Tính Vốn lưu động tự có và vòng quay vốn lưu động trong các DN

Liên hệ QC

Nguyễn Xuân Sơn

Thành viên thường trực
Tham gia
23/4/07
Bài viết
343
Được thích
219
Đối với một doanh nghiệp, việc xác định vòng quay vốn lưu động ( thực tế trong kỳ và kế hoạch ) một cách chính xác là rất quan trọng. Vì thông qua chỉ tiêu này mà ta có đánh giá được rất nhiều tiêu chí như hiệu quả trong KD, trong việc tính toán nhu cầu vốn lưu động cần thiết của một doanh nghệp vv.... .
Còn việc xác định vốn ( lưu động ) tự có tham gia vào sản xuất kinh doanh của DN cũng rất quan trọng vì qua đó ta thấy được mức độ tự chủ cùng nhiều vấn đề khác trong việc sử dụng vốn và trong hoạt động KD của DN.
Tuy nhiên việc xác định chính xác hai chỉ tiêu trên còn rất nhiều bất cập trong thực tế và cũng có rất nhiều tranh luận về phương pháp tính toán cũng như các định mức trung bình ngành .... .
Vậy tại sao chúng ta không bàn luận về "nó" để hiểu sâu vấn đề hơn và giúp cho ta áp dụng tốt trong công việc hàng ngày các bạn nhỉ?
Tuy chưa có ý kiến cụ thể, nhưng tôi có vài điều xới xáo như trên. Mong các bạn bàn bạc nhé!
 
Có một chút kiến thức xin được tham gia. Mong mọi người cùng thảo luận:

Trước hết nói đến khái niệm Vốn lưu động tự có của bác Nguyễn Xuân Sơn
Trước hết, ta bàn một chút về cụm từ: Vốn lưu động tự có. Tự có có nghĩa là của mình, của doanh nghiệp. Điều này liệu có đúng không ?

Hãy xét một BCĐ kế toán như sau:

Tài sản Ngắn hạn: 300------------Vay ngắn hạn: 100

Tài sản dài hạn : 1.000------------Vay dài hạn: 1000, Vốn chủ sở hữu:200

Theo công thức: Vốn lưu động tự có = TSNH-Vay ngắn hạn = 200
Như vậy, 1000 đồng đầu tư TSDH đều được tài trợ bằng Vay dài hạn. 200 VCSH đang tài trợ cho Tài sản ngắn hạn, và đây đúng là Vốn lưu động tự có của DN.

Tuy nhiên, hãy xét thêm một trường hợp: DN phát hành trái phiếu, thời gian 05 năm, mục đích mở rộng sản xuất, tăng quy mô. Số tiền là 500.
Khi phát hành trái phiếu xong (Thu tiền mặt). Bảng cân đối kế toán của công ty sẽ là :

Tài sản Ngắn hạn: 300 + 500---------Vay ngắn hạn: 100

Tài sản dài hạn : 1.000---------------Vay dài hạn: 1000 + 500, Vốn chủ sở hữu: 200

Lúc này, vốn lưu động tự có của công ty sẽ là bao nhiêu ? Là 700 đúng không ?
Mà 700 này liệu có phải là tự có ???

Vì vậy, một khái niệm là Vốn lưu động ròng bỗng dưng ra đời :-=
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hãy tạm thời bỏ qua những trường hợp đặc biệt như ví dụ tôi nêu ở trên. Vậy, ta hãy bàn tiếp về vấn đề Vốn lưu động ròng có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp, và vốn lưu động ròng bao nhiêu thì đủ ?

Hãy trở lại với bảng cân đối kế toán thứ nhất tôi nêu ở trên:

TSNH : 300 ------------------------Vay NH: 100
TSCĐ : 1000 -----------------------Vay DH: 1000, VCSH: 200

Nhắc lại một chút về kiến thức kế toán. Với việc vay DH 1000 để đầu tư TSDH. Nếu Ngân hàng cho vay với thời gian = Thời gian khấu hao = n năm của TSDH thì sau đúng n năm, trong TH Công ty không đầu tư thêm TSCĐ mới, thì TSCĐ của công ty trên BCĐKT sẽ bằng 0 và công ty sẽ trả hết nợ vay ngân hàng (Lãi hạch toán vào chi phí tài chính). Lúc đó, công ty sẽ có thêm 1000 bổ sung vào TSNH (khấu hao lũy kế sau các năm, sau khi thu hồi chuyển dịch vào TSNH ở: Tiền, HTK, Phải thu) và tất nhiên, công ty vẫn còn TSCĐ trên thực tế (đã khấu hao hết nhưng vẫn chạy tốt:-=)

Tuy nhiên, thực tế các NH không bao giờ cho vay bằng với thời gian khấu hao của TSCĐ (Quá rủi ro). Vì vậy, thời gian cho vay< thời gian khấu hao ==> Nguồn trả nợ gốc phải là:
Khấu hao + Lợi nhuận (Lãi vay hạch toán vào chi phí tài chính)

Nhưng trong năm 2008 đầy khó khăn, DN hoạt động không có lãi thì sao ? Thậm chí là thua lỗ. Vậy lấy gì mà trả nợ gốc cho Ngân hàng :-=

Lúc này, vai trò quan trọng của Vốn lưu động ròng mới phát huy. Lúc đó, vốn lưu động ròng đang ở dạng: Tiền mặt, hàng tồn kho, thành phẩm, bán thành phẩm, Phải thu hay bất cứ cái gì khác nằm trên phần TSNH sẽ phả nhanh chóng chuyển ra tiền, để trả nợ ngân hàng.

Tương tự như vậy, Việc vay ngắn hạn cũng thế, sau một chu kỳ kinh doanh, nếu bị lỗ, vốn lưu động ròng cũng phải vác ra mà trả nợ đúng không ? (Không thể lấy Vốn cố định ra được vì Vốn cố định lúc đó đang là TSCĐ, làm sao mà bán được, tính thanh khoản rất thấp)

Rồi trường hợp DN không vay ngắn hạn, chỉ vay Dài hạn. Nếu KD thua lỗ, thì phần lỗ này sẽ trực tiếp "âm" vào VLĐ đúng không !

Lan man một lúc rồi đi vào kết luận, theo tôi, Vốn lưu động ròng là thước đo về năng lực tài chính của DN (Về cơ bản, càng nhiều càng khoẻ). Tuy nhiên, nếu nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) vì đòn cân nợ (hay còn gọi là hệ số đòn bẩy) thấp

Thế Vốn lưu động ròng bao nhiêu là đủ ? Các bạn tiếp tục thảo luận nhé ?
 
Hãy tạm thời bỏ qua những trường hợp đặc biệt như ví dụ tôi nêu ở trên. Vậy, ta hãy bàn tiếp về vấn đề Vốn lưu động ròng có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp, và vốn lưu động ròng bao nhiêu thì đủ ?

Hãy trở lại với bảng cân đối kế toán thứ nhất tôi nêu ở trên:

TSNH : 300 ------------------------Vay NH: 100
TSCĐ : 1000 -----------------------Vay DH: 1000, VCSH: 200

Nhắc lại một chút về kiến thức kế toán. Với việc vay DH 1000 để đầu tư TSDH. Nếu Ngân hàng cho vay với thời gian = Thời gian khấu hao = n năm của TSDH thì sau đúng n năm, trong TH Công ty không đầu tư thêm TSCĐ mới, thì TSCĐ của công ty trên BCĐKT sẽ bằng 0 và công ty sẽ trả hết nợ vay ngân hàng (Lãi hạch toán vào chi phí tài chính). Lúc đó, công ty sẽ có thêm 1000 bổ sung vào TSNH (khấu hao lũy kế sau các năm, sau khi thu hồi chuyển dịch vào TSNH ở: Tiền, HTK, Phải thu) và tất nhiên, công ty vẫn còn TSCĐ trên thực tế (đã khấu hao hết nhưng vẫn chạy tốt:-=)

Tuy nhiên, thực tế các NH không bao giờ cho vay bằng với thời gian khấu hao của TSCĐ (Quá rủi ro). Vì vậy, thời gian cho vay< thời gian khấu hao ==> Nguồn trả nợ gốc phải là:
Khấu hao + Lợi nhuận (Lãi vay hạch toán vào chi phí tài chính)

Nhưng trong năm 2008 đầy khó khăn, DN hoạt động không có lãi thì sao ? Thậm chí là thua lỗ. Vậy lấy gì mà trả nợ gốc cho Ngân hàng :-=

Lúc này, vai trò quan trọng của Vốn lưu động ròng mới phát huy. Lúc đó, vốn lưu động ròng đang ở dạng: Tiền mặt, hàng tồn kho, thành phẩm, bán thành phẩm, Phải thu hay bất cứ cái gì khác nằm trên phần TSNH sẽ phả nhanh chóng chuyển ra tiền, để trả nợ ngân hàng.

Tương tự như vậy, Việc vay ngắn hạn cũng thế, sau một chu kỳ kinh doanh, nếu bị lỗ, vốn lưu động ròng cũng phải vác ra mà trả nợ đúng không ? (Không thể lấy Vốn cố định ra được vì Vốn cố định lúc đó đang là TSCĐ, làm sao mà bán được, tính thanh khoản rất thấp)

Rồi trường hợp DN không vay ngắn hạn, chỉ vay Dài hạn. Nếu KD thua lỗ, thì phần lỗ này sẽ trực tiếp "âm" vào VLĐ đúng không !

Lan man một lúc rồi đi vào kết luận, theo tôi, Vốn lưu động ròng là thước đo về năng lực tài chính của DN (Về cơ bản, càng nhiều càng khoẻ). Tuy nhiên, nếu nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) vì đòn cân nợ (hay còn gọi là hệ số đòn bẩy) thấp

Thế Vốn lưu động ròng bao nhiêu là đủ ? Các bạn tiếp tục thảo luận nhé ?
Bác này nói dong dài quá, vốn còn tuỳ thuộc vào qui mô hoạt động của từng công ty chớ, làm sao có công thức chuẩn được? túm lại công thức tính vốn lưu động ròng là gì có khác vốn lưu động? nếu được Bác cho ví dụ cụ thể về cách tính nhu cầu vốn lưu động theo cách tính trực tiếp, hay gián tiếp…ý mình muốn nói về nhu cầu tính vốn lưu động tương lai đáp ứng nhu cầu sản xuất bình thường của 1 công ty trong tương lai?
 
các bạn ơi thảo luận đề tài này đi, việc xác định này liên quan đến tính toán HMTD .
Mình thấy còn mông lung và khó hiểu quá
 
Đối với một doanh nghiệp, việc xác định vòng quay vốn lưu động ( thực tế trong kỳ và kế hoạch ) một cách chính xác là rất quan trọng. Vì thông qua chỉ tiêu này mà ta có thể đánh giá được rất nhiều tiêu chí như hiệu quả trong KD, trong việc tính toán nhu cầu vốn lưu động cần thiết của một doanh nghệp vv.... .
Vậy còn (các) cách tính vòng quay vốn lưu động thì thế nào nhỉ? Các bạn cho ý kiến thảo luận đi!
 
I có một thắc mắc là tại sao trong công thức xác định số vòng quay VLD :
Số vòng quay vld = Doanh thu thuần/VLD bình quân.
Tại sao ở đây lại dùng doanh thu thuần mà ko phải là 1 chỉ tiêu khác.
Một vấn đề I còn thắc mắc là trong bảng cân đối kế toán trước đây: phần A tài sản là TSLD và các khoản đầu tư ngắn hạn, trong đó có khoản mục các khoản phải thu. Còn phần B tài sản: TSCĐ và các khoàn ĐTTC dài hạnthì ko có các khoản phải thu dài hạn như phần B tài sản dài hạn trong BCĐKT mới. vậy các khoản phải thu trong mục A tài sản đó có bao gồm các khoản phải thu dài hạn ko?
Sở dĩ I thắc mắc như vậy vì cô giáo tui bảo VLĐ đc xác định = TSNH + các khoản phải thu dài hạn ở mục B tài sản
không hiểu là thế nào nữa
sweatdrop.gif
, nhờ mọi ngừơi chỉ giáo!
helpsmilie.gif

__________________
...And sadness will sear...
46.gif
 
Muốn tính vòng quay vốn lưu động trước tiên bạn phải tính được doanh thu không tính DT hoạt động tài chính và bất thường, sau đó bạn phải tính được nhu cầu vốn lưu động
CT: Vòng quay vốn lưu động = DT/nhu cầu vốn
Doanh thu thì bạn tính được rồi dựa vào kế hoạch thôi
nhu cầu vốn = nhu cầu vốn khâu dự trữ + khâu sản xuất + khâu lưu thông
Cách tính ở các khâu bạn phải xác định nhu cầu sử dụng trong năm và số ngày dự trữ cần thiết:
Khâu dự trữ: nhu cầu 1 loại vật tư = Tổng nhu cầu trong năm/360x số ngày dự trữ cần thiết
2. Vốn lưu động tự có chính là tài khoản 411 trong tài khoản 411 thì có vốn lưu động và vốn cố định
 
tính nhu cầu vốn lưu động

Theo mình để tính toán được chính xác (ở mức tương đối) nhu cầu vốn lưu động của một doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau đây:
Bước 1. xác định yếu tố mùa vụ trong hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như các doanh nghiệp may mặc nhu cầu vốn về mua đông và mùa hè sẽ có khác biệt.
Bước 2. xác định các chỉ số hoạt động của doanh nghiệp (các yếu tố này dựa trên ghi chép của doanh nghiệp hoặc từ số liệu lịch sử), các chỉ số này bao gồm:
- số ngày dự trữ hàng tồn kho
- số ngày các khoản phải thu
- số ngày các khoản phải trả
Bước 3. xác định các khoản mục cơ bản
- giá trị tồn kho bình quân = giá vốn hàng bán /365 * số ngày tồn kho
- giá trị các khoản phải trả bình quân = giá vốn hàng bán / 365 * số ngày các khoản phải trả
- giá trị các khoản phải thu bình quân = doanh thu thuần / 365 * số ngày phải thu
- giá trị các khoản tiền mặt tối thiểu = các chi phí phát sinh được thanh toán ngay bằng tiền mặt của doan nghiệp.
Bước 4. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp = tiền mặt tối thiểu + phải thu + tồn kho - phải trả.
Bước 5. xác định doanh nghiệp có phải vay vốn hay không, và giá trị tiền vay của doanh nghiệp: nếu nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp > (vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn - tài sản cố định còn lại) thì doanh nghiệp sẽ phải vay thêm, giá trị vay thêm bằng chính phần chênh lệch giữa hai giá trị so sánh trên.
Một số ý kiến của mình, hy vọng có ích cho các bạn
 
các pác có file ko ? cho mình xem với. mình đang nghiên cứu cái này mà ko có file mẫu để tham khảo. mong các pác giúp đỡ. email của mình : dat212145600@gmail.com Thanks
 
Có 01 câu hỏi như thế này:
Hãy cho biết khái niệm VLĐ ròng của doanh nghiệp? Cách xác định VLĐ ròng? Ở góc độ người cho vay, bạn hãy cho nhận xét nếu VLĐ ròng của doanh nghiệp âm?

Các bác cùng tham gia thảo luận nhé! Vì mình thấy câu hỏi này là một đề tài tương đối rộng đấy.
 
Mình cũng đang thắc mắc như bạn Nguyenson 44, mọi người cùng thảo luận nhé.
 
Có 01 câu hỏi như thế này:
Hãy cho biết khái niệm VLĐ ròng của doanh nghiệp? Cách xác định VLĐ ròng?
Vốn lưu động ròng = Net Working Capital = NWC

Đây là một chỉ số tài chính thể hiện tính thanh khoản sẵn có của một doanh nghiệp tại một thời điểm.

Để xác định NWC, thông thường chúng ta có thể áp dụng công thức sau:

Vốn lưu động ròng = Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động - Tổng nợ ngắn hạn
Net Working Capital = Current Assets − Current Liabilities
Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động: là số liệu của dòng “Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn” (mã số 100) bên phần Tài Sản của bảng cân đối kế toán.
Tổng số nợ ngắn hạn: là số liêu dòng "Nợ ngắn hạn" (mã số 310) bên phần Nguồn Vốn của bảng cân đối kế toán.

Nếu một doanh nghiệp có Tổng Giá trị tài sản lưu động hiện có ít hơn Tổng giá trị các khoản nợ ngắn hạn thì được coi là một doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động.

Một Doanh nghiệp có thể có nhiều tài sản và lợi nhuận nhưng được gọi là thiếu tính thanh khoản nếu tài sản của nó có thể không dễ dàng được chuyển đổi thành tiền mặt. Việc xác định vốn lưu động là cần thiết để đảm bảo rằng một doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động và nó có đủ tiền để đáp ứng cả các khoản nợ ngắn hạn đến kỳ thanh toánchi phí hoạt động sắp tới. Việc quản lý vốn lưu động có liên quan đến việc quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu/phải trả và tiền mặt.

NWC càng lớn, vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp càng cao, tình hình tài chính càng lành mạnh và ngược lại. Khi NWC là một số âm, doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Khi tổng số nợ ngắn hạn bằng 0, nghĩa là NWC bằng tống giá trị thuần của tài sản lưu động, đây là trường hợp không thể xảy ra trong thực tiễn.

Tham khảo thêm tại đây:
http://doanhnhan360.com/Desktop.asp..._tai_chinh_doanh_nghiep_cua_ban_co_lanh_manh/
========================================================================================
Ở góc độ người cho vay, bạn hãy cho nhận xét nếu VLĐ ròng của doanh nghiệp âm?
Vấn đề này chắc phải để các anh chị chuyên viên phân tích ngân hàng (bên cho vay) sẽ có cái nhìn sâu hơn. Mình chưa từng đứng ở góc độ người cho vay để nhìn nhận nên có lẽ sẽ không thỏa đáng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
các bạn cho minh hỏi cách tính vốn lưu động sau như thế nào dùm:
Công ty minh có kết cấu vốn như sau
Vốn cố đinh gần 13 tỷ
Vốn lưu đông 15 đến 20 tỷ
bạn nào biết rõ phần này tinh dùm mình vòng quay của vốn sao cho hợp lý dùm mình
Với Chỉ tiêu doanh thu thực tế hàng năm là trên 100 tỷ,vậy mình cần xoay vốn làm sao cho hợp lý,độ rủi ro trong xoay vốn được tính như thế nào.
Nhờ các pác tính dùm nhe.Thank trước
 
letung14

bạn cần cho biết thêm chi tiết Công ty bạn sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ gì,
đối tượng khách hàng chính là ai thì mới có câu trả lời hợp lý cho bạn được
 
Vậy còn (các) cách tính vòng quay vốn lưu động thì thế nào nhỉ? Các bạn cho ý kiến thảo luận đi!

Chúng ta cần xem xét lại ý nghĩa của công thức trước đây hay áp dụng
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu - Nợ Ngắn hạn
Vì trong một số trường hợp áp dụng sẽ dẫn đến Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên có thể bị âm (-). Điều này không phù hợp với thực tế bởi DN lúc nào cũng cần vốn lưu động, DN chỉ không cần vốn lưu động chỉ khi DN chưa hoạt động hoặc ngừng hoạt động.
Chúng ta không thắc mắc ở khía cạnh khái niệm vốn lưu động thường xuyên tự có hay vốn lưu động ròng nữa mà nên đi vào bản chất vấn đề. Vậy theo các bạn thành phần (- Nợ Ngắn hạn) có ý nghĩa gì trong việc xác định vốn lưu động. Theo quan điểm của tôi, để xác định bản chất chúng ta chia ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn sử dụng vốn lưu động để mua vật tư: Trong giai đoạn này khi nền kinh tế thị trưởng phát triển (xuất hiện tín dụng thương mại) trong trường hợp nhà cung cấp vật tư cho DN nợ (mua vật tư trước trả sau) như vậy trong trường hợp này nhà cung cấp đã cung cấp cho doanh nghiệp một khoản tín dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động.
Giai đoạn sản xuất: DN phải ứng ra một lượng vốn lưu động nhất định để trả lương, các khoản mang tính chất lương và BHXH, BHYT, thuế...
Giai đoạn bán sản phẩm và thu tiền bán hàng: Trường hợp, nếu DN bán hàng chịu hàng hoá cho khách hàng thì sau một thời gian nhất định mới thu được tiền, từ đó hình thành khoản nợ phải thu, điều này có nghĩa là DN đã cung cấp một khoản vốn cho người mua. Chỉ khi nào doanh nghiệp thu hồi tiền mới thu hồi được số vốn đã ứng ra.
Như vậy ta có thể thấy vốn lưu động phát sinh qua 3 giai đoạn của chu kỳ kinh doanh là số tiền DN ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và một khoản cho khách hàng nợ (phải thu của khách hàng) sau khi trừ đi khoản tín dụng của nhà cung cấp (phải trả khách hàng) và các khoản khác có tính chất chu kỳ (tiền lương, BHXH, BHYT, phải trả, thuế phải nộp...)
Như vậy công thức vốn lưu động chính xác phải là:
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Hàng tồn kho + các khoản phải thu từ khách hàng – Các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả có tính chất chu kỳ như tiền lương, BHXH, BHYT..không bao gồm khoản vay ngắn hạng NH.
 
Nhưng nếu các bạn để ý thì việc xác định theo tất cả các công thức chúng ta đang bàn luận nó mang tính thời điểm (theo báo cáo tài chính ngày 31/12 của năm), trong khi đó nhu cầu vốn lưu động thực chất là xác định cho cả thời kỳ, do vậy nó không có ý nghĩa lắm. Mặt khác, dưới góc độ của Ngân hàng cho khách hàng vay khi khách hàng kinh doanh mặt hàng mới thì công thức trên trả có ý nghĩa gì (vì mặt hàng mới có liên quan gì đến BCCĐKT đâu), do vậy để xác định vốn lưu động lúc này chúng ta phải đi theo hướng khác.
 
Gửi bạn Phanhanhdai !

Chúng ta cần xem xét lại ý nghĩa của công thức trước đây hay áp dụng
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu - Nợ Ngắn hạn
Vì trong một số trường hợp áp dụng sẽ dẫn đến Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên có thể bị âm (-). Điều này không phù hợp với thực tế bởi DN lúc nào cũng cần vốn lưu động, DN chỉ không cần vốn lưu động chỉ khi DN chưa hoạt động hoặc ngừng hoạt động.
Chúng ta không thắc mắc ở khía cạnh khái niệm vốn lưu động thường xuyên tự có hay vốn lưu động ròng nữa mà nên đi vào bản chất vấn đề. Vậy theo các bạn thành phần (- Nợ Ngắn hạn) có ý nghĩa gì trong việc xác định vốn lưu động. Theo quan điểm của tôi, để xác định bản chất chúng ta chia ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn sử dụng vốn lưu động để mua vật tư: Trong giai đoạn này khi nền kinh tế thị trưởng phát triển (xuất hiện tín dụng thương mại) trong trường hợp nhà cung cấp vật tư cho DN nợ (mua vật tư trước trả sau) như vậy trong trường hợp này nhà cung cấp đã cung cấp cho doanh nghiệp một khoản tín dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động.
Giai đoạn sản xuất: DN phải ứng ra một lượng vốn lưu động nhất định để trả lương, các khoản mang tính chất lương và BHXH, BHYT, thuế...
Giai đoạn bán sản phẩm và thu tiền bán hàng: Trường hợp, nếu DN bán hàng chịu hàng hoá cho khách hàng thì sau một thời gian nhất định mới thu được tiền, từ đó hình thành khoản nợ phải thu, điều này có nghĩa là DN đã cung cấp một khoản vốn cho người mua. Chỉ khi nào doanh nghiệp thu hồi tiền mới thu hồi được số vốn đã ứng ra.
Như vậy ta có thể thấy vốn lưu động phát sinh qua 3 giai đoạn của chu kỳ kinh doanh là số tiền DN ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và một khoản cho khách hàng nợ (phải thu của khách hàng) sau khi trừ đi khoản tín dụng của nhà cung cấp (phải trả khách hàng) và các khoản khác có tính chất chu kỳ (tiền lương, BHXH, BHYT, phải trả, thuế phải nộp...)
Như vậy công thức vốn lưu động chính xác phải là:
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Hàng tồn kho + các khoản phải thu từ khách hàng – Các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả có tính chất chu kỳ như tiền lương, BHXH, BHYT..không bao gồm khoản vay ngắn hạng NH.



Gửi bạn Phanhanhdai !
Theo tôi bạn đã hiểu sai một chút về ý nghĩa của Vốn lưu động thường xuyên.
Vốn lưu động thường xuyên (vốn lưu động ròng) đã được định nghĩa và có công thức tính là :
Vốn lưu động thường xuyên (Vốn lưu động thuần) = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn. Việc đưa ra công thức tính toán trên không phải đơn thuần là tính ra một con số mà nó còn cho thấy ý nghĩa của chỉ tiêu này.
Tôi thấy bài viết của bạn Phuong1604 trong http://www.giaiphapexcel.com/forum/...-tự-có-và-vòng-quay-vốn-lưu-động-trong-các-DN thực sự rất hay và có thể giúp chúng ta hiểu hơn về ý nghĩa của chỉ số này.

Bạn đưa ra một công thức tính để tính ra một con số, con số này sẽ phục vụ ý đồ, mục đích tính toán của bạn, tuy nhiên theo tôi nó không phải là "vốn lưu động thường xuyên" mà là một loại vốn lưu động khác.

Trân trọng !
 
ai chỉ mình cách đăng bài lên với, mình không biết đăng như thế nào cả! thank! (xin lỗi vì ghi vào phần trả lời này, tại ko biết ghi đâu nữa.-0-/.)
 
Bảng 1: NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

Đơn vị tính: VNĐ


Đơn vị tính: VNĐ

Khoản Mục



Khấu hao hàng năm

1. Vốn cố định



Số năm
Số tiền

2. Vốn lưu động



5


Cộng



Cộng








Số lượng KH thống kê




Sản lượng tiêu thụ ngày (suất/ngày)

KH dự kiến




Sản lượng tiêu thụ năm(suất/năm)

Khả năng phục vụ
Bảng 2: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

Đơn vị tính: VNĐ




KH chính thức
1. Vốn tự có






2. Vốn vay






Cộng













Bảng 3: DỰ TOÁN DOANH THU

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu
1
2
3
4
5

1. Sản lượng tiêu thụ (Suất)






2. Đơn giá bình quân (đ/suất)






Tổng doanh thu













Bảng 4: DỰ TOÁN CHI PHÍ

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu
1
2
3
4
5

1. Chi phí không kể KH và Lãi vay






Nguyên vật liệu






Nhân công






Điện, nước






Tiền thuê đất






Chi phí đóng gói, bảo quản






Chi phí quản lí + Bán hàng






Chi phí khác






2. Khấu hao






3. Lãi vay






Tổng chi phí








Bảng 4: DỰ TOÁN LÃI LỖ

Đơn vị tính: VNĐ
Khoản Mục
1
2
3
4
5
1. Tổng doanh thu





2. Tổng chi phí





3. Lãi trước thuế





4. Thuế TNDN 28%





Lãi ròng







Bảng 6: BẢNG TÍNH HIỆN GIÁ THUẦN
Đơn vị tính: VNĐ

Tỷ suất chiết khấu r1 = 15.00%
Các chỉ tiêu
1
2
3
4
5

0.8696
0.7561
0.6575
0.5718
0.4972

I. Đầu tư






1. Tổng vốn đầu tư






- Vốn cố định






- Vốn lưu động






2. Hiện giá tổng vốn đầu tư






3. Hiện giá tổng vốn đầu tư lũy kế






II. Thu nhập






1. Tổng doanh thu






2. Tổng chi phí






- CPSX trừ KH và lãi vay






- Khấu hao






- Lãi vay






3. Lợi nhuận trước thuế






4. Thuế thu nhập






5. Lãi ròng






6. Khấu hao






7. Lãi vay






8. Vốn lưu động thu hồi






9. Dòng thus au thuế






10. Hiện giá dòng thu sau thuế






11. Hiện giá dòng thu lũy kế

Hiện giá thuần với r = 15.00% là:




Bảng 7: BẢNG TÍNH TỶ SUẤT SINH LỜI NỘI BỘ
Đơn vị tính: VNĐ
Tỷ suất chiết khấu r1 = 14.00%





Tỷ suất chiết khấu r2 = 25.00%





Các chỉ tiêu
Vòng đời dự án
1
2
3
4
5
Hệ số chiết khấu r1 = 14.00%





Hệ số chiết khấu r2 = 25.00%





I. Đầu tư





Tổng vốn đầu tư





Hiện giá tổng vốn đầu tư (r1) năm 0





Hiện giá tổng vốn đầu tư lũy kế (r1)





Hiện giá tổng vốn đầu tư (r2) năm 0





Hiện giá tổng vốn đầu tư lũy kế (r2)





II. Thu nhập





Dòng thu sau thuế





Hiện giá dòng thu sau thuế (r1)





Hiện giá dòng thu lũy kế (r1)





Hiện giá dòng thu sau thuế (r2)





Hiện giá dòng thu lũy kế (r2)





Hiện giá thuần với r1 = 14.00% là
Hiện giá thuần với r2 = 25.00% là
IRR =


Bảng 8: BẢNG TÍNH THỜI GIAN HOÀN VỐN ĐẦU TƯ CÓ CHIẾT KHẤU
Đơn vị tính: VNĐ

r = 15.0%

Năm
1
2
3
4
5
Hệ số chiết khấu





1. Vốn đầu tư





2. Hiện giá tổng vốn đầu tư năm 0





3. Hiện giá tổng vốn đầu tư lũy kế





4. Tích lũy hoàn vốn





5. Hiện giá tích lũy hoàn vốn





6. Vốn đầu tư còn lại (3) - (6)





Thời gian hoàn vốn đầu tư là:



Bảng 9: BẢNG TÍNH THỜI GIAN HOÀN VỐN VAY NGÂN HÀNG
Đơn vị tính: VNĐ
Vốn vay ngân hàng ban đầu =
Năm hoạt động
1
2
3
4
5
1. Lãi ròng





2. Khấu hao





3. Khấu hao + Lãi ròng





4. Tỷ lệ dùng trả nợ





5. Vốn gốc còn lại





Thời gian hoàn vốn gốc ngân hàng là:
Tỷ lệ dùng trả nợ:
ai biết cách tính từ bảng 6 trở đi chỉ mình với. bài phải nộp sớm mà mình ko hiểu. cảm ơn mọi người trước!
 
Web KT
Back
Top Bottom