẽ nhận thêm 2.000.000 nữa. Kết quả Excel cũng bắt bạn phải trả mỗi kỳ nhiều hơn so với trường hợp 3.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
1. Các quy ước dấu (khoản chi ra luôn luôn dương, khoản thu vào luôn luôn âm) chỉ là quy ước của tài chính, nhưng lại là quy định phải tuân thủ của Excel. Nếu bạn làm theo quy định thì kết quả sẽ đúng dấu: PMT là khoản chi ra sẽ luôn luôn âm.

2. Trường hợp 2 (vay): Bạn cho PV = + 2.000.000, FV = + 100.000, Excel sẽ hiểu là bạn muốn nhận ngay 2 triệu, sau nper kỳ, bạn sẽ nhận tiếp 100.000 nữa. Excel sẽ bắt bạn phải chi mỗi kỳ nhiều hơn so với trường hợp 1

3. Trường hợp 4 (gửi): Bạn cho PV = + 100.000, FV = + 2.000.000, Excel sẽ hiểu là bạn muốn nhận trước 100.000, và sau nper kỳ gửi, bạn sẽ nhận thêm 2.000.000 nữa. Kết quả Excel cũng bắt bạn phải trả mỗi kỳ nhiều hơn so với trường hợp 3.

Cảm ơn bạn ptm0412, hai trường hợp ngay trên mình thử mà excel không báo lỗi gì, giờ thì đã hiểu là Excel hiểu vậy. -\\/.

Kèm theo đây mình làm một tập tin tổng hợp lại những chỉ dẫn và chia sẻ của bạn ptm0412, vui lòng bạn ptm0412 xem lại giúp một lần giúp để mọi người có một công cụ mới và yên tâm sử dụng, tập tin gồm Sheet1 và Sheet2. -=.,,

_______

Lưu ý: Tập tin đính kèm dưới cùng bài này chưa hoàn thiện, chỉ mang tính minh họa diễn tiến đề tài (topic), mời tải xuống tập tin ứng dụng hoàn thiện nhất ở đây:
xls.gif
PMT VAY GUI TIEN final.xls http://www.giaiphapexcel.com/forum/showpost.php?p=127789&postcount=22


 

File đính kèm

  • HAM VAY GUI TIEN 2 new .xls
    51 KB · Đọc: 239
Lần chỉnh sửa cuối:
Hàm EX dùng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng rất nhiều. Trong đó quan trọng là các hàm về phân tích các chỉ số tài chính như NPV; IRR, các hàm về tính số tiền/hàm về tính số kỳ hạn trả nợ/gửi tiền như FV, PMT,IPMT,PPMT ..... . trong đó có các khái niệm của các thông số như bài đầu mà bạn PMT042 đã đề cập. Nếu vận dụng linh hoạt kết hợp với các tính năng khác của EX như goal seek ..... sẽ rất hữu dụng.
Tuy nhiên cần phải hiểu nguyên lý và vận dụng dụng linh hoạt trong từng tình huống thì mới giải quyết được vấn đề.
 
Cảm ơn bạn ptm0412, hai trường hợp ngay trên mình thử mà excel không báo lỗi gì, giờ thì đã hiểu là Excel hiểu vậy. -\\/.

Kèm theo đây mình làm một tập tin tổng hợp lại những chỉ dẫn và chia sẻ của bạn ptm0412, vui lòng bạn ptm0412 xem lại giúp một lần giúp để mọi người có một công cụ mới và yên tâm sử dụng, tập tin gồm Sheet1 và Sheet2. -=.,,
Bạn thankyou thân mến, tôi cảm thấy vấn đề của bạn thắc mắc, đã được bác Ptm0412 trả lời rất rõ ràng, cụ thể rồi. Ngay cả tôi, là người đã dịch hết các Hàm Tài chính của Excel ra tiếng Việt, cũng không thể trình bày hay hơn như thế.

Nói cho cùng thì thế này, nhập gia tùy tục, mình xài phần mềm của ai, thì phải tuân theo những quy tắc của người làm ra phần mềm đó. Excel cũng vậy. Có những cái có thể bạn thấy nó hơi kỳ cục, nhưng bạn sử dụng hàm của Excel, thì bạn phải sử dụng theo cách mà Excel đã quy định, vậy thôi.

Có lẽ vấn đề này nên ngưng ở đây, bạn nhé.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hàm EX dùng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng rất nhiều. Trong đó quan trọng là các hàm về phân tích các chỉ số tài chính như NPV; IRR, các hàm về tính số tiền/hàm về tính số kỳ hạn trả nợ/gửi tiền như FV, PMT,IPMT,PPMT ..... . trong đó có các khái niệm của các thông số như bài đầu mà bạn PMT042 đã đề cập. Nếu vận dụng linh hoạt kết hợp với các tính năng khác của EX như goal seek ..... sẽ rất hữu dụng.
Tuy nhiên cần phải hiểu nguyên lý và vận dụng dụng linh hoạt trong từng tình huống thì mới giải quyết được vấn đề.

Vâng, một đề tài hay, có nhiều vị từ phản biện, chỉ dẫn đến ví dụ, giá trị được công nhận cả từ người đã dịch hết các Hàm Tài chính, cho những bạn tìm hiểu sách vở và cả những người ứng dụng.

Quả rất cảm ơn bạn ptm0412 đã mở ra và rất nhiệt tình đề tài này. Thankyou xin được trích dẫn lời bạn Nguyễn Xuân Sơn làm kết cũ và mở mới! ...

Ngoài ra, thankyou vừa mở mới một đề tài, mời các bạn sang cho ý kiến và xây dựng: Báo cáo tài chính gia đình http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?p=127797#post127797


 

File đính kèm

  • PMT VAY GUI TIEN final.xls
    53 KB · Đọc: 1,358
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom