Bảng lương mẫu (Dùng để tham khảo)

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Kính mạn phép diễn đàn cho tôi viết bài này lên mong được chia sẻ kinh nghiệm của anh chị trong giải pháp excel nhẳm để hoàn chỉnh hệ thống các phép tính trong bảng lương này. (Bài này có gởi tại diễn đàn webketoan.vn)

Tôi xin gởi đến các bạn 1 file tính lương có tên (mau luong) để các bạn tham khảo và tư vấn thêm vì tôi cũng không rành excel, VPA. chỉ biết sử dụng công thức tính toán bình thường của excel vả lại không biết sử dụng Macro gì cả.

Xin giới thiệu sơ lược các sheet của file mẫu lương này. (Phần này có trong sheet – trình bày của file mẫu lương này)
Tôi chia ra làm 2 bảng lương, bảng lương trong hợp đồng lao động dài hạn (sheet ky 1 - sheet ky 2) và bảng lương hợp đồng lao động thời vụ/thuê ngoài (sheet TN-K1 - sheet TN-K2)
Bảng lương trong hợp đồng lao động dài hạn (sheet ky 1 - sheet ky 2). Bảng lương này có tính trích BHXH & BHYT (sheet ky 2), Thuế TNCN
và bảng lương hợp đồng lao động thời vụ/thuê ngoài (sheet TN-K1 - sheet TN-K2). Bảng lương này không trích BHXH & BHYT (sheet TN-K2)

Có nhiều cách để làm bảng lương, có thể không cần 2 bảng lương như tôi trình bày. Bạn có thể xây dựng mỗi đối tượng lao động có 1 mã số nhân viên
kết hợp với 1 "Mã số" của loại hợp đồng lao động (Xác định thời hạn, không thời hạn, thời vụ) -> Từ đó bạn có thể phát huy để lập công thức tính toán :
Đối tượng lao động "Mã số nhân viên" + "Mã số" của loại hợp đồng lao động để từ đó bạn có lập công thức tính toán trích BHXH, BHYT (cột 15 và cột 16 theo mẫu bảng lương đính kèm)
(Có những trường hợp đối tượng lao động đó là loại hợp đồng dài hạn nhưng lại quá tuổi tham gia BHXH/BHYT ????) -> Không tính trích BHXH, BHYT

Được biết có nhiều đơn vị, họ lập bảng lương thuần tuý là lương cơ bản (Mức lương tham gia BHXH) còn phần phụ cấp lập riêng 1 bảng (không đưa phụ cấp vào bảng lương này)
Trong những trường hợp này vậy các bạn hình dung phải lập ra bao nhiêu bảng lương rồi nhé. (Điều này có phần tế nhị tôi không trao đổi đề cập ở đây
Các bạn chịu khó suy nghĩ thêm tại sao người ta làm như vậy ???) - Quá mệt mỏi !!!!!

Sau đây chúng ta cùng đi vào mẫu lương này nhe :
Cột hệ số, giả sử ở đây tôi cộng tất cả các hệ số phụ cấp lại là 1.5 của trong hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp đăng ký với Phòng LĐTBXH

Giả định Các khoản phụ cấp mọi người bằng nhau, hệ số là 1.5. Khoản phụ cấp này gọi là phụ cấp sinh hoạt cho :
Phụ cấp sinh hoạt của Bảng lương trong hợp đồng lao động dài hạn của sheet ky 2 - ở cột 9
Phụ cấp sinh hoạt của Bảng lương hợp đồng lao động thời vụ - thuê ngoài của sheet TN-K2 ở cột 12

Bảng lương trong hợp đồng lao động dài hạn Cột AE là cột Thu nhập chịu thuế = Tổng cộng {cột 13} - (BHXH {cột 15} + BHYT{cột 16}) (Xem công thức)

Trong Bảng lương này :
BHXH trả thay lương tôi không có đưa vào bảng lương này (trường hợp ốm đau, thai sản,…)
Chỉ tính chế độ nghỉ phép năm nếu có.

Lưu ý :
Khi áp dụng bảng lương này trường hợp người lao động không đảm số ngày công (cột 2 - của sheet Ky 2) hoặc (cột 5 - cùa sheet TN-K2)
thì các khoản từ cột 4 đến cột 9 cũng giảm theo tương ứng. Riêng cột 10 và 11có cách tính khác (Xem ---->)
Và cột 12 - Phụ cấp khác (có thể tính theo doanh thu,sản phẩm….cột này có cách tính khác lấy số liệu khác đỗ về)
Xem minh hoạ :
Ở file mẫu lương này tôi chỉ trình bày các phép tính toán đơn giản, không dùng macro (Vì không biết). Cả việc in Phiếu lương tôi cũng chưa biết thiết lập mail merge nữa.

Các bạn sau khi tham khảo xong tuỳ nghi các bạn sử dụng. Có thể lock các cell cho người nhập liệu không tham gia sửa đổi công thức của mình.
Hơn nữa, tôi cũng không tham vọng và cũng chưa nghĩ ra cách lập quản lý hồ sơ nhân sự tại đây : Như theo dõi số ngày nghỉ (không phép, có phép) để tính toán đối chiếu khi chi trả chế độ cho những lao động còn phép năm mà chưa đi (do nhu cầu công tác của doanh nghiệp) hoặc theo dõi BHXH của lao động,….(Mặc dầu rất muốn)
Xin được hướng dẫn thêm

Chân thành cám ơn.
(Mặc dầu đang bận nhưng hứa các thành viên webketoan.vn nên hôm nay cố gắng lắm mới gởi lên để cùng học tập)
 

File đính kèm

  • mau luong.rar
    76 KB · Đọc: 49,520
Bổ sung thông tin, khi thực hiện làm lương :
Theo luật thuế Thu nhập cá nhân - Luật số:04/2007/QH12 – (Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007)


Thời hạn hiệu lực : Điều 34. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.


Điều 19. Giảm trừ gia cảnh
1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.
2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh.
Điều 20. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
1. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
a) Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;
b) Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
2. Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận.
Điều 21. Thu nhập tính thuế
1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
2. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế quy định tại các điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật này.

Điều 22. Biểu thuế luỹ tiến từng phần
1. Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.
2. Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:
Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng
(triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Vậy phải lưu ý lại công thức tính toán trích thuế TNCN nhé.
Mình cũng chưa biết bản thân mình được trừ mấy mức gia cảnh nữa đây!!!
Thanks.


P/S : Bài này mình có viết tại diễn đàn

http://www.webketoan.vn/forum/showthread.php?p=327746#post327746

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Gởi bổ sung :1 file lương khác, cách trình bày tương đối cũng như file mau luong vừa gởi. Nhưng ở đây việc thanh toán lương thực hiện chi trả 1 lần vào ngày cuối tháng.
Các tỉ lệ phụ cấp khác nhau.Cách tính trích BHXH gồm mức lương căn bản + Phụ cấp chức vụ.Các cột tỉ lệ phụ cấp được đặc và khai báo ở phía sau bảng tính
Do đặc thù của mỗi cơ quan BHXH quận nhằm " khuyến khích " các doanh nghiệp tham gia BHXH nên có cách tính khác nhau. Có nơi thì lấy trên lương cơ bản, có nơi thì tính lương cơ bản + phụ cấp chức vụ, và có những nơi lại tính lương cơ bản + phụ cấp chức vụ + phụ cấp trách nhiệm,....
----------
Gởi kèm theo luật thuế TNCN để các bạn tham khảo.

P/S : Chúc tất cả một mùa Giáng Sinh An Bình, Hạnh Phúc, công việc thuận lợi và nhiều thành đạt
 

File đính kèm

  • Mau luong 2.xls
    40 KB · Đọc: 8,154
  • Luat thue thu nhap ca nhan.rar
    15.3 KB · Đọc: 2,960
Cám ơn Bác KTGG nhiều lắm.
Bác cho em hỏi, từ 2000-2004 em có làm 1 CQ mà chưa đóng BH và CQ ấy cũng không đóng. Vậy khi CQ cũ làm thủ tục BH, em muốn tham gia vào để liên tục. Liệu có được không.
 
Bổ sung các biểu mẫu văn bản về chế độ BHXH - BHYT

Anh ThuNghi mến,

Trường hợp trước đây anh đã công tác cho 1 cơ quan nào đó (quá trình từ 2000->2004), do nguyên nhân nào đó mà cơ quan chưa tham gia BHXH xã hội cho người lao động.
Giờ muốn tham gia thì cơ quan phải lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH (Nhưng phải toàn cơ quan trừ những người đã nghỉ việc)
Nhưng không hiểu nếu muốn tham gia BHXH thì phải tính từ 2000->2007 chứ sao lại chỉ có 2000-> 2004 thôi còn 3 năm sau thì sau.

Ngoài ra không rõ bộ phận làm lương Từ 2000-2004 trước đây có tính trích BHXH, BHYT trừ vào lương của nhân viên chưa ?
Nếu khoản này chưa trích, thì liệu sao này khi cơ quan lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH thì nguồn nào để cơ quan trích nộp. Còn nếu có thì quá tuyệt. Nhưng điều này nói lên cơ quan chiếm dụng của người lao động rồi. Sẵn nói thì mình trình bày luôn trường hợp trước đây bộ phận nhân sự/kế toán chưa trích khấu trừ khoản BHXH, BHYT vào lương, nhưng chủ doanh nghiệp đồng ý mua “tham gia” BHXH cho thời gian như anh nói, lúc ấy khoản tiền tham gia BHXH /BHYT họ sẽ trừ dần vào lương của lao động sau.
Mình nghĩ chắc anh chuyên môn về lĩnh vực kỹ thuật nên không quan tâm bộ phận nhân sự/kế toán tiền lương họ làm như thế nào.Miễn sao đến tháng là nhận tiền lương thôi

Cách tính trích nộp BHXH & BHYT:
BHXH & BHYT được trích nộp trên Mức lương tham gia BHXH vàđược tính như sau :
BHXH – 5% và BHYT 1% của (Người lao động bị trích trừ trong lương)
BHXH –15% và BHYT 2% của (Đơn vị tính vào chi phí)
Tổng cộng : 23%, trong đó :
BHXH phải nộp : 20% & BHYT phải nộp : 3%
Giờ Cty tham gia là phải nộp tổng cộng 23% của Mức lương tham gia BHXH.
Liệu Công Ty có thực hiện được không ? Vì cơ quan BHXH không bán BHXH cho cá nhân. Riêng người lao động thì bị thiệt thòi cho những thời gian qua không có đi khám chữa bệnh.
Nhiều đơn vị hiện nay họ không muốn tham gia từ lúc thành lập doanh nghiệp đến 1 thời điểm t nào đó ??? (Sợ bị truy thu) Giờ họ làm công văn giải trình đến cơ quan BHXH nêu lý do và kính đề nghị cơ quan xem xét hướng dẫn hỗ trợ để doanh nghiệp tham gia BHXH theo chế độ qui định. Chính bản thân tôi cũng được cơ quan BHXH hỗ trợ cho những trường hợp này khi tôi lãnh làm kế toán cho những doanh nghiệp mà họ không am hiểu hoặc “lách luật” không đúng. Cơ quan BHXH rất thông cảm cho những người đi thực hiện như tôi. Họ hướng dẫn tận tình và thông qua cho doanh nghiệp những năm trước đó thôi. (Mặc dầu là BHXH dạng bắt buộc)
Còn nếu tham gia từ đầu như anh trình bày thì tốt quá. Cơ quan BHXH sẵn sàng tiếp đón.
--------
Có gì mình trình bày chưa rõ anh cứ trao đổi thêm nhe. Không rõ mình trình bày như vậy có đúng ý của anh đặt vấn đề chưa.
Sẵn đây mình gởi lên diễn đàn các biểu mẫu BHXH để các anh chị mình tham khảo.
Các anh chị có thể xem các chế độ chính sách BHXH, BHYT cùng các biểu mẫu tại đường link của BHXH – TP. HCM
http://www.bhxhhcm.org.vn/default.aspx

Anh muốn cơ quan cũ làm thủ tục tham gia đăng ký BHXH đồng thời chứng minh “chốt sổ BHXH” cho anh có tham gia BHXH từ thời gian 2000->20004. Sau đó cơ quan làm thủ tục chốt sổ để chuyển qua cơ quan mới để anh có thời gian liên tục như anh trình bày. (Anh đọc lại phần trên xem cơ quan cũ có bị vướng mắc gì không và anh có đồng ý trích trả lại tiền lương khi cơ quan cũ tham gia BHXH từ 2000 đến 2004”nếu những năm đó bộ phận làm lương họ chưa trích khấu trừ khoản BHXH, BHYT.)
Trường hợp cơ quan chưa trích khấu trừ lương thì anh nên bỏ luôn. Vì có thể sau khi chốt sổ có 2 hướng giải quyết :
- Làm đơn xin trợ cấp 1 lần (1 năm tham gia được hường 1 tháng ½ trên tổng số tiền lương tham gia bình quân/chia cho tổng số thời gian)” Đóng thì nhiều đấy nhưng 12 tháng thì chỉ được 1 tháng ½ )
- Chuyển sổ qua cơ quan đang công tác. Phải làm thủ tục xác nhận bên cơ quan mới….
Thường thì mình chọn options 1 “Mì ăn liền” – Làm đơn xin trợ cấp 1 lần

Thân.

--------------
Nhân tiện đây tôi xin Upload lên các file liên quan về BHXH bao gồm các biểu mẫu và các văn bản hướng dẫn về chính sách.

Kính nhờ Ban Quản Trị cho lưu các tài liệu này lại để các thành viên cùng tham khảo.
To : Chị HanDung (Chị có thể cập nhật thêm vào box "Chứng từ biểu mẫu - sổ sách kế toán"
Thanks

Xin được xóa các file đính kèm cho nhẹ host do đã chỉ đường link mới Hướng dẫn và mẫu bảng kê tiếp nhận hồ sơ 1 cửa tại BHXH thành phố - Các files mới này được cập nhật ngày 17/10/2008
Các files cũ đã xóa, gồm :
Bieu mau cap the.rar (12.7 KB)
Bieu mau chinh sach.rar (53.3 KB)
Bieu mau giam dinh chi.rar (12.6 KB)
Bieu mau thu BHXH.rar (98.3 KB)
Cac che do - Tro cap om dau.doc (36.0 KB)
Cac che do - Tro cap tai nan lao dong, benh nghe nghiep.doc (39.0 KB)
Cac che do - Tro cap thai san.doc (40.5 KB)
Cac che do - Tro cap tuat.doc (39.0 KB)
Cac che do BHXH - Huu tri & Tro cap 1 lan.doc (42.5 KB)
Huong dan ho so tham gia BHXH.doc (39.5 KB)
Quyen loi tham gia BHYT.doc (87.5 KB)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
biểu mẫu kế toán thanh toán

chào các bác chúc cả nhà buổi sáng tốt lành-=.,,
có bác nào có biểu mẫu thanh toán tiền lương không ạ gửi vào email của em nhé: hoangtusaobang_1080hh@yahoo.com
 
biểu mẫu kế toán thanh toán

Xin chào bạn,

Bạn có thể load file đính kèm về tham khảo nhé.

Thanks.
Anh Tu
"Học tiếng Anh mọi nơi, chơi tiếng Anh mọi lúc".
 

File đính kèm

  • Lao_dong_tien_luong.zip
    12.9 KB · Đọc: 4,122
Cám ơn bac kế toán già gân nhiều lắm.
Bác cho em hỏi là phụ cấp công tác nếu để trong bảng lương như bác đang để thì sẽ bị tính thuế thu nhập cá nhân đúng không? (Trong trương hợp người lao động công phụ cấp công tác vào và thu nhập đủ để chịu thuế TNCN: Ví dụ chưa có phụ cấp la 4.900.000đ, cộng thêm phụ cấp công tác trong tháng gồm phụ cấp luu trú, phụ cấp xăng xe... 500.000đ; Thu nhập là 5.400.000 đ. Như vậy phần chịu thuế là 400K*5%). Nếu vậy thiệt cho người lao động quá bác ạ. Vì họ cũng phải chi phí mà.
Bác có chiêu nào chỉ bảo em với ạ
 
Cám ơn bac kế toán già gân nhiều lắm.
Bác cho em hỏi là phụ cấp công tác nếu để trong bảng lương như bác đang để thì sẽ bị tính thuế thu nhập cá nhân đúng không? (Trong trương hợp người lao động công phụ cấp công tác vào và thu nhập đủ để chịu thuế TNCN: Ví dụ chưa có phụ cấp la 4.900.000đ, cộng thêm phụ cấp công tác trong tháng gồm phụ cấp luu trú, phụ cấp xăng xe... 500.000đ; Thu nhập là 5.400.000 đ. Như vậy phần chịu thuế là 400K*5%). Nếu vậy thiệt cho người lao động quá bác ạ. Vì họ cũng phải chi phí mà.
Bác có chiêu nào chỉ bảo em với ạ

Theo luật thuế TNCN 2009 thì những khoản phụ cấp như phụ cấp lưu trú, phụ cấp xăng xe, phụ cấp điện thoại đều được đưa vào thu nhập để tính thuế hết, trừ các khoản phụ cấp :
- Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của PL.
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi.
- Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc.
- Trợ cấp mất việc làm theo quyết định của bộ luật lao động.
- Các khoản trợ cấp khác do BHXH chi trả.
- Trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội.
 
Bác KTGG cho e hỏi trong bảng lương mẫu của bác hệ số phụ cấp là 1.5. Bác dựa vào đâu để tính được hệ số này vậy
 
Có hai cách :
+ Cộng tất cả các hệ số phụ cấp lại
+ Là 1 hệ số do công ty đặt ra (hệ số lương)
(Tất cả những trường hợp này, bạn lưu ý cho trong hợp đồng lao động cùng thỏa ước lao động tập thể cũng phải nêu, phải được ghi vào đầy đủ và phải Đăng ký qua Sở/Phòng lao động)

Sẵn bạn hỏi, tôi cũng xin lưu ý cho các bạn làm kế toán kiêm luôn các công việc tiền lương, BHXH, thống kê,..hoặc mối quan hệ của phòng nhân sự với phòng kế toán trong công ty bạn.

Urgent - Important (Khẩn cấp - Quan trọng)

Hãy cẩn trọng trong việc soạn thảo hợp đồng lao động (HĐLĐ).

Kinh nghiệm thực tế, vừa qua có doanh nghiệp khi quyết toán thuế đã được loại trừ (xuất toán) chi phí nhân viên cho 2 niên độ 2006-2007 gần 800 triệu.
Lý do đơn giản : Bảng thanh toán tiền lương 1 đằng - HĐLĐ 1 nẻo.

Bảng lương có phụ cấp mà trong hợp đồng lao động không có ghi các khoản phụ cấp.

Hãy nhanh tay rà soát lại các HĐLĐ cùng các thỏa ước lao động. (Phụ cấp, thưởng tháng 13, thưởng tháng 14 "nếu có")

+ Còn 1 việc khác : tạm chưa trình bày tại topic này, do bạn đang hỏi về hệ số

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bác cho cháu hỏi: Những khoản tiền lương và phụ cấp ghi trong HĐLĐ nhưng không ghi trong thoả ước lao động tập thể, không đăng ký thang bảng lương với Sở lao động thương binh và xã hội và cũng không đóng BHXH cho ngươi lao động thì có bị loại khỏi CP khi tính thuế TNDN không ạ?
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Hiện nay, xử lý chưa đồng bộ giữa luật thuế và luật lao động, luật BHXH

Đối với luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các chứng cứ về chi phí nhân viên (Hợp lý, hợp lệ):

+ Hợp đồng lao động (Phải được Ghi đầy đủ các khoản phụ cấp, thường tháng 13, "14 nếu có")
+ Bảng chấm công
+ Bảng lương

(Hợp đồng lao động "HDLĐ" không nhất thiết phải đăng ký qua Sở/Phòng lao động nhưng Công ty phải có lập "HDLĐ" giữa Cty và người lao động. Thang lương, bảng lương không có xây dựng,...)

Đối với luật lao động :(Các thủ tục cần thiết khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh)
+ Hồ sơ đăng ký lao động (thang lương, bảng lương)
+ Giấy khám sức khỏe,
+ Nội qui lao động
+ Thỏa ước lao động tập thể,
+ ....

Việc không mua BHXH, cty không mua dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên. Quyền lợi người lao động không có. Cơ quan thuế không xử phạt các trường hợp này - Cơ quan lao động sẽ xử lý các trường hợp này

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên lưu ý thêm :

Hằng năm phải cho toàn lao động đi khám sức khỏe tổng quát, nếu không có thì cơ quan lao động cũng xử lý phạt.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chào bác KTGG,
Hiện tại công ty em đang thực hiện trả lương và ký HDLD trên mức lương Net, công ty sẽ trả hộ tất cả các khoản khác theo quy định như: 6% BHXH (phần đóng góp của NLĐ), Thuế TNCN... Trong Hợp đồng LĐ có ghi rõ như vậy.
Vậy những khoản này có được tính là chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN không bác? (Em được biết thuế TNDN cũng sẽ áp dụng theo Nghị định 124/2008 từ ngày 1/1/2009), tuy nhiên trong đó không quy định rõ về vấn đề này. Để được tính là "chi phí hợp lý" thì phải xử lý như thế nào, liệu có cần thiết phải ký lại HĐLĐ, chuyển từ mức lương NET sang GROSS không bác? Rất mong sớm nhận được tư vấn của bác. Xin chúc bác luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
 
công ty em mới thành lập lên em không biết lập thanh bảng lương như thế nào cho hợp lý. không biết anh chị nào giúp em với gấp lăm rồi vả lại em không hiểu hệ số lương cơ bản là dựa vào đâu để mình làm thang bảng lươngvì công ty thành lập lâu rồi mà mãi giờ chưa đăng ký lương và nộp BHXH nên giup em với, Cảm ơn anh chi nhiều
Công ty em chỉ là Cty TNHH Thôi nên chỉ có Giám Đốc, P.Giám Đốc, Kế Toán, Nhân Viên, Thủ Kho, Nhân Viên Bán Hàng, Nhân Viên Giao Hàng
 
công ty em mới thành lập lên em không biết lập thanh bảng lương như thế nào cho hợp lý. không biết anh chị nào giúp em với gấp lăm rồi vả lại em không hiểu hệ số lương cơ bản là dựa vào đâu để mình làm thang bảng lươngvì công ty thành lập lâu rồi mà mãi giờ chưa đăng ký lương và nộp BHXH nên giup em với, Cảm ơn anh chi nhiều
Công ty em chỉ là Cty TNHH Thôi nên chỉ có Giám Đốc, P.Giám Đốc, Kế Toán, Nhân Viên, Thủ Kho, Nhân Viên Bán Hàng, Nhân Viên Giao Hàng

Một mâu thuẫn trong bài viết : Các chữ tô màu đỏ. Không biết hư thật ra sao. Khó lường !!!

Cứ xem bài của Thầy hai2hai thiết lập Mục lục tham khảo - Bổ sung kiến thức Quản Trị Nhân Sự - Tiền Lương

Chúc bạn thành công
 
Chào cả gia đình giải pháp excel!

Em là thành viên mới và cũng là lính mới luôn! Vì vậy xin các bác và các anh chị giúp đỡ cho!
Em làm việc ở 1 công ty mới thành lập, và cũng là đi làm lần đầu nên có nhiều bỡ ngỡ lắm! Sếp em bảo em làm bảng lương tháng 3 nhưng em cũng không biết là có các khoản trích bảo hiểm không nữa. Vậy khoản bảo hiểm đó là có bắt buộc không ah?
Vì công ty em mới thành lập nên cái gì cũng chưa có hết em phải làm từ đầu. Mà em cũng chả biết gì lắm! Lính mới mà! !$@!!
 
Bảng lương tham khảo 2009

Gởi các bạn bảng lương tham khảo 2009 - Xin nhờ trích lọc lại các công thức cho tiện dụng hơn.

Chân thành cám ơn anh hai2hai đã hướng các files của thành viên luôn sử dụng font Unicode để sử dụng được đại trà.

Thân

P/S : Đã upload lại file mới luongthamkhao2009(Unicode).rar
 

File đính kèm

  • luongthamkhao2009(Unicode).rar
    37 KB · Đọc: 2,685
Lần chỉnh sửa cuối:
Em là thành viên mới và cũng là lính mới luôn! Vì vậy xin các bác và các anh chị giúp đỡ cho!
Em làm việc ở 1 công ty mới thành lập, và cũng là đi làm lần đầu nên có nhiều bỡ ngỡ lắm! Sếp em bảo em làm bảng lương tháng 3 nhưng em cũng không biết là có các khoản trích bảo hiểm không nữa. Vậy khoản bảo hiểm đó là có bắt buộc không ah?
Vì công ty em mới thành lập nên cái gì cũng chưa có hết em phải làm từ đầu. Mà em cũng chả biết gì lắm! Lính mới mà! !$@!!

Mình băn khoăn chút xíu ? Thế công ty bạn có khung lương chưa >?
 
Web KT
Back
Top Bottom